Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý BÀI DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP địa lý 9 CHỦ ĐỀ: VÙNG BẮC TRUNG BỘ...

Tài liệu BÀI DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP địa lý 9 CHỦ ĐỀ: VÙNG BẮC TRUNG BỘ

.DOCX
25
1838
115

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC  HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC NĂM HỌC 2016-2017 Tên bài học: VÙNG BẮC TRUNG BỘ Môn: ĐỊA LÍ, Lớp: 9 Họ và tên giáo viên: Phan văn Tịnh Đơn vị: Trường THCS Trần Hưng Đạo, Đại Lộc Địa chỉ: Xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam Điện thoại: 0905511279 Email: [email protected] Tháng 01 năm 2017 1 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam. - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đại Lộc - Trường THCS Trần Hưng Đạo - Địa chỉ: Thôn Phiếm Ái 2 xã Đại Nghĩa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. - Điện thoại: 05103865681 Email: [email protected] - Thông tin về giáo viên. 1. Họ và tên: PHAN VĂN TỊNH - Ngày sinh: 29/12/1964 Môn: Địa lý - Điện thoai: 0905511279 Email: [email protected] 2 PHIẾU MÔ TẢ BÀI DỰ THI “ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN” 1. Tên hồ sơ Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 Chủ đề: VÙNG BẮC TRUNG BỘ.(2 tiết) - Môn học chính của chủ đề: Địa lí 9. - Các môn học được tích hợp:  Môn Địa lí 6, 8.  Môn Âm nhac.  Môn Giáo dục công dân 7, 9.  Môn Toán.  Môn Hóa học 9.  Giáo dục biển – đảo. 2. Mục tiêu dạy học a. Kiến thức. * Môn Địa lí: (Tích hợp toàn phần) Vận dụng kiến thức ở các bài có nội dung liên quan của môn Địa lý để giảng dạy xuyên suốt tất cả các nội dung của chủ đề và biết liên hệ, tích hợp các môn học khác có liên quan vào bài dạy để xác định, nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, trình bày được các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các đặc điểm dân cư – xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng. Hiểu và nắm được tình hình phát triển kinh tế, những thế mạnh nổi bật của các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; xác định và nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Trung Bộ cụ thể như sau: - Địa lý 6: Bài 18: “ Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí” để thấy được sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao: khi lên cao ở sườn phía tây dãy Trường Sơn Bắc (nhiệt độ giảm 0,60C/100m) càng xuống thấp theo sườn phía đông thì nhiệt độ càng cao ( tăng 10C/ 100m). Kết hợp với bài 20: Hơi nước trong không khí- Mưa để thấy được ảnh hưởng của địa hình đến các yếu tố của thời tiết, khí hậu khác như: gió, mưa giữa sườn đón gió và sườn khuất gió dẫn đến sự khác nhau về thời tiết - khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn; giữa sườn Đông và sườn Tây Trường Sơn. Từ đó hiểu, nắm và giải thích được điều kiện tự nhiên và thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ. Qua đó rút ra được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và đời sống của người dân trong vùng. - Địa lý 8: Bài 14 “ Đông Nam Á – đất liền và hải đảo”, bài 23: “ Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam”, bài 26: “ Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt 3 Nam”, bài 29: “ Đặc điểm các khu vực địa hình”, bài 31: “ Đặc điểm khí hậu Việt Nam”, bài 32: “ Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta”, bài 33: “ Đặc điểm sông ngòi Việt Nam”, bài 36: “ Đặc điểm đất Việt Nam”, bài 37: “ Đặc điểm sinh vật Việt Nam”, bài 42: “ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ” để thấy: + Bắc Trung Bộ có lãnh thổ hẹp ngang, trải dài, gần giống với hình dạng lãnh thổ của Việt Nam. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển nên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển (giao thông vận tải biển, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng hải sản). + Bắc Trung Bộ là cầu nối của lãnh thổ phía bắc và phía nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển và ngược lại, cửa ngõ hành lang Đông - Tây của Tiểu vùng sông Mê Công. Chính vì vậy mà Bắc Trung Bộ được ví là “ ngã tư đường ” nên rất thuận lợi giao lưu kinh tế -xã hội với các vùng phía bắc và phía nam, với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công, đặc biệt chặt chẽ với Lào. + Khoáng sản và rừng là những tài nguyên quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ nhưng ở Bắc Hoành Sơn nhiều, lớn hơn Nam Hoành Sơn. Đây là cơ sở để phát triển công nghiệp khai khoáng và chế biến lâm sản. + Địa hình có sự phân hóa rõ rệt từ tây sang đông: núi, gò đồi ở phía tây, đồng bằng ở giữa, biển và hải đảoở phía đông. Hướng của địa hình là tây bắc- đông nam. Các đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang ra biển như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã. Đặc biệt dãy Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng lớn tới khí hậu, đặc điểm đất, sinh vật của vùng Bắc Trung Bộ. + Khí hậu: nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nhưng mùa mưa chậm dần về thu-đông. Dãy Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng lớn tới khí hậu: mùa đông đón gió Đông Bắc kết hợp với Tín phong nửa cầu Bắc gây mưa ở sườn phía đông; mùa hạ đón gió Tây Nam gây mưa lớn ở sườn phía tây và gây hiệu ứng phơn ở sườn phía đông. Bắc Trung Bộ thường xuyên bị thiên tai như bão, lũ, hạn hán, cát bay…Khí hậu có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân Bắc Trung Bộ. + Sông ngòi: ngắn và dốc nên lũ lên nhanh và đột ngột gây hậu quả lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là vào mùa mưa. + Tài nguyên đất đa dạng như đất feralit, đất phù sa, đất cát, đất mặn…có thể trồng rừng, cây công nghiệp ( cà phê, mía, lạc....), cây lương thực ở các đồng bằng như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… + Tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú nhất là tài nguyên rừng. Hơn nữa đây là vùng có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ( di sản thiên nhiên thế giới), vườn Quốc gia Bạch Mã, các bãi tắm: Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Thiên Cầm… - Địa lí 9 - bài 1 “ Cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, bài 38 và 39: “ Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo” để trình bày các đặc điểm: 4 + Bắc Trung Bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc như Kinh, Mường, Thái, Tày, Mông, Cơ-tu…Dân cư ở đây có kinh nghiệm trồng rừng, cây công nghiệp, sản xuất lương thực, đánh bắt nuôi trồng thủy sản. + Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đông. Phía đông (đồng bằng và ven biển) chủ yếu là dân tộc Kinh, với hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản…Phía tây là vùng rừng núi và gò đồi là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người với hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu lăm, chăn nuôi trâu bò, canh tác nương rẫy. + Tất cả các tỉnh Bắc Trung Bộ đều giáp biển nên có thể phát triển du lịch biển ( bãi tắm như Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Thiên Cầm…), giao thông vận tải biển ( cảng Vũng Áng- Hà Tĩnh), khai thác và nuôi trồng thủy sản.  Vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền và cả kinh tế biển. * Môn Âm nhạc: (Tích hợp bộ phận ở phần dẫn nhập, vào bài đầu tiết 1 và 2) Cho HS thưởng thức, nghe nội dung trong bài “ Sợi nhớ sợi thương” hoặc bài “ Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây để thấy được sự khác biệt về tự nhiên giữa sườn phía Tây và sườn phía đông dãy Trường Sơn, nghe giai điệu bài hát: “ Miền Trung quê tôi” hoặc bài “Miền Trung máu chảy ruột mềm” để thấy được những khó khăn, khắc nhiệt của thiên nhiên Bắc Trung Bộ nhưng thiên nhiên cũng rất đẹp và đáng tự hào. * Môn Giáo dục công dân: (Tích hợp ở mức độ liên hệ và bộ phận) Những bài có nội dung liên quan ở môn GDCD 7: Bài 14: “ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”, Bài 15: “Bảo vệ di sản văn hóa”, GDCD 9: Bài 7 “ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” vào nội dung cuối phần II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và III: Các đặc điểm dân cư – xã hội và ở các ngành kinh tế ở nội dung IV: Tình hình phát triển kinh tế để giáo dục HS ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản và giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cụ thể như sau: - GDCD 7: Bài 14: “ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” ( Liên hệ ở cuối nội dung II) + Hậu quả của ô nhiễm môi trường dẫn tới biến đổi khí hậu ( mưa bão và hạn hán liên tục xảy ra, hiện tượng xâm nhập mặn do nước biển bị dâng lên ở Bắc Trung Bộ). + Do đó phải bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ven biển và phải tích cực trồng rừng phòng hộ, xây dựng hồ chứa nước nhằm hạn chế thiên tai và nạn cát bay ở ven biển. + Bắc Trung Bộ là nơi hứng chịu nhiều thiên tai nhất cả nước do đó cần chung tay bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu để giảm bớt thiên tai. Đồng thời chủ 5 động phòng chống thiên tai như dự báo thời tiết đúng, tích cực trồng và bảo vệ rừng, làm các công trình thủy lợi… - GDCD 7: Bài 15: “Bảo vệ di sản văn hóa”: ( liên hệ - tích hợp vào phần 3: Dịch vụ ở nội dung IV) + Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như bãi tắm đẹp:..; phong cảnh…; vườn Quốc gia…và tài nguyên du lịch nhân văn như: Công trình kiến trúc, di tích lịch sử; Văn hóa dân gian … Trong đó có nhiều địa điểm du lịch được công nhận là di sản thế giới như động Phong Nha - Kẻ Bàng ( di sản thiên nhiên), cố đô Huế, Thành nhà Hồ ( di sản văn hóa vật thể), nhã nhạc cung đình Huế ( di sản văn hóa phi vật thể). Bắc Trung Bộ là nơi có rất nhiều di tích lịch sửvăn hóa như cầu sông Mã, cầu Hiền Lương, thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, nghĩa trang Trường Sơn, khu di tích quê Bác Hồ… Do đó cần phát huy giá trị của các di sản đồng thời giáo dục bảo vệ di sản của vùng nói riêng và của cả nước nói chung để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước; niềm tự hào dân tộc và tinh thần, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản nói chung và bảo vệ di sản văn hóa nói riêng. - GDCD 9: Bài 7 “ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” : (liên hệ ở cuối nội dung III) + Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước. Biết được Bắc Trung Bộ mặc dù đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhưng người dân có truyền thống hiếu học, lao động cần cù, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và phòng chống thiên tai. + Giáo dục tình yêu thương đồng loại, biết “ nhường cơm sẻ áo” cho những người gặp khó khăn hoạn nạn nhất là đồng bào miền Trung- nơi mà người dân thường xuyên phải gánh chịu nhiều thiên tai nhất so với các vùng trong cả nước. * Môn Lịch sử: (Kết hợp với môn GDCD để tích hợp liên hệ vào cuối nội dung III và cuối mục 3. Dịch vụ ở nội dung IV) - Bắc Trung Bộ là địa bàn chiến lược trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh, thì vùng đất Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là địa bàn chiến lược, là hậu phương vững chắc giúp cho nhà Lê làm nên nghiệp lớn. (Lịch sử 7: Bài 19 “ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:1418-1423) và trong thời kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nơi đây đã từng xảy ra những trận chiến ác liệt…, với những chiến công vang dội…, nơi sản sinh biết bao anh hùng hào kiệt, những vị anh hùng dân tộc kiệt xuất…(Lịch sử 9 - Bài 19: “ Việt Nam trong những năm 1930-1935”, Bài 27 “ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc”, Bài 29 “ Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, cứu nước ( 1965-1973)”...) để thấy : Bắc Trung Bộ là vùng giàu truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm và cũng là kinh đô của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam ( từ năm 1558- 1945), Huế từng là kinh đô của các đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, triều đại Tây Sơn và các 6 triều vua nhà Nguyễn. Là nơi diễn ra phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh rất nổi tiếng trong cao trào 1930-1931. Nơi có cầu Hiền Lương ( sông Bến Hải- Quảng Trị) chứng kiến đất nước chia cắt từ năm 1954 sau hiệp định Giơ-ne-vơ cho đến năm 1975. Nơi có trận chiến đấu nổi tiếng tại thành cổ Quảng Trị năm 1972. Nơi mà 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc đã hi sinh khi làm nhiệm vụ. Vì vậy vùng BTB có nhiều di tích lịch sử như: địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương – sông Bến Hải, Thành Cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Trường Sơn…minh chứng thời kì chiến tranh chống MĩThiệu ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc ta. Ngày nay những địa danh này chính là tài nguyên du lịch hướng về cội nguồn, thu hút du khách trong và ngoài nước. ( nhằm giáo dục đạo đức truyền thống cho HS) * Môn Toán: (Tích hợp liên hệ vào nội dung III) - Rèn kĩ năng tính tỷ lệ (%) về diện tích và số dân của vùng so với cả nước; phân tích và so sánh số liệu bảng 23.2 ở nội dung III. Đặc điểm dân cư – xã hội: để thấy sự chênh lệch các tiêu chí của vùng so với cả nước, từ đó rút ra các tiêu chí tích cực, tiêu cực, đi đến kết luận: Bắc Trung Bộ có trình độ phát triển chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn: tỷ lệ hộ nghèo cao hơn cả nước, thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ dân số thành thị thấp hơn cả nước. * Giáo dục về biển- đảo Việt Nam: (Tích hợp liên hệ vào nôi dung II và cuối phần 1 và 3 nội dung IV) - Bắc Trung Bộ có lợi thế rất lớn là tất cả các tỉnh đều giáp biển nên biển mang lại cho vùng nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và thiên tai lớn nhất (bão) gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Do đó cần có ý thức và xác định trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ chủ quyền biển đảo. * Môn Hóa lớp 9 ( Tích hợp liên hệ ) - Bắc Trung Bộ có một số điểm du lich nổi tiếng trong đó có động Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới  Liên hệ bài 2 “ Một số ôxít quan trọng ”để giải thích nguồn gốc hình thành địa hình cax- tơ với nhiều hang động đẹp, kì vĩ ở Phong Nha – Kẻ Bàng. (cuối phần 3 nội dung III) b. Kĩ năng: Tích hợp với các môn có liên quan nêu trên để rèn luyện các kĩ năng sau: - Đọc, chỉ, trình bày được các đối tượng địa lí như xác định và trình bày được vị trí, giới hạn, các trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Trung Bộ trên lược đồ. - Thu thập thông tin qua sách, báo, tivi, đài truyền thông, internet. - Khai thác tranh ảnh, khai thác thông tin. - Vận dụng kiến thức liên môn để phân tích, giải thích các đặc điểm về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ; đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm dân cư và xã hội, Tình hình phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ. Từ đó rút ra được 7 những điều kiện thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế của vùng. Qua đó giáo dục, hình thành kĩ năng sống cần thiết, sát thực tế trong sinh hoạt, học tập cho HS để phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, đuối nước, tai nạn giao thông … c. Thái độ. Tích hợp với môn Lịch sử và giáo dục công dân để giáo dục thái độ : - Yêu mến thiên nhiên và đối xử với thiên nhiên đúng quy luật. - Khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước, phát huy truyền thống của dân tộc: yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động, hiếu học, anh dũng, kiên cường đấu tranh để vượt qua mọi gian nan, thử thách. - Biết trân trọng và bảo vệ, phát huy giá trị của các di sản. - Nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. 3. Đối tượng dạy học của bài học: HS lớp 91 số lượng 33em và 92 số lượng 31em - năm học 2016-2017. Đa số các em có tinh thần tự giác, tích cực trong học tập, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, không chuẩn bị bài và học bài cũ, vốn kiến thức ở nhiều bộ môn bị hổng, mất căn bản nên khả năng liên hệ, tích hợp kiến thức liên môn vào bài học gặp nhiều khó khăn. Vì vậy GV phải cân nhắc, lựa chọn kiến thức các bộ môn có liên quan để tích hợp vào bài dạy một cách hợp lí, khoa học, sát với nội dung từng phần, từng mục để HS dễ nắm bắt kiến thức trọng tâm bài học, không gây nặng nề, quá tải hoặc mất quá nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến trình tổ chức dạy học trên lớp. 4. Ý nghĩa của bài học: - Sau bài học, HS nắm được ý nghĩa của vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ đó là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển, cửa ngõ hành lang đông – tây của tiểu vùng sông Mê Công. Chính vì vậy Bắc Trung Bộ còn được ví là ngã tư đường của các vùng trong nước và các nước trong khu vực Đông Nam Á nên rất thuận lợi để giao lưu, trao đổi với các vùng phía bắc và phía nam; với các nước trong khu vực đặc biệt là các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công. - Đồng thời học sinh hiểu và trình bày được điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội như đất đai, khoáng sản, rừng, biển và tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Do đó cần phát huy những lợi thế sẵn có của vùng để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân đặc biệt là nhân dân vùng cao, biên giới và hải đảo. Tuy nhiên Bắc Trung Bộ còn là vùng hứng chịu nhiều thiên tai nhất cả nước như bão, lũ, hạn hán, gió tây khô nóng, cát lấn, xâm nhập mặn…. Nhất là do sự biến đổi của khí hậu trong những năm gần đây nên Bắc Trung Bộ càng gặp nhiều khó khăn do thiên tai gây ra. (liên hệ thực tế gần đây nhất là tình hình bão, lũ lụt trong tháng 10 và tháng 11/2016.) Những thiên tai đó gây khó khăn lớn cho hoạt động giao thông vận tải, 8 sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Chính vì vậy mà vùng đã có một số biện pháp khắc phục như trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, xây dựng hồ chứa nước, triển khai mô hình kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp. - Nắm được các đặc điểm dân cư-xã hội của vùng và biết so sánh sự khác nhau trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía tây và phía đông. Mặc dù đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, nhà nước và sự nổ lực vươn lên của vùng trong việc đầu tư xây dựng nhiều công trình, dự án lớn như tuyến đường Hồ Chí Minh, hầm đường bộ Hải Vân, tuyến hành lang Đông-Tây…đã tạo ra sự thay đổi tích cực về mọi mặt. Các tài nguyên du lịch sinh thái, văn hóa – lịch sử sẽ khai thác tốt hơn, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn cho vùng. Đồng thời học sinh thấy được mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng người dân Bắc Trung Bộ luôn cố gắng vươn lên, cần cù trong lao động, kiên cường trong đấu tranh phòng chống thiên tai và giặc ngoại xâm, đặc biệt là người dân có truyền thống hiếu học, yêu nước… Vì vậy, đây cũng là mảnh đất sinh ra nhiều nhân vật thiên tài, nổi tiếng của dân tộc ta như đại thi hào Nguyễn Du, Lê Lợi, chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp… luôn được nhân dân cả nước ca ngợi, tự hào. - Qua các hoạt động học tập của học sinh trong bài học đã thể hiện được tính tích cực, chủ động của mình; phát huy được rất nhiều năng lực như tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin… - Phân tích đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, những đặc điểm về dân cư - xã hội của vùng, HS có thể xâu chuổi- phát hiện và trình bày những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ; đồng thời nắm được thế mạnh của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội để cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng. 5. Thiết bị dạy học, học liệu. - Máy vi tính. - Ti vi (màn hình lớn) - SGK các bộ môn có liên quan. - Tài liệu Giáo duc Biển – Đảo Việt Nam ( Tài liệu tham khảo dành cho HS và GV THCS – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) - Tài liệu tập huấn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông- Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Văn hóa-thể thao và du lịch 6. Hoạt động dạy và học. TIẾT 25 & 26 – Chủ đề: VÙNG BẮC TRUNG BỘ I. Mục tiêu bài học : 9 1. Kiến thức: - Củng cố hiểu biết về đặc điểm vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội. - Thấy được những khó khăn do thiên tai, hậu quả chiến tranh, các biện pháp khắc phục và triển vọng phát triển của vùng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng. - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu. - Nêu được tên và chức năng của các trung tâm kinh tế lớn. 2. Kĩ năng: - Xác định được trên lược đồ vị trí, giới hạn của vùng, các cơ sở khai thác tài nguyên, khoáng sản và các trung tâm kinh tế lớn của vùng. - Sử dụng bản đồ, lược đồ hoặc Át lát và ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội và sự phân bố sản xuất chủ yếu của vùng. - Phân tích số liệu, bảng thống kê để hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư-xã hội và tình hình phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của vùng Bắc Trung Bộ. - Phân tích đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí, những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng Bắc Trung Bộ .. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, tinh thần tương thân tương ái biết sẻ chia và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, - Khơi dậy và phát huy lòng tự hào dân tộc, truyền thống tốt đẹp dân tộc - Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường, di sản, chủ quyền biển đảo, tinh thần hợp tác quốc tế, chủ động ứng phó, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Xử lí thông tin, phân tích so sánh. - Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , lắng nghe, phản hồi tích cực , giao tiếp và hợp tác tích cực khi làm việc theo nhóm . - Phát triển năng lực của học sinh: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, truyền thông, sử dụng công nghệ thông tin, đặt câu hỏi và trả lời. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học : - Vấn đáp - Nêu vấn đề. 10 - Thảo luận nhóm. - So sánh, trực quan.- Phương pháp thuyết trình. - Dạy học theo dự án. IV. Chuẩn bị của thầy và trò: 1. Giáo viên : - Máy vi tính. - Ti vi (màn hình lớn) - SGK các bộ môn và các tài liêu có liên quan. - Thu thập, chọn lọc lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu… 2. Học sinh : - Chuẩn bị tốt các nội dung GV yêu cầu ở bị bài 25 & 26 SGK. Hoàn thành phiếu học tập đã giao với các nội dung sau: + Nội dung I: nhóm 1. + Nội dung II: nhóm 2 + Nội dung III: nhóm 3 + Nội dung IV: nhóm 4 - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết có liên quan đến nội dung bài học. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS, nề nếp… 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép, đan xen trong tiến trình dạy học. 3. Bài mới: Vào bài: Cho HS nghe một đoạn bài hát “ Sợi nhớ sợi thương” hoặc bài “ Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây (Tiết 1) và nghe giai điệu bài hát: “ Miền Trung quê tôi” hoặc bài “Miền Trung máu chảy ruột mềm” (tiết 2) GV: Khái quát nội dung bài hát và dẫn dắt HS vào bài  Ghi tiêu đề. - Tiến trình tổ chức dạy-học: Hoạt động của thầy và trò - GV: Nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho các nhóm chủ công chuẩn bị ở nhà. - HS: Thảo luận nhóm thống nhất cử bạn trình bày kết quả theo tiến trình tổ chức nội dung giảng dạy của GV. * Hoạt động 1: Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng ( Giao nhiêm vụ nhóm 1) * Nhóm 1 trình bày kết quả chuẩn bị về vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: - Nêu vị trí, giới hạn. - Trình bày vị trí tiếp giáp trên lược đồ. - Ý nghĩa của vị trí địa lí: Nội dung chính I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. - Là vùng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã. - Vị trí tiếp giáp: Hình 23.1 SGK - Bao gồm 6 tỉnh với diện 11 * GV chốt kiến thức: Bắc Trung Bộ có lãnh thổ hẹp ngang, trải dài, nơi hẹp nhất là tỉnh Quảng Bình chưa đầy 50km, là cầu nối của lãnh thổ phía bắc và phía nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển và ngược lại, cửa ngõ hành lang Đông - Tây của Tiểu vùng sông Mê Công. Chính vì vậy mà Bắc Trung Bộ được ví là “ ngã tư đường ” nên rất thuận lợi giao lưu kinh tế -xã hội với các vùng phía bắc và phía nam, với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công, đặc biệt chặt chẽ với Lào. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ( Giao nhiệm vụ nhóm 2) * Nhóm 2 trình bày kết quả chuẩn bị về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: ( tích hợp kiến thức Địa lí 8- bài 26, 29, 31, 32, 36, 42; Địa lí 9- bài 38,39): - Địa hình: từ tây sang đông các tỉnh đều có: núi cao, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo - Sông ngòi ngắn và dốc. - Đất: feralit, phù sa, đất mặn, đất cát… - Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa nóng ẩm có mưa lớn vào thu đông. Nhiều thiên tai như bão, hạn hán, giá rét, gió tây khô nóng, cát lấn…Do đó cần chủ động phòng chống thiên tai, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ven biển, xây dựng các công trình thủy lợi… - Tài nguyên rừng và khoáng sản là tài nguyên quan trọng của vùng nhưng Bắc Hoành Sơn nhiều hơn Nam Hoành Sơn. - Tài nguyên du lịch: vườn quốc gia, các bãi tắm, công trình kiến trúc, di tích lịch sử… Nhiều địa danh được công nhận là di sản thế giới… - Tất cả các tỉnh đều giáp biển: đánh bắt nuôi trồng thủy sản, du lịch, giao thông biển. - GV chốt kiến thức và phân tích đặc điểm địa hình, sông ngòi và tài nguyên đất, khoáng sản qua lược đồ vùng Bắc Trung Bộ. - GV tích hợp Địa lí 6 và Âm nhạc để khắc sâu vấn đề khí hậu Bắc Trung Bộ và ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đến thời tiết và khí hậu khác nhau giữa sườn đón gió và khuất gió : mùa đông gây mưa lớn, mùa hạ gây thời tiết nóng và khô ( hiệu ứng phơn) và tích hợp âm nhạc qua bài hát “ Sợi nhớ sợi thương” của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu viết về hai sườn phía đông và tây dãy tích 51.513 km2, chiếm 15,6% diện tích cả nước. - Ý nghĩa: + Cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển. + Cửa ngõ hành lang đông – tây của tiểu vùng sông Mê-Công II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Thiên nhiên có sự phân hóa theo chiều: + Bắc  Nam Hoành Sơn + Đông  Tây - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có nhiều thiên tai: bão, lũ, gió tây khô nóng, cát lấn… - Một số tài nguyên quan trọng của vùng là khoáng sản, rừng, du lịch,biển. 12 Trường Sơn Bắc về mùa hạ - GV tích hợp môn Giáo dục công dân 7, vấn đề môi trường: Cần phải làm gì để giảm bớt thiên tai ở Bắc Trung Bộ? HS: trồng và bảo vệ rừng, phát triển thủy lợi, phát triển mô hình kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp, chống biến đổi khí hậu…. GV hỏi: Thế mạnh về tự nhiên của Bắc Trung Bộ là tài nguyên gì? HS trả lời ( ghi) GV tích hợp GD biển – đảo: Nếu Trung Quốc thực hiện thành công âm mưu độc chiếm biển Đông bằng bản đồ “ Lưỡi bò” có ảnh hưởng gì tới người dân Bắc Trung Bộ? Thái độ của chúng ta ? - GV liên hệ với hành động Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra vùng biển chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam và biện pháp đấu tranh bằng hòa bình của nước ta buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan về. - GV hỏi: là một học sinh các em phải làm gì để bảo vệ biển đảo quê hương? - HS: học tập tốt, trở thành chiến sỹ hải quân…. * Hoạt động 3 Tìm hiểu các đặc điểm dân cư - xã hội (Giao nhiệm vụ nhóm 3) * Nhóm 3 trình bày kết quả chuẩn bị về đặc điểm dân cư và xã hội: ( tích hợp môn lịch sử , môn Giáo dục công dân ) - Số dân, MDDS của vùng ? So sánh - GV cho HS xem tranh của các dân tộc chủ yếu và yêu cầu HS kết hợp xem bảng để nêu các đặc điểm dân cưxã hội? - Đây là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. - Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đông ( bảng 23.1). - Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhất là ở vùng cao, biên giới, hải đảo. - Người dân Bắc Trung Bộ có truyền thống hiếu học, cần cù lao động, dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm. - Tài nguyên du lịch nhân văn: quê hương Bác Hồ, Di tích cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế ( di sản văn hóa thế giới), thành cổ Quảng Trị. - GV tích hợp Địa 9 – bài 1: Theo các em đồng bào dân tộc ít người sống ở địa hình nào của Bắc Trung Bộ? Và họ làm nghề gì? - HS: Đồng bào dân tộc như Thái, Mường, Tày…sống ở III. Đặc điểm dân cư, xã hội. - Số dân: 10,3 triệu người (2002) chiếm gần 13% số dân cả nước. - Địa bàn cư trú của 25 dân tộc. - Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía tây và đồng bằng phía đông: Bảng 23.1 13 vùng đồi núi phía tây nên hoạt động kinh tế chủ yếu là nghề rừng, trồng cây công nghiệp, canh tác nương rẫy, chăn nuôi bò đàn. Còn dân tộc Kinh ở đồng bằng phía đông thì hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng cây công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng cây lương thực, sản xuất công nghiệp…( bảng 23.1). - GV tích hợp môn Toán qua việc so sánh các tiêu chí của Bắc Trung Bộ và cả nước: Qua bảng 23.2 ta thấy đời sống dân cư đặc biệt là biên giới, hải đảo còn gặp nhiều khó khăn. Tại sao việc hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh và tuyến hầm đường bộ Hải Vân lại mang lại cơ hội thay đổi diện mạo của vùng. - HS: tạo cơ hội giao lưu, phát huy thế mạnh của vùng về du lịch. - GV tích hợp Giáo dục công dân : So sánh tiêu chí tỷ lệ người lớn biết chữ của Bắc Trung Bộ ta thấy điều gì? - HS: Truyền thống hiếu học. - GV: ngoài ra Bắc Trung Bộ còn nổi tiếng với các truyền thống như cần cù lao động, kiên cường chống thiên tai và anh dũng chống giặc ngoại xâm. Do vậy mà Bắc Trung Bộ chính là nơi bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất, nơi có nhiều anh hung liệt sỹ hi sinh nhất. Nơi diễn ra phong trào Xô viết- Nghệ Tĩnh nổi tiếng những năm 1930-1931, nơi 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc đã hi sinh khi làm nhiệm vụ mở đường. Và là nơi có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. - GV tích hợp Lịch sử : Nêu tên một số nhân vật lịch sử nổi tiếng của Bắc Trung Bộ? - HS: chủ tịch Hồ Chí Minh ( Nam Đàn – Nghệ An), Đại tướng Võ Nguyên Giáp ( Lệ Thủy – Quảng Bình)… - GV: Ngoài ra còn phải kể đến Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn ( Thanh Hóa ) đánh đuổi giặc Minh lập ra nhà Hậu Lê, đại thi hào Nguyễn Du- danh nhân văn hóa thế giới. - Các tiêu chí phát triển dân cư- xã hội: Bảng 23.2 - Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. - GV: Kể tên hai di sản văn hóa thế giới của Bắc Trung Bộ? 14 - HS: Di tích cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế. - GV: Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993, còn nhã nhạc cung đình Huế năm 2003. - GV tích hợp giáo dục di sản: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các di sản của Bắc Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung? HS: tuyên truyền bảo vệ và phát huy giá trị bằng cách quảng bá hình ảnh để phát triển du lịch, trùng tu các di tích lịch sử- văn hóa…. GV: Nhận xét kết quả chuẩn bị bài và trình bày của 3 nhóm. Và thái độ học tập của lớp trong tiết học. Động viên học sinh tiếp tục phát huy tính tích cực chủ động khi học tập. **Qua những điều kện tự nhiên đã học cho biết vùng có thể phát triển những ngành kinh tế nào?  Dẫn dắt vào mục IV. *Hoạt động 4:Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế (Giao nhiệm vụ nhóm 4) 1/ Nông nghiệp - Sản xuất nông nghiệp của vùng gặp những khó khăn gì ? (bão lũ,gió nóng khô Tây Nam, lấn đất của cát biển, diện tích đất nông nghiệp nhỏ hẹp, đất xấu, dân đông……) - Quan sát H24.1, em có nhận xét gì về bình quân lương thực đầu người của vùng BTB ? (Thấp hơn mức bình quân cả nước) IV-Tình hình phát triển kinh tế: 1)Nông nghiệp: - Sản xuất nông nghiệp của vùng còn gặp nhiều khó khăn, bình quân lương thực thấp nhất so với cả nước (2002:333,7kg/người) - Vùng đã đầu tư thâm canh trong sản xuất lương thực: trồng lúa ở đồng - Các loại cây trồng, vật nuôi chính của vùng ? - GV cho HS quan sát H24.3 và trả lời câu hỏi cuối mục bằng ven biển (chủ yếu ở ĐB Thanh-Nghệ-Tĩnh) 1 SGK - Trồng nhiều lạc, vừng ở * Tích hợp giáo dục biển- đảo Việt Nam vùng đất cát pha duyên hải. - Trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi , nghề rừng ở vùng đồi gò phía tây. - Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ở vùng ven biển. 2/ Công nghiệp: - Dựa vào H24.2 nhận xét về sự gia tăng giá trị sản xuất 2)Công nghiệp: - Giá trị sản lượng công công nghiệp của vùng so với vùng ĐB S.Hồng. nghiệp đang tăng dần. (ĐB S.Hồng:55,2 nghìn tỉ đồng; BTB: 9883,2 tỉ đồng). - Các ngành CN quan - Quan sát H24.3, hãy nêu tên các ngành công nghiệp trọng hàng đầu: CN khai 15 trọng điểm và vùng phân bố của mỗi ngành? (CN khai thác thiếc:N.An;Crôm:T.Hoá;Titan:Hà tĩnh; Đá vôi:T.Hoá;CN SXVLXD:T.Hoá,Q.Bình). - Xác định vị trí các điểm khai khoáng trên bản đồ * Tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường trong việc khai thác khoáng sản, hoạt động công nghiệp *Hoạt động 5: Tìm hiểu ngành dịch vụ (HĐ cá nhân) - Xác định trên bản đồ vị trí các tuyến đường số 7,8,9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này ( Xuất phát từ Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan→ Việt Nam → biển) - Chỉ và đọc tên các tuyến đường đi từ Bắc vào Nam nối BTB với các vùng khác của nước ta trên bản đồ. - Kể các tài nguyên du lịch của vùng * Tích hợp môn Hóa học 9 để giúp HS hiểu sự hình thành Địa hình động Phong Nha – Kẻ Bàng và môn GDCD 7 để giáo dục ý thức trách nhiệm và phát huy giá trị các di sản. - GV giảng giải: Trong nước mưa có thành phần CO2, khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá theo phương trình phản ứng hóa học: CaCO3 + H2CO3 <=> Ca(HCO3)2 Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy ra rất mạnh tạo nên đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có những hình thù kì lạ hình thành phong cảnh đẹp, kì vĩ - Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như bãi tắm đẹp:..; phong cảnh…; vườn Quốc gia…và tài nguyên du lịch nhân văn như: Công trình kiến trúc, di tích lịch sử; Văn hóa dân gian … Trong đó có nhiều địa điểm du lịch được công nhận là di sản thế giới như động Phong Nha - Kẻ Bàng ( di sản thiên nhiên), cố đô Huế, Thành nhà Hồ ( di sản văn hóa vật thể), nhã nhạc cung đình Huế ( di sản văn hóa phi vật thể). Bắc Trung Bộ là nơi có rất nhiều di tích lịch sửvăn hóa như cầu Hiền Lương, thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, nghĩa trang Trường Sơn, khu di tích quê Bác Hồ… Do đó cần phát huy giá trị của các di sản đồng thời giáo dục bảo vệ di sản của vùng nói riêng và của cả nước nói chung để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước; niềm tự hào dân tộc và tinh thần, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản nói chung và bảo vệ di sản văn hóa nói riêng. *Hoạt động 6: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế: khoáng, sản xuất VLXD. - Các ngành CN chế biến nông-lâm-thuỷ sản đều phát triển mạnh. 3)Dịch vụ: - Với vị trí là cầu nối,vùng đã trung chuyển được một khối lượng hàng hoá và hành khách rất lớn. - Hoạt động du lịch cũng rất phát triển. V-Các trung tâm kinh tế: - Thanh Hoá:là trung tâm 16 ( HĐ cá nhân) - - Quan sát hình 24.3 xá định vị trí các cơ sở khai thác khoáng sản. - Nêu tên và cho biết những ngành CN chủ yếu cuả các trung tâm kinh tế lớn ở vùng BTB. kinh tế lớn nhất ở phía Bắc. - Vinh: trung tâm công nghiệp và dịch vụ. - Huế:trung tâm du lịch lớn. 4. Củng cố: Câu 1: Điền vào chỗ trống những nội dung phù hợpở hai câu sau: a/ Bắc Trung Bộ là dải đất……………., kéo dài từ dãy ………….. đến dãy …………… b/ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các vùng .................................và ..………..của đất nước, giữa …………..với Lào. Câu 2: Chọn ý em cho là đúng ở các câu sau: a/ Các biện pháp cần thực hiện thường xuyên để phòng chống thiên tai ở vùng Bắc Trung Bộ: A. Củng cố nhà cửa, các công trình công cộng … để phòng chống lụt, bão. B. Xây kè chắn sóng để chống lấn đất, triều cường và xâm nhập mặn. C. Bảo vệ rừng đầu nguồn, phòng chống cháy rừng, trồng rừng phòng hộ ven biển . D. Xây dựng hệ thống hồ chứa nước, làm tốt công tác thủy lợi. b/ Di sản thiên nhiên thế giới của vùng BTB thu hút khách du lịch trong và ngoài nước: A. Động Phong Nha – Kẻ Bàng. B. Vịnh Hạ Long. C. Nhã nhạc cung đình Huế. D. Di tích cố đô Huế. Câu 3: Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội ? Câu 4: Trình bày sự phân bố các loại cây trồng, vật nuôi ở vùng Bắc Trung Bộ. 5. Hướng dẫn về nhà:  Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 85 và 1, 2 trang 89 SGK.  Sưu tầm tư liệu và viết tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hoặc thành phố Huế.  Tìm những bài hát, bài thơ viết về Bắc Trung Bộ. 6. Phiếu học tập 17 PHIẾU HỌC TẬP NHÓM I Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế - xã hội: - Vị trí cầu nối giữa các vùng: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… - Vị trí tiếp giáp: + Phía bắc: ……………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………….. + Phía tây: …………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………….. + Phía nam: ……………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………….. + Phía đông: …………………………………………………………………………… - Giới hạn: + Bao gồm các tỉnh: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… … + Diện tích, so sánh với 2 vùng đã hoc: ………………………………………………………………………………………… 18 ………………………………………………………………………………………… - Ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… PHIẾU HỌC TẬP NHÓM II Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và tài nuyên thiên nhiên 1/ Quan sát Hình 23.1 và qua kiến thức đã học cho biết ảnh hưởng của dải Trường Sơn Bắc đối với khí hậu của vùng? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 2/ Dựa vào H23.1 và H23.2 hãy so sánh tài nguyên rừng và khoáng sản ở p.Bắc và p.Nam dãy Hoành Sơn? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 19 3/ Bằng những hiểu biết của mình,hãy cho biết các loại thiên tai thường hay xảy ra ở BTB ? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 4/ Để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra người dân trong vùng đã làm gì ? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… PHIẾU HỌC TẬP NHÓM III Tìm hiểu các đặc điểm dân cư - xã hội 1/ Cho biết số dân, mật dộ dân số, sự phân bố dân cư và thành phần dân tộc của vùng? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 2/ Dựa vào bảng số liệu 23.1, hãy nêu sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phần p. Đông và p.Tây của BTB. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan