Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ bài giảng thiết kế sản phẩm nội thất (Hỗ trợ tải tài liệu zalo 0587998338)...

Tài liệu bài giảng thiết kế sản phẩm nội thất (Hỗ trợ tải tài liệu zalo 0587998338)

.DOC
162
469
53

Mô tả:

Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT CHƯƠNG I. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA SẢN PHẨM MỘC MỤC TIÊU Cung cấp những kiến thức cơ bản về sản phẩm và thiết kế sản phẩm mộc làm nền tảng cho các phần học tiếp theo của môn học. NỘI DUNG - Những nguyên lý cơ bản của sản phẩm mộc. - Nguyên tắc và các bước thiết kế sản phẩm mộc. - Các phương thức liên kết cơ bản của sản phẩm mộc. 1.1. Những nguyên lý cơ bản của sản phẩm mộc 1.1.1. Tính đa dạng của sản phẩm mộc Nói đến tính đa dạng của sản phẩm mộc, trước tiên chúng ta phải khẳng định sản phẩm mộc vô cùng đa dạng và phong phú. Tính đa dạng của sản phẩm mộc thể hiện qua nhiều khía cạnh, từ kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, dạng liên kết, kết cấu cho tới hồn văn hoá chứa đựng bên trong từng sản phẩm... đều muôn hình, muôn vẻ. Ta có thể nhận thấy sự đa dạng ấy ngay khi nhận xét các khái niệm về sản phẩm mộc. Thực tế, cho tới nay, chưa có một định nghĩa nào cụ thể và đầy đủ về sản phẩm mộc. Trang 1 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT Theo truyền thuyết cổ của người Phương Đông, có lẽ chữ "Mộc" trong khái niệm sản phẩm mộc được lấy trên quan điểm Ngũ hành: Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ, năm loại vật liệu chính cấu thành trời đất. Nhưng ngày nay, với sự phát triển của nền văn minh hiện đại thì đồ mộc đâu còn nhất thiết là sản phẩm làm từ "Mộc". Ví dụ như các loại bàn ghế được thay thế toàn bộ bằng vật liệu Inox và kính hoặc nhôm, sắt uốn... Song, ở một khía cạnh nào đó nó lại đúng, rất đúng. Ví dụ, một bức tượng bằng đồng hoặc thạch cao thì không thể gọi là sản phẩm mộc, nhưng nếu nó được tạc bằng gỗ thì lại có thể gọi là sản phẩm mộc (đồ mộc mỹ nghệ). Tóm lại, sản phẩm mộc chỉ là một cách gọi. Tuy chúng ta chưa có được một định nghĩa cụ thể và đầy đủ về sản phẩm mộc, song chúng ta vẫn có thể nhận được ra nó một cách khái quát như sau: Các sản phẩm được làm từ gỗ được gọi chung là sản phẩm mộc. Các sản phẩm mộc có nhiều loại, có nguyên lý kết cấu đa dạng và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta tìm thấy những sản phẩm mộc thông dụng như: bàn, ghế, giường, tủ... trong xây dựng nhà cửa, chúng ta cũng thường phải sử dụng các loại cửa sổ và cửa ra vào bằng gỗ. Ngoài ra các sản phẩm mộc còn có thể là các công cụ, chi tiết máy hay các mặt hàng mỹ nghệ, trang trí nội ngoại thất... Trang 2 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT Ngoài gỗ ra, các vật liệu khác như mây, tre, chất dẻo tổng hợp, kim loại... cũng có thể được dùng thay thế gỗ trong sản xuất đồ mộc. Các loại vật liệu này có thể thay thế một phần hoặc thay thế toàn bộ gỗ trong sản xuất hàng mộc. Cũng chính từ sự đa dạng của sản phẩm mộc, các cách thức phân loại sản phẩm mộc kéo theo cũng hết sức phong phú. Để phân loại sản phẩm mộc, ta cần căn cứ vào những quan điểm khác nhau cho phù hợp với các yêu cầu về nghiên cứu, phát triển cũng như tổ chức sản xuất của xã hội. Phù hợp với điều kiện lịch sử, xã hội hiện nay, ta có thể đứng trên một số quan điểm sau để phân loại sản phẩm mộc: - Phân loại theo ngành sản xuất. - Phân loại theo sử dụng - Phân loại theo cấu tạo của sản phẩm Phân loại theo ngành sản xuất, do đặc thù của nguyên liệu, có thể phân ra thành sản phẩm mộc ván nhân tạo, mộc gỗ tự nhiên, sản phẩm mộc song mây tre đan. Phân loại theo sử dụng, sản phẩm mộc có thể phân ra: mộc gia đình - mộc công cộng; mộc gia dụng - mộc xây dựng. Theo chức năng của sản phẩm thì có: sản phẩm dạng tủ (cất đựng), sản phẩm phục vụ chức năng ngồi (ghế), nằm Trang 3 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT (giường), sản phẩm có mặt (bàn), sản phẩm có chức năng kết hợp... Phân loại theo cấu tạo: sản phẩm có cấu tạo dạng tủ, sản phẩm có cấu tạo dạng giá đỡ, sản phẩm có cấu tạo dạng rương (hòm). Hay dựa trên những đặc điểm nổi bật về cấu tạo, sản phẩm mộc có thể phân ra: sản phẩm có cấu tạo dạng tấm phẳng, sản phẩm có kết cấu dạng khung, sản phẩm có cấu tạo dạng cột, sản phẩm có cấu tạo dạng hồi liền, sản phẩm có kết cấu dạng giá đỡ, sản phẩm có kết cấu đặc biệt khác... Ngoài các cách phân loại trên, hiện nay còn có một cách phân loại cũng khá phổ biến, đó là phân loại theo chất lượng hoàn thiện và tính thương mại của sản phẩm: mộc cao cấp - mộc bình dân. 1.1.2. Những yêu cầu chung của sản phẩm mộc Mọi sản phẩm nói chung đều cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau: - Chức năng - Thẩm mỹ - Kinh tế * Phù hợp điều kiện công nghệ kỹ thuật a/ Yêu cầu Chức năng Trang 4 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT Mỗi sản phẩm đều có những chức năng sử dụng nhất định được thiết lập theo ý đồ của người thiết kế, chức năng đó có thể chỉ là trang trí. Yêu cầu đầu tiên đối với một sản phẩm mộc là phải thoả mãn các chức năng đó. Khi xem xét, phân tích sản phẩm mộc, ta cần phải quan tâm đầy đủ đến các chức năng của mỗi một sản phẩm vì nó không chỉ có một chức năng cố định mà còn có thể có những chức năng phụ khác do phát sinh khi sử dụng. VD: Sản phẩm ghế, trước tiên phải đáp ứng được chức năng chính của nó là ngồi. Ngoài ra nó còn có thể được ngồi ở nhiều tư thế khác nhau, hay có thể được làm vật kê để đứng lên làm việc gì đó... Nếu khi thiết kế, điều này không được quan tâm đúng mức thì chắc chắn thiết kế sẽ không đạt yêu cầu mong muốn. b/ Yêu cầu Thẩm mỹ Trong lĩnh vực thiết kế, sản phẩm mộc không chỉ cần đáp ứng yêu cầu về chức năng sử dụng mà nó cần phải đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ. Nếu không có yêu cầu về thẩm mỹ, công việc thiết kế sản phẩm mộc dường như trở thành vô nghĩa. Thẩm mỹ của mỗi sản phẩm có thể nói là phần hồn của mỗi sản phẩm. Một chiếc ghế để ngồi, bình thường thì nó không nói nên điều gì nhưng khi nó được thiết kế tạo dáng theo một ý đồ thẩm mỹ, nó lại tạo ra một cảm giác thoải mái hơn cho Trang 5 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT người ngồi cũng như những người khác xung quanh khi nhìn vào nó. Thẩm mỹ là một phần của chất lượng sản phẩm kết tinh nên giá trị sản phẩm. c/ Yêu cầu về kinh tế Không chỉ riêng đối với sản phẩm mộc, một trong những yêu cầu khá quan trọng nói chung đối với một sản phẩm đó là yêu cầu về kinh tế. Tác động của kinh tế là bành trướng, rộng khắp, sản phẩm mộc không thể là ngoại lệ. Yêu cầu đối với mỗi sản phẩm có thể hướng theo mục tiêu: "Đáp ứng chức năng tốt nhất, có thẩm mỹ đẹp nhất nhưng phải có giá thành thấp nhất". Để làm được điều đó, trong mỗi sản phẩm ta cần có kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, thuận tiện cho gia công chế tạo, giá thành sản phẩm hạ. Tạo ra các sản phẩm tốt, có cấu tạo chắc chắn, bền lâu cũng có ý nghĩa kinh tế lớn đối với người sử dụng cũng như đối với xã hội. 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá một sản phẩm mộc Tương ứng với những yêu cầu đối với sản phẩm mộc như trên, ta cũng có các chỉ tiêu để đánh giá một sản phẩm mộc như sau: - Mức độ đáp ứng chức năng sử dụng của sản phẩm. - Tính thẩm mỹ của sản phẩm. Trang 6 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT - Tính hợp lý của việc sử dụng nguyên vật liệu. - Khả năng thực hiện gia công chế tạo sản phẩm ở mức nào. Sản phẩm mộc có thể dựa trên những chỉ tiêu chính này để đánh giá nó là tốt hay chưa tốt. 1.2. Nguyên tắc và các bước thiết kế sản phẩm mộc 1.2.1. Nguyên tắc thiết kế sản phẩm mộc Chúng ta đã biết thế nào là một sản phẩm tốt, thế nào là sản phẩm chưa tốt qua các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm mộc như trên. Vậy để có một sản phẩm tốt, ta cần phải thực hiện thiết kế theo một số nguyên tắc nhất định. Bởi điều đó có ý nghĩa quyết định tới chất lượng sản phẩm. Nhìn chung, khi thiết kế sản phẩm mộc ta cần dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau: - Đảm bảo công năng sản phẩm theo đúng ý đồ, mục đích thiết kế. Trong mọi công đoạn thiết kế, người thiết kế phải lấy công năng của sản phẩm làm định hướng xuyên suốt. Khi tạo dáng, ngoài mục tiêu là có mẫu mã đẹp, ta luôn phải chú ý tới khả năng đáp ứng của sản phẩm trong sử dụng. Trang 7 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT Nguyên tắc đảm bảo công năng được chú ý nhiều nhất trong quá trình tính toán nguyên vật liệu và các giải pháp liên kết, kết cấu sản phẩm. - Đảm bảo các nguyên tắc thẩm mỹ trong thiết kế. Nguyên tắc này chủ yếu vận dụng trong quá trình tạo dáng sản phẩm. Nhưng trong quá trình thi công cũng không thể xem nhẹ bởi độ tinh xảo của các mối liên kết, chất lượng bề mặt sản phẩm ảnh hưởng không ít tới chất lượng thẩm mỹ của sản phẩm. - Đảm bảo tính kinh tế cũng như sự phù hợp của công nghệ chế tạo, gia công sản phẩm. Nguyên tắc này cần đảm bảo một cách "tế nhị", tránh những lãng phí không cần thiết mà hiệu quả thiết kế vẫn không cải thiện được nhiều. Bền, đẹp và rẻ tiền đó là những mong ước của người sử dụng, nhưng để tìm được điểm chung đó, để có được sự giao hoà giữa người thiết kế và người sử dụng, để đi đến một phương án thi công đòi hỏi người thiết kế phải đưa ra phương án thiết kế của mình một cách thuyết phục, có cơ sở khoa học. Trong thiết kế tạo dáng sản phẩm, người thiết kế phải luôn đặt ra câu hỏi: "mẫu sẽ được gia công như thế nào?". Đây là một trong những ưu điểm của người thiết kế có kiến thức về công nghệ. 1.2.2. Các bước thiết kế sản phẩm mộc Trang 8 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT Trên cơ sở các nguyên tắc thiết kế nêu trên, công việc thiết kế được thực hiện theo nhiều cách, nhiều công đoạn và tuỳ the từng điều kiện cụ thể khác nhau, người thiết kế có thể thực hiện theo cách này hay cách kia. Song nhìn chung các bước thiết kế sản phẩm mộc có thể được thực hiện theo các bước chung như sau: Bước 1: Thu thập thông tin làm cơ sở thiết kế Trong từng điều kiện thực tế, bước này được thực hiện nặng hay nhẹ. Ví dụ: Xây dựng một phương án thiết kế cải tạo tổng thể sản phẩm mộc trong một khách sạn năm sao, hay nhà khách Chính phủ, rõ ràng ta phải tìm hiểu hết sức cặn kẽ mọi vấn đề có liên quan như: phong tục, tôn giáo của các đối tượng có thể tham gia sinh hoạt trong khu nhà đó. Hay trước khi tung ra thị trường một loại sản phẩm mới với qui mô lớn, sản xuất hàng loạt, người thiết kế phải nghiên cứu rất kỹ về đối tượng khách hàng sẽ được phục vụ...Song cũng có những trường hợp, bước này được thực hiện nhẹ hơn. Ví dụ: khách hàng cụ thể đặt hàng theo những yêu cầu cụ thể. Trong trường hợp này, rõ ràng những thông tin ngoài công nghệ đã được khách hàng cung cấp (thông tin thuộc công nghệ là bản chất vốn có của người thiết kế, không nằm trong thông tin cần thu thập). Trang 9 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT Bước 2: Tạo dáng sản phẩm Trong bước này, người thiết kế cần vận dụng tối đa các nguyên tắc thẩm mỹ để thực hiện. Trong quá trình tạo dáng, người thiết kế luôn phải liên hệ giữa cái hiện có (các thông tin thu thập và các kiến thức về công nghệ) với cái muốn có (phương án thiết kế). Một phương án thiết kế tốt không chỉ là một thiết kế được tạo dáng công phu hoa mỹ mà nó còn phải là phương án khả thi, có thể thực hiện được. Diễn biến của quá trình tạo dáng có thể được mô tả là quá trình xoay quanh các vòng lặp: phân tích - tổng hợp đánh giá. Bước 3: Lựa chọn phương án kết cấu, liên kết sản phẩm và tính toán nguuyên vật liệu. Qua quá trình tạo dáng sản phẩm, ta đã có mẫu mã phù hợp, bước công việc này sẽ nói lên tính khả thi của phương án thiết kế. Trong một số trường hợp bước công việc này được kết hợp với bước lựa chọn công nghệ và lập kế hoạch gia công. Đây là công đoạn đòi hỏi người thiết kế có một kiến thức nhất định về công nghệ. Chiếu theo các mục đích của bước tạo dáng, ta phải lựa chọn nguyên vật liệu cũng như các kết cấu chi tiết cho Trang 10 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT phù hợp. Các mối liên kết giữa các chi tiết, bộ phận phải được lựa chọn đảm bảo công năng của sản phẩm. Cho dù chúng ta lựa chọn cách thức liên kết như thế nào, sử dụng nguyên vật liệu ra sao thì chúng ta vẫn không thể sao nhãng các nguyên tắc thiết kế: Đảm bảo công năng - thẩm mỹ đẹp - kinh tế và phù hợp công nghệ sản xuất. Bước 4: Lựa chọn công nghệ và lập kế hoạch thi công. Phiếu công nghệ gia công chi tiết chính là sản phẩm của bước công việc này. Các phần, các bộ phận, chi tiết của sản phẩm được bóc tách chi tiết tới mức cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện sản xuất hiện có. Mức độ bóc tách sản phẩm chi tiết tới đâu là phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn sản xuất hiện có. Ví dụ: chi tiết tay co ngăn kéo bằng gỗ. Nếu điều kiện sản xuất hiện có không thể sản xuất được ta có thể lựa chọn một kiểu tay co phù hợp hiện có trên thị trường. Vấn đề này, thực tế được lưu ý ngay từ khi tạo dáng sản phẩm. Bước 5: Chế thử - kiểm tra, đánh giá - nghiệm thu. Trong thực tiễn sản xuất, ở các cơ sở sản xuất nhỏ rất ít diễn ra công đoạn này, nó thường chỉ được thực hiện ở những cơ sở sản xuất có quy mô tương đối lớn, sản xuất hàng loạt. Trang 11 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT Thực chất, mục đích chủ yếu của bước công việc này là đánh giá chất lượng thiết kế từ đó rút ra các bài học qua các ưu nhược điểm của thiết kế. Trang 12 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT 1.3. Các phương thức liên kết cơ bản của sản phẩm mộc 1.3.1. Phân tích cấu trúc cơ bản của một sản phẩm mộc Sản phẩm mộc có cấu tạo rất đa dạng và phong phú, song phân tích cấu trúc của chúng, ta thấy sản phẩm mộc được cấu tạo bởi các chi tiết và bộ phận giống như các loại sản phẩm khác. Các chi tiết có thể liên kết với nhau tạo thành bộ phận. Các bộ phận và các chi tiết liên kết với nhau tạo thành sản phẩm. Mức độ phức tạp về kết cấu của một sản phẩm tuỳ thuộc vào số lượng, cách thức và giải pháp của các liên kết. a) Chi tiết. Chi tiết là một đơn vị cấu tạo nhỏ nhất được gia công chế tạo theo một hình dạng xác định. Một chi tiết thường được gia công từ một loại vật liệu và liền khối, song cũng có thể được gia công từ những nguyên vật liệu chắp nối (nối dài, nối rộng hay nối dày). Sự nối ghép này hoàn toàn khác với sự liên kết giữa các chi tiết trong sản phẩm. Như vậy, chi tiết có thể được phân thành nhiều loại khác nhau: - Theo hình dạng, các chi tiết có thể phân ra: chi tiết thẳng, chi tiết cong, chi tiết song tròn, chi tiết tiện tròn... Trang 13 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT - Theo chức năng, chi tiết có thể phân thành: chi tiết cấu trúc, chi tiết liên kết và chi tiết trang trí. Trang 14 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT b) Bộ phận. Bộ phận gồm nhiều chi tiết liên kết với nhau (theo kiểu cố định hay có thể tháo rời) tạo thành một phần cấu tạo có chức năng xác định trong kết cấu của sản phẩm. Ví dụ: Cánh tủ là một bộ phận bao gồm cả khoá và bản lề. Các bộ phận đều có chức năng riêng xác định, được đảm bảo bằng những giải pháp cấu rạo thích hợp. Việc phân chia bộ phận có ý nghĩa về phương diện tổ chức lắp ráp sản phẩm. Các chi tiết và bộ phận có thể được tiêu chuẩn hoá về hình dạng và kích thước. Về mặt cấu trúc, một bộ phận có thể thay thế bằng một chi tiết. 1.3.2. Liên kết cơ bản của sản phẩm mộc Trong sản phẩm mộc có nhiều loại liên kết, các dạng liên kết này có thể phân thành các nhóm như sau: - Liên kết mộng - Liên kết đinh, vít, bulông - Liên kết bản lề - Liên kết bằng keo - Các dạng liên kết khác Ngoài cách phân loại liên kết như trên, ta còn có thể phân loại liên kết theo khả năng tháo rời hay cố định của liên kết. Liên kết bằng vít, bulông, liên kết bản lề là những Trang 15 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT liên kết có thể tháo rời. Các liên kết bằng đinh, keo hay mộng thường là những liên kết cố định không thể tháo rời. Cũng có thể phân loại liên kết theo liên kết cứng và liên kết động (liên kết bản lề là liên kết động - có thể xoay được). Nhìn chung, sự phân loại các liên kết chỉ mang tính tương đối, điều cốt yếu của sự phân loại ở đây là phải phù hợp với mục đích sử dụng của việc phân loại. Sau đây, chúng ta sẽ đề cập đến một số giải pháp liên kết cơ bản sau: a) Liên kết mộng. Mộng là một hình thức cấu tạo có hình dạng xác định được gia công tạo thành ở đầu cuối của chi tiết theo hướng dọc thớ, nhằm mục đích liên kết với lỗ được gia công trên chi tiết khác của kết cấu. Cấu tạo của mộng có nhiều dạng, song cơ bản là vẫn bao gồm thân mộng và vai mộng. Thân mộng để cắm chắc vào lỗ. Vai mộng để giới hạn mức độ cắm sâu của mộng, đồng thời cũng có tác dụng chống chèn dập mộng và đỡ tải trọng. Thân mộng có thể thẳng hoặc xiên, có bậc hay không có bậc, tiết diện có thể là hình tròn hay hình chữ nhật. Thân mộng có thể liền khối với chi tiết, nhưng cũng có thể là thân mộng mượn, không liền với chi tiết mà được gia công ngoài, cắm vào đầu chi tiết tạo thành mộng. Trang 16 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT Liên kết mộng là loại liên kết trục và lỗ giữa thân mộng và lỗ mộng nhằm tạo ra mối liên kết cứng giữa hai chi tiết. Độ cứng vững của liên kết phụ thuộc vào tính chất của nguyên vật liệu, kích thước và hình dạng của lỗ và mộng, cũng như các chế độ gia cố bằng đinh, chốt, nêm, ke hay sử dụng keo dán... b) Liên kết bằng đinh và vít. Đinh và vít được dùng để liên kết các chi tiết của sản phẩm mộc. Nhiều trường hợp, đinh và vít đóng một vai trò quan trọng trong liên kết của sản phẩm mộc. Tuy nhiên chúng có một nhược điểm là dễ bị ôxy hoá làm hư hỏng mối liên kết. Đinh và vít nói chung để làm trung gian liên kết các chi tiết lại với nhau theo cách thức liên kết cứng. Song vai trò và khả năng ứng dụng của mỗi loại đều khác biệt nhau. c) Liên kết bulông. Liên kết bằng bulông là một dạng liên kết tháo rời có khả năng chịu lực lớn. Trong công nghệ sản xuất hàng mộc, liên kết bằng bulông được ứng dụng phổ biến, nhất là các sản phẩm có kích thước lớn phải vận chuyển đi xa. Liên kết bằng bu lông được ứng dụng ở các mối liên kết giữa nóc tủ và hồi tủ, giữa vai giường và chân giường (hay đầu giường), giữa vai bàn và chân bàn... Khi sử dụng liên kết bằng bulông cần chú ý một số yêu cầu cơ bản sau: Trang 17 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT - Đảm bảo tính thẩm mỹ của liên kết. - Dễ tháo lắp. - Không ảnh hưởng đến không gian sử dụng bên trong của sản phẩm. Có nhiều kiểu bulông với nhiều giải pháp liên kết khác nhau. Trong các sản phẩm có kết cấu dạng khung, các dạng bu lông thường dùng là loại bu lông đầu tròn. Trong công nghệ sản xuất hiện đại, các sản phẩm mộc lắp ghép tấm được chú ý nhiều về các giải pháp liên kết tháo rời bằng bu lông - ốc vít. Trang 18 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT CHƯƠNG II. NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG SẢN XUẤT HÀNG MỘC MỤC TIÊU Cung cấp những kiến thức cơ bản chung nhất về các loại nguyên vật liệu được sử dụng trong công nghệ sản xuất hàng mộc. Đây là những kiến thức cần thiết phải trang bị cho người làm công tác thiết kế sản phẩm mộc. NỘI DUNG - Giới thiệu về nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất hàng mộc: cung cấp những kiến thức về lựa chọn và sử dụng nguyên liệu, tính toán kỹ thuật. - Các loại vật liệu có chức năng bảo vệ và trang trí (dán mặt, dán cạnh). - Giới thiệu các loại linh kiện liên kết và các loại vật liệu phụ khác. 2.1. Gỗ xẻ và ván nhân tạo 2.1.1. Gỗ xẻ (gỗ tự nhiên) Gỗ tự nhiên là nguyên liệu lý tưởng cho sản xuất hàng mộc. Gỗ là nguyên liệu cơ bản trong công nghệ sản xuất đồ mộc. Với tình trạng gỗ tự nhiên ngày một khan hiếm như hiện nay, sự mất cân bằng giữa cung và cầu về loại nguyên liệu này đã bội hoá giá trị sử dụng của mặt hàng gỗ tự nhiên. Trang 19 Lý Tuấn Trường - Bộ môn CN Xẻ Mộc BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ SP MỘC & TT NỘI THẤT Tuy nhiên giá trị của nó chỉ thực sự phát huy khi nó được sử dụng đúng chỗ, hợp cách. Khi sử dụng gỗ tự nhiên cần chú ý tới một số đặc trưng cơ bản sau: - Tính chất cơ học - Tính chống chịu sâu mọt - Màu sắc - vân thớ - Độ mịn bề mặt gỗ - Tính co rút của gỗ - Tỷ trọng của gỗ - Tính chất gia công của gỗ a) Đặc tính cơ học của gỗ. Tuỳ theo mục đích sử dụng, chức năng của chi tiết mà ta lựa chọn loại gỗ có các đặc tính cơ học cho phù hợp. Nếu chọn gỗ có tính chất cơ học không phù hợp có thể gây ra những nhược điểm lớn đối với sản phẩm và có thể dẫn đến sự mất an toàn chức năng của sản phẩm. Các tính chất cơ học cần được quan tâm đó là: Sức chịu nén ép, sức chịu trượt, sức chịu uốn, modul đàn hồi, độ cứng, sức chịu tách, khả năng bám đinh... - Sức chịu nén ép của gỗ (có thể là nén dọc hoặc ngang thớ)cần được lưu ý khi chọn giải pháp cho liên kết mộng bởi sức chịu nén ép kém sẽ làm cho mộng dễ bị chèn dập, liên kết yếu, có thể bị phá huỷ khi sử dụng. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan