Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần xây dựng nam đô...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần xây dựng nam đô

.PDF
16
519
61

Mô tả:

Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần xây dựng nam đô
Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAM ĐÔ LỜI NÓI ĐẦU Thực tập xí nghiệp là một hoạt động rất thiết thực và có ý nghĩa đối với sinh viên trong thời gian học tập tại trường. Trong khoảng thời gian này sinh viên được tiếp xúc với thực tế, được tiếp cận với công nghệ, có thể vận dụng những kiến thức đã học, đồng thời học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Trong thời gian thực tập ở công ty cổ phần xây dựng Nam Đô em đã chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy của công ty và hoàn thành mọi nhiêm vụ mà công ty giao cho em. Thời gian thực tâp ở công ty em dã có cơ hội tiếp xúc với các loại máy công cụ mới mà ở trường không có, tham gia vào dây truyền sản xuất của công ty, làm quen với cách thức quản lý của công ty… sau môt thời gian thực tập em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiêm cho bản thân. Có thể nói là đợt thực tâp của em đã thành công tốt đẹp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa các thầy cô hướng dẫn đặc biệt là thầy Đinh Văn Bân đã tận tình giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực tập.Về phía công ty em xin chân thành cảm ơn chú Lê Quang Khải đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thực tập, cung cấp các tài liệu cần thiết để chúng em có thể hoàn thành báo cáo thực tập xí nghiệp. Hưng Yên.Ngày 15/06/2009 Sinh Viên Trần Hữu Khoa 1 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập PHẦN I: CƠ CẤU TỔ CHỨC,QUẢN LÍ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY I.CƠ CẤU TỔ CHỨC 1.Tổ chức công ty Là việc bố trí, sắp xếp mọi người trong công ty vào những vai trò, những công việc cụ thể. Nói cách khác, tổ chức là tổng thể những trách nhiệm hay vai trò được phân chia cho nhiều người khác nhau nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ chung. 2.Hội đồng quản trị Là cơ quan đại diện cho các cổ đông để quản trị công ty. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh các cổ đông của công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam, chỉ có một số loại hình công ty, trong đó có công ty cổ phần mới có Hội đồng quản trị. Về vị thế, Hội đồng quản trị là bộ phận có vị thế cao nhất trong công ty, quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của Ban giám đốc công ty và bản thân công ty đó. Vai trò của các thành viên hội đồng qtrị ( HĐQT ) chỉ là đứng đại diện cho cổ đông. Họ được trả một số phí và ngoài ra thì tuyệt đối không được phép lợi dụng, HĐQT có trách nhiệm lo cho cty hoạt động và đạt kết quả tốt, theo những kế hoạch đã được vạch ra. HĐQT có nhiệm vụ chọn người làm Tổng GĐ để điều hành công việc hàng ngày của cty, phê chuẩn các dự toán thu chi ( budgets ) hàng năm, cố vấn cho ban giám đốc về đường hướng phát triển, kỹ thuật, thị trường…. Ngoài ra, HĐQT không được can thiệp vào việc điều hành công việc hằng ngày của Tổng GĐ. 3.Ban giám đốc Công việc quản lý, điều hành hàng ngày sẽ do các nhân viên ăn lương ( salaried employees ) đảm nhiệm. Tuỳ thuộc vào chức năng và tầm quan trọng, học được sắp đặt vào 1 hệ thống tổ chức gồm nhiều tầng mà tầng cao nhất là Tổng Giám Đốc TGĐ có quyền tổ chức bộ máy công ty, kể cả việc chọn các Phó TGĐ, với mục đích làm sao cho bộ máy làm việc một cách có hiệu quả cao nhất. TGĐ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với HĐQT. Tổng giám đốc hoặc "Giám đốc điều hành" (tiếng Anh: Chief executive officer CEO) là chức vụ điều hành cao nhất của một tập đoàn, công ty hay tổ chức, phụ trách tổng điều hành một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một cơ quan. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 2 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập A. Phân xưởng xây dựng B. Phân xưởng cơ khí 3 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập II.CƠ SỞ VẬT CHẤT. Cụ thể, công ty mẹ là công ty Nhà nước, hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty Xây dựng Thăng Long và một số đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp như Công ty cầu 1 Thăng Long, Công ty Xây dựng và Phát triển công nghệ Thăng Long, Công ty Tư vấn xây dựng Thăng Long… Các công ty con là công ty cổ phần do công ty mẹ giữ cổ phần chi phối, bao gồm Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long, Công ty cầu 5, Công ty xây dựng số 9, Công ty cầu 11; Công ty Xây dựng số 12, Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng Long, Công ty Thí nghiệm và Xây dựng Thăng Long. 4 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập 5 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập III.VỊ TRÍ,VAI TRÒ CỦA NGƯỜI QUẢN LÍ. 1.Kỹ sư Là một chức danh vừa là học vị của người được đào tạo hoặc thành thạo trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, người kỹ sư sử dụng óc sáng tạo, công nghệ kỹ thuật và hiểu biết khoa học để giải quyết các vấn đề thực tế. Những người mà làm việc như một kỹ sư thường tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật. Cụ thể, họ đã tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật, thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao hoặc theo dõi vận hành quy trình công nghệ, lựa chọn và đề xuất các giải pháp công nghệ, cải tiến kỹ thuật để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghệ, thiết kế và thẩm định thiết kế kỹ thuật, bồi dưỡng tay nghề công nhân và kỹ 6 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập thuật viên, phát hiện sai phạm kỹ thuật và đề xuất điều chỉnh hay đình chỉ hoạt động kỹ thuật 2.Tổ trưởng Là người đứng đầu một tổ hoặc một bộ phận, chịu trách nhiệm đôn đốc quản lý các công nhân trong tổ làm việc. Thông báo tình hình trong tổ cho quản đốc để có những thay đổi cho phù hợp. 3.Trưởng ca Là người đứng đầu một ca sản xuất như ca sáng, ca chiều vầ ca tối.Nhận nhiệm vụ từ tổ trưởng và trịu trách nhiệm về ca làm việc do mình quản lý. Bình bầu, đánh giá về thành tích của các thành viên trong ca làm việc. 4.Quản đốc phân xưởng cơ khí Là người quản lý, điều hành một Phân xưởng Gia công cơ khí để sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí như: trạm trộn bê tông xi măng, cân ô-tô điện tử, hệ thống phun tưới nhũ tương nhựa đường, các loại silô, bồn chứa 5.Giám đốc xản suất trong nhà máy. Là người được hội đồng quản trị lựa chọn, chịu trách nhiệm giám sát, điều hành tất cả mọi hoạt động của công ty. PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ 7 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập 1) Máy cắt khí GS/Z-4000. - Cấu tạo: Máy cắt khí GS/Z-4000 gồm nhiều mỏ cắt thẳng hàng nhau, đồng hồ đo áp suất, các van điều chỉnh lưu lượng khí, ống dẫn khí… - Công dụng: Dùng để cắt thép tấm có chiều dày và chiều dài lớn, chủ yếu là cắt thép để chế tạo dầm chữ I. Trong cùng một lúc nhiều mỏ cắt cùng hoạt động sẽ giảm biến dạng do nhiệt sinh ra( biến dạng do các mỏ cắt sẽ trượt tiêu lẫn nhau lẫn nhau). Người thợ cần căn cứ vào chiều dầy phôi để chọn chế độ cắt hợp lý. - Ưu điểm: + Cùng lúc nhiều mỏ cùng hoạt động nên năng suất cao, + Biến dạng ít, mép cắt thẳng và nhỏ, + Cắt được tôn dầy và dài. - Nhược điểm: + Hạn chế về vị trí cắt, - Các thông số kỹ thuật Chiều dầy tôn (mm) 6÷8 Áp lực oxi (Mpa) 0,4 0,5 Áp lực khí ga (Mpa) 0,1 Số liệu bép cắt khác 0 Số lượng mỏ cắt 1÷5 6÷9 8 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí 10 ÷ 12 14 ÷ 25 28 ÷ 50 55 ÷ 100 0,5 0,6 0,7 0,9 1,0 1,2 1,5 Báo cáo thực tập 0,1 0÷1 0,12 0,15 1 0,15 2 0,15 3 1÷4 5÷9 1÷4 5÷9 1÷4 5÷9 1÷4 2) Máy gá đính. Cấu tạo máy gá đính bao gồm 3 phần cơ bản: Giá gá, động cơ ba pha vận hành quá trình gá đính và máy hàn MAG. - Giá gá: Gồm có các hệ thống con lăn để luân chuyển chi tiết trong quá trình gá đính, bên cạnh đó có các quả lu sắt góp phần luân chuyển và cố định chi tiết khi hàn đính. Giá gá này có thể gá các chi tiết có chiều dài tới 15(m). - Máy hàn MAG: Gồm có hai mỏ nằm ở hai bên giá gá để đính các chi tiết với nhau. - Trình tự công việc: Đâu tiên người ta đưa các tấm thép vào nhờ các con lăn .Sau đó là qua trình định vị chi tiết, sau khi chi tiết được định vị xong thì người ta tiến hành hàn đính dọc theo chiều dài chi tiết . Đối với các chi tiết dang chữ I thì phải gá đính hai lần . - Ưu điểm: + Tốc độ hoàn thành sản phẩm nhanh nên năng suất hàn cao . + Do quá trình hàn đính tự động nên chất lượng các mối đính rất tốt . + Giải phóng sức lao động. - Nhược điểm: + Chỉ đính được các chi tiết dạng chữ I và chữ 9 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập 3) Máy hàn MIG2x1000. - Cấu tạo: Máy hàn MIG2x1000 hay còn được gọi là máy hàn bán tự động dưới lớp thuốc, toàn bộ máy được đỡ trên hai dây và có thể dịch chuyển dọc theo trục chi tiết trong quá trình hàn. Bên trên có bộ phân chứa tụ điện, cuộn dây hàn, thuốc hàn và bộ phận điều chỉnh chế độ hàn tự động. Máy hàn cũng dịch chuyển nhờ động cơ điện và hệ thống thuỷ lực . - Công dụng: Máy hàn MIG 2x1000 thích hợp với kiểu hàn lòng thuyền (vị trí hàn góc PA), chuyên hàn các dầm chữ I có chiều dầy và chiều dài lớn. Chi tiết gá đính xong được đưa vào các xa gá chữ V. Sau đó người công nhân dịch chuyển máy hàn đến vị trí đầu đường hàn, cho day hàn tiến xuống gần chạm vào đường hàn , điều chỉnh sao cho chia đôi góc 900 thành 2 góc 450 . Bộ điều cỉnh gồm có: Các nút mở thuốc , hút thuốc thừa , tốc độ dịch chuyển dây điện, điện áp, nút lâng hạ đầu hàn. Khi hạ đầu hàn thì đồng thời ống nhả thuốc hàn và ống hàn hạ xuống cùng. Đầu hàn cách đườg hàn một khoảng nhất định tuỳ theo chiều dày của tôn. Đầu hàn và các ống hút thuốc được gán vào 4 bánh xe, tì vào hai bên cánh chữ V và chuyển động theo hướng hàn. Sau khi đã điều chỉnh nâng hạ đầu hàn hợp lí, dây hàn chia đôi góc 90 0 độ thành 2 góc 450 độ của chữ V. Người công nhân tiến hành phủ thuốc lấp kín đầu dây hàn , sau đó điều chỉnh điện 10 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập áp , tốc độ phun thuốc,cuối cùng thì ấn nút hàn tự động. - Lưu ý: + Người công nhân phải đi theo đường hàn để giữ đúng góc độ ống hàn. + Hai tấm gép với nhau phải kín và đường hàn phải sạch xỉ bụi bẩn trước khi hàn + Khi hàn được một đoạn ta tiến hàn gõ xỉ để xem mối hàn đã đạt chất lượng hay chưa . + Nếu mối hàn bị khuyết tật ta phải dừng ngay việc hàn lại để xem chế độ hàn mình đã chọn đúng hay chưa, nếu có sai sót thì phải điều chỉnh ngay và khi tiếp tục hàn thì phải hàn cách chỗ khuyết tật một đoạn. Chỗ khuyết tật đó sau này sẽ được hàn vá bằng máy hàn hồ quang tay - Ưu đểm : + Chất lượng mối hàn rất tốt, + Giải phóng được nhân lực, + Do hồ quang không nhìn thay nên ít độc hai với người thợ, - Nhược điểm: + Chỉ hàn được các chi tiết thẳng + Giá thành của mối hàn còn qua đắt. + Tốc độ hàn chậm.,nên năng xuất thấp. - Các thông số kĩ thuật: Chiều đày tôn Dòng điện Điện áp Dường kính dây Khoảng cách vòi dẫn và tôn 5 350 27-28 3,2 25 6 400-450 28-29 3,2-4 25-35 8 500-550 29-30 4 10 600-650 30-32 4,5 12 700-800 32-35 5 45 14-16 800-900 35-38 5 45 35 35-45 Tốc độ hàn Tuỳ vào chiều dày tôn. Dao động từ (250-2500) (mm/p) Chú ý: độ dầy tôn lấy theo chiều dầy bản bụng của dầm. 4) Máy nắn 11 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập Chi tiết được hàn đưa sang bộ phận nắn để có chi tiết chuẩn không cong vênh .Máy nắn tại công ty dùng chủ yếu là các con lăn có các kích cỡ thích hợp nắn các sản phẩm dạng chữ T, H và chữ I. Cấu tạo gồm các con lăn đỡ chi tiết . Đầu nắn và các con năn trụ vừa năn vừa kéo chi tiết chạy đi chạy lại nhờ ma sát. Quy trình sử dụng: Đầu tiên kiểm tra sự cong vênh . Sau đó điều chỉnh con năn với một góc độ thích hợp, ép sát vào vật cần nắn. Sau khi nắn song một mặt lật mặt kia của chi tiết để nắn tiếp. 5) Máy hàn hồ quang tay Trong xưởng chủ yếu là máy hàn hồ quang tay dòng xoay chiều, ngoài ra có cả may hàn một chiều co nguồn gốc từ NGA . Máy hàn hồ quang tay có thể máy một mỏ có thể di chuyển dễ dàng hoặc là cả một trạm hàn gồm nhiều mỏ hàn cùng hoạt động một lúc. Trong đó các máy hàn xoay chiều được công nhân sử dụng trong hàn các phần còn lại của chi tiết như gân tăng cứng, bên cạnh đó maý hàn còn được sử dụng để khắc phục các lỗi sai hỏng mà máy hàn tự động tạo ra. Ngoài ra máy hàn hồ quang tay còn được sử dụng để hàn những chi tiết có chiều dài ngắn, mối hàn không yêu càu cao. Chế độ hàn của máy được điều chỉnh dựa vào việc điều chỉnh số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp và phụ thuộc vào chiều dày vật liệu. Hiện nay tại nhà máy có khoảng 30 người đang sử dụng máy này . 12 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập Ngoài việc chủ yếu là việc sử dụng máy hàn xoay chiều thì máy hàn một chiều cũng được sử dụng trong việc hàn các chi tiết quan trọng như: chịu lực lớn và độ dẻo dai cao. Các máy hàn này thường sử dụng que hàn một chiều . 6) Các loại máy khác trong công ty. - Máy sấn: chủ yếu dùng để tạo ra thép chữ V, ngoài ra còn có thể dung để nắn các chi tiết. Đó là một hệ thống thuỷ lực gồm hai pitông bơm dầu, điều chỉnh lên xuống để tạo lực, ở hai đầu pitong được gắn một tấm thép dạng chữ nhật, đầu nhọn. Ở dưới là giá đỡ được tạo hình chữ V. - Máy làm sạch: hay còn được gọi là máy phun cát. Chi tiết sau khi được ra công xong được đưa vào máy là sạch để là sạch gỉ - Hệ thống các máy cưa, phay, tiện: cấu tạo và hoạt động cũng giống như các máy ở trường. - Máy đột: dùng để tạo lỗ ở các bản mã, thép chữ V để bắt ốc. Chỉ đột được những tấm tôn có chiều dầy nhỏ. - Thiết bị nâng hạ: Gồm có 3 cẩu lớn ở trong nhà và một cẩu lớn ngoài sân, ngoài ra còn một hệ thống các cẩu nhỏ được bố trí ở nhiều nơi để tiện cho việc nâng hạ những chi tiết có khối lượng lớn. - Máy cắt con rùa: Các chức năng điều khiển được thực hiện bằng công tắc tiến /lùi /tắt, khớp ly hợp và núm điều chỉnh tốc độ cắt. Máy có khả năng cắt linh hoạt và mở rộng các tính năng khác nhưng vẫn đảm bảo cắt được dễ dàng các đường cắt thẳng, cung tròn và cắt vát. Cơ cấu dẫn động được trang bị bằng bộ giảm tốc vô cấp dạng đĩa côn đảm bảo cho quá trình chuyển động được ổn định. Ray dẫn trợ giúp cho quá trình cắt thẳng được dễ dàng nhờ vào khoá liên động, khả năng cắt mỗi lần lên tới 1800mm. Có thể cắt đường tròn bằng ray gá cắt tròn. Bộ gá kẹp mỏ có thể tiến hành hiệu chỉnh các góc và lên xuống bằng tay. Trọng lượng của máy gọn nhẹ, vận hành dễ dàng. Nguồn vào 220V Chiều dày cắt: 5-50mm Đường kính cắt tròn: 30-1150mm Góc cắt vát: đến 45 độ Chiều dài ray: 1800mm II.QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MỘT SỐ SẢN PHẨM 13 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập 1.Quy trình công nghệ chế tạo kết cấu dầm trục a.Tạo Phôi Sau khi được đo đạc và vạch dấu, thép tấm được đưa đến máy cắt khí để cắt thành những tấm có chiều dài chiều rộng đúng với kích thước của dầm. b.Gá đính Khi phôi đã làm sạch ba via do cắt khí tạo ra, đã được nắn phẳng. Phôi sẽ được đưa đến máy ghá đính đế cố định bụng dầm với cánh dầm. c.Hàn hoàn thiện + Dầm sau khi được ghá đính sẽ chuyển sang máy hàn bán tự động dưới lớp thuốc để hàn mối hàn chạy dọc dầm. + Khi hàn xong mối hàn chính nếu như dầm bị cong vênh nhiều thì sẽ đươch đưa đến máy nắn phôi trước khi hàn gân tăng cứng. + Khi đã hàn xong mối hàn chính bằng máy hàn bán tự động. Dầm chuyển sang hàn gân tăng cứng, các bản mã, mặt bích bằng và khắc phục các khuyết tật mối hàn do hàn bán tự động gây ra bằng máy hàn hồ quang tay. d.Làm sạch bề mặt,sơn. + Dầm sau khi hàn xong được đưa đến máy phun bi để làm sạch xỉ hàn và làm sạch rỉ. + Khi làm sạch xong, đến công đoạn cuối cùng là sơn bảo vệ bề mặt. Trước tiên là sơn chống rỉ, sau đó là sơn mầu. 14 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập PHẦN III.QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP I.MỤC TIÊU - Hiểu được cơ cấu, tổ chức của một công ty, xí nghiệp hay mộ tổ hợp sản xuất - Tiếp cận với thực tiễn lao độn sản xuất tại thị trường lao động. - Mở rộng khả năng về nhận thức, lý luận gắn lý luận với thục tiễn lao động, sản xuất. - Được tham gia dây chuyền sản xuất. - Tổng hợp và học tập kinh nghiệm từ thực tế. II.QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP Là một sinh viên thực tập nên em được tham ra vào tất cả các vị trí trong dây truyền sản suất của công ty. Ban đầu là đi phụ giúp các công nhân của máy làm việc dần dần em được trực tiếp tham ra sản xuất như một công nhân nhà máy. Em được vận hành các máy móc có trong nhà máy.... Qua sản xuất thực tế em đã tìm ra nhiều khuyết điểm của bản thân và đã khắc phục được phần nào các nhược điểm đó. Thời gian thực tập tại công ty là 3 tuần, làm như công nhân trong công ty: mỗi ngày làm 8 giờ, bắt đầu từ 8 giờ sáng và kết thúc vào 17 giờ chiều, nghỉ chủ nhật. Lịch làm việc của chúng em là: - Tuần thứ nhất: đi thăm quan máy móc, các vị trí làm việc, quy trình sản suất của công ty. - Tuần thứ hai: bắt đầu làm việc, được phân công các nhiệm vụ khác nhau, đi theo phụ giúp các công nhân làm việc như hàn gá đính, hàn gân tăng cứng, hàn nối, vận chuyển rầm, phun sơn… - Tuần thứ ba: công việc như tuần thứ hai . PHẦN IV: KẾT LUẬN 15 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc Trường ĐHSPKT Hưng Yên Khoa: Cơ khí Báo cáo thực tập Sau khi thực tập tại công ty “cổ phần Xây dựng Nam Đô" Em đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá: - Học đi đôi với hành: Đối với công nhân thì tay nghề là quan trọng nhất ,còn đối với các kĩ thuật viên (tốt nghiệp trình độ cao đẳng) hay các kĩ sư (tốt nghiệp trình độ đại học) mặc dù khi ra ngoài công tác không phải là những người trực tiếp lao động chân tay xong vẫn cần phải có một kiến thức nhất định về tay nghề để bởi không phải sách vở nào cũng có thể truyền đạt hết kiến thức . Do đó cần phải biết kết hợp cả kiến thức về lí thuyết và thực hành , để trở thành người có năng lực làm việc tốt nhất - Phải rèn luyện cho mình tác phong công nghiệp, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của công ty. - Hoàn thành tốt công việc mỗi khi được giao. - Nghiên cứu tiếp thu các công nghệ mới. 16 Sinh viên: Trần Hữu Khoa Lớp:HK6lc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145