Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ tr...

Tài liệu Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ ở việt nam luận văn ths

.PDF
81
914
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HOÀNG MAI VÂN ANH CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – Năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HOÀNG MAI VÂN ANH CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐỨC HIỆP Hà Nội – Năm 2014 MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt ................................................................................ iv Danh mục các bảng biểu ................................................................................. v PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ .......................................................................................... 7 1.1. KHÁI LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ (CNHT) ................................................................ 7 1.1.1 Tổng quan về FDI .......................................................................... 7 1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về ngành công nghiệp hỗ trợ .................... 12 1.1.3Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ..................................................................... 16 1.2 CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ .................................................... 18 1.2.1 Khái niệm ..................................................................................... 18 1.2.2 Đặc điểm & nội dung ................................................................... 20 1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀO CNHT VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ............................ 21 1.3.1 Kinh nghiệm của Thái Lan .......................................................... 21 1.3.2 Kinh nghiệm của Malaysia .......................................................... 24 1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................ 26 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM..................................................................................................... 28 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI VIỆT NAM............................................................................ 28 2.1.1 Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo .................................... 29 2.1.2 Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, tin học ................................. 32 2.1.3 Công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp hóa chất ........................ 33 2.1.4 Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.............................................. 34 2.1.5 Công nghiệp hỗ trợ ngành da giày ............................................... 36 2.2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM ................................ 37 2.2.1 Hình thức đầu tư, hình thức pháp lý và chuyển nhượng vốn ...... 38 2.2.2 Thủ tục đầu tư ............................................................................. 39 2.2.3 Quản lý nhà nước và phân cấp quản lý ........................................ 41 2.2.4 Ưu đãi về tài chính ....................................................................... 42 2.2.5 Ngoại tệ và vay vốn ..................................................................... 44 2.2.6 Xúc tiến đầu tư ............................................................................. 44 2.2.7 Visa, giấy phép lao động và tiền lương ....................................... 45 2.2.8 Đất đai và tiền thuê đất ............................................................... 46 2.2.9 Cung cấp hạ tầng.......................................................................... 47 2.2.10 Giải quyết tranh chấp ................................................................. 48 2.3 KẾT QUẢ THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ...................................................... 48 2.3.1 FDI vào CNHT ngành cơ khí ....................................................... 49 2.3.2 FDI vào CNHT ngành điện - điện tử ........................................... 50 2.3.3 FDI vào CNHT ngành hóa chất ................................................... 51 2.3.4 FDI vào CNHT ngành dệt may .................................................... 52 2.3.5 FDI vào CNHT ngành da giày ..................................................... 54 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG.............................................................................. 55 2.4.1 Những tác động tích cực .............................................................. 55 2.4.2 Một số hạn chế ............................................................................. 59 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM........................ 62 3.1 ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................ 62 3.1.1 Thu hút FDI vào các dự án sản xuất CNHT phục vụ nhu cầu nội địa .................................................................................................. 63 3.1.2 Thu hút FDI vào các dự án sản xuất CNHT thuộc mạng lưới sản xuất của các tập đoàn lắp ráp hiện có ở Việt Nam ............................... 63 3.1.3 Thu hút FDI vào các dự án sản xuất vật liệu phục vụ công nghiệp chế tạo ................................................................................................... 64 3.1.4 Thu hút FDI từ các tập đoàn sản xuất linh kiện xuất khẩu .......... 64 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ........................................... 64 3.2.1 Thành lập cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp hỗ trợ....... 64 3.2.2 Chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành CNHT ......................................................................................... 65 3.2.3 Chính sách phát triển hệ thống mô hình phát triển CNHT .......... 66 3.2.4 Chính sách phát triển nhân lực cho ngành CNHT ....................... 67 3.2.5 Chính sách về hệ thống chất lượng liên quan đến linh phụ kiện....... 67 3.2.6 Chính sách xúc tiến thƣơng mại, quảng bá cho sản phẩm CNHT68 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 69 Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 72 Danh mục các từ viết tắt Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 BOI Ủy ban đầu tư 3 BSID Ban phát triển CNHT của Thái Lan 4 CNHT Công nghiệp hỗ trợ 5 DIP Cục phát triển công nghiệp 6 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 GDP Tổng sản phẩm nội địa 8 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 9 KHĐT Kế hoạch và Đầu tư 10 MIDA Cục Phát triển Công nghiệp Malaysia 11 MOI Bộ công nghiệp Thái Lan 12 NGOs Tổ chức phi chính phủ 13 ODA Tài trợ phát triển chính thức 14 SME doanh nghiệp vừa và nhỏ 15 TĐĐQG Các tập đoàn đa quốc gia TNCs 16 UNIDO Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc 17 VDF Diễn đàn phát triển Việt Nam Danh mục các bảng biểu Stt Số hiệu Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Các chính sách ưu đãi chính của Ủy ban Đầu tư Thái Lan 24 2 Bảng 2.2 Thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CNHT ở Việt Nam phân theo ngành và quy mô doanh nghiệp 49 3 Bảng 2.3 Thống kê FDI vào lĩnh vực CNHT ngành cơ khí 50 4 Bảng 2.4 Thống kê FDI vào lĩnh vực CNHT ngành điện- điện tử 51 5 Bảng 2.5 Thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực CNHT ngành hóa chất 52 6 Bảng 2.6 Thống kê FDI vào lĩnh vực CNHT ngành dệt may 53 7 Bảng 2.7 Thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực CNHT ngành da giày 54 Danh mục các biểu 1 Biểu đồ 2.1 Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện theo tháng năm 2010-2011 và 11 tháng năm 2012 33 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay các quốc gia đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào dòng vốn nước ngoài trong công cuộc phát triển kinh tế. Sự tăng trưởng đáng kể của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong vài thập kỷ qua cũng nhờ một phần vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 25 năm thi hành Luật Đầu tư nước ngoài đã đem lại những thành công lớn mà trước hết đó là huy động được nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế. FDI đã góp phần không nhỏ vào nền kinh tế đất nước và trở thành một bộ phận không thể tách rời. FDI đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn như đóng góp hơn 18% GDP, khoảng 1/3 sản lượng công nghiệp, 36% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu thô), góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế, đổi mới và chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo công ăn việc làm cùng thu nhập ổn định cho người lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; hiện thực hoá sự hội nhập kinh tế của Việt Nam với thế giới [2]. Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là ngành quan trọng của nền kinh tế, đóng vai trò như nguồn đầu vào cho hoạt động sản xuất và thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong nước. Có thể nói, trong những năm gần đây đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực này đã tạo được những bước phát triển mới, từng bước đẩy mạnh được hoạt động sản xuất, tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa các nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, tạo công ăn việc làm, tạo môi trường văn minh thương mại, đa dạng hóa sản phẩm thị trường. Năm 2012, có 1.631 doanh 1 nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với số vốn đăng ký lên tới trên 22,8 tỷ USD, chiếm 13,2% số dự án và 20,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp[1]. Tuy vậy, công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay còn đơn giản, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết đơn giản, giá trị gia tăng thấp và còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Thiếu công nghiệp hỗ trợ nên việc thu hút FDI vẫn còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn. FDI vào công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là sản xuất linh kiện, chi tiết đơn giản, giá trị gia tăng thấp, chất lượng còn có sự chênh lệch so với yêu cầu sản xuất toàn cầu. Các ngành công nghiệp khác như chế tạo ô tô, xe máy các mục tiêu về tỉ lệ nội địa hóa vẫn không đạt được kết quả như mong muốn. Các nhà đầu tư vẫn chủ yếu là từ Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Thực tế sản xuất trong nước còn khá hạn chế, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là vẫn là các doanh nghiệp FDI. Trong giai đoạn 10 năm tới, CNHT vẫn phải dựa rất nhiều vào trụ cột chính là các nhà đầu tư nước ngoài. Việc thu hút FDI vào Phát triển công nghiệp hỗ trợ một mặt vừa thu hút FDI cho một ngành như mọi ngành đơn thuần khác nhưng mặt khác quan trọng hơn - nó còn tạo điều kiện, môi trường để tiếp tục một lần nữa phát huy tác dụng là mở rộng thu hút FDI. Chất lượng của dòng thu hút đầu tư nước ngoài phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý nhà nước về thu hút đầu nước ngoài mà trong đó chính sách thu hút là một nội dung hết sức quan trọng. Vậy, chính sách thu hút FDI của Việt Nam vào phát triển Công nghiệp Hỗ trợ hiện nay như thế nào? Thực trạng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam và kết quả thu hút FDI vào phát triển CNHT? Cần phải có giải pháp chính sách gì nhằm tăng cường thu hút FDI hơn nữa để phát triển CNHT của Việt Nam?. 2 Điều này đòi hỏi cần có nghiên cứu sâu về lý luận và thực tiễn về chính sách thu hút FDI vào phát triển Công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, thực trạng và những vấn đề hạn chế. Trên cơ sở đó đề xuất định hướng và các giải pháp chính sách nhằm tăng cường thu hút FDI cho phát triển ngành này hơn nữa trong thời gian tới. Từ yêu cầu đó, tác giả đã chọn đề tài "Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ ở Việt Nam" cho luận văn thạc sỹ của mình và nhằm giải đáp câu hỏi trên. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, có nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu về đầu tư nước ngoài nói chung và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng trên nhiều mức độ khác nhau, cụ thể như sau: PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ (2007), Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà nội. Công trình đã tập trung phân tích, so sánh bản chất và đặc điểm giữa các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó làm rõ ưu điểm và hạn chế về lợi ích kinh tế của từng hình thức đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư. Nguyễn Thị Phương Hoa (2004), Đóng góp của Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Đây là một trong những nghiên cứu định lượng toàn diện đầu tiên về tác động của vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được thực hiện, trong đó phân tích xu hướng và động cơ của đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu có xét đến hiệu ứng vốn của DN vốn ĐTNN tới các ngành công nghiệp Việt Nam. Đặng Thị Kim Chung (2009), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, phân tích ảnh hưởng của chính sách thu hút FDI đối với nền kinh tế, những điểm hợp lý và hạn chế, bất hợp lý của chính sách, tìm ra 3 nguyên nhân tại sao chính sách FDI của nước ta thiếu thực tiễn và chưa được sự ủng hộ thật sự của các nhà đầu tư nước ngoài. Nguyễn Thị Tuệ Anh và các cộng sự (2006),Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng Kinh tế ở Việt nam, có đề cập phân tích tông quan khung chính sách thu hút FDI. UNIDO (2011), Tìm hiểu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển công nghiệp, đã phản ánh những mặt tác động quan trọng của FDI đối với công nghiệp Việt Nam. Trương Thị Chí Bình (2012), Nghiên cứu chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển CNHT ở một số địa phương điển hình, đã nghiên cứu tình hình và đánh giá tiềm năng thu hút FDI vào CNHT của 3 tỉnh đại diện điển hình là Vĩnh Phúc, Đồng Nai, và Bà Rịa Vũng Tàu. Ngô Quang Trung (2012), Một số hạn chế trong thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam hiện nay, đã đánh giá những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng FDI trong thời gian qua tại Việt Nam. Hoàng Văn Châu (2010), Chính sách phát triển công nghiệp Hỗ trợ của Việt Nam, đã nghiên cứu và đánh giá các chính sách phát triển công nghiệp Hỗ trợ của việt Nam bao gồm cả chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên cứu khác được nêu trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn này. Nhưng đối với việc nghiên cứu sâu về Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành CNHT hiện chưa có. Do vậy, đề tài ‘‘Chính sách thu hút Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ ở Việt Nam’’ là một đề tài mới, chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống tại Việt Nam. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích: Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách thu hút FDI vào phát triển công nghiệp hỗ trợ; những bất cập trong chính sách thu hút FDI vào phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất định hướng giải pháp hoàn thiện chính sách này ở nước ta trong thời gian tới. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau - Phân tích những vấn đề chung về chính sách thu hút FDI vào phát triển công nghiệp hỗ trợ. - Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, chính sách và kết quả thu hút FDI vào ngành này trong thời gian qua. - Đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút FDI vào phát triển hơn nữa công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Chính sách thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian và nội dung: Đề tài nghiên cứu tập trung vào chính sách thu hút FDI vào ngành CNHT ở Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Về thời gian: Thời gian từ năm 2005 - đến nay 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê đối với các số liệu thứ cấp. 5 - Nghiên cứu đã xử lý dữ liệu lấy từ cơ quan quản lý doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục thống kê, dữ liệu từ Bộ Công thương. - Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp toán thống kê, tổng hợp, so sánh số tương đối, tuyệt đối, v.v - Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 6. Những đóng góp của đề tài - Đề tài hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về chính sách thu hút FDI vào phát triển ngành CNHT - Đề tài chỉ ra một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách thu hút FDI vào phát triển CNHT ở một số nước trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam - Đề tài phân tích, làm rõ thực trạng chính sách thu hút FDI vào CNHT ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế của các chính sách này trong thời gian vừa qua. - Đề tài đưa ra định hướng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút FDI vào phát triển CNHT của Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu chính của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển Công nghiệp hỗ trợ Chương 2: Thực trạng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 1.1. KHÁI LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) VÀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ (CNHT) 1.1.1 Tổng quan về FDI 1.1.1.1 Khái niệm FDI Năm 1997 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó. Cách tiếp cận khác, khi tìm kiếm một định nghĩa về FDI là cách tiếp cận sở hữu. Synthia day, Wallace, một chuyên gia Mỹ nghiên cứu về công ty xuyên quốc gia viết: “Đầu tư nước ngoài có thể định nghĩa theo nghĩa rộng là việc thiết lập hay giành được quyền sở hữu đáng kể trong một hàng “công ty” ở nước ngoài hay sự gia tăng khối lượng của một khoản đầu tư nước ngoài nhằm đạt được quyền sở hữu đáng kể”. Các nhà kinh tế Việt Nam, khi nghiên cứu FDI thường đi theo cách tiếp cận nguồn vốn, coi FDI là một trong các nguồn vốn nước ngoài, bên cạnh các nguồn vốn khác như: tài trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs), tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Theo Luật Đầu tư năm 2005 “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp 7 luật có liên quan. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. 1.1.1.2 Đặc điểm FDI Từ những quan điểm lý thuyết trên, có thể rút ra những đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: - Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại. - Đầu tư FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phần để thôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau. - Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu theo luật đầu tư của từng nước quy định. Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình. - Đây là hình thức nhà đầu tư tự bỏ vốn cùng điều hành nguồn vốn đó theo nhu cầu kinh doanh của mình. Họ sẽ bị lỗ hay hưởng lãi vì vậy nước nhận đầu tư sẽ không phải tham gia vào các hoạt động đầu tư loại này trừ việc điều hành bằng hành lang pháp lý của mình. - Đầu tư trực tiếp chịu sự chi phối mãnh liệt của quy luật thị trường, vì vậy lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư. Lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có). - Thông qua FDI, nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội học hỏi được công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiếp thu được kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển. Đây cũng chính là ưu điểm mà các hình thức đầu tư khác không có được. 8 - Nguồn vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ dự án đầu tư dưới hình thức vốn pháp định, mà trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. Các đặc điểm trên đã tạo một ưu thế chắc chắn FDI hơn những hình thức đầu tư khác, và FDI trên thế giới hiện nay là hình thức đầu tư được quan tâm đặc biệt. 1.1.1.3 Các hình thức chủ yếu của FDI Hiện nay, có ba hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu sau đây: * Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract – BCC) BCC là văn bản được ký kết giữa 2 hoặc nhiều bên (nước ngoài và nước sở tại – các bên hợp doanh), nhằm tiến hành một hoặc nhiều hoạt động đầu tư tại nước sở tại trên cơ sở quy định quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh mà không thành lập pháp nhân mới. Phương thức hoạt động là các tổ chức kinh tế trong nước sản xuất, gia công, lắp ráp sản phẩm cho phía nước ngoài và nhận lại tiền công lao động hoặc bằng sản phẩm. Khi hết hạn hợp đồng, các máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, gia công có thể được bán lại cho doanh nghiệp. * Doanh nghiệp liên doanh (Joint – Venture Enterprise) Là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp của nước nhận đầu tư trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia góp vốn cùng điều hành hoạt động kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty TNHH có tư cách pháp nhân theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan của Việt Nam. Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp khoảng từ 30-50 năm. Doanh nghiệp này hoàn toàn tự chủ về tài chính vì vốn pháp định do mỗi bên liên doanh đóng góp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh muốn tăng vốn phải được sự chấp nhận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 9 * Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% foreign owned capital) Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân riêng với 100% vốn của phía nước ngoài. Loại hình doanh nghiệp này do phía nước ngoài toàn quyền quản lý, điều hành, tự tổ chức sản xuất kinh doanh và chịu toàn bộ trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật của nước sở tại. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp không được giảm vốn pháp định. Ngoài ra còn có hình thức công ty cổ phần, công ty quản lý vốn và còn có nhiều hình thức biến tướng khác tùy theo mục đích và đặc điểm trong yêu cầu tiếp nhận đầu tư. Thí dụ, đối với lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên có hình thức hợp đồng chia sản phẩm, trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng có hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (B.O.T). Hoặc hình thức đầu tư vào khu chế xuất hiện nay cũng có nhiều cải biến, ví dụ người ta bắt đầu chú ý đến hình thức xây dựng khu công nghiệp tập trung hoặc có nước lại quan tâm xây dựng khu kinh tế 1.1.1.4 Vai trò của FDI Bổ sung nguồn vốn trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Ở nước ta, nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển chủ yếu là từ ngân sách, bên cạnh đó nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài FDI cũng góp một phần quan trọng trong đó. Nước ta là một nước đang phát triển với mục tiêu năm 2020 cơ bản là nước công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng trong khi đó nguồn vốn tích lũy được không nhiều vì thế vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đến quá trình phát triển kinh tế Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì 10 không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng 11 1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về ngành công nghiệp hỗ trợ 1.1.2.1 Khái niệm Junichi Mori (2005) cho rằng có hai cách tiếp cận đối với khái niệm công nghiệp hỗ trợ: từ lý thuyết kinh tế và từ thực tiễn sản xuất kinh doanh. Theo lý thuyết kinh tế, công nghiệp hỗ trợ được định nghĩa là các ngành sản xuất đầu vào (manufactured inputs). Hàng hóa, sản phẩm sau cùng được tạo ra từ những quá trình sản xuất và lắp ráp các đầu vào. Công nghiệp hỗ trợ chính là những ngành sản xuất các sản phẩm đầu vào, gồm: - Các sản phẩm, hàng hóa trung gian (intermediate goods). - Các sản phẩm, hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất (capital goods). Việc phân biệt hàng hóa trung gian và hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất phụ thuộc vào hình thức chuyển hóa của những hàng hóa này vào trong sản phẩm cuối cùng. Như trong sản xuất hàng điện tử tiêu dùng, các linh kiện lắp ráp được xem như hàng hóa trung gian, trong khi máy móc, thiết bị sản xuất các linh kiện ấy được xem như hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất. Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, có hai cách hiểu về công nghiệp hỗ trợ. Ở góc độ hẹp, công nghiệp hỗ trợ là các ngành sản xuất phụ tùng linh kiện phục vụ cho công đoạn lắp ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ở góc độ rộng hơn, công nghiệp hỗ trợ được hiểu như toàn bộ các ngành tạo ra các bộ phận của sản phẩm cũng như tạo ra các máy móc, thiết bị hay những yếu tố vật chất nào khác góp phần tạo thành sản phẩm. Có ba cách thể hiện chính thức định nghĩa về công nghiệp hỗ trợ trong các văn bản cấp quốc gia, gồm: - Theo cách tổng quát. Định nghĩa chính thức của quốc gia về công nghiệp hỗ trợ được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đưa ra vào vào năm 1993: Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công 12 nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn… cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử). - Theo cách cụ thể. Định nghĩa của Văn phòng phát triển công nghiệp hỗ trợ Thái Lan (Bureau of Supporting Industries Development - BSID): Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (nhấn mạnh các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ô tô, điện và điện tử là những ngành công nghiệp hỗ trợ quan trọng). - Theo cách liệt kê. Hội đồng đầu tư Thái Lan phân loại các ngành công nghiệp sản xuất thành phẩm thành 3 bậc: lắp ráp, sản xuất linh kiện và phụ kiện, và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Năm sản phẩm chính của ngành công nghiệp hỗ trợ là gia công khuôn mẫu, gia công áp lực, đúc, cán và các gia công nhiệt. Các định nghĩa trên chủ yếu nhìn công nghiệp hỗ trợ theo ngành. Nếu tiếp cận theo chuỗi giá trị, từ góc độ doanh nghiệp, công nghiệp hỗ trợ được hiểu gồm ba dạng doanh nghiệp: - Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc ở nước ngoài. - Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc nước ngoài ở thị trường trong nước - Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc ở nội địa. Trong Quy hoạch Tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020 của Bộ Công thương, công nghiệp hỗ trợ được hiểu là những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường. Trong bản quy hoạch này, hệ thống công nghiệp hỗ trợ là hệ thống các nhà sản xuất và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng,..cho khâu lắp ráp cuối cùng. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng