Ngày xửa ngày xưa, trong một gia đình nọ, có hai anh em trai, mẹ mất sớm, cùng sống
với người cha già rất hòa thuận. Ít lâu sau khi hai anh em lập gia đình, người cha bị bệnh nặng,
qua đời. Bị vợ súi giục, người anh viện cớ mình là con cả, chiếm hết tài sản, chỉ chia cho người
em một mảnh đất nhỏ với cây khế trong đó. Dù bị thiệt thòi, người em vẫn nín nhịn, nhận lấy
phần của mình mà không một lời trách móc. Người em dựng một cái chòi gần gốc cây khế và
ngày ngày, lên rừng đốn củi, đem ra chợ bán hoặc là, gánh nước làm thuê, sinh sống cho qua
ngày.
Tuy cuộc sống vất vả khó khăn, nhưng vợ chồng người em vô cũng hòa thuận, yêu
thương nhau và rất chịu khó làm ăn. Đến năm, cây khế được mùa, hai vợ chồng vô cùng vui
mừng bảo nhau: “Cây khế năm nay sai quả, quả nào quả nấy chín mọng, thơm ngọt. Mình
mang ra chợ bán chắc cũng kiếm được chút ít”. Vừa hái quả, người chồng trèo lên cây thả rỏ
hái quả nặng chĩu, đầy ắp xuống, người vợ đón lấy mà miệng mỉm cười vui mừng.
Thế nhưng, bổng nổi lên trận gió lớn, cả hai vợ chồng lo lắng và hoảng hốt khi thấy một
con chim lạ và to đậu trên cây. Nó đậu trên cây khiến người chồng chao đảo, phải bám vào
một cành cây to thì mới giữ được thăng bằng, người vợ thì nấp vào gốc cây để tránh con vật to
lớn ấy. Với sức nặng và kích thước khổng lồ, nó không những khiến cho vợ chồng người em
kinh sợ mà còn làm cho cấy khế gãy cành và rơi rụng dập quả chín.
Người vợ lo lắng cho người chồng, lo lắng cho cả cây khế, nếu cứ thế này, cây khế sẽ
không còn quả nào mất. Người vợ sót quả chín, chạy vội ra nhặt, vừa khóc than, van nài chim:
“Trời ơi! Chim ơi! Đừng ăn … đừng ăn nữa mà!”
Người chồng trách vợ: “Trời ơi, chốn đi… sao còn ngồi đó mà lượm khế? Mình mau
chốn đi!!!”
“Ê chim, sao mày ăn khế của tao? Đi chỗ khác mau, đi đi… Trời ơi chim ơi, tao năn nỉ
mày mà… Đừng ăn nữa… Gia tài của tao chỉ có mỗi cây khế này thôi, mày ăn hết thì tao lấy
gì mà sống…? Mày ăn gì mà ăn dữ vậy?” – Người chồng than trách chim, cầu xin khẩn thiết.
“Cây khế của tôi…Chim ơi, tha cho vợ chồng tôi, vợ chồng tôi nghèo lắm chim ơi…” –
Dù người vợ có quỳ lạy van nài nhưng chim cũng chưa chịu bay đi.
Thế nhưng, bỗng chim lạ cất tiếng nói: “Ăn một quả, trả một cục vàng – May túi ba gang
mang theo mà đựng. Sáng sớm ngày mai ta sẽ tới đưa ngươi đi. Quạc quạc…quạc…”– Thế rồi
con chim lập tức bay đi luôn.
Người chồng vội trèo xuống, đến bên vợ mình. Hai vợ chồng định thần lại và suy nghĩ về
câu nói của chim. Người chồng tin lời và cho rằng, đây chắc chắn là con chim thần, nhưng
người vợ quả quyết phủ nhận chim thần sao lại đi phá phách cây trái như vậy và cho rằng con
chim bày trò “ăn khế trả vàng” để đi lừa phỉnh người khác. Người vợ tiếc cho những trái khế
chín rơi đầy trên sân, dập nát và lo lắng cho ngày mai, đói nghèo.
Đêm xuống, khi người vợ đã ngủ say, người chồng vẫn chằn trọc, đắn đó suy nghĩ về câu
nói của chim thần: “Liệu có nên nghe và đi cùng chim để lấy vàng, nếu con chim đó nói thật,
thì mình sẽ có vàng… Nhưng ngộ nhỡ, con chim chỉ lừa gạt mình, không đưa mình đi lấy vàng
mà lấy cớ đó để ăn thịt mình thì sao?”. Người chồng phân vân lắm. Và cuối cùng, người