Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại vietnam airlines, t...

Tài liệu Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại vietnam airlines, thực trạng và giải pháp

.PDF
86
536
52

Mô tả:

Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp
Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp Lời mở đầu Trong bối cảnh chủ động hội nhập sâu về kinh tế thương mại với khu vực và trên thế giới nh hiện nay, thách thức lớn nhất với các doanh nghiệp là sức cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm. Việc hội nhập quốc tế đã đặt ra những yêu cầu vừa cấp thiết, vừa trọng yếu đối với mỗi doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng không phải là ngoại lệ. Qua hơn 10 năm hoạt động, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh đáng tự hào, tạo được vị thế và uy tín trên thị trường dịch vụ hàng không trong nước và quốc tế, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần tạo dựng hình ảnh nước Việt Nam đổi mới trong con mắt của khách hàng và công chúng trong và ngoài nước. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển và đã khẳng định được vị thế của mình trên cả hai lĩnh vực: vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hoá. Vận chuyển hàng hoá đã đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng chung của Vietnam Airlines. Doanh thu vận chuyển hàng hoá trong những năm qua chiếm từ 10-13% trên tổng doanh thu của Hãng, trong đó vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu quốc tế chiếm một phần không nhỏ. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập như hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức quốc tế lớn như APEC, WTO...thì lượng hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ tăng lên đáng kể, sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn cho hoạt động chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. Cơ hội là vậy nhưng thách thức đối với Hãng hàng không quốc gia Việt Nam cũng không Ýt bởi xuất phát điểm còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn xa vời so Đinh Thị Bảo Dung 1 Lớp: Nhật 1 - K42F Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp với các nước trong khu vực; khả năng cạnh tranh còn yếu, sản phẩm có chất lượng cao không nhiều... Với mong muốn tìm hiểu thêm hoạt động chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của Vietnam Airlines trong xu thế phát triển của hàng không thế giới hiện nay, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu và dựa trên những số liệu thực tế, em đã chọn đề tài: “Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp” . Bố cục của khoá luận gồm có 3 chương: Chương I: Tổng quan về chuyên chở hàng hoá xuÊt nhập khẩu bằng đường hàng không quốc tế Chương II: Thực trạng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines Khoá luận sử dụng chủ yếu một số phương pháp nghiên cứu như duy vật biện chứng, phương pháp đánh giá, phân tích hệ thống thông qua các kiến thức đã được học tại trường Đại học Ngoại Thương, qua các tài liệu sách báo và thông tin tổng hợp từ Ban kế hoạch và tiếp thị hàng hoá - Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Trong thời gian viết khoá luận em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Vũ Sỹ Tuấn - Phó giáo sư, tiến sỹ, phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Thương. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo của Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế vì những kiến thức quý báu chúng em đã nhận được trong suốt thời gian học tập tại nhà trường. Đinh Thị Bảo Dung 2 Lớp: Nhật 1 - K42F Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp Chương i: tổng quan về chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không quốc tế I. KháI quát vận tảI hàng không 1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của vận tải hàng không 1.1. Khái niệm Vận tải hàng không là một thuật ngữ nếu nói theo nghĩa rộng thì có nghĩa là sự tập hợp của các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả, còn nếu nói theo nghĩa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hành lí, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay. Vận tải hàng không là một phương thức vận tải còn non trẻ so với các phương thức vận tải khác nh đường sắt hay đường biển. Nếu nh vận tải đường biển ra đời và phát triển từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên thì vận tải hàng không mới chỉ phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 20. Vận tải hàng không được ra đời khi loài người đã thực sự chinh phục được khoảng không, đó là khi trình độ khoa học kỹ thuật của con người đạt đến mức cho phép để chế tạo ra máy bay có khả năng chứa được một khối lượng lớn hành khách và hàng hoá đáng kể trong đó. 1.2 Vai trò của vận tải hàng không Vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và mở mang nhiều vùng kinh tế khác nhau và trong việc tạo bước phát triển chung cho nền kinh tế thế giới, vận tải hàng không cũng là một ngành công nghiệp lớn, không ngừng phát triển. Năm 1967, tổng thu nhập của các công ty hàng không của các nước thuộc ICAO là 12,5 tỷ USD, tương đương 7% doanh thu của ngành công nghiệp thế giới, năm 1980 con số đó đã lên tới 87,676 tỷ USD, và năm 2005 đã đạt tới 413 tỷ USD, lãi khai thác về vận tải hàng không Đinh Thị Bảo Dung 3 Lớp: Nhật 1 - K42F Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp của 189 quốc gia thành viên đạt 4,3 tỷ USD vào năm 2005, tăng gấp 30% so với 3,3 tỷ USD đạt được trong năm 2004; lợi nhuận của các hãng thành viên của IATA trong năm 1997 là 5 tỷ USD. Tuy chỉ chuyên chở khoảng 1% tổng khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tế nhưng lại chiếm khoảng 20% trị giá hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Đối với những nước phát triển, vận tải hàng không chỉ chuyên chở một khối lượng nhở hơn 1% nhưng lại chiếm khoảng 30% trị giá. Điều này chứng tỏ vận tải hàng không có vai trò rất lớn đối với việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng hoá có giá trị cao. Vận tải hàng không có vị trí số một đối với vận tải quốc tế những mặt hàng mau hỏng, dễ thối, súc vật sống, thư từ, hàng nhạy cảm với thời gian như các mặt hàng thời trang…những mặt hàng đòi hỏi giao ngay do máy bay có ưu thế tuyệt đối về tốc độ so với các phương tiện vận tải khác. Trong các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, lũ lụt thì vận tải hàng không có vai trò vô cùng quan trọng và trở thành phương tiện cứu trợ nhanh chóng và có hiệu quả. Vận tải hàng không là mắt xích quan trọng trong chu trình vận tải, nó kết hợp với các phương thức vận tải khác tạo thành hệ thống vận tải đa phương thức thông suốt khép kín như vận tải hàng không/vận tải biển, vận tải hàng không/vận tải ô tô… nhờ đó có thể rút ngắn thời gian vận chuyển, từ đó nâng cao tính hiệu quả của hoạt động vận tải. Vận tải hàng không có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc giao lưu giữa các nước, là cầu nối giữa nền văn hoá của các dân tộc, là phương tiện chính của du khách quốc tế. Vận tải hàng không được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế quốc dân bởi đó là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa vận tải hàng không có hệ số tác động cao đến sự phát triển của hầu hết các ngành Đinh Thị Bảo Dung 4 Lớp: Nhật 1 - K42F Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp và các lĩnh vực kinh tế xã hội khác của đất nước. Trong đó, sự phát triển của ngành vận tải hàng không là yếu tố cốt lõi không thể thiếu để hình thành các trung tâm du lịch và thương mại dịch vụ hiện đại. Mặt khác, trình độ công nghệ tiên tiến của ngành hàng không lại là động lực phát triển cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Tính quốc tế hoá sâu sắc của nó cũng tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn hướng về xuất khẩu của nền kinh tế. Vận tải hàng không trực tiếp ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế và qua đó góp phần làm tăng thu nhập quốc dân. 1.3 Đặc điểm của vận tải hàng không - Tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung và hầu nh là đường thẳng. Tuyến đường của vận tải hàng không được hình thành trong không gian căn cứ vào định hướng là chính. Tuyến đường trong vận tải hàng không không phụ thuộc vào địa hình mặt đất, mặt nước, không phải đầu tư xây dựng, về cơ bản tuyến đường di chuyển của máy bay là đường thẳng nếu không tính đến sự thay đổi độ cao trong quá trình di chuyển. Thông thường tuyến đường hàng không bao giờ cũng ngắn hơn tuyến đường sắt và tuyến đường ô tô khoảng 20%, ngắn hơn tuyến đường sông khoảng 10%. - Tốc độ vận tải đường hàng không cao, nã nhanh gấp 27 lần so với đường biển, 10 lần so với ô tô và 8 lần so với tàu hoả. Hiện nay, vận tải hàng không hoàn toàn chiếm ưu thế về tốc độ, cho phép rút ngắn thời gian vận chuyển rất nhiều. Do vậy vận tải hàng không thích hợp với những loại hàng hoá tươi sống, các loại hàng hoá có giá trị cao, hàng hoá mang tính chất thời vụ hay những loại hàng hoá cần cung cấp khẩn cấp cho thị trường hoặc hàng cứu hộ. Do tốc độ vận tải đường hàng không cao, cùng với tuyến đường di chuyển dường nh là đường thẳng nên thời gian vận chuyển của vận tải hàng không là rất ngắn. Đinh Thị Bảo Dung 5 Lớp: Nhật 1 - K42F Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp - Vận tải đường hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, do phục vụ chuyên chở hành khách, hàng hoá có giá trị cao, hàng cứu trợ khẩn cấp… là chính nên đòi hỏi an toàn tuyệt đối trong quá trình chuyên chở. Vận tải đường hàng không không cho phép sai sót dù là nhỏ nhất, vì thế vận tải đường hàng không đòi hỏi những tiêu chuẩn rất khắt khe về công nghệ kỹ thuật. - Vận tải đường hàng không cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn chất lượng cao hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác và được đơn giản hoá về thủ tục, giấy tờ do máy bay bay thẳng, Ýt qua các trạm kiểm tra, kiểm soát. Bên cạnh các ưu điểm trên thì vận tải hàng không cũng có những hạn chế sau: - Cước vận tải hàng không lớn hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác, đắt gấp 8 lần so với đường biển, 2 đến 4 lần so với đường sắt và đường bộ, nguyên nhân là do mức tiêu hao nhiên liệu của máy bay là rất nhiều, do chi phí cho các trang thiết bị hiện đại, chi phí sân bay, cho phí khấu hao máy bay, các chi phí cho hệ thống đảm bảo an toàn khi bay và chi phí cho các dịch vụ khác cũng rất cao. - Vận tải đường hàng không bị hạn chế đối với việc chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, hàng hoá cồng kềnh do máy bay có trọng tải và dung tích không lớn, nếu đem so với trọng tải của tàu biển thì bé hơn rất nhiều. - Vận tải đường hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện máy bay, sân bay, đào tạo nhân lực, xây dựng hệ thống kiểm soát không lưu, đặt chỗ toàn cầu, chi phí tham gia các tổ chức quốc tế về hàng không cũng rất lớn. 2. Đối tượng vận chuyển của vận tải hàng không Trừ hành khách không được trình bày ở đây thì đối tượng vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm có 3 nhóm chính, đó là thư bưu kiện, hàng chuyển phát nhanh và hàng hoá thông thường. Đinh Thị Bảo Dung 6 Lớp: Nhật 1 - K42F Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp - Thư, bưu kiện (Air mail): Gồm thư từ, bưu kiện, bưu phẩm dùng để biếu tặng, vật kỷ niệm… Những mặt hàng này đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh, có độ an toàn cao. - Hàng chuyển phát nhanh (Express): Gồm các loại chứng từ, các loại sách báo, tạp chí và đặc biệt là hàng cứu trợ khẩn cấp. - Hàng hoá thông thường (Air Freight): Là những hàng hoá thích hợp vận chuyển bằng máy bay trừ thư, bưu kiện, bưu phẩm và hàng chuyển phát nhanh. Trong tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng máy bay thì 80% là hàng hoá thông thường, 16% là hàng chuyển phát nhanh và 4% là bưu phẩm, bưu kiện. Hàng hoá thông thường bao gồm những loại sau: • Hàng giá trị cao: Là bất cứ mặt hàng nào có giá trị khai để chuyên chở là 1000USD hoặc tương đương hoặc cao hơn cho một kí cả bì: vàng, bạch kim, đá quý, kim cương và các sản phẩm bằng vàng, bạch kim, đá quý, kim cương…; tiền, séc, cổ phiếu, hối phiếu, thẻ tín dụng, chứng từ có giá… • Hàng hoá dễ hư hỏng do thời gian: Gồm những loại hoa quả tươi, thực phẩm đông lạnh… • Hàng hoá nhạy cảm với thị trường: Gồm những loại hàng mốt, hàng thời trang. • Động vật sống: Gồm những loại động vật nuôi trong nhà, vườn thú. Động vật sống cần có yêu cầu kiểm dịch, chăm sóc đặc biệt, đòi hỏi phải vận chuyển nhanh chóng để không ảnh hưởng tới sức khoẻ. • Hàng nguy hiểm: Là một số loại mặt hàng mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng có những đặc tính nguy hiểm nội tì khi chuyên chở bằng đường hàng không. Ví dụ như sơn trong điều kiện thay đổi về Đinh Thị Bảo Dung 7 Lớp: Nhật 1 - K42F Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp áp suất không khí và nhiệt độ có thể thoát hơi dễ cháy. Nhiều hoá chất có bản chất ăn mòn hay dễ nổ và chỉ có thể được nhận chở nếu được đóng gói như thế nào đó để hạn chế những thuộc tính đó tới mức độ an toàn. • Hàng đặc biệt quan trọng: Thuốc cứu sinh mệnh được ưu tiên lưu thông và thường được thông báo gấp để di chuyển; mẫu bệnh lý, hàng dễ tổn thất, dễ mất cắp như mẫu công nghiệp hay kiÕn trúc được xếp trong khu vực riêng trong ga và được bảo vệ chu đáo; hài cốt, di hài. 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không 3.1 Cảng hàng không Theo luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Cảng hàng không là một khu vực xác định bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác được sử dụng phục vụ cho máy bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không. Cảng hàng không được phân thành các loại sau đây: - Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa - Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa Cảng hàng không bao gồm một số khu vực chính sau: • Đường cất, hạ cánh của máy bay • Nơi đỗ và cất giữ máy bay • Khu vực điều hành bay • Khu vực đưa đón khách • Khu vực giao nhận hàng hoá • Khu vực quản lý hành chính… Đinh Thị Bảo Dung 8 Lớp: Nhật 1 - K42F Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp Khu vực quản lý hàng hoá thường gồm: - Trạm giao nhận hàng xuất khẩu: Là nơi tiến hành kiểm tra hàng hoá, làm thủ tục thông quan, lập chứng từ về hàng hoá, giao hàng hoá xuất khẩu, đóng hàng hoá vào các công cụ vận tải, xếp hàng lên máy bay, lưu kho trước khi xếp hàng lên máy bay… - Trạm giao nhận hàng nhập khẩu: Là nơi làm thủ tục thông quan, kiểm tra và giao nhận hàng cho người nhận hàng. - Trạm giao nhận hàng chuyển tải: Là nơi tập trung hàng hoá chuyển tải, nơi tiến hành các thủ tục để giao hàng cho các hãng hàng không chuyển tiếp… Người kinh doanh dịch vụ ở đây thường là các hãng hàng không là thành viên của IATA làm đại lý cho nhau. 3.2 Máy bay Máy bay là phương tiện bay hiện đại, cao cấp, ngày nay đóng vai trò không thể thiếu trong kinh tế, đặc biệt là trong quân sự. Ở đây chúng ta chỉ nhắc đến máy bay dân dụng, là công cụ chuyên chở của vận tải hàng không, bao gồm các loại sau đây: - Máy bay chở khách: Là loại máy bay được thiết kế chuyên dùng để chở khách là chủ yếu. Tuy nhiên, loại máy bay này cũng có thể được sử dụng kết hợp với chở hàng ở boong dưới, trong khi hành khách được chở ở khoang chính. Loại máy bay này có nhược điểm là chỉ chở được rất Ýt hàng trên một chuyến, nhưng có ưu điểm lớn là chuyên chở một cách thường xuyên, tần suất bay cao và hiệu quả. - Máy bay chở hàng: Là loại máy bay được thiết kế chuyên dụng để chở hàng, để bổ sung cho máy bay chở khách. Loại máy bay này có ưu điểm là có thể chuyên chở được lô hàng có khối lượng lớn, có kích thước cồng kềnh và chủng loại hàng hoá để chở cũng đa dạng hơn so với máy bay chở khách. Nhưng nhược điểm của nó là chi phí hoạt động rất lớn, cước phí vận chuyển thường cao hơn so với máy bay chở khách do có tần suất bay thấp Đinh Thị Bảo Dung 9 Lớp: Nhật 1 - K42F Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp hơn. Do vậy loại máy bay này chỉ được sử dụng bởi những hãng hàng không có tiềm lực kinh tế lớn. - Máy bay kết hợp: Là loại máy bay được thiết kế vừa để chuyên chở hàng hoá vừa để chở hàng ở boong dưới. Loại máy bay này còn được gọi là máy bay thay đổi nhanh tuỳ theo số lượng hành khách hoặc hàng hoá được chuyên chở. Ưu điểm của loại máy bay này là tính linh hoạt và cơ động cao, có thể dễ dàng điều chỉnh khả năng chuyên chở hàng hoá theo yêu cầu. Đinh Thị Bảo Dung 10 1 - K42F Lớp: Nhật Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp 3.3 Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng ở cảng hàng không cũng rất đa dạng và phong phú. Có các trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá trong sân bay, có các trang thiết bị xếp dỡ hàng hoá theo đơn vị. 3.3.1 Trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá trong sân bay Hiệu quả của vận tải hàng không phụ thuộc vào phương tiện xếp dỡ vận tải hàng hoá. Vì vậy, trong vận tải hàng không, phương tiện xếp dỡ vận tải hàng đến và rời khỏi máy bay phải là những phương tiện vận tải hiện đại, trình độ cao như những chiếc xe đặc chủng có thiết bị nâng hàng và dỡ hàng, đặc biệt đối với những loại hàng hoá cồng kềnh và nặng. Những phương tiện xếp dỡ ở các sân bay cũng rất khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào địa thế của sân bay và lực lượng hay mật độ hàng hoá ở sân bay đó có Ýt hay nhiều, nhưng nói chung có thể bao gồm những loại sau đây: - Xe vận chuyển container/pallet - Xe nâng hàng để xếp dỡ container và pallet - Thiết bị nâng container/pallet - Băng chuyền hàng rời - Giá đỡ hay rơ-moóc dùng để chở container/pallet (không có động cơ riêng) 3.3.2 Các thiết bị xếp hàng theo đơn vị Để cải tiến việc xếp dỡ hàng hoá với số lượng lớn người ta thấy cần gộp hàng vào những đơn vị lớn để có thể chứa được nhiều những lô hàng nhỏ, đó là pallet hoặc container, đây là những phương tiện được coi là những bộ phận có thể di chuyển được của cấu trúc máy bay. Nhằm mục đích đó, sàn của hầm hay boong máy bay thường được trang bị những khay lăn và hệ thống ngăn giữ thích hợp. Hầu hết những thiết bị chất hàng theo đơn vị hiện đang được sử dụng là một bộ phận dùng cho máy bay. Đinh Thị Bảo Dung 11 1 - K42F Lớp: Nhật Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp Thiết bị xếp dỡ hàng hoá có thể là sự phối hợp của các thành phần nh pallet máy bay và lưới, pallet máy bay và lưới và Igloo. Thiết bị xếp dỡ hàng hóa có thể là một cấu trúc đầy đủ nh: Container hàng boong dưới, container hàng boong chính, bộ Igloo cấu trúc. Các thiết bị xếp dỡ hàng hoá theo đơn vị bao gồm những loại sau: - Pallet máy bay: Là một tấm bục phẳng được chằng buộc lại bằng lưới và Igloo sau đó được chốt vào máy bay. Người ta dùng thiết bị này để có thể xếp dỡ nhanh trên hệ thống băng chuyền. Phần lớn các pallet máy bay đều có kích cỡ theo tiêu chuẩn, thường không dày quá 1 inch và có rãnh xung quanh để có thể chằng được lưới. - Pallet không chuyên dụng cho máy bay: Loại pallet này không chỉ dùng cho máy bay mà còn dùng cho các phương tiện vận tải khác. - Igloo: Là một cái lồng không có đáy, làm bằng thép hoặc sợi thuỷ tinh hoặc vật liệu phù hợp dùng để chụp lên pallet nhằm giữ chặt hàng, sau đó có trùm hoặc không trùm lưới lên trên tuỳ từng loại Igloo. Igloo gồm có 2 loại chính: • Igloo không kết cấu: Là loại vỏ cứng không đáy, mở phía trước, làm bằng sợi thuỷ tinh, kim loại hoặc một loại vật liệu tương ứng khác. Nó có độ cong phù hợp độ cong của khoang máy bay. Vỏ này được kết hợp với một bộ lưới và pallet máy bay. • Igloo kết cấu: Là loại Igloo có kết cấu gắn liền với pallet để tạo thành một đơn vị hàng hoá riêng biệt, thống nhất. Loại này không cần có lưới trùm lên - Lưới pallet máy bay: Là lưới hay đai sử dụng trùm lên pallet máy bay để giữ chặt hàng. Lưới không tự tạo thành một đơn vị hàng hoá mà chỉ góp phần tạo nên đơn vị hàng hoá. - Container: Container chở bằng máy bay bao gồm có 2 loại chính: Đinh Thị Bảo Dung 12 1 - K42F Lớp: Nhật Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp • Container theo tiêu chuẩn IATA: Là những container sản xuất chuyên dụng để chuyên chở hàng hoá bằng máy bay, không thích hợp với chuyên chở bằng các phương tiện vận tải khác như ô tô, tàu biển. • Container đa phương thức: Loại container này không chỉ dùng chuyên chở hàng hoá bằng máy bay mà có thể dùng chuyên chở hàng hoá bằng các phương tiện vận tải khác. Đối với máy bay, loại này được chuyên chở trên boong chÝnh. Container đa phương thức gồm có 6 loại: 1A, 1B, 1C, 1D, 1E, 1F ii. tổng quan về chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không quốc tế 1. Sơ lược về sự ra đời và phát triển của vận tải hàng không thế giới Vận tải hàng không là một phương thức còn non trẻ so với các phương thức vận tải khác. Vào thế kỷ 15, hoạ sỹ, nhà vật lý thiên tài Leonardo Devinci đã có công đặt nền móng cho việc nghiên cứu và chế tạo máy bay, ông đã nghiên cứu về chuyển động bay của chim và dựa vào đó để chế tạo ra cánh máy bay. Việc chinh phục bầu trời chỉ thực sự bắt đầu vào năm 1873 khi ở Pháp, anh em nhà Montgolfier đã chế tạo ra khinh khí cầu Hydro và khí nóng, kể từ đó các chuyến bay bằng khinh khí cầu ngày càng tăng kể cả về số lượng chuyến bay và khoảng cách bay trong suốt thể kỷ 19. Thực tế những khí cầu bị hạn chế bởi chúng chỉ có thể di chuyển theo hướng gió thổi. Điều đó đã thúc đẩy con người chế tạo ra khí cầu có thể điều khiển được hoặc lái được, khí cầu đã được cải tiến. Dù chỉ với vài khí cầu điều khiển, hoặc còn có thể gọi là khí cầu có thể lái được đã được chế tạo trong những năm 1880, người ta đã thành lập những tuyến đường bay vận chuyển hành khách đến các địa điểm định sẵn. Người đi đầu tiên trong lĩnh vực khí cầu điều khiển là một người Brazil, ông Alber Santos Dumont. Santos Dumont đã tạo nên hiệu quả khi kết hợp một khí cầu hình thoi với một động cơ đốt trong. Vào ngày 19/10/1901, ông trở nên nổi tiếng trên thế Đinh Thị Bảo Dung 13 1 - K42F Lớp: Nhật Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp giới khi bay trên chiếc khí cầu của ông có tên là “ Number 6” đến Paris. Santos Dumont đã thành công với những khí cầu, điều đó chứng minh rằng chuyến bay có kiểm soát và ổn định là có thể thực hiện được. Lịch sử hàng không mới thực sự bước sang mét trang mới vào ngày 17/12/1903 khi anh em nhà Wright đã bay thành công trên một chiếc máy bay 2 tầng tự thiết kế, chiếc máy bay này có cánh gỗ, có gắn động cơ, mặc dù chiếc máy bay này chỉ bay được quãng đường ngắn do gặp vấn đề về điều khiển. Hai anh em nhà Wright được coi là những người đầu tiên trong lịch sử chế tạo ra động cơ bay mà ngày nay người ta gọi là máy bay. Sự thành công này đã khích lệ các chuyến bay thử khác. Henry Farman đã bay được một cây số vào năm 1908 và lần thứ 2 đã bay được trong vòng 4 giê 6 phút vào ngày 3/11/1909. Ngày 25/7/1909 Blerict đã bay xuyên biển Manche, ngày 23/9/1910 Chauves đã bay vượt núi Anpes. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1919) đã thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không để phục vụ nhu cầu vận tải quân sự. Ngành hàng không đã bắt đầu phát triển nhanh và đạt được nhiều thành tựu về thời gian, khoảng cách, độ cao, tốc độ và an toàn trong khi bay. Sự phát triển lớn của khoa học công nghệ đã mở rộng sự phát triển của lĩnh vực hàng không trong suốt những năm 1920-1930 nh chuyến bay xuyên Đại Tây Dương của Charles Lindbergh vào năm 1927. Mét trong số thiết kế máy bay thành công nhất của thời kỳ giữa hai cuộc đại chiến là Douglas DC3, nó đã trở thành loại máy bay dân dụng loại lớn đầu tiên mang lại lợi nhuận chỉ bằng hình thức vận chuyển hành khách. Do sự bùng nổ của thế chiến thứ 2 (1939-1945), do sự bức bách của nhu cầu chiến tranh, vận tải đường hàng không đã phát triển mạnh, nhiều thành phố và đô thị lớn đã xây dựng các sân bay và có nhiều phi công đủ trình độ gia nhập quân đội để lái máy bay chiến đấu. Trong thời gian này, vận tải hàng không chỉ phục vụ chuyên chở thư tín và nhu cầu quân sự. Đinh Thị Bảo Dung 14 1 - K42F Lớp: Nhật Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, vận tải đường hàng không đã có những bước tiến lớn do những thành tựu khoa học kỹ thuật mang lại. Vận tải hàng không bắt đầu chuyển sang phục vụ các mục đích dân sự. Đặc biệt là ở Bắc Mỹ, có sự bùng nổ trong hàng không dân dụng, cả tư nhân lẫn thương mại. Các hãng chế tạo máy bay mở rộng sản xuất để cung cấp máy bay hạng nhẹ cho thị trường giai cấp tiểu tư sản mới. Cũng từ đây, cuộc cạnh tranh kiểm soát không lưu trong vận tải đường hàng không ngày càng gay gắt. Đây chính là tiền đề để cho ngành vận tải hàng không phát triển cả chiều rộng và chiều sâu trong giai đoạn sau này. Vào thập niên 1950, việc phát triển máy bay phản lực dân dụng dần dần trở nên lớn mạnh. Cùng lúc này người ta đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển động cơ tuốc bin khí, bắt đầu xuất hiện máy bay giá rẻ làm cho khả năng phục vụ những quãng đường nhỏ tốt hơn, và chúng có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết. Từ thập niên 1960, vật liệu composite đã được ứng dụng để làm thân máy bay, giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn, những động cơ hiệu suất cao trở nên thông dụng và sẵn có. Trong vòng gần 50 năm trở lại đây, vận tải đường hàng không quốc tế phát triển một cách nhanh chóng, trở thành một ngành vận tải quan trọng và không thể thiếu trong giao lưu quốc tế và trong quá trình phát triển kinh tế thế giới. 2. Các tổ chức quốc tế về vận tải hàng không 2.1 Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) là tổ chức cấp chính phủ, được thành lập vào tháng 4/1947 trên cơ sở công ước quốc tế về hàng không dân dụng quốc tế, đến tháng 10/1947 trở thành cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, có trụ sở tại Montreal-Canada. Hiện ICAO có 189 thành viên, Việt Nam là thành viên từ năm 1980. Đinh Thị Bảo Dung 15 1 - K42F Lớp: Nhật Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp Mục đích của ICAO: • Đảm bảo phát triển vận tải hàng không quốc tế an toàn và có trật tự trên phạm vi toàn thế giới. • Khuyến khích nghệ thuật chế tạo và khai thác máy bay nhằm mục đích hoà bình • Khuyến khích sự phát triển của các tuyến đường hàng không, cảng hàng không và các thiết bị hiện đại phục vụ cho ngành hàng không dân dụng quốc tế • Đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên thế giới về vận tải hàng không một cách an toàn, hài hoà và hiệu quả kinh tế • Ngăn ngõa sự lãng phí do cạnh tranh bất hợp lý gây ra • Đảm bảo tôn trọng toàn vẹn các quyền của các quốc gia ký kết và mỗi quốc gia ký kết có cơ hội công bằng để khai thác các hãng hàng không quốc tế • Đẩy mạnh sự phát triển chung của ngành khoa học hàng không trên mọi khía cạnh 2.2. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA được thành lập vào tháng 04/1945 tại Havana - Cuba, là một tổ chức phi chính phủ, trụ sở đóng tại Montreal - Canada, văn phòng điều hành đóng tại Geneve - Thuỵ Sỹ. Theo số liệu đến cuối năm 2006 thì IATA đã có 274 thành viên (hạng I và hạng II) là các hãng hàng không của 136 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hoạt động của các hãng hàng không là thành viên của IATA đã chiếm tới 94% vận tải hàng không theo lịch quốc tế. Sứ mạng của IATA chính là sự hợp tác giữa các hãng hàng không trong việc tăng cường độ an toàn, an ninh, độ tin cậy và mức độ hiệu quả kinh tế trong vận chuyển hàng không. Các hãng hàng không trên thế giới đều mong muốn trở thành thành viên của IATA vì điều này không chỉ Đinh Thị Bảo Dung 16 1 - K42F Lớp: Nhật Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp mang lại lợi Ých thương mại mà còn cã ý nghĩa rất lớn về mặt xây dựng và quảng bá tên tuổi của mình Mục đích của IATA: • Trợ giúp các hãng hàng không đạt được sự cạnh tranh hợp pháp và thống nhất giá cả • Phát triển hàng không quốc tế một cách đều đặn, an toàn và hiệu quả vì lợi Ých của tất cả mọi người trên trái đất • Góp phần phát triển thương mại bằng đường hàng không quốc tế và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng không • Góp phần thúc đẩy mối quan hệ tác động qua lại giữa các hãng hàng không, trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vận tải đường hàng không quốc tế • Hợp tác chặt chẽ với ICAO và các tổ chức quốc tế khác • Cung cấp các phương tiện phối hợp hoạt động giữa các hãng hàng không Hoạt động của IATA bao gồm những vấn đề có liên quan đến tất cả các lĩnh vực kỹ thuật, pháp lý và tài chính của vận chuyển hàng không, nhưng quan trọng nhất là nó liên quan đến việc điều chỉnh giá vé và giá cước của các nước hội viên về việc vận chuyển những mặt hàng hạn chế, chứng từ tiêu chuẩn và xử lý thủ tục. Ngày 5/12/2006, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA, điều này góp phần không nhỏ vào việc khẳng định đẳng cấp quốc tế của thương hiệu Vietnam Airlines. 2.3 Hiệp hội các hãng hàng không châu Á – Thái Bình Dương AAPA Hiệp hội các hãng hàng không châu Á- Thái Bình Dương (AAPA) được thành lập năm 1965 tại Malina- Philippin bởi lãnh đạo của 6 Hãng hàng Đinh Thị Bảo Dung 17 1 - K42F Lớp: Nhật Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp không châu Á. Ban đầu hiệp hội có tên gọi là Văn phòng nghiên cứu của các Hãng hàng không Phương Đông, nh một tổ chức độc lập của các hãng hàng không từ múi giờ GMT+7 đến GMT+10 Đầu năm 1970, Văn phòng này được đổi tên thành Hiệp hội các Hãng hàng không Phương Đông (OAA). Hội nghị các chủ tịch hãng lần thứ 31 năm 1997 đã mở rộng phạm vi địa lý của OAA đến GMT+12. Hội nghị các chủ tịch hãng họp ngày 29/11/1996 tại Queensland-Australia đã quyết định đổi tên thành Hiệp hội các hãng hàng không châu Á- Thái Bình Dương. Hiệp hội các hãng hàng không châu Á- Thái Bình Dương (AAPA) gồm 17 Hãng hàng không lớn của khu vùc, hiện chiếm khoảng 20% lượng hàng khách đi lại bằng máy bay và 1/3 lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không trên thế giới. Trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao, sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không trên thế giới trở nên gay gắt hơn, trong khi nhiều hãng hàng không ở Mỹ và một số nước khác phải giảm tuyến, giảm chuyến thì nhiều Hãng hàng không ở châu Á- Thái Bình Dương vẫn phát triển tốt và dự đoán vận tải hàng không trong khu vực sẽ tăng trưởng ở nhịp độ khoảng từ 6% đến 7% trong một thời gian dài. Mục đích của hiệp hội hàng không châu Á- Thái Bình Dương: • Cung cấp nguồn phân tích có chất lượng cao và có cơ sở thông tin hỗ trợ cho các thành viên xem xét và thảo luận các cơ hội hợp tác song phương và đa phương trong các lĩnh vực Marketing, khai thác bay, an toàn không lưu và nhân lực nhằm hoàn thiện hiệu quả kinh tế của các thành viên như một tập thể và của mỗi doanh nghiệp nói riêng. • Tạo điều kiện gặp gỡ và cơ cấu các uỷ ban cho tất cả các thành viên trao đổi thông tin, quan điểm về các vấn đề cùng quan tâm. Qua đó cung cấp vấn đề về chuyển giao công nghệ và kiến thức Đinh Thị Bảo Dung 18 1 - K42F Lớp: Nhật Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp cho các hãng hàng không nhỏ, kém phát triển hơn và giữa các hãng hàng không với nhau. • Tạo ra một khuôn khổ hữu hiệu cho tất cả cá thành viên cùng nhau thảo luận các biện pháp giảm nhẹ ảnh hưởng xấu gây thiệt hại của cạnh tranh không lành mạnh, giải quyết tác động xấu của các quy định ngặt nghèo trong ngành và của các Chính phủ, đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa ra tiếng nói chung của các hãng hàng không châu Á- Thái Bình Dương trên trường quốc tế vì quyền lợi và sự phát triển mạnh và thịnh vượng của các Hãng hàng không. Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội các Hãng hàng không Châu Á - Thái Bình Dương từ tháng 11 năm 1997. 3. Tình hình chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không trên thế giới trong những năm gần đây Kể từ năm 2001, thị trường vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của các Hãng hàng không thế giới đã phục hồi và tăng trưởng trở lại cho dù tốc độ gia tăng không cao. Sau bước phát triển vượt bậc trong năm 2004 thì vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu trên thế giới lại tiếp tục đi xuống trong những năm gần đây. Năm 2004 tốc độ phát triển của vận tải hàng hoá đạt 12%, nhưng từ năm 2005 tới nay thì kết quả đã không được như vậy, tốc độ phát triển của vận tải hàng không đạt ở mức thấp hơn 6%/năm, mức tăng trưởng năm 2006 chỉ đạt 3,2%, mức tăng trưởng về hàng hoá luân chuyển FTK của lĩnh vực vận tải hàng hoá năm 2005 chỉ đạt 2%, thậm chí trên các chuyến bay được coi là đầy tiềm năng vượt Thái Bình Dương, FTK còng chỉ đạt được 2,5%. Từ tháng 9/2005, số tấn hàng hoá vận chuyển trên toàn cầu đã giảm 3% so với cùng kỳ năm 2004. Một số nguyên nhân dẫn đến kết quả này là: - Hậu quả của vụ sóng thần vào tháng 12/2004 tại châu Á, tiếp theo là động đất tại Mỹ và Pakistan đã ảnh hưởng tới hoạt động vận chuyển hàng hoá năm 2005. Đinh Thị Bảo Dung 19 1 - K42F Lớp: Nhật Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khÈu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, thực trạng và giải pháp - Nền kinh tế Mỹ đi xuống làm cho mức đầu tư kinh tế suy giảm, điều này làm cho các mặt hàng thường vận chuyển bằng đường không tồn kho rất nhiều, nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ cũng giảm xuống. - Giá nhiên liệu tăng mạnh trong năm 2005 và những năm tiếp theo, điều này đi kèm với một số khoản phụ phí nhiên liệu dành cho hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không. Theo Hiệp hội vận tải Hàng không Mỹ (IATA), các nguyên nhân trên đã ảnh hưởng bất lợi đến các Hãng Hàng không và các nhà khai thác vận tải hàng hoá. Một nguyên nhân gián tiếp khác cũng ảnh hưởng đến vận tải hàng hoá đường không là: Giá nhiên liệu tăng cao sẽ làm cho thu nhập của người tiêu dùng sẽ giảm xuống, từ đó làm giảm đi nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ giá trị cao như vận chuyển hàng hoá bằng máy bay. Trong thời gian sắp tới, các chuyên gia đã chỉ ra một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hình thức vận tải hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không, đó là: - Nhiều hãng hàng không hiện nay đã chuyển hình thức khai thác từ các máy bay cỡ lớn sang các máy bay cỡ nhỏ trên các chuyến bay quốc tế để đảm bảo đủ khách nhưng khoang chứa hàng lại nhỏ đi. Do vậy, số lượng hàng hóa cần chuyên chở sẽ được chuyển sang các nhà khai thác vận tải hàng hóa đảm nhận. Trong lúc các hãng hàng không đều nỗ lực điều chỉnh các chuyến bay theo nhu cầu số lượng hành khách thì các nhà khai thác vận tải hàng hoá đường hàng không lại đang tăng số lượng đặt mua các máy bay vận tải lớn, ví dụ như B747-400. Việc phối hợp giữa các hãng hàng không chở khách và các hãng khai thác vận chuyển hàng hoá có thể sẽ làm sản lượng vận tải hàng hoá quốc tế tại các khu vực như Bắc Đại Tây Dương tăng lên. - Tình hình kinh tế Mỹ và Trung Quốc đang có chiều hướng hồi phục và phát triển. Thực tế cho thấy, thị trường Mỹ thu hút khoảng 60% vận tải Đinh Thị Bảo Dung 20 1 - K42F Lớp: Nhật
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145