Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại côn...

Tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh viến thông trọng nhân

.DOC
46
258
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH VIẾN THÔNG TRỌNG NHÂN Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Lớp : Khoá : Hệ : Th.s Bùi Quang Hùng Phan Mạnh Vương TCKD2 08 Trung cấp chuyênnghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2008 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN V Ị THỰC TẬP ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tại công ty, em đã được tiếp thu những kiến thức về kế toán doanh nghiệp dưới nhiều góc độ: quản trị, chi phí …Các anh chị trong công ty đã hướng dẫn cho em rất tận tình. Em đã phần nào tiếp cận đươc thực tế công tác kế toán tại công ty, áp dụng những kiến thức đã học vào công việc. Đồng thời em cũng học hỏi thêm được những điều thiết thực cho nghề nghiệp trong tương lai. Em rất cám ơn sự giúp đỡ của công ty nói chung và của các chị trong phòng Kế toán nói riêng. Nếu trong quá trình thực tập có điều gì sai sót, mong các anh chị bỏ qua cho em. CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG CP NVL TT: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NC TT : chi phí nhân công trực tiếp CP SXC : chi phí sản xuất chung CP SXKD DD: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. SP : sản phẩm MĐHT : mức độ hoàn thành DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo kê khai thường xuyên Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo kiểm kê định kỳ Sơ đồ 2.6: Sơ đồ công thức tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song Sơ đồ 2.7: Sơ đồ công thức tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự Các phiếu Nhập kho thành phẩm, Phiếu xuất kho nguyên vật liệu. MỤC LỤC: CHƯƠNG 1: GIÔÙI THIEÄU KHAÙI QUAÙT VEÀ COÂNG TY THÖÏC TAÄP 1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1 Giới thiệu đơn vị thực tập. 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ 1.2.1 Chức năng 1.2.2 Nhiệm vụ 1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị: 1.3.1 Cơ cấu tổ chức 1.3.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức. 1.3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.  Ban giám đốc  Phòng kinh doanh  Phòng thiết kế  Phòng kế tóan tài chính 1.3.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 1.3.2.1 Đặc điểm của bộ máy kế toán 1.3.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 1.3.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận  Kế tóan trưởng  Kế tóan tổng hợp…  Kế toán thu chi 1.3.3 Hệ thống tài khoản sử dụng 1.3.4 Hình thức ghi sổ 1.3.5 Định hướng tổ chức, kế hoạch phát triển của công ty trong thời gian tới 1.3.4.1 Dự báo chung 1.3.4.2 Cơ hội và những thách thức đặt ra đối với công ty CH ƯƠNG 2: CÔ SÔÛ LYÙ LUAÄN 2.1. Nhöõng vaán ñeà chung veà taäp hôïp CPSX vaø tính giaù thaønh SP 2.1.1 Chi phí saûn xuaát 2.1.1.1 Khaùi nieäm 2.1.1.2 Phaân loaïi 2.1.2 Giaù thaønh SP 2.1.2.1 Khaùi nieäm – baûn chaát vaø chöùc naêng cuûa giaù thaønh 2.1.2.2 Phaân loaïi giaù thaønh 2.1.2.3 Ñoái töôïng – Kyø tính giaù thaønh 2.1.3 Moái quan heä giöõa ñoái töôïng taäp hôïp CPSX vaø ñoái töôïng tính giaù thaønh 2.2 Keá toaùn taäp hôïp CPSX vaø tính giaù thaønh saûn phaåm 2.2.1 Keá toaùn CPNVLTT 2.2.1.1 Khaùi nieäm 2.2.1.2 Chöùng töø – soå söû duïng vaø trình töï ghi soå 2.2.1.3 Taøi khoaûn söû duïng, sơ đồ tài khoản 2.2.2 Keá toaùn CPNCTT 2.2.2.1 Khaùi nieäm 2.2.2.2 Chöùng töø – soå söû duïng vaø trình töï ghi soå 2.2.2.3 Taøi khoaûn söû duïng, sơ đồ tài khoản 2.2.3 Keá toaùn CPSXC 2.2.3.1 Khaùi nieäm 2.2.3.2 Chöùng töø – soå söû duïng vaø trình töï ghi soå 2.2.3.3 Taøi khoaûn söû duïng 2.2.3.4 Phaân boå CPSXC 2.2.4 Keá toaùn taäp hôïp CPSX vaø tính giaù thaønh SP 2.3 .Ñaùnh giaù saûn phaåm dôû dang cuoái kyø 2.4 Caùc phöông phaùp tính giaù thaønh CHÖÔNG 3: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG TRỌNG NHÂN: 3.1 QUY TR ÌNH SẢN XUẤT: 3.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT TAỊ CÔNG TY: 3.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí 3.2.2 Ñoái tượng tính giaù thaønh. 3.2.3 Kỳ tính giá thành 3.2.4 Phương pháp tính giá thành 3.3 KEÁ TOAÙN TAÄP HÔÏP CPSX VAØ TÍNH GIAÙ THAØNH SAÛN PHAÅM TAÏI ÑÔN VÒ: 3.3.1 Keá toaùn taäp hôïp CPSX vaø tính giaù thaønh saûn phaåm: 3.3.1.1 Keá toaùn CPNVLTT 3.3.1.1.1 Chöùng töø – soå söû duïng – Taøi khoaûn söû duïng vaø trình töï ghi soå: 3.3.1.1.2 Keá toaùn taäp hôïp CPNVLTT 3.31.2 Keá toaùn CPNCTT 3.3.1.2.1 Chöùng töø – soå söû duïng – Taøi khoaûn söû duïng vaø trình töï ghi soå: 3.3.1.2.2 Keá toaùn taäp hôïp CPNCTT 3.3.1.3 Keá toaùn CPSXC 3.3.1.3.1 Chöùng töø – soå söû duïng – Taøi khoaûn söû duïng vaø trình töï ghi soå: 3.3.1.3.2 Keá toaùn taäp hôïp CPSXC 3.3.2 Keá toaùn taäp hôïp CPSX vaø tính giaù thaønh SP: 3.3.2.1 Tập hợp chi phí sản xuất. 3.3.2.2 Ñaùnh giaù saûn phaåm dôû dang cuoái kyø: 3.3.2.3 Tính giaù thaønh. 3.3.2.4 Báo cáo tính giá thành CHÖÔNG 4: NHAÄN XEÙT, KIEÁN NGHÒ: 4.1 NHẬN XÉT: 4.1.1 Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán 4.1.2 Nhận xét chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành  Phương pháp  Đối tượng  Kỳ tính giá thành  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 4.2 ĐỀ XUẤT: 4.3 KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Hạch toán giá thành sản phẩm luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng Nhà nước thực hiện công tác quản lý của các doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hạch toán giá thành là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp. Hạch toán giá thành liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc hạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán ở các doanh nghiệp. Chính vì những lý do quan trọng trên mà em đã chọn đề tài “Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại Công ty TNHH Viễn Thông Trọng Nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm để thấy được cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm. Đồng thời xem xét tính hợp lý của các khoản mục cấu thành nên giá thành sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm giúp công ty sử dụng tốt các tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nội dung nghiên cứu: - Hạch toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Ghi chép kế toán: định khoản, lên tài khoản chữ T, hạch toán, ghi chép trên các Sổ nhật ký chung, Sổ cái và các sổ chi phí sản xuất kinh doanh. - Kết chuyển, tập hợp chi phí và tính giá thành. Phương pháp nghiên cứu:  Thông tin cần thiết cho đề tài:  Thông tin khái quát về công ty.  Thông tin khái quát về bộ máy kế toán tại công ty.  Thông tin khái quát về quy trình sản xuất.  Thông tin về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.  Cách thực hiện:  Thu thập số liệu tại phòng kế toán của công ty.  Tham khảo chuẩn mực.  Tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty bằng cách phỏng vấn nhân viên. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài này chỉ nghiên cứu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cụ thể là giá thành sản xuất, không đề cập đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Số liệu đùng để nghiên cứu hạch toán là tháng 7 năm 2007. - Công ty sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng chỉ nghiên cứu sản phẩm điện thoại M 303 và M601. PHẦN NỘI DUNG CH ƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG TRỌNG NHÂN        1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: 1.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH Viễn Thông Trọng Nhân Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn viễn thông Trọng Nhân Tên giao dịch: Trong Nhan telecommunication Co, ltd. Tên viết tắt: TROTELCO, LTD. Địa chỉ trụ sở chính: tầng 3, số 51/82_84 Cao Thắng, phường 3, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 8396462 Fax: (08) 8396462 Vốn điều lệ: 600000000đ Mã số thuế: 0301928987 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH viễn thông Trọng Nhân chính thức được thành lập vào ngày 25/2/2000 theo quyết định kinh doanh số 4102000280 do Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp dưới hình thức là một doanh nghiệp tư nhân, có con dấu riêng, hạch toán riêng, hoạt động theo chủ trương, chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp với ngành nghề chuyên trách. 1.2 CH ỨC NĂNG VÀ NHIỆM V Ụ: 1.2.1 Chức năng:  Công ty TNHH viễn thông Trọng Nhân hoạt động kinh doanh các ngành nghề:  Mua bán thiết bị viễn thông, máy điện thoại, máy tính cước.  Sản xuất và mua bán phần mềm.  Lắp ráp tổng đài điện thoại, điện tử 04 và 08 số.  Thiết kế và sản xuất phần cứng, mạch điều khiển, mạch điều khiển, mạch tự động.  Sản xuất các thiết bị chống sét, máy báo động, máy báo trộm.  Mua bán tổng đài điện thoại 64 số và phụ kiện  Sản xuất và mua bán máy điện thoại các loại. 1.2.2 Nhiệm vụ:  Công ty không ngừng củng cố và phát triển quy mô hoạt động phù hợp với chức năng và nội dung kinh doanh của mình, thu được nhiều lợi nhuận góp phần gia tăng thu nhập, tăng nguồn thu nhập ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh tốc độ phát triển của công ty và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên.  Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tạo thêm vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển.  Thực hiện liên kết với các tổ chức trong nước để mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng cường cơ sở vật chất nhằm tăng lợi nhuận.  Làm tốt công tác tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng văn hoá nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.  Thực hiện tốt các chế độ quản lý và kiểm tra tài sản, tài chính lao động tiền lương và các chính sách do nhà nước và công ty quy định.  Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định của nhà nước và công ty, đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo. 1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QU ẢN LÝ: 1.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:  Giám đốc:  Là người đứng đầu công ty,phụ trách công việc chung của toàn công ty, chịu trách nhiệm liên đới về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên đều phải thông qua giám đốc.  Giám đốc là người đại diện chung cho công ty đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động và quản lý của công ty, thay mặt công ty ký kết tất cả các hợp đồng hay thoả thuận, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật  Phòng kinh doanh:  Xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh.  Tiếp cận thị trường, xây dựng phương thức bán hàng phù hợp.  Đề xuất với giám đốc về kế hoạch tham gia thị phần kinh doanh  Tìm kiếm khách hàng, từng bước thâm nhập thị trường để giới thiệu sản phẩm.  Đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán  Tham mưu cho giám đốc về chiến lược triển khai tổ chức thực hiện và quản lý mọi hoạt động có liên quan về sản xuất, hợp tác kinh doanh. Bao gồm: trưởng phòng kinh doanh, đại diện thương mại,bộ phận cung ứng, bộ phận bảo hành và bộ phận giao nhận.  Phòng kế toán:  Tổ chức toàn bộ công tác kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của công ty.  Lập kế hoạch các nguồn vốn, kế hoạch chi phí, đề xuất phương án xử lý, phương thức hạch toán, bảo tồn và sử dụng mọi nguồn vốn để đưa vào kinh doanh có hiệu quả.  Tổ chức phân phối lợi nhuận và quản lý các quỹ (quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi).  Phản ánh kiểm soát quá trình hoàn thành chỉ tiêu tài vụ trong kỳ kế hoạch và tình hình thực hiện chế độ hạch toán theo quy định của nhà nước.  Tổ chức thu chi đúng nguyên tắc.  Lập báo cáo quyết toán định kỳ chuẩn xác, phân tích hoạt động kinh tế, soạn thảo các văn bản.  Xây dựng hệ thống sổ sách chứng từ theo đúng chuẩn mực mà nhà nước ban hành.  Báo cáo cho giám đốc về các khoản thanh toán.  Thường xuyên cập nhập, phổ biến các nghị định, thông tư của Nhà nước ban hành liên quan đến các hoạt động của công ty. Bao gồm: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán kho.          Xưởng: nơi chế tạo sản phẩm. Kho: theo dõi tình hình xuất nhập hàng hoá và thực hiện báo cáo kế toán. Phòng thiết kế: lập các định mức khi chuẩn bị sản xuất sản phẩm. Thủ quỹ: có nhiệm vụ chi tiền mặt, theo dõi số tiền tồn tại quỹ ở công ty, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và giám đốc về tiền mặt. Ngoài ra thủ quỹ còn phải thường xuyên cập nhập sổ sách và lập báo cáo kịp thời khi phát hiện chênh lệch và chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại gây ra. 1.3.2 Tổ chức công tác kế toán: 1.3.2.1 Đặc điểm của bộ máy kế toán Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 kến thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: tiền đồng Việt Nam Đơn vị tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền 1.3.2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán : Kế toán trưởng Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán kho Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 1.3.2.3 Chức năng của từng nhân viên :  Kế toán trưởng:  Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình.  Xem xét và quản lý chung tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động của bộ máy kế toán của công ty. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy trong công ty một cách khoa học, hợp lý. Chỉ đạo và hướng dẫn các nhân viên kế toán thực hiện công việc theo đúng chế độ kế toán hiện hành.  Đồng thời cố vấn, tham mưu cho Giám đốc một cách kịp thời những cách thức chỉ tiêu trong phạm vi chế độ kế toán. Đôn đốc kế toán tổng hợp lập báo cáo kịp thời, theo sát tình hình tài chính của công ty để đưa ra những ý kiến trong việc chấp nhận hay không chấp nhận một phương án kinh doanh nào đó.  Ngoài ra kế toán trưởng còn tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình hoàn thành kế hoạch của đơn vị. Bảo quản, lưu trữ và bí mật các tài liệu, số liệu kế toán. Bảo đảm vốn cho công ty, vốn cho các hoạt động khác, lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo của kế toán.  Kế toán tổng hợp:  Có nhiệm vụ tổng hợp mọi số liệu có liên quan đến chi phí sản xuất để hạch toán vào giá thành sản phẩm. Cung cấp thông tin về giá thành cho lãnh đạo đồng thời tính tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm cụ thể từng mặt hàng, phản ánh, theo dõi chính xác, kịp thời. Tình hình phát sinh chi phí, sản xuất kinh doanh theo từng loại, từng đối tượng hạch toán chi phí. Mặt khác kế toán tổng hợp còn phải theo dõi, kiểm tra, đối chiếu số liệu của các bộ phận có liên quan để lập báo cáo kế toán.  Kế toán thanh toán:  Theo dõi các khoản thu, chi bằng tiền mặt, các khoản thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên, theo dõi các khoản tạm ứng, ghi chép và báo cáo quỹ.  Lập phiếu thu, phiếu chi.  Kế toán kho:  Theo dõi chặt chẽ từng loại vật tư, hàng hoá.  Lập chứng từ nhập kho, xuất kho qua hệ thống quản lý trên máy tính. 1.3.3 Hệ thống tài khoản sử dụng: Đơn vị sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15 của Bộ Tài Chính 1.3.4 Hình thức ghi sổ : Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc cuối kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung. 1.3.5 Định hướng tổ chức, kế hoạch phát triển trong thời gian sắp tới: 1.3.5.1 Dự báo chung: Trong tương lai, công ty sẽ cố gắng sản xuất ra nhiều sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt nên công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. 1.3.5.2 Thuận lợi và những thách thức đặt ra đối với công ty:  Thuận lợi: Sản phẩm của công ty ngày càng hoàn thiện về mẫu mã và chất lượng; bên cạnh đó công ty thường xuyên có các chính sách khuyến mãi hấp dẫn nên thị trường ngày càng mở rộng.  Khó khăn: Hàng Trung Quốc xâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường nước ta, với mẫu mã rất đẹp mắt, giá lại rẻ hơn sản phẩm của công ty rất nhiều. Đất nước ta vừa gia nhập WTO nên hàng ngoại nhập sẽ rất nhiều, do không có thuế nhập khẩu nên giá thành của những sản phẩm ngoại nhập rất dễ cạnh tranh với sản phẩm trong nước. CH ƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.1.1 CHI PHÍ SẢN XUẤT 2.1.1.1 Khái niệm: Trong mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều phát sinh các hao phí, như nguyên vật liệu, taì sản cố định, sức lao động….Biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí phát sinh nói trên gọi là chi phí, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công… Như vậy, chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.1.2 Phân loại: Chi phí sản xuất có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, song 2 cách phân loại quan trọng được sử dụng là : phân loại theo yếu tố chi phí (nội dung kinh tế ) và theo khoản mục chi phí( công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh). Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (nội dung kinh tế của chi phí): Cách phân loại này căn cứ vào các chi phí có cùng tính chất kinh tế (nội dung kinh tế) đ ể phân loại, không phân biệt chi phí phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất kinh doanh nào.Cách phân loại này cho biết đ ược tổng chi phí bỏ ra ban đầu để làm căn cứ lập kế hoạch và kiểm soát chi phí theo yếu tố. Toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố sau: (1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (2) Chi phí nhân công (3) Chi phí khấu hao tài sản cố định (4) Chi phí dịch vụ mua ngoài (5) Chi phí khác bằng tiền Phân loại chi phí theo khoản mục: theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được xếp thành một số khoản mục nhất định có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho nhu cầu tính giá thành . Theo quy định hiện nay, chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục: (1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (2) Chi phí nhân công trực tiếp. (3) Chi phí sản xuất chung. Ngoài 2 cách phân loại, chi phí sản xuất còn được phân loại theo một số tiêu thức sau: - Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. - Chi phí khả biến và chi phí bất biến. - Chi phí ban đầu và chi phí biến đổi …… 2.1.1.3 Đối t ượng tập hợp chi phí: Đối t ượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là phân xưởng sản xuất,quy trình công nghệ sản xuất, sản phẩm hay nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, công trình thi công… 2.1.2 GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.1.2.1 Khái niệm - bản chất và chức năng giá thành: Có nhiều khái niệm về giá thành sản phẩm: - Nhà kinh tế Xô Viết A.Vaxin: “Giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất chuyển vào sản phẩm và một phần giá trị mới sáng tạo ra”. - Các tác giả Cộng hoà Dân chủ Đức : “Giá thành là những hao phí bằng tiền về lao động sống (d ưới hình thức tiền l ương) và lao động vật hoá cũng như chi phí bằng tiền khác để chuẩn bị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lao vụ của doanh nghiệp”. - Từ điển thuật ngữ Tài chính - Tín dụng của Bộ Tài Chính: “G iá thành là toàn bộ hao phí lao động vật hoá (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, khấu hao TSCĐ và công cụ nhỏ) và lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quản lý kinh doanh, được tính bằng tiền cho một sản phẩm,một đơn vị công việc,hoặc một dịch vụ sau một thời kỳ, thường là đến ngày cuối tháng”. Từ những khái niệm trên, bản chất giá thành là chi phí – chi phí có mục đích được sắp xếp theo yêu cầu của nhà quản lý. Chức năng giá thành:  Chức năng thước đo bù đắp chi phí.  Chức năng lập giá.  Chức năng đòn bẩy kinh tế 2.1.2.2 Phân loại giá thành: Để phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các loại giá thành sau: (1) Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. (2) Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho 1 đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch . (3) Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt được . 2.1.2.3 Đối tượng - kỳ tính giá thành: Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm hoàn chỉnh, bán thành phẩm, chi tiết sản phẩm hoặc cũng có thể sản phẩm quy đổi, đ n đ t h ng, h ng mục công trình…. Tuỳ theo chu kỳ sản xuất dài hay ngắn cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp, có thể là cuối mỗi tháng, cuối mỗi năm hoặc khi đã hoàn thành đơn đặt hàng, hạng mục công trình…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan