Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công ty tnhh cơ khí thủy nguyên công ty tnhh cơ khí thủy nguyên...

Tài liệu Công ty tnhh cơ khí thủy nguyên công ty tnhh cơ khí thủy nguyên

.PDF
114
1
132

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA ĐIỆN – CƠ BÁO CÁO THỰC TẬP Ho ̣ và tên : Nguyễn Hoàng Đại Mã sinh viên : 183151202025 Lớp : CN CTM K19 HẢI PHÒNG - 2022 MỤC LỤC Chương I : TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT ............................................................... 1 1.1. Sơ lược lịch sử phát triển của doanh nghiệp, đặc điểm chủng loại sản phẩm chính. .................................................................................................................... 1 1.2. Sơ đồ mặt bằng doanh nghiệp ( đơn vị đo là m ) ............................................. 5 1.3. Chức năng, nhiệm vụ và mặt bằng sản xuất phân xưởng nơi sinh viên thực tập. ........................................................................................................................ 6 Chương II : CÁC NÔI DUNG KỸ THUÂT VỀ CÔNG NGHÊ CHẾ TẠO ............................ 7 2.1. Đặc điểm các sản phẩm chính, dạng sản xuất của từng loại sản phẩm. ........... 7 2.2. Bố trí mặt bằng công nghệ sản xuất tại phân xưởng. ( đơn vị đo là m ) .......... 7 2.3.Quy trình công nghệ của các sản phẩm chính của đơn vị. ................................ 8 2.4.Các đồ gá được ứng dụng trong sản xuất. ........................................................ 8 2.5. Phân tích công nghệ CNC............................................................................ 14 2.5.2. Chọn chủng loại chi tiết gia công trên máy CNC. ...................................... 15 2.6.3. Yêu cầu đối với tính công nghệ của chi tiết. .............................................. 17 2.6. Phương pháp đo, đánh giá độ chính xác và chất lượng của sản phẩm........... 18 Chương III: CÁC NỘI DUNG KỸ THUẬT VỀ DỤNG CỤ CẮT........................................ 21 3.1. Hình dáng, kết cấu, thông số hình học phần cắt, các chuyển động của dụng cụ. ............................................................................................................................ 21 3.2. Phân loại, các vấn đề về sử dụng, bảo quản và mài sắc dụng cụ. ................... 36 3.3. Vật liệu chế tạo dụng cụ cắt, công nghệ chế tạo dụng cụ. ............................. 37 3.4.Các vấn đề ứng dụng tự động hoá trong sử dụng dụng cụ cắt. ....................... 39 Chương IV: CÁC NỘI DUNG KỸ THUẬT VỀ MÁY CÔNG CỤ VÀ CÁC THIẾT BỊ ...... 42 4.1. Khái quát về máy công cụ và thiết bị ............................................................ 42 4.2. Đặc tính kỹ thuật, kết cấu chung .................................................................. 42 - Máy phay đứng ............................................................................................. 52 4.3. Phân tích các bộ phận chính của máy, tìm hiểu cơ cấu điều khiển máy ......... 60 a. Máy tiện ....................................................................................................... 60 b. Máy khoan .................................................................................................... 66 c. Máy phay CNC ............................................................................................. 71 d. Máy mài 2 đá: ............................................................................................... 76 e. Máy phay...................................................................................................... 78 f. Máy đột dập AIDA ....................................................................................... 84 4.4. Tình hình quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị của phân xưởng. ............. 84 Chương V: GIA CÔNG 1 SẢN PHẨM THỰC TỂ THEO ĐIỀU KIỆN TẠI NHÀ XƯỞNG THỰC TẬP ......................................................................................................................... 85 5.1. Quy trình công nghệ gia công sản phẩm điển hình của công ty ..................... 85 5.2. Quy trình công nghệ gia công sản phẩm khắc hình trên tấm nhựa PVC ........ 96 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 Chương I : TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT 1.1. Sơ lược lịch sử phát triển của doanh nghiệp, đặc điểm chủng loại sản phẩm chính. CÔNG TY TNHH HOÀNG NGÂN ( Công ty chính ) WWW.cokhihoangngan.com WWW.cokhihoangngan.com www.catkimloailaser.com ĐC: thôn 7, xã Đại Bản, huyện An Dương, TP Hải Phòng TEL: 0982820318 Email: [email protected] Mobile: 0934750389 CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ THỦY NGUYÊN ( Cơ sở 2, xưởng thực tập ) WWW.cokhiphutrothuynguyen.com WWW.cokhithuynguyen.com ĐC: thôn 1, xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng TEL: 0316 277 997 Email: [email protected] Mobile: 0936 988 978 Công ty TNHH cơ khí thủy nguyên thành lập vào năm 2016 hoạt động về lĩnh vực: Thiết kế, gia công các sản phẩm độ chính xác không cao như các chi tiết đơn của máy, vòng đệm, chi tiết đơn của giá đỡ, … Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cùng hệ thống trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ, chất lượng tốt ( máy khoan, máy đột dập, máy phay cơ, máy phay CNC, máy tiện ,….) Thành lập vào năm 2016 : diện tích nhà xưởng là 100m2 với 1 máy CNC, 2 máy phay đứng, 1 máy phay ngang, 2 máy tiện, 2 máy khoan, 2 máy mài dao. Năm 2017 nhờ vào sự phát triển của khu công nghiệp cầu Kiền, công ty đã có nhiều đơn hàng hơn nên đã đầu tư thêm 2 máy CNC và 1 máy đột 30 tấn, 1 máy phay đứng bàn từ. Tiếp nối sự phát triển cuối năm 2020 công ty mua thêm 1 máy CNC và đồng thời mở rộng nhà xưởng thêm 20m2. Đến nay thì công ty đã có: 4 máy CNC 3 trục, 4 máy phay, 2 máy tiện, 2 máy khoan, 1 máy dập và 1 số máy mài, khoan cầm tay, cùng 120m2 nhà xưởng. Với phương châm uy tín- chất lượng-nhanh chóng-giá cả hợp lý, Cơ Khí Thủy Nguyên luôn không ngừng hoàn thiện để đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dịch vụ, hàng hóa chất lượng tốt, giá cả hợp lý với thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, chu đáo, nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi luôn hiểu rằng, đồng hành cùng sự phát triển của Cơ Khí Thủy Nguyên là sự thịnh vượng của quý khách hàng, chúng tôi luôn chào đón sự hợp tác của các đối tác trong và ngoài nước, trên cơ sở chia sẻ lợi ích cùng hướng tới sự phát triển lâu dài. 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 Hình 1: Sơ đồ tổ chức nhân sư - Các sản phẩm chính: Hình 2a: Sản phẩm thép (SS400, S45C, SKD11) 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 Hình 2b: Sản phẩm thép (SS400, S45C, SKD11) 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 Hình 3: Sản phẩm Inox (SUS304) 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 Hình 4: Sản phẩm nhôm (A5052, A6063) 1.2. Sơ đồ mặt bằng doanh nghiệp ( đơn vị đo là m ) Hình 5 : Sơ đồ mặt bằng doanh nghiệp + Tầng 1: 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 Khu làm việc chính gồm các máy gia công, máy hỗ trợ gia công, nơi để dụng cắt, phôi, chi tiết Khu làm việc phụ : nơi ta ngồi lập chương trình cho máy CNC, lưu trữ hợp đồng, tài liệu, sản phẩm… Khu WC ( giải quyết vấn đề cá nhân ) Khu để xe trước cửa + Tầng 2: Khu nghỉ ngơi của công nhân, tiếp khách, sinh hoạt. Khu để tét nước sinh hoạt 1.3. Chức năng, nhiệm vụ và mặt bằng sản xuất phân xưởng nơi sinh viên thực tập. 1.3.1 Lao động - Lao động thực tế của công ty tính đến tháng 01/2021 Giám đốc: 1 Phó giám đốc: 1 Công nhân: 6 1.3.2 Chức năng phòng ban và xưởng sản xuất Công ty phân bố cơ cấu tổ chức: 1.3.2.1. Phòng Hành chính Có nhiệm vụ cơ bản: - Thực hiện các công tác hành chính: văn thư , lưu trữ; lễ tân,tiếp đón, hướng dẫn khách đến liên hệ công tác; công tác xây dựng quy chế thi đua và theo dõi các phong trào thi đua trong công ty, tổ chức các hội nghị của công ty. 1.3.2.2. Phòng Kinh doanh: Bộ phận về bán các sản phẩm và dịch vụ của công ty, công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thị trường , công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng 1.3.2.3. Phòng Tài chính kế toán: Quản lý tiền tệ của công ty, quản lý các chứng từ sổ sách kế toán theo luật kế toán của nhà nước và quy chế tài chính của công ty. 1.3.2.4. Phòng Vật tư: Cung cấp nguyên nhiên liệu vật tư, thiết bị đầu vào cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý kho tàng, vận chuyển hàng hoá của công ty tới các hộ tiêu thụ . 1.3.2.5. Xưởng sản xuất: Nơi gia công, sản xuất các đơn hàng 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 Chương II : CÁC NÔI DUNG KỸ THUÂT VỀ CÔNG NGHÊ CHẾ TẠO 2.1. Đặc điểm các sản phẩm chính, dạng sản xuất của từng loại sản phẩm. + Có độ chính xác không cao + Chỉ là một sản phẩm đơn chiếc ( một chi tiết nhỏ ) + Dạng sản xuất thuộc vào dạng sản xuất đơn chiếc + Vật liệu gia công chủ yếu : - thép ( SS400, S45C, SKD11 ) - đồng ( C1100 ) - inox ( SUS304 ) - nhôm ( A5052, A6063 ) - nhựa ( POM ) 2.2. Bố trí mặt bằng công nghệ sản xuất tại phân xưởng. ( đơn vị đo là m ) Hình 6: Mặt bằng công nghệ sản xuất tại phân xưởng 12345678- Máy phay CNC OKK MCV-520 Máy phay CNC Hamai 3VA Giá đỡ Máy phay CNC Yamaguchi YMV-60M Máy phay CNC Shizouka M-V5B Máy nén khí Máy mài 2 đá Máy phay ngang 7 9, 10- Máy phay đứng 11- Máy phay đứng kẹp bằng bàn từ 12- Máy tiện 3 chấu 13- Máy tiện 4 chấu 14- Máy khoan bàn to 15- Máy khoan bàn nhỏ 16- Máy đột, dập Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 2.3.Quy trình công nghệ của các sản phẩm chính của đơn vị. 2.4.Các đồ gá được ứng dụng trong sản xuất. + Đồ gá tiện : 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 Hình 7: Đồ gá tiện chuyên dùng dạng chữ nhật - phù hợp với những chi tiết có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng ( chi tiết “mắt mèo”) Ưu điểm: + gia công nhiều chi tiết cùng một lúc + tiết kiệm thời gian hơn khi gá đặt và gia công trên máy CNC Nhược điểm: + nhanh mòn dao + hạn chế về kích thước của chi tiết khi gá đặt để gia công ( nhỏ hơn hoặc bằng kích thước chi tiết “ mắt mèo”) 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 Hình 8: Mâm cặp 3 chấu - Mâm cặp 3 chấu là loại phổ biến nhất của mâm cặp trên tay khoan. Chúng được thiết kế để giữ các mũi khoan hình tròn và hình lục giác một cách an toàn tại chỗ. - ưu điểm: + lực kẹp lớn + tính vạn năng cao + dễ dàng kẹp chặt chi tiết hoặc đồ gá - nhược điểm: + tuy thao tác khá đơn giản nhưng năng suất không cao + chỉ kẹp chặt đối với những chi tiết hoặc đồ gá dạng trục + độ chính xác đồng tâm khá thấp Hình 9: mâm cặp 4 chấu - Một mâm cặp 4 chấu có lợi thế là có thể giữ cả hai mũi khoan tròn và hình vuông. - ưu điểm: có thể gá được các chi tiết có hình dạng không tròn xoay - nhược điểm: + khó khăn hơn khi kẹp chặt và dò tâm ( đối với mâm cặp 3 chấu) + năng suất thấp 10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 Hình 10: Chấu cặp - thường đi theo 1 bộ cùng nhau - phân loại: chấu cặp theo tiêu chuẩn và chấu cặp phi tiêu chuẩn a b Hình 11: a, Tổ hợp mâm cặp 4 chấu + 3 chấu + đồ gá tiện chuyên dùng b, Tổ hợp mâm cặp 4 chấu+ 3 chấu - khi sử dụng tổ hợp mâm cặp 4 chấu + mâm cặp 3 chấu + đồ gá tiện chuyên dùng khi gia công sẽ tiết kiệm được tiết kiệm thời gian gá đặt hơn là chỉ kẹp đồ gá chuyên dùng trên 1 mâm cặp 4 chấu hoặc 1 mâm cặp 3 chấu + Đồ gá và kẹp chặt khác : 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 Hình 12: Êto kẹp chặt - Ê tô: + Độ mở tối đa: 65 – 132mm. + Chiều rộng má kẹp: 100 – 160mm. + Kiểu cơ cấu kẹp: Cơ khí (truyền lực bằng trục vít me) + Độ chính xác: ±0.02mm. - Phân loại ê tô theo đặc điểm thiết kế: + Ê tô kẹp góc vuông: Loại ê tô này được sử dụng để kẹp và cố định góc vuông 90 độ phục vụ cho các công việc như khoan,đóng đinh, bắt vít góc vuông. + Ê tô có mâm xoay: Là loại ê tô với phần mâm có thể xoay tròn 360 độ, giúp người dùng điều chỉnh vật liệu thi công một cách dễ dàng, linh hoạt hơn. - Phân loại ê tô theo ứng đụng: + Ê tô bàn nguội: Được sử dụng trên bàn nguội để hỗ trợ người thợ thực hiện các công đoạn gia công chi tiết dạng nguội như hàn xì, gá kẹp để mài dũa, tháo lắp chi tiết... + Ê tô bàn khoan: Giúp cố định các chi tiết trên bàn khoan, bàn cắt. + Ê tô kẹp bàn: Được kết hợp với bàn máy, có nhiệm vụ kẹp chặt các chi tiết trong quá trình gia công. Eto kẹp bàn sở hữu thiết kế khá nhỏ gọn, cho phép người dùng dễ dàng mang đi đến bất kỳ đâu. 12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 => Ở xưởng đùng ê tô để kẹp chặt nhiều chi tiết khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và mặt hàng cần gia công → tối ưu hóa được thời gian gá đặt, tăng năng suất sản lượng, kinh tế. Hình 13: Tổ hợp 2 êto kẹp chặt để gia công nhiều sản phẩm cùng lúc Hình 14: Êto kẹp chặt có thể xoay góc nghiêng 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 Hình 15: Đòn kẹp đơn giản - Yêu cầu đối với kẹp chặt: +Không được phá hỏng vị trí đã định vị chi tiết + Lực kẹp phảI đủ để chi tiết không bị xê dịch do ngoại lực hay trọng lực của bản thân chi tiết gây ra, đồng thời lực kẹp không được quá lớn để tránh tình trạng biến dạng chi tiết . + Lực kẹp phải ổn định, đặc biệt khi kẹp nhiều chi tiết trên đồ gá nhiều vị trí. + Thao tác nhanh nhẹ nhàng và an toàn và không tốn sức. + Kết cấu phải nhỏ, gọn, tạo thành một khối để bảo quản và sửa chữa dễ dàng - Mục đích sử dụng: + Vị trí của chi tiết gia công trên đồ gá được xác định bằng cơ cấu định vị. Tuy nhiên, vị trí của chi tiết sẻ bị xê xịch dưới tác dụng của lực nếu chi tiết không được kẹp chặt. + Vậy nên kẹp chặt là công việc tiếp theo sau định vị, có tác dụng giữ cho chi tiết gia công không bị xê xịch do tác dụng của ngoại lực hoặc trọng lượng chi tiết. + Từ đó nâng cao năng suất và độ chính xác gia công. => Trong trường hợp này chúng đóng vai trò cơ cấu định vị- kẹp chặt. 2.5. Phân tích công nghệ CNC 2.5.1. Đặc điểm của quy trình công nghệ gia công trên máy CNC. Quy trình công nghệ gia công trên các máy CNC khác với quy trình công nghệ truyền thống ở mức cụ thể hoá rất cao và ở đặc điểm của việc cung cấp thông tin. về 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 mặt cấu trúc, quy trình công nghệ trên máy CNC cũng được chia ra các nguyên công, các bước, nhưng các bước ở đây lại phải chia ra các lớp cắt và mỗi lớp cắt được thực hiện sau mỗi quỹ đạo dịch chuyển của dụng cụ cắt. Thành phần đơn giản nhất của quy trình công nghệ này là các dịch chuyển đơn giản và các điều khiển công nghệ do bộ điều khiển của máy cung cấp. Các dịch chuyến đơn giản đó là các cung tròn, các đoạn thẳng trên một đường thẳng. Các lệnh điều khiển công nghệ được thực hiện bởi các cơ cấu chấp hành của máy để bảo đảm cần thiết cho các dịch chuyển đơn giản. Như vậy, các dịch chuyển đơn giản và các lệnh điều khiển công nghệ tạo thành các lệnh điều khiển. Lập quy trình công nghệ và chương trình điều khiển cho máy CNC là một nhiệm vụ của chuẩn bị công nghệ. Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết trên máy CNC bao gồm 3 giai đoạn sau đây: 2.5.1.1. Lập tiến trình công nghệ. Ở giai đoạn này thì tài liệu ban đầu là bản vẽ chi tiết và bản vẽ phôi. Những nhiệm vụ của giai đoạn này là : – Xác định khả năng gia công chi tiết trên máy CNC theo kết cấu công nghệ và theo điều kiện sản xuất. – Nghiên cứu phôi, tiến trình công nghệ, làm quen với dụng cụ cắt, đồ gá và cấu trúc các nguyên công. – Nghiên cứu tính công nghệ của chi tiết và tiêu chuẩn hoá các thông số như chuẩn kích thước hoặc bán kính. Nếu cần thì phải hiệu chỉnh lại bản vẽ phôi và bản vẽ chi tiết. – Xác định trạng thái công nghệ của chi tiết như yêu cầu đối với các mặt chuẩn, lượng dư và các kích thước chính. – Lập tiến trình gia công chi tiết (phân các bề mặt theo loại để chọn máy gia công). – Xác định phương pháp gá đặt và chọn đồ gá cần thiết. – Xác định dụng cụ cắt và chọn chúng theo từng loại. 2.5.1.2. Thiết kế nguyên công. Nhiệm vụ của giai đoạn này bao gồm: – Xác định nội dung nguyên công, chia nguyên công ra các bước và các vị trí, cụ thể hoá phương pháp kẹp chặt chi tiết. – Chia ra các lớp cắt, chọn dụng cụ cắt, chuẩn bị phương pháp điều chỉnh máy và điều chính dao. 2.5.1.3. Lập trình gia công. Giai đoạn này có các nhiệm vụ sau đây: – Tính toán các quỹ đạo chuyển động của dao ngay sau khi xác định tọa độ của các điểm. – Lập trình và ghi vào bộ nhớ của bộ điều khiển máy. – Kiểm tra chương trình, sửa lỗi chương trình, chạy thử và gia công thử chi tiết. 2.5.2. Chọn chủng loại chi tiết gia công trên máy CNC. Khi nghiên cứu về chủng loại chi tiết người ta muốn đề cập đến tính “không đổi” của chúng. Các chi tiết máy có thể chia ra các loại sau: chi tiết tròn xoay, chi tiết hình lăng trụ, chi tiết phẳng và chi tiết định hình phức tạp. Các chi tiết thuộc các loại trên chiếm khoảng 92% tổng số các chi tiết trong sản xuất. Mỗi chi tiết được đặc trưng bởi hai nhóm yếu tố sau: 15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 -Nhóm yếu tố kỹ thuật như vật liệu và các kích thước hình học. -Nhóm yếu tố về kinh tế- tổ chức như sản lượng hàng năm, số lượng chi tiết trong loạt, giá thành chế tạo. Các loại chi tiết gia công trên máy CNC có hiệu quả kinh tế được xác định trên cơ sở nghiên cứu những yêu cầu kỹ thuật và những giới hạn phụ thuộc vào điều kiện sản xuất cụ thể của chi tiết. Tiêu chuẩn để đánh giá sự lựa chọn chủng loại chi tiết gia công trên máy CNC được dùng nhiều nhất là chỉ tiêu kinh tế và các chi phí chế tạo chi tiết. Như vậy, cần nhớ rằng trên máy CNC nên gia công những loại có nguồn gốc và yếu tố kinh tế trong bảng sau: 16 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 N Nguồn gốc 1 Không phải lấy dấu, giảm công việc sửa nguội, khả năng đứng nhiều máy 2 Giảm chiều dài quỹ đạo chuyển động của dao, tối ưu hóa chế độ cắt của dao 3 Giảm thời gian kiểm tra 4 Nâng cao độ chính xác và độ bóng bề mặt trên những mặt cong của chi tiết Yếu tố kinh tế Chi tiêu Tăng năng suất và giảm giá thành phẩm Giảm thời gian tửng chiếc Tăng năng suất và giảm giá thành sản phảm Giảm thời gian của máy Giảm thời gian phụ Giảm khối lượng lắp ráp Tăng năng suất và giảm giá thành sản phẩm Tăng năng suất, giảm giá thành cà năng cao chất lượng sản phẩm 5 Giảm số lượng máy sử dụng Giảm chi phí do sửa và sửa dụng máy, giảm chi phí điện nước Giảm giá thành sản phẩm 6 Giảm bậc công nhân Giảm chi phí tiền lương trên một đơn vị sản suất Giảm giá thành sản phẩm Thực tế cho thấy những chi tiết gia công trên máy CNC sẽ mang lại hiệu quả cao nhất là những chi tiết phức tạp có nhiều bề mặt cong, nhiều đường thẳng và nhiều mặt phẳng không song song với các trục của máy. Trong nhiều xí nghiệp sản xuất lớn người ta chỉ sử dụng máy CNC để gia công chi tiết khi năng suất tăng lên không dưới 50% với điều kiện phải hoàn lại tất cả những chi phí chế tạo loạt chi tiết. 2.6.3. Yêu cầu đối với tính công nghệ của chi tiết. Các chi tiết gia công trên máy CNC phải đảm bảo được các yêu cầu về tính công nghệ như: tiêu chuẩn hoá được các kích thước mặt trong và mặt ngoài cũng như kích thước khác của chi tiết, đồng thời hình dáng chi tiết phải đảm bảo cho việc ăn dao và thoát dao dễ dàng, ngoài ra chi tiết còn phải đảm bảo được việc định vị an toàn và thuận tiện khi gia công. Những yêu cầu trên đây nhằm mục đích giảm chủng loại dụng cụ cắt, tăng khả năng sử dụng những dụng cụ có năng suất cao và tạo khả năng thay thế các dụng cụ cắt chuyên dùng bằng các dụng cụ cắt tiêu chuẩn, giảm số lần gá đặt chi tiết, giảm số lượng và giá thành đồ gá, tăng độ chính xác gá đặt, nâng cao độ chính xác gia công và năng suất lao động, giảm mức độ cong vênh của chi tiết khi gia công, giám chi phí cho tính toán và lập trình gia công. 17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí K19 Để đảm bảo những yêu cầu về tính công nghệ của chi tiết gia công trên máy CNC người ta có thể thay đổi hình dáng hình học hoặc một số bề mặt của chi tiết. Các chi tiết gia công trên máy phay CNC phải đảm bảo được vị trí chính xác so với các trục tọa độ của máy. Vì vậy, khi phân tích tính công nghệ của chi tiết phải chú ý đến các bề mặt chuẩn của nó. Nếu trên chi tiết không có các lõ để làm chuẩn (theo kết cấu của chi tiết) thì ta phải tạo ra các lỗ phụ để làm chuẩn và khoảng cách giữa các lỗ phải xa nhất mà ta có thể tạo ra. Đường kính d nhỏ nhất của lỗ chuẩn phụ thuộc vào kích thước của chi tiết và được xác định như sau: Kích thước chi tiết <1000 <2000 >2000 < 100 <200 Đường kính dmin (mm) 4 6 10 16 20 Trong trường hợp không thể tạo các lỗ chuẩn trên chi tiết thì phải tạo thêm các phần kết cấu phụ để tạo các lỗ chuẩn trên đó (phần kết cấu phụ sẽ được hớt đi ở các nguyên công cuối). Khi phân tích độ nhám bề mặt cần nhớ rằng trên bề mặt gia công bằng dao phay ngón còn để lại vết phay với độ nhám có chiều cao nhỏ hơn 0,05 mm. Thực tế cho thấy bề mặt phay có tính chất sử dụng tốt hơn bề mặt mài vì bề mặt sau khi phay tạo ra các hố tập trung ứng suất ít nguy hiểm hơn bề mật sau khi mài. Vì vậy khi lập quy trình công nghệ trên máy phay không cần có thêm nguyên công mài sau khi phay. Đối với các bản vẽ chi tiết gia công trên máy CNC ngoài những yêu cầu như đối với các chi tiết gia công trên máy thông thường còn phái tuân theo những nguyên tắc sau đây để tạo điều kiện thuận lợi cho lập trình: 1. Tất cả các kích thước của chi tiết phải được thể hiện trong hệ tọa độ Đề các và phải xuất phát từ những mặt chuẩn thiết kế. 2. Nên ghi các kích thước của chi tiết xuất phát từ đường tâm chi tiết tới các tâm của vòng tròn nếu như không ảnh hưởng đến khối lượng tính toán. 3. Có gắng ghi kích thước của chi tiết theo một hình chiếu (theo một trục), còn chuỗi kích thước nên có dung sai theo hai phía (±) để tạo điều kiện thuận lợi cho lập trình. 4. Tất cả các phần của chi tiết (kể cả các phần được cắt trích ra) phải được thể hiện theo cùng một tỷ lệ. 5. Trên bản vẽ chi tiết nên ghi dòng chữ “gia công chi tiết trên máy CNC” hoặc là “phay đường viền (contour) chi tiết trên máy CNC”. 2.6. Phương pháp đo, đánh giá độ chính xác và chất lượng của sản phẩm. Dụng cụ đo dùng phổ biến trong nhà máy bao gồm: -Thước cặp có khắc vạch -Thước cặp điện tử - Thước cặp panme - Đồng hồ so Người công nhân kiểm tra kích thước phôi đầu vào và kích thước chi tiết sau khi gia công trên máy. Nếu sản phẩm đạt các yêu cầu trên bản vẽ thì sẽ được chuyển vào phòng kiểm tra. Tại đây chi tiết được vát mép và đo kiểm lại lần nữa bằng các dụng cụ kiểm tra thông dụng 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan