Mô tả:
Mở bài: Lịch sử dân tộc Việt Nam, kể từ khi có Đảng là những trang sử sôi động, hào hùng và oanh liệt nhất. Cũng từ khi có Đảng, dân tộc ta liên tục giành được những thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc. Chính vì vậy, Đảng cộng sản được ví như “người cầm lái”, người dẫn đường, Đảng có trách nhiệm hoạch định đường lối đúng đắn và đưa đường lối đó vào quần chúng để giác ngộ, tập hợp, tổ chức nhân dân đứng lên đấu tranh thực hiện giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Như vậy, Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tổ chức tiến bộ, sự ra đời của nó là một tất yếu lịch sử, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định nhất đảm bảo thắng lợi của cách mạng.Đó là lí do khiến em lựa chọn đề tài: “ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử “ 1. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời do xu thế của thời đại * Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó: cuối thế kỉ XIX, Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Cuộc chạy đua tìmm kiếm thị trường mới, xâm chiếm thuộc địa, phân chia thế giới giữa các nước tư bản lớn ngày càng gay gắt, quyết liệt. Các nước phát triển đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước đế quốc. Sự thống trị tàn bạo của chúng làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa * Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin: Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của Đảng Cộng Sản,được truyền bá rộng rãi đã lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản. Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình,giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng Sản. Sự ra đời Đảng Cộng Sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân. Kể từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. *Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản Cuộc cách mạng Nga năm 1917 thắng lợi mở ra thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi, toàn thế giới, mở đường cho thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỉ nay. Thắng lợi cũng làm lung lay chủ nghĩa cải lương trong Quốc tế II, dẫn tới việc ra đời Quốc tế Cộng sản.