Mô tả:
1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong 3 thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam ở thế kỷ XX, được Đại hội IX của Đảng tổng kết và đánh giá, là thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945. Thắng lợi cách mạng Tháng Tám, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn thành trì hàng nghìn năm của chế độ phong kiến và 87 năm cai trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở Việt Nam, dẫn đến việc ra đời Nhà n¬ước kiểu mới đầu tiên ở Đông Nam Châu Á. Từ đây mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, làm cơ sở cho những thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nư¬ớc theo định hướng XHCN ngày nay. Để có thắng lợi hết sức quan trọng này, không phải là điều “ngẫu nhiên”, “may mắn”, như¬ quan niệm của một số học giả tư¬ sản, hay một số ngư¬ời muốn phủ nhận lịch sử. Ngược lại, đó là kết quả của sự phát triển từ thấp tới cao của những điều kiện chủ quan và khách quan, điều kiện trong nước và thế giới diễn ra trong một thời điểm lịch sử chín muồi. Trong đó, phải nói đến sự đóng góp to lớn của T¬ư tư¬ởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng, đư¬ợc Đảng ta vận dụng sáng tạo trong thực tiễn cách mạng Việt Nam từ 1930 đến năm 1945. Thực tế lịch sử cho thấy, trong hoàn cảnh đất nước bị dày xéo bởi chủ nghĩa đế quốc, sự cai trị của chế độ thực dân phong kiến, các tầng lớp nhân dân lao động bị bóc lột đến tận xư¬ơng, tuỷ. Dân tộc ta sẽ thoát ra khỏi hoàn cảnh lịch sử khó khăn ấy bằng con đư¬ờng nào? Từ bằng chứng “bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam”, từ kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc mình và nhiều dân tộc khác trên thế giới, Hồ Chí Minh không ảo tư¬ởng vào lòng nhân ái của bọn đế quốc thực dân, độc lập dân tộc không thể cầu xin được, giai cấp phản động không bao giờ tự rời bỏ vị trí thống trị của chúng. Ngư¬ời khẳng định phải sử dụng bạo lực cách mạng để giành lại nền độc lập cho dân tộc. Tư¬ tư¬ởng bạo lực cách mạng Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền, có nguồn gốc lịch sử lâu đời trong quá trình dựng n¬ước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, từ bản chất cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ việc tiếp thu những kinh nghiệm của phong trào cách mạng trong nước, trên thế giới, đặc biệt từ thực tiễn cách mạng ở một nư¬ớc thuộc địa nửa phong kiến với sự đàn áp dã man của kẻ thù. Tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), không chỉ là khoa học mà còn đạt tới trình độ nghệ thuật. Nghiên cứu tư tưởng bạo lực cách mạng Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền, là một yêu cầu cần thiết đối với sự nghiệp đổi mới ở nư¬ớc ta trong giai đoạn hiện nay, vì nó không chỉ đề cập đến một nội dung khoa học rộng lớn, mà còn chỉ ra cách thức, con đường thuận lợi nhất để chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đã có nhiều công trình trong nư¬ớc và nư¬ớc ngoài nghiên cứu về phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, trong đó có cả những công trình đề cập đến tư tưởng bạo lực cách mạng của Ng¬ười. Song chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh, với t¬ư cách là một đề tài độc lập về Tư¬ tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền (1930-1945). Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “T¬ư tư¬ởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945)”, làm luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.