Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1976-199...

Tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1976-1991

.PDF
147
288
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- DƢƠNG THỊ MAI HOA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – LIÊN XÔ GIAI ĐOẠN 1976-1991 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Hà Nội-2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- DƢƠNG THỊ MAI HOA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – LIÊN XÔ GIAI ĐOẠN 1976-1991 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG Mã số: 602256 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Thịnh Hà Nội-2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Nguồn tài liệu được sử dụng trong luận văn là chân thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những đánh giá, kết luận được rút ra trong luận văn là những gợi mở bước đầu về đề tài nghiên cứu. Hà Nội, tháng 12/2013 Học viên Dương Thị Mai Hoa LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn với đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1976 -1991” không chỉ là công sức của riêng tôi, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, lớp Cao học (Khóa 2010 – 2013) cùng gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Lê Văn Thịnh – người đã nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện để tôi hoàn thành luận văn của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn. Hà Nội, tháng 12/2013 Học viên Dương Thị Mai Hoa MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 3 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 6 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 7 5.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 8 6.Đóng góp của luận văn ............................................................................... 9 7. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 10 Chƣơng 1:CHỦ TRƢƠNG DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – LIÊN XÔ TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1981 . 11 1.1 Những điều kiện duy trì phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1976 – 1981 .............................................................. 11 1.1.1. Vài nét về tình hình quốc tế và trong nước sau năm 1975......... 11 1.1.2. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô trước năm 1976 ............... 17 1.2 Chủ trƣơng duy trì và phát triển quan hệ kinh tế Việt - Xô của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện ................................................... 26 1.2.1. Chủ trương của Đảng................................................................. 26 1.2.2. Quá trình thực hiện chủ trương ................................................. 30 Chƣơng 2:CHỦ TRƢƠNG ĐẨY MẠNH QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – LIÊN XÔ TỪ NĂM 1982 ĐẾN NĂM 1991 .................... 51 2.1. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô từ năm 1982 đến năm 1985 .................................................................................................................. 51 2.1.1. Vài nét về bối cảnh quốc tế và trong nước................................. 51 2.1.2 Chủ trương của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện ................ 53 2.2 Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên Xô từ năm 1986 đến năm 1991 ................................................................................................. 66 2.2.1. Vài nét về bối cảnh lịch sử ......................................................... 66 2.2.2 Chủ trương của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện ................ 69 Chƣơng 3:MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................ 93 3.1 Một số nhận xét ................................................................................ 93 3.1.1. Một số ưu điểm chính ................................................................. 93 3.1.2. Một số hạn chế ......................................................................... 100 3.2. Một số bài học kinh nghiệm ......................................................... 105 KẾT LUẬN .............................................................................................. 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 114 PHỤ LỤC ................................................................................................. 126 DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ Bảng 1.1. Tổng ngạch ngoại thương của Liên Xô ..................................... 38 Bảng 2.1: Ngoại thương Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa năm 1988 (triệu rúp)..................................................................................................... 78 Bảng Phụ Lục 1: ........................................................................................ 126 Bảng Phụ lục 2: ........................................................................................ 127 Bảng Phụ lục 3: ........................................................................................ 128 Bảng Phụ lục 4: ........................................................................................ 129 Bảng Phụ lục 5: ........................................................................................ 130 Bảng Phụ lục 6: ........................................................................................ 131 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với thắng lợi rực rỡ mùa xuân năm 1975, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước. Thống nhất đất nước tạo ra sức mạnh mới, với những thuận lợi mới để phát triển kinh tế, văn hóa và củng cố quốc phòng. Trong quan hệ hợp tác kinh tế với các nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương “cần tranh thủ vốn và kỹ thuật để tận dụng mọi khả năng tiềm tàng về tài nguyên và sức lao động của nước ta nhằm nhanh chóng đưa nước ta lên trình độ tiên tiến của thế giới. Dành ưu tiên cho việc nhập kỹ thuật hiện đại để xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời nhập các loại nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu quan trọng mà trong nước chưa có. Để mở rộng quan hệ hợp tác và trao đổi quốc tế, phải phấn đấu tăng nhanh khối lượng hàng xuất khẩu có chất lượng tốt, nhất là nông sản, lâm sản và hàng công nghiệp nhẹ.” [ 26; tr.380] Tuy nhiên, lúc đó Mỹ và các nước đế quốc đang thực hiện chính sách bao vây cấm vận về mặt kinh tế đối với Việt Nam, trong khu vực quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trở nên căng thẳng vì xung đột biên giới phía Bắc và hải đảo; quan hệ Việt Nam – Campuchia cũng xấu đi khi chính quyền phản động Pôn-pốt lên nắm chính quyền ở Campuchia. Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô trở thành chủ trương quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Bản Tuyên bố chung Việt Nam – Liên Xô, ký kết ở Mát-xcơ-va ngày 30/10/1975 chỉ rõ: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Liên Xô sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện sự hợp tác về mặt kinh tế và khoa học – kỹ thuật trên cơ sở hai bên, cũng như trong khuôn khổ hợp tác nhiều bên giữa các nước xã hội chủ nghĩa, kể cả việc phối hợp các kế 1 hoạch kinh tế quốc dân, cử những chuyên gia lành nghề, đào tạo cán bộ cho các ngành kinh tế, khoa học, kỹ thuật và văn hóa của nước Việt Nam” [100, tr.453] bày tỏ nguyện vọng ra sức mở rộng các mối quan hệ với Liên Xô của Việt Nam. Việt Nam trong thời kỳ này đã nhận được nhiều sự giúp đõ của Liên Xô đối với công cuộc khôi phục hàn gắn vết thương chiến tranh cũng như quá trình đổi mới xây dựng đất nước về cả vật chất cũng như tinh thần. Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác ký kết vào ngày 3/11/1978 đánh dấu bước phát triển mới, mạnh trên nhiều lĩnh vực, cả về bề rộng cũng như chiều sâu với rất nhiều thành tựu giữa hai nước. Đặc biệt từ khi Liên Xô tiến hành cải tổ sau đại hội Đảng lần thứ XXVII và Việt Nam tiến hành đổi mới sau đại hội VI (1986), quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô cũng được cải tổ đổi mới theo hướng hai chiều trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Nếu như năm 1955, kim ngạch buôn bán hai chiều mới chỉ đạt 5 triệu rúp thì đến năm 1960 kim ngạch đã tăng lên gấp 13 lần. Trong 5 năm 1975-1980 khối lượng trao đổi hàng hóa giữa hai nước bằng 20 năm trước đó gộp lại. Trong những năm 80 sau đó, khối lượng và kim ngạch hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và Liên Xô ngày càng lớn, đạt đỉnh cao nhất trong giai đoạn 1986-1990 với quy mô 10.129,8 triệu rúp. Như vậy, giai đoạn 1976-1990, là” giai đoạn vàng” trong quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam – Liên Xô với nhiều biến đồi càng về sau càng rõ nét và đạt sự đồng thuận cao nhất trong tất cả các lĩnh vực. Và rõ ràng đây cũng là giai đoạn có ý nghĩa to lớn để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước nói chung cũng như quan hệ kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, từ sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trong hầu hết các lĩnh vực đều bị trầm lắng và suy giảm 2 đáng kể. Tuy có những khó khăn trong những lúc giao thời, nhưng chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn luôn coi Liên bang Nga là thị trường rộng lớn giàu tiềm năng. Sự kiện Tổng thống V. Putin đắc cử năm 2000, và những chuyến thăm ngoại giao chính thức của lãnh đạo cấp cao hai nước đã mở ra trang mới trong quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trong đó có quan hệ kinh tế thương mại. Do đó, nghiên cứu về chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Liên Xô trong giai đoạn 1976-1991, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu của giai đoạn này nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, đưa quan hệ kinh tế Việt Nga đi vào chiều sâu có hiệu quả hơn, tương xứng với tiềm năng to lớn của hai nước trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức thiết thực, có ý nghĩa cấp bách, mang tầm chiến lược lâu dài. Chính xuất phát từ ý nghĩa, mục đích trên tôi đã chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1976- 1991” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quan hệ giữa Việt Nam – Liên Xô trước đây và Việt Nam – Liên bang Nga hiện nay là một mối quan hệ truyền thống lâu đời. Vì vậy nghiên cứu về quan hệ giữa hai nước đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong số những tác phẩm mà các nhà nghiên cứu đi trước đã tìm hiểu, sưu tập, nghiên cứu, đáng lưu ý là các công trình của các nhà sử học Liên Xô như F.P.I-xa-ép và A.X. Chéc-nư-sép viết cuốn Lịch sử quan hệ Việt Nam – Liên Xô từ năm 1917đến năm 1985, nhà xuất bản Quan hệ quốc tế (Liên Xô), 1986. 3 Có những tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trong đó phải kể đến Bùi Huy Khoát: Bùi Huy Khoát, Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga: Hiện trạng và triển vọng, nhà xuất bản Khoa học – Xã hội, Hà Nội, 1995. Công trình này đã phân tích đánh giá quan hệ kinh tế giữa hai nước kể từ khi Việt Nam và Liên Xô chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao kể từ năm 1955 đến khi Liên Xô tan rã và quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga. Tác giả đã xem xét chiến lược đối ngoại của hai nước từ đó đề xuất giải pháp để đưa quan hê hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga lên tầm cao mới trong bối cảnh và vị thế mới của mỗi quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tác phẩm Việt Nam – Liên Xô 30 năm quan hệ (1950-1980), do nhà xuất bản Ngoại giao, Hà Nội và Nxb Tiến bộ, Matxcơva đồng xuất bản đã tập hợp tất cả những văn kiện và tài liệu quan trọng nhất tiêu biểu cho sự phát triển các mối quan hệ Việt – Xô trong 30 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Các văn kiện trong tuyển tập chứng tỏ các cuộc viếng thăm của các đoàn đại biểu Đảng và chính phủ Việt Nam, Liên Xô và những cuộc tiếp xúc bổ ích thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Liên Xô đóng vai trò đặc biệt trong việc củng cố tình đoàn kết và mở rộng sự hợp tác giữa hai nước. Cuốn Bước phát triển mới về chất của quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam – Liên Xô của nhà xuất bản Sự thật bao gồm các văn kiện và một số tài liệu nói về cuộc đi thăm Liên Xô trong những ngày 17-22 tháng 5 năm 1987 của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam bao gồm các diễn văn nói lên bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị và kinh tế giữa hai nước. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga: Lịch sử - Hiện trạng và triển vọng, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 4 Hà Nội, 2010. Các bài phát biểu trong hội thảo là sự tập trung đánh giá thực tiễn quan hệ kinh tế, ngoại giao, thương mại giữa Việt Nam với Liên Xô và Liên bang Nga qua các thời kỳ lịch sử. Các bài viết đã khẳng định tầm quan trọng mang tính đối tác chiến lược của mỗi nước trong quan hệ đối ngoại; vai trò của mối quan hệ giữa hai nước đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước cũng như vị thế của mỗi bên trong chiến lược đối ngoại của mỗi quốc gia, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm tiếp tục phát triển hơn nữa quan hệ hai nước đặc biệt là quan hệ trên lĩnh vực thương mại trong điều kiện mới. Nguyễn Mạnh Cường, Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Liên Xô từ 1978 đến 1991, Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong luận văn tác giả đã tổng hợp những kết quả hiện thực của sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô trong giai đoạn trên. Luận văn đã cung cấp những sự kiện, số liệu tin cậy để hình dung quy mô, khả năng, kết quả và hạn chế của sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực bao gồm đối ngoại, kinh tế thương mại, giao thông vận tải, khoa học kỹ thuật qua đó nghiên cứu đổi mới quan hệ hợp tác với các nước thuộc SNG trong đường hướng chung Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới. Những công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn từ sau khi Liên Xô tan rã như Trịnh Thanh Thủy, Quá trình phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ của tác giả Đỗ Minh Hạnh về Bối cảnh và giải pháp nhằm khôi phục và phát triển thị trường Liên bang Nga năm 1995. 5 Ngoài những công trình đã kể trên thì có rất nhiều những bài nghiên cứu, bài viết trên các báo và tạp chí về quan hệ Việt Nam – Liên Xô và Việt Nam – Liên bang Nga trên nhiều lĩnh vực trong đó có hợp tác về thương mại. Nhìn chung các tác phẩm trên chưa đi sâu vào làm rõ chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc phát triển quan hệ kinh tế của Việt Nam – Liên Xô trong giai đoạn 1976-1991. Vì vậy, luận văn sẽ cố gắng tập trung làm rõ chủ trương lãnh đạo của Đảng với quan hệ kinh tế hai nước, quá trình tổ chức thực hiện những chủ trương, qua đó đưa ra nhận xét về ưu điểm, hạn chế và rút ra một số bài học kinh nghiệm ở hai lĩnh vực nổi bật là thương mại và dịch vụ và công nghiệp và đầu tư. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô từ năm 1976 đến năm 1991 để rút ra những ưu điểm, hạn chế và một số bài học kinh nghiệm bổ ích nhằm góp phần đẩy mạnh và hiệu quả quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp, hệ thống những tư liệu về chủ trương của Đảng trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung và trong chính sách kinh tế thương mại với Liên Xô giai đoạn 1976-1991 nói riêng. - Nghiên cứu, làm rõ những nội dung cơ bản trong chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam với Liên Xô và cách thức tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối đó từ năm 1976 đến năm 1991. - Khái quát những thành tựu và hạn chế, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 6 từ năm 1976 đến năm 1991 để từ đó có thể đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn Quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, song trong khuôn khổ chủ đề xác định, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu: Chủ trương của Đảng trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1976 – 1991 Quá trình thực hiện hóa chủ trương và diễn biến của quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô từ năm 1976 đến năm 1991. 4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn Về mặt nội dung, quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô là một bộ phận trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Do vậy, hoạt động kinh tế của Việt Nam với Liên Xô cũng chịu sự chi phối bởi những chính sách chung về kinh tế đối ngoại cũng như những điều chỉnh trong luật thương mại của Việt Nam. Bên cạnh đó, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Liên Xô có đặc thù riêng giữa hai quốc gia có quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống trong lịch sử. Do vậy, về mặt nội dung, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu chủ trương và giải pháp của Đảng cũng như quá trình Đảng, Nhà nước Việt Nam tổ chức triển khai quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên Xô, cũng như diễn biến của mối quan hệ này trên các lĩnh vực thương mại và dịch vụ, hợp tác đầu tư và phát triển công nghiệp. Mặt khác, mối quan hệ này diễn ra ngay sau khi Việt Nam vừa mới bước ra chiến tranh để bắt đầu công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước, hệ thống tiền tệ và ngân hàng chưa được thống nhất đồng bộ, quan hệ kinh 7 tế thương mại, trao đổi hàng hóa giữa hai nước được thực hiện thông qua các hiệp định và các nghị định thư được ký kết giữa hai nước chứ không phải dựa trên nhu cầu của thị trường như giai đoạn hiện nay nên luận văn sẽ dựa trên đặc trưng tiểu biểu này để làm rõ mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô trong giai đoạn này. Về thời gian, trọng tâm nghiên cứu của luận văn bắt đầu từ năm 1976, đó là năm Việt Nam vừa giành chiến thắng đế quốc Mỹ và bước ra vũ đài quốc tế với tư cách là một quốc gia độc lập, đất nước còn gặp nhiều khó khăn, lại bị các nước phương tây bao vây cấm vận, quan hệ với Trung Quốc, Campuchia trở nên căng thẳng. Trong bối cảnh đó, trên cơ sở quan hệ tốt đẹp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đẩy mạnh mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô, đặc biệt là trên lĩnh vực quan hệ kinh tế. Năm 1991 là năm kết thúc, khi Liên Xô tan rã, quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga được chính thức thiết lập thay thế cho quan hệ Việt Nam – Liên Xô trước đây. Mặt khác vì tính liên tục của luận văn nên tác giả dành một phần nhất định để trình bày hoạt động kinh tế Việt Nam – Liên Xô giai đoạn trước năm 1991 và sau năm 1991 đến nay. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tƣ liệu - Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IV, V, VI, VII, văn kiện Đảng về thương mại, dịch vụ, công nghiệp, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương trong thời kỳ này. - Các văn bản như hiệp định, nghị định thư, các bản ghi nhớ... về quan hệ kinh tế trong các cuộc gặp gỡ tiếp xúc giữa chính phủ hai nước Việt – Xô; Các báo cáo của các Bộ, các ngành tại cơ quan lưu trữ Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu gốc của đề tài. 8 - Các sưu tập chuyên để, sách chuyên khảo, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và Liên Xô, các kỷ yếu Hội thảo khoa học là những tài liệu tham khảo tin cậy, các công trình nghiên cứu của tác giả về những vấn đề có liên quan trên các báo, tạp chí. 5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn sử dụng hai phương pháp chủ yếu và phối hợp hai phương pháp đó là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgích. Từ việc coi Việt Nam, Liên Xô (Liên bang Nga hiện nay) là những nhân tố vừa tham gia vừa chịu sự tác động của những chuyển biến chính trị của thế giới, luôn là cơ sở để phân tích và đánh giá các vấn đề được trình bày trong luận văn. Mặt khác, Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh Phương pháp Khu vực cũng được áp dụng một cách triệt để trong quá trình nghiên cứu nhằm so sánh quan hệ kinh tế giữa hai nước vào giai đoạn này với các giai đoạn trước. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, lôgích, so sánh, phân tích, thống kê, để làm rõ chủ trương của Đảng với quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1976-1991. 6. Đóng góp của Luận văn Thành công của luận văn sẽ góp phần tái hiện một cách đầy đủ tiến trình duy trì, phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam –Liên Xô giai đoạn 1976-1991; góp phần cung cấp thêm cứ liệu khoa học xung quanh việc tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng trong việc phát triển quan hệ kinh tế với Liên Xô. Luận văn cũng cố gắng góp thêm tiếng nói đánh giá vai trò của Liên Xô với công cuộc đổi mới cũng như sự phát triển kinh tế trong giai đoạn 9 hiện nay.Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế về chủ trương của Đảng trong quan hệ thương mại Việt Nam – Liên Xô từ năm 1976 đến năm 1991, luận văn cũng đưa ra một số kinh nghiệm để tiếp tục phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay. Luận văn này có thể dùng làm nguồn tài liệu tham khảo đối với ai quan tâm muốn tìm hiểu chủ trương của Đảng trong quan hệ kinh tế giữa hai nước trong giai đoạn này. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được chia làm ba chương: Chƣơng 1: Chủ trương duy trì và phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô từ năm 1976 đến năm 1981 Chƣơng 2: Chủ trương đẩy mạnh quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô từ năm 1982 đến năm 1991 Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm 10 Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – LIÊN XÔ TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1981 1.1 Những điều kiện cho việc duy trì phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1976 – 1981 1.1.1. Vài nét về tình hình quốc tế và trong nước sau năm 1975 Quan hệ kinh tế giữa Liên Xô và Việt Nam trong nửa thứ hai của những năm 70, đầu những năm 80 đã phát triển mạnh mẽ trong điều kiện khác hơn so với những thời kỳ trước đó. Tình hình quốc tế vẫn đang trong thời kỳ chiến tranh lạnh tuy có khuynh hướng hòa dịu nhưng đối đầu vẫn là chủ yếu. Quan hệ Mỹ - Xô vẫn căng thẳng. Việc phê chuẩn Hiệp ước hạn chế vũ khí tấn công chiến lược giai đoạn 2 (SALT – 2) bị trì hoãn. Mỹ đơn phương đình chỉ các cuộc hội đàm với Liên Xô trong lĩnh vực hạn chế vũ trang. Quan hệ Mỹ - Trung Quốc đang được cải thiện nhiều trong khi quan hệ Xô – Trung vẫn còn căng thẳng. Quan hệ Việt Nam – Mỹ vẫn căng thẳng. Sau cuộc chiến ở Việt Nam, Mỹ ở vào thời kỳ “hội chứng sau Việt Nam”, từ năm 1975 đến năm 1994, Hoa Kỳ thi hành chính sách bao vây cấm vận về mặt kinh tế đối với Việt Nam và dùng quyền lực của mình ngăn cản các nỗ lực giúp đỡ Việt Nam từ quốc tế. Bên cạnh đó,các thế lực phản động khác cũng thi hành chính sách bao vây kinh tế, phân biệt đối xử hòng làm tê liệt nền kinh tế của Việt Nam. Quan hệ Việt – Trung cũng xấu đi trong vấn đề biên giới trên đất liền và ngoài hải đảo. Sự hợp tác về kinh tế thương mại giữa Trung Quốc với Việt Nam bị thu hẹp, sau đó đã hoàn toàn chấm dứt và Bắc Kinh chuyển sang thi hành chính sách thù địch đối với Việt Nam. Trung Quốc ráo riết dụ dỗ, cưỡng ép người Hoa ở Việt Nam đi Trung Quốc, 20 vạn người Hoa 11 bỏ ruộng đồng, nhà máy ra đi đã gây ra những khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam. Trung Quốc dùng cái gậy viện trợ để đồng thời đánh Việt Nam về kinh tế. Chỉ trong hơn một tháng, bất chấp luật pháp và tập quán quốc tế, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chấm dứt toàn bộ viện trợ kinh tế và kỹ thuật Trung Quốc đang công tác ở Việt Nam bao gồm các công trình giao thông quan trọng, một số nhà máy đang xây dựng dở dang… Đi đôi với việc cắt viện trợ, rút chuyên gia, Trung Quốc còn vận động các nước, các tổ chức quốc tế ngừng viện trợ cho công cuộc xây dựng lại Việt Nam. Song song với các hoạt động phá hoại về kinh tế, chính trị, những người cầm quyền Trung Quốc ráo riết tăng cường sức ép quân sự với Việt Nam từ mọi phía. Cuối năm 1978, đầu năm 1979 Trung Quốc gây ra cuộc chiến tranh biến giới ở phía tây nam và phía bắc. Những hành động đó của Trung Quốc đã đẩy quan hệ Việt – Trung lên mức căng thẳng [65; tr.98]. Trong khu vực Đông Nam Á, quan hệ Việt Nam – Campuchia cũng trở nên căng thẳng. Vấn đề Campuchia nổi lên gay gắt. Những xung đột nảy sinh ở biên giới phía Tây – Nam nước ta và biên giới phía Bắc đang tăng lên. Pôn Pốt -Iêng-xa-ry khước từ đề nghị của Việt Nam về việc hai bên thành lập một khu vực phi quân sự ở biên giới. Dưới sự đạo diễn của Bắc Kinh, tập đoàn cầm quyền phản động Phnôm Pênh lúc đó tiến hành liên tục một chiến dịch tuyên truyền rộng khắp vu khống Việt Nam “xâm lược Cam-pu-chia”, “âm mưu ép Cam-pu-chia vào liên bang Đông Dương do Việt Nam khống chế”, ráo riết hô hào chiến tranh chống Việt Nam. Cuộc đàm phán giữa hai nước đã bị phá hoại nhằm giải quyết vấn đề biên giới để có cớ duy trì một tình hình ngày càng căng thẳng ở vùng biên giới hai nước. Từ những cuộc khiêu khích vũ trang, một cuộc chiến tranh biên giới phía tây Việt Nam đã xảy ra từ tháng 4/1977 [65; tr.78]. 12 Tình hình trong nước cũng gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung cả nước sản xuất nhỏ vẫn còn phổ biến. Tính chất sản xuất nhỏ thể hiện rõ nét trên mất mặt chính: cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhỏ yếu; tuyệt đại bộ phận lao động là thủ công; năng xuất lao động xã hôi rất thấp; phân công lao động chưa phát triển; công nghiệp lớn, nhất là công nghiệp nặng còn ít và rời rạc, chưa đủ sức cải tạo kỹ thuật đối với các ngành kinh tế quốc dân…khối lượng sản phẩm còn ít chưa đảm bảo được nhu cầu tái sản xuất mở rộng và nhu cầu đời sống nhân dân. Mặt khác, Việt Nam vừa bước ra khỏi chiến tranh còn có rất nhiều khó khăn: đó là tình trạng đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Hậu quả của hơn 30 năm chiến tranh khốc liệt và của chế độ thực dân cũ và mới để đòi hỏi nhân dân Việt Nam phải khắc phục trong thời gian dài. Thêm vào đó, hai cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc và Cam-pu-chia càng làm cho đất nước khó khăn, gây ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong hệ thống quản lý kinh tế từ lâu không thay đổi. Tất cả những điều đó đã đặt Việt Nam vào một tình thế rất khó khăn về mọi mặt. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, hoàn cảnh quốc tế cũng có nhiều thuận lợi. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã và đang lớn mạnh không ngừng, phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân đang trên đà phát triển mạnh liệt. Chủ nghĩa đế quốc đang vấp phải những khó khăn do khủng hoảng. Trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng mới về khoa học kỹ thuật. Cách mạng khoa học- kỹ thuật đang phát triển dồn dập, tạo ra lực lượng sản xuất mới đồ sộ chưa từng có. Mọi dân tộc đều có khả năng nắm lấy những thành tựu đó, bằng con đường đi tắt, tiến lên ngang trình độ các nước đang phát triển. Quan hệ về kinh tế và khoa học, kỹ thuật giữa các nước ngày càng mở rộng. Các nước trong cộng 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan