Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Vật lý Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn vật lý 7 chuyên đ...

Tài liệu Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn vật lý 7 chuyên đề sự nhiệm điện do cọ sát

.DOCX
11
3323
92

Mô tả:

Tên chuyên đề: “DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN VẬT LÝ” I. Lý do chọn chuyên đề: Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Thực ra điều này chúng ta đã làm bao năm nay từ khi chúng ta đổi mới dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng nhìn lại đâu đó chúng ta vẫn còn quá chú trọng nội dung bài học mà chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2018, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học là cần thiết. – Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đầu là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính xác(chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Cũng chính vì lí do đó, tôi thực hiện chuyên đề “DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN VẬT LÝ” II. Thực trạng 1. Ưu diểm - GV đã sử dụng các phương pháp truyền thống như đàm thoại gợi mở, giải thích, phân tích kết hợp với các phương pháp trực quan, thảo luận nhóm... thường xuyên trong các tiết dạy. - Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để kích thích sự hứng thú của học sinh trong học tập. - Nhà trường quan tâm tạo điều kiện cho tổ chuyên môn hoạt động, được trang bị đồ dung dạy học, máy chiếu... - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, thư viện trường có sách tham khảo cho các môn học. - Vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh hình thành và thúc đẩy tư duy trong quá trình làm việc nhóm của giáo viên và học sinh 2. Tồn tại - Việc phối kết hợp các phương pháp hiệu quả chưa cao. - Đa số học sinh đều có sức ì lớn và tâm lí ngại thay đổi tìm tòi, ngại khó khăn, vẫn mang tư duy lối mòn cũ. - Thực tế việc dạy học vận dụng kiến thức liên môn phải có sự phối kết hợp làm việc nhóm giữa nhiều giáo viên các bộ môn nên tốn thời gian. - Việc sưu tầm, chọn lọc tài liệu gặp phải nhiều khó khăn. - Bản thân mỗi giáo viên để soạn giáo án đổi mới phương pháp dạy học và tích hợp, liên môn, phải xây dựng bài giảng điện tử phải tốn nhiều thời gian nghiên cứu, đầu tư công sức cho bài dạy, và gặp không ít khó khăn khi tìm hình ảnh minh hoạ, tư liệu dẫn chứng phù hợp. 3. Nguyên nhân - GV còn lúng túng trong việc phối kết hợp các phương pháp dạy học. - GV chưa có biện pháp gợi mở trong việc củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả chưa cao. - Tổ chức hoạt động nhóm chưa đúng quy trình, chưa linh hoạt trong ứng xử các tình huống sư phạm... III. Những biện pháp thực hiện - Lên kế hoạch, chọn bài giảng phù hợp - Soạn giáo án chuẩn bị đồ dụng dạy học. - Tự tìm kiếm tư liệu phát triển năng lực học sinh trong sách vở, trên mạng hoặc kết hợp với đồng nghiệp - Tiến hành lồng ghép, phù hợp, hiệu quả - Khuyến khích học sinh tích cực và vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu bài học. IV. Nội dung chuyên đề 1. Mục tiêu * Kiến thức: - Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. - Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện * Kỹ năng : - Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện) 2. Phương pháp: * Vận dụng ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống - Đàm thoại gợi mở. - Giảng giải (dùng khi cần thiết) * Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại - Hoạt động nhóm - “Ứng dụng VNEN” * Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh hiệu quả. 3. Chuẩn bị : * GV - Máy chiếu, dụng cụ thí nhiệm, hình ảnh.... * HS - Bảng phụ và dụng cụ hoạt động nhóm. 4. Bài thể hiện Tuần 20: Tiết 20: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT. Môn VẬT LÝ - Lớp 7 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập *Mục tiêu: HS nắm được vấn đề đặt ra. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác * Mục tiêu: HS nắm được phương án, dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm. Rút ra được nhận xét. Hoạt động 3: Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện. * Mục tiêu: HS nắm được phương án, dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm. Rút ra được nhận xét. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học giải thích được các hiện tượng thưc tế cuộc sống và vấn đề đầu bài. V. Kết luận: Kon Tum, ngày tháng 12 năm 2017 GV thực hiện Bùi Thị Kiều Vân Tuần: 20 Ngày soạn: 23/12/2017 Tiết : 20 Ngày giảng : 25/12/2017 CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC BÀI 17:SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. - Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện. 2.Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện) 3.Thái độ: Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh. II. CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm: 1 thước nhựa, 1 thanh thủy tinh hữu cơ, 1 mảnh ni lông (thường dùng làm túi đựng hàng) kích thước 130 x 250 mm, 1 quả cầu nhựa xốp (hoặc bấc) đường kính 1 hoặc 2 cm có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo, 1 mảnh len hoặc 1 mảnh lông thú, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa kích thước 150 x 150 mm, cẩn phải sấy khô nếu thời tiết ẩm, 1 số mẫu giấy vụn, 1 mảnh tôn kích thước khoảng ( 80 x 80 mm), 1 mảnh nhựa kích thước (130 x 180 mm), 1 bút thử điện thông mạch (hoặc 1 bóng đèn nêon của bút thử điện) III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức huống học tập. GV: Đặt vấn đề: Gọi một học sinh nữ lên ngồi ghế, GV chải tóc cho em nữ nhiều lần và cho học sinh quan sát, nhận xét. (thời tiết hanh khô) HOẠT ĐỘNG 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác Y/c HS đọc thí nghiệm 1, nêu các dụng cụ thí nghiệm, I. Vật nhiễm điện: các bước tiến hành thí nghiệm. Thí nghiệm 1: (SGK) (slide 1) -Các lưu ý trước khi cọ xát các vật phải kiểm tra đưa thước nhựa, mảnh ni lông, thanh thủy tinh lại gần giấy vụn, quả cầu xốp để kiểm tra xem đã có hiện tượng gì xãy ra chưa ? -Các nhóm tiến hành thí nghiệm. GV quan sát và hướng dẫn học sinh cách cọ xát. -Khi đưa mảnh nhựa sau khi đã cọ xát đến gần giấy vụn thì có hiện tượng gì xãy ra. Kết luận 1: Nhiều vật sau khi -Nhóm khác nhận xét rồi rút ra kết luận 1. (điền cọ xát có khả năng hút các vật khuyết). (slide 2) khác. GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi đầu bài (slide 3) ? Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt - Khi chải đầu bằng lược điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào nhau. Cả lược nhựa và vào không khí? (slide 4) tóc đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa kéo hút thẳng ra HOẠT ĐỘNG 3:(15ph)Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát có thể hút các vật khác ? Thí nghiệm 2: (SGK) -Các nhóm đưa ra phương án kiểm tra. HS suy nghĩ rồi đưa ra phương án trả lời. -GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ? (slide 5) *B1: Chuẩn bị một mảnh phim nhựa chưa cọ xát ->chạm bút thử điện vào mảnh tôn phẳng được bố trí như vẽ -> bút thử điện kg sáng. *B2: Dùng len, dạ cọ xát tấm phim -> dùng bút thử điện sáng. C/nhóm tiến hành thí nghiệm. -GV kiểm tra việc tiến hành thí nghiệm của một số nhóm, nếu hiện tượng xảy ra chưa đạt thì giải thích cho học sinh nguyên nhân.. GV làm lại TN cho học sinh quan sát lại hiện tượng để hoàn thành kết luận 2.(slide 6) Kết luận 2: Nhiều vật sau khi -GV thông báo các vật bị cọ xát có khả năng hút các bị cọ xát có khả năng làm vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử sáng đèn bút thử điện. điện, các hiện tượng đó được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 328. Tích hợp giáo dục môi trường: (slid e 7) - Vào những lúc trời mưa dông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nêm nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét) vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người. + Có lợi: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ôzôn bổ sung vào khí quyển. + Có hại: Phá hủy nhà của và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại (NO. NO2 ….) - Để giàm tác hại của sét, bào vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng 1. GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3 2. Vận dụng C3: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô, ? Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những chúng bị cọ xát và bị nhiễm ngày thời tiết hanh khô, khi cởi áo người bằng len, dạ điện. Vì thế chúng hút bụi hay sợi tổng hợp, ta thường nghe tiếng lách tách nhỏ. vải. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti. Vì sao? HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. Yên cầu HS đọc có thể em chưa biết. (slide 8) GV yêu cầu nêu một số ứng dụng trong thực tế của sự nhiễm điện do cọ xát? (slide 9) 4. Củng cố: - Để một vật bị nhiễm điện ta dùng cách nào? - Một vật khi bị nhiễm điện thì có khả năng gì? - Bài tập củng cố (TNKQ) (slide 10) 5. Dặn dò: (slide 11) - Về nhà các em xem lại nội dung bài học. - Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 17.1-> 17.5 ở SBT. - Chuẩn bị bài học mới bài “Hai loại điện tích”: + Tìm hiểu dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì. + Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử. IV.Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan