Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý đề ôn tập học kì 1 dia ly lớp 12 đề số 1...

Tài liệu đề ôn tập học kì 1 dia ly lớp 12 đề số 1

.PDF
11
460
146

Mô tả:

ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I - ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Đặc điểm cơ bản của tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. có một mùa mưa và mùa khô rõ rệt. B. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh. C. tính nhiệt đới tăng dần theo hướng tây đông. D. gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh. Câu 2. “Có các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và bề mặt cao nguyên badan, các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh che chắn bởi các đảo ven bờ“. Đoạn văn trên miêu tả địa hình của A. miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ B. miền Đông Nam Bộ C. miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ D. miển Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Câu 3: Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI TRẠM HÀ NỘI (Đơn vị: mm) Địa điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 239,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,4 23,4 Căn cứ vào bảng số liệu trên, tổng lượng mưa mùa mưa ở Hà Nội là A. 1430,7 mm. B. 838,1 mm. C. 1676,2 mm. D. 2000 mm. Câu 4: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây? A. Địa hình chủ yếu là đồng bằng. B. Địa hình cao nhất nước ta. C. Mùa mưa lùi dần từ Bắc vào Nam. D. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao. Câu 5: Đai ôn đới gió mùa trên núi nước ta không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây? A. Chỉ có ở vùng núi Hoàng Liên Sơn. B. Đất mùn thô là chủ yếu. C. Các loài thực vật có nguồn gốc ôn đới. D. Khí hậu có tính chất cận nhiệt. Câu 6. Ở nước ta mùa khô kéo dài 3 – 4 tháng diễn ra ở khu vực A. miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió B. đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên C. ven biển Cực Nam Trung Bộ D. Bắc Trung Bộ Câu 7. Lũ quét ở nước ta là thiên tai: A. dễ dàng dự đoán khi xảy ra B. bất thường và gây hậu quả nghiêm trọng C. bất thường, gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra ở vùng đồi núi Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!1 D. xảy ra ở vùng đồi núi Câu 8: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế quan các quy định về y tế, môi trường nhập cư là vùng A. tiếp giáp lãnh hải. C. thềm lục địa. B. lãnh hải. D. đặc quyền kinh tế Câu 9. Hệ sinh thái đặc trưng trên đất phèn là A. hệ sinh thái xavan, cây bụi B. hệ sinh thái rừng ngập mặn C. hệ sinh thái rừng tràm D. hệ sinh thái rừng thường xanh Câu 10: Đặc điểm khí hậu của vùng khí hậu Nam Trung Bộ khác so với vùng khí hậu Nam Bộ là A. phân chia hai mùa: mưa và khô rõ rệt. B. khí hậu cận xích đạo gió mùa. C. nền nhiệt cao, biên độ nhiệt nhỏ. D. mưa nhiều vào thu – đông. Câu 11. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm A. khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 22oC B. khí hậu mát mẻ, chỉ có 2 tháng nhiệt độ dưới 20oC C. khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ dưới 20oC D. khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC Câu 12: Hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng biển A.Nam Bộ B.Bắc Bộ C.Bắc Trung Bộ D.Nam Trung bộ Câu 13. Sự phân hoá thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu là do A. ảnh hưởng của Biển Đông B. sự phân bố thảm thực vật C. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi D. sự phân hoá độ cao địa hình Câu 14. Biểu hiện khái quát nhất về tính đa dạng cao của sinh vật tự nhiên ở nước ta là tính đa dạng về A. loài, hệ sinh thái, gen. B. gen, hệ sinh thái, loài thú. C. loài thú, hệ sinh thái, loài cá. D. loài cá, gen, hệ sinh thái. Câu 15: Để hạn chế xói mòn trên đất dốc tại vùng đồi núi nước ta, cần thực hiện biện pháp nào sau đây? A. Chống bạc màu, nhiễm mặn. B. Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. C. Làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng. D. Bón phân, cải tạo đất nông nghiệp. Câu 16: Nguyên nhân đỉnh mưa của nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam là do A. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc. B. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và bão chậm dần từ Bắc vào Nam C. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Tây Nam. D. hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!2 Câu 17. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta A. nạn cháy rừng B. khai thác bừa bãi, quá mức C. chủ trương, chính sách của Nhà nước D. sự tàn phá của chiến tranh Câu 18: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta là A. muối biển. B. dầu khí. C. titan. D. cát thủy tinh Câu 19: Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương chủ yếu là do tác động của A. biển Đông. B. địa hình. C. vị trí địa lí. D. hình dạng lãnh thổ. Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh nào? A. Kiên Giang B. Bà Rịa - Vũng Tàu. C. Cà Mau. D. Bến Tre. Câu 21. Gió Phơn khô nóng ở đồng bằng ven biển Miền Trung Bộ có nguồn gốc từ A. áp cao chí tuyến nửa cầu Nam B. áp cao Bắc Ấn Độ Dương C. áp cao Nam Ấn Độ Dương D. áp cao cận Chí tuyến Nam Thái Bình Dương Các 22. Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là A. huy động sức dân phòng tránh bão B. củng cố đê chắn sóng vùng ven biển C. có các biện pháp phòng tránh hợp lí khi bão đang hoạt động D. tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão Câu 23: Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Đơn vị: 0C) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Tp. Hồ Chí Minh 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh. B. Hà Nội có biên độ nhiệt năm cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh C. Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh. D. Tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không giống nhau. Câu 24: Vị trí địa lý nước ta có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển A.nền nông nghiệp có sự phân hóa sản phầm theo miền Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!3 B.nền nông nghiệp nhiệt đới C.nền nông nghiệp ôn đới D.nền nông nghiệp nhiêt đới và cận nhiệt Câu 25. Nước Việt Nam nằm ở A. bán đảo Trung Ấn, khu vực cận nhiệt đới. B. rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. C. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới. D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới Câu 26. Huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa thuộc vùng kinh tế nào sau đây của nước ta? A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không có đường biên giới giáp với Trung Quốc: A. Hà Giang C. Sơn La. B. Lai Châu. D. Quảng Ninh. Câu 28: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa là do A. biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng. B. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. C. các sông miền trung ngắn dốc D. đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống. Câu 29: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi cao. B. Hướng nghiêng tây bắc - đông nam. C. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 30. Cấu trúc địa hình núi có hướng vòng cung thể hiện ở A. vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ. B. vùng núi Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. C. vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn BắC. D. từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Câu 31: Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào: A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng B. Hà Tĩnh và Quảng Bình. C. Phú Yên và Bình Định. D. Phú Yên và Khánh Hòa Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam cho biết: thung lũng sông có hướng vòng cung theo hướng núi là: Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!4 A. Sông Chu. B. Sông Mã. C. Sông Gâm D. Sông Đà Câu 33. Trong những năm gần đây, tỉ lệ che phủ rừng của nước ta có xu hướng A. không tăng B. tăng lên C. giảm đi D. tăng, giảm không ổn định Câu 34: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6-7 hãy cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh nào A. Nghệ An B. Thanh Hóa C. Phú Yên D. Đà Nẵng Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết: trong các tỉnh (thành phố) sau, tỉnh (thành phố) nào không giáp biển: A. Ninh Bình B. Thành phố Cần Thơ C. Thành phố Hồ Chí Minh D. Quảng Ngãi Câu 36: Biển Đông là biển kín được bao bọc với các vòng cung đảo phía A. Nam B. Đông Nam C. Đông và Đông Nam D. Đông Câu 37: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta? A. Giàu phù sa. B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. C. Sông ít nước. D. Thủy chế theo mùa. Câu 38: Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc là A. Tây Nguyên. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc. Câu 39: Mùa Đông ở miền Bắc nước ta khí hậu có đặc tính A. Nửa đầu mùa Đông lạnh ẩm, nửa sau mùa Đông lạnh khô B. Cả mùa lạnh ẩm C. Nửa đầu mùa Đông lạnh khô, nửa sau mùa Đông lạnh ẩm D. Cả mùa lạnh khô Câu 40: Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là A. Thanh Hóa B. Hà Nội C. Nha Trang D. Huế Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!5 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Ban chuyên môn Tuyensinh247.com 1 B 11 D 21 B 31 B 2 A 12 A 22 D 32 C 3 A 13 C 23 C 33 B 4 A 14 A 24 B 34 C 5 D 15 C 25 B 35 B 6 A 16 B 26 B 36 C 7 C 17 B 27 C 37 C 8 A 18 B 28 A 38 B 9 C 19 A 29 A 39 C 10 D 20 B 30 A 40 D Câu 1 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có vĩ độ cao nhất nước ta, là nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc, lại có 4 cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía Đông nên gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu và hoạt động mạnh nhất ở nước ta => Chọn đáp án B Câu 2 Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và có các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ. Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa hai sườn Đông – Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển được che chắn bởi các đảo ven bờ => Chọn đáp án A Câu 3 Mùa mưa được tính từ các tháng có lượng mưa >100mm, ở Hà Nội mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. => Tổng lượng mưa mùa mưa ở Hà Nội = tổng lượng mưa các tháng từ thàng 5 – tháng 10 = 1430,7mm => Chọn đáp án A Câu 4 Dựa vào Atlat trang 13, địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp chiếm diện tích nhỏ => Chọn đáp án A Câu 5 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!6 Đai ôn đới gió mùa trên núi khí hậu có tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C…(sgk trang 52) => Chọn đáp án D Câu 6 Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Miền Bắc tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, sông Mã (Sơn La) Lục Ngạn ( Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3-4 tháng => Chọn đáp án A Câu 7 Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng (sgk trang 63) => Chọn đáp án C Câu 8: Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về nhập cư, môi trường….(sgk trang 15) => Chọn đáp án A Câu 9 Hệ sinh thái đặc trưng trên đất phèn là hệ sinh thái rừng tràm ( tiêu biểu như các khu rừng tràm ở Đồng bằng sông Cửu Long) => Chọn đáp án C Câu 10 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 9, Vùng khí hậu Nam Trung Bộ có mùa mưa lệch về Thu Đông còn vùng khí hậu Nam Bộ vẫn có mưa mùa hè => Chọn đáp án D Câu 11. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có khía hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC, mưa nhiều, độ ẩm tăng (sgk trang .52) => Chọn đáp án D Câu 12 Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta vốn diện tích tới 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ là 300 nghìn ha, lớn thứ hai thế giới. Hiện nay diện tích rừng ngập mặn đã bị suy giảm nhiều => Chọn đáp án A Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!7 Câu 13 Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng các dãy núi => Chọn đáp án C Câu 14 Sinh vật nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm (sgk trang 59) => Chọn đáp án A Câu15 Đối với vùng đồi núi, để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng...(sgk trang 61) => Chọn đáp án C Câu 16 Do hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và bão chậm dần từ Bắc vào Nam mà đỉnh mưa cũng chậm dần từ Bắc vào Nam. => Chọn đáp án B Câu 17. Tác động của con người như sự khai thác bừa bãi, quá mức làm thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng của sinh vật, làm suy giảm tài nguyên rừng => Chọn đáp án B Câu 18: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí (sgk trang 38) => Chọn đáp án B Câu 19: Biển đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn => Chọn đáp án A Câu 20: Dựa vào Atlat trang 12 và trang 25, Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu => Chọn đáp án B Câu 21. Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!8 Gió mùa Tây Nam đầu mùa hạ có nguồn gốc từ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương, khi gặp dãy Trường Sơn đã trút hết ẩm phía sườn Tây dãy Trường Sơn. Khi tràn sườn Đông dãy Trường Sơn gió này trở lên khô nóng ( gió xuống núi 1000m nhiệt độ tăng 100C) gây hiện tượng phơn cho đồng bằng ven biển miền Trung => Chọn đáp án B Các 22. Để phòng tránh bão cần tăng cường các thiết bị vệ tính khí tượng dể dự báo quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão một cách chính xác nhất để thông báo tới các tàu thuyền nhanh chóng chạy ra ngoài vùng ảnh hưởng của bão. Cung cấp thông tin tới cho chính quyền và người dân vùng chịu ảnh hưởng của bão thực hiện các biện pháp phòng tránh bão như gia cố nhà cửa, đê điều, cắt tỉa cây cối, di rời những hộ dân ở các vị trí xung yếu dễ xảy ra sạt lở, lũ quét, lũ ống, ngập lụt khi bão vào kèm theo mưa lớn.... => Chọn đáp án D Câu 23: Nhiệt độ trung bình năm = Tổng nhiệt độ trung bình các tháng/12 Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là:21.3 0C Nhiệt độ trung bình năm của TP Hồ Chí Minh là: 27,10C = >Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh là chưa đúng => đáp án C Câu 24 Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, thuận lợi phát triển nề nông nghiệp nhiệt đới => Chọn đáp án B Câu 25 Việt Nam nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á (Atlat trang 4-5) => Chọn đáp án B Câu 26 Huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa =>Chọn đáp án B Câu 27: Sơn La chỉ có biên giới với Lào, không có biên giới với Trung Quốc => Chọn đáp án C Câu 28: Biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành dải đồng bằng ven biển miền Trung nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông (sgk trang 33) Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!9 => Chọn đáp án A Câu 29 Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp => Chọn đáp án A Câu 30. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam) (sgk trang 29) => Chọn đáp án A Câu 31 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 13, đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình => Chọn đáp án B Câu 32: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 13, thung lũng sông có hướng vòng cung theo hướng núi là sông Gâm, do ảnh hưởng cánh cung sông Gâm => Chọn đáp án C Câu 33 Trong những năm gần đây, tỉ lệ che phủ rừng của nước ta có xu hướng tăng lên, từ 1983 là 22% đến 2005 đạt 38% => Chọn đáp án B Câu 34 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6-7, vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh Phú Yên => Chọn đáp án C Câu 35 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, thành phố Cần Thơ không giáp biển => Chọn đáp án B Câu 36 Biển Đông là biển tương đối kín, phía Bắc và phía tây là lục địa, phía đông và đông Nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo (sgk trang 36) => Chọn đáp án C Câu 37 Sông ngòi nước ta mang đặc tính của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiều nước, giàu phù sA. Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/ năm (sgk trang 45) => Chọn đáp án C Câu 38 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!10 Đông Bắc có vĩ độ cao, nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc, lại có 4 cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía Đông làm gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nhất là khu vực Đông Bắc => Chọn đáp án B Câu 39 Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm (sgk trang 41) => Chọn đáp án C Câu 40 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 9, Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm cao nhất >2800mm => Chọn đáp án D HẾT Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan