Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đề tài hoàn thiện kế toán thu, chi tại viện sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng ...

Tài liệu Đề tài hoàn thiện kế toán thu, chi tại viện sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng quy nhơn

.PDF
115
1
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ------------------ TRẦN NHẬT MINH ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU, CHI TẠI VIỆN SỐT RÉT – KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG QUY NHƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN BÌNH ĐỊNH – NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ------------------ TRẦN NHẬT MINH ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU, CHI TẠI VIỆN SỐT RÉT – KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG QUY NHƠN Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 8340301 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS TRẦN THỊ CẨM THANH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Trần Thị Cẩm Thanh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, khảo sát, đánh giá đƣợc thu thập từ các nguồn khác nhau và chú dẫn trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng, cũng nhƣ kết quả luận văn của mình. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Quy Nhơn, đã tổ chức khóa học và tạo điều kiện rất tốt cho các học viên chúng tôi trong suốt thời gian học tại trƣờng; Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy giáo, Cô giáo tham giảng dạy lớp thạc sĩ Kế toán K23B đã tận tâm truyền đạt kiến thức cho học viên chúng tôi; Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và tập thể CBVC của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đã tích cực giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn; Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Trần Thị Cẩm Thanh, giảng viên Khoa Kinh tế và Kế toán thuộc Trƣờng Đại học Quy Nhơn, đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình học tập nghiên cứu viết luận văn, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự thông cảm và ý kiến đóng góp của thầy cô. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Trần Nhật Minh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................9 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................9 2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan .................................................11 3. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................12 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................13 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu..........................................................................................13 4.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................13 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................13 5.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .............................................................................13 5.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu ...................................................................................13 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu ................................................................14 7. Kết cấu luận văn ....................................................................................................14 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU, CHI TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU ................................................................15 1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU ...............................................................................15 1.2 NỘI DUNG THU, CHI CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU. ...........................................19 1.3. KẾ TOÁN THU, CHI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU ...............................................................................................22 1.4. KẾ TOÁN THU, CHI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH, DỊCH VỤ ...................................................................................................................................29 1.5. KẾ TOÁN THU, CHI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH ..........................................32 1.6. KẾ TOÁN THU, CHI HOẠT ĐỘNG KHÁC ... Error! Bookmark not defined. 1.7. KẾ TOÁN CHI PHÍ CHƢA XÁC ĐỊNH ĐƢỢC ĐỐI TƢỢNG CHỊU CHI PHÍ ................................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.8. KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆPError! Bookmark not defined. 1.9. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG .................................33 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI TẠI VIỆN SỐT RÉT KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG QUY NHƠN. ....................................................36 2.1 TỔNG QUAN VỀ VIỆN SỐT RÉT – KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG QUY NHƠN..............................................................................................................36 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI TẠI VIỆN SỐT RÉT KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG QUY NHƠN ...................................................................45 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI TẠI VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG QUY NHƠN .........................................................57 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU, CHI TẠI VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG QUY NHƠN ...........................63 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG QUY NHƠN ...............................................................................................63 3.2. NGUYÊN TẮC, PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU, CHI TẠI VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG QUY NHƠN.............63 3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU, CHI TẠI VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG QUY NHƠN ................................................65 3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU, CHI TẠI VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG QUY NHƠN .....72 KẾT LUẬN ..............................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 29 Chữ viết tắt BCQT BHXH BHYT CBVC CTMT HCQT HCSN KCB KHCN KHKT KHTH KSNB LQ KTV NCKH NSNN PCSR PCSXH SN SNCL SNCT SXKD TBYT TCKT TNTT TSCĐ TTB TX VSATTP XDCB Chữ viết đầy đủ Báo cáo quyết toán Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Cán bộ viên chức Chƣơng trình mục tiêu Hành chính quản trị Hành chính sự nghiệp Khám chữa bệnh Khoa học công nghệ Khoa học kỹ thuật Kế hoạch tổng hợp Kiểm soát nội bộ Liên quan Ký thuật viên Nghiên cứu khoa học Ngân sách nhà nƣớc Phòng chống sốt rét Phòng chống sốt xuất huyết Sự nghiệp Sự nghiệp công lập Sự nghiệp có thu Sản xuất kinh doanh Thiết bị y tế Tài chính kế toán Thu nhập tăng thêm Tài sản cố định Trang thiết bị Thƣờng xuyên Vệ sinh an toàn thực phẩm Xấy dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Tổng hợp các khoản thu, chi của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng 82 – Côn trùng Quy Nhơn 2.2 Bảng nguồn thu của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng 85 Quy Nhơn 2.3 Bảng nguồn chi của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng 86 Quy Nhơn DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Tên sơ đồ STT Trang Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy của Viện 79 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Viện sốt rét – Ký sinh trùng- Côn 83 trùng Quy Nhơn 2.3 Quy trình nhận kinh phí từ NSNN cấp 92 2.4 Quy trình thu Viện phí 93 3.1 Giải pháp thu tiền Viện phí 102 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để có thể phát triển đƣợc nền kinh tế và đƣa đất nƣớc theo kịp những xu hƣớng của nhân loại thì y tế là một trong những dịch vụ cần phải đƣợc quan tâm hàng đầu và luôn giữ vị trí quan trọng. Vì vậy, đòi hỏi phải phát triển ngành y tế đạt trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp thực tiễn Việt Nam, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nƣớc. Xuất phát từ quan niệm mới trên, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong chƣơng trình nghị sự cải cách tài chính công. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu; góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý và sử dụng tài chính, tài sản phù hợp, hiệu quả ở các đơn vị này. Trong quá trình thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐCP đã bộc lộ những hạn chế không đáp ứng đƣợc với thực tế, xuất phát từ thực tiễn Nghị định 16/2015/NĐ-CP ra đời. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2015 và thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; làm cơ sở để xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong từng lĩnh vực. Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực cụ thể theo quy định, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị của mình. Từ ngày 15 tháng 8 năm 2021 Nghị định 16/2015/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành. Nghị định 60/2021/NĐ-CP này có hiệu lực thi hành. Cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị y tế sự nghiệp ngày càng có nhiều bổ sung và sửa đổi trong quản lý tài chính. Các khoản thu, chi ngày càng lớn và phức tạp, cơ chế tự chủ đƣợc giao ngày càng cao đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý thu, chi trong đơn vị sự nghiệp y tế để vừa đảm bảo các mục tiêu tài chính và vừa đảm bảo tính hiệu quả, công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn là đơn vị sự nghiệp công lập có thu trực thuộc Bộ Y tế, quản lý 15 tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP từ năm 2007 và đƣợc phân loại là đơn vị đảm bảo một phần kinh phí. Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế, khám bệnh. Và mới nhất là Nghị định 60/2021/NĐ-CP, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Chức năng của Viện là nghiên cứu khoa học, phục vụ y tế dự phòng, chỉ đạo chuyên môn, đƣợc Ngân sách Nhà nƣớc đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, sử dụng NSNN phải tuân thủ theo các quy định, định mức chi của nhà nƣớc ban hành, kinh phí tiết kiệm đƣợc từ nguồn ngân sách đơn vị chủ động chi thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động. Việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn sao cho vừa quản lý sử dụng nguồn NSNN lại tiết kiệm đƣợc kinh phí là một bài toán khó cho nhà quản lý, đòi hỏi phải có một cơ chế tốt, mọi ngƣời phải cùng chung tay xây dựng một hệ thống thu, chi thật tốt. Ngoài ra, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đã triển khai các hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng nhiệm vụ, phát huy tinh thần sáng tạo, thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa y tế, tạo nguồn thu nhằm nâng cao đời sống cho ngƣời lao động. Để hoạt động mang lại hiệu quả cần đòi hỏi Viện phải chú trọng đến công tác kiểm soát nội bộ trong đơn vị mình, đặc biệt là công tác thu, chi. Hiện nay tại Viện, hệ thống quản lý các khoản thu, chi vẫn còn nhiều bất cập nhƣ: môi trƣờng kế toán thu, chi chƣa đồng bộ, công tác xây dựng dự toán chƣa thực sự đƣợc quan tâm, đƣa ra các thủ tục kiểm soát còn lỏng lẻo, chƣa chặt chẽ để đáp ứng yêu cầu quản lý. Vì vậy, xuất phát từ tầm quan trọng đó, đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Thị Cẩm Thanh tôi chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán thu, chi tại Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn” để nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp góp phần giải quyết các hạn chế, tồn tại trong công tác kế toán các khoản thu, chi tại đơn vị. 2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài này, tác giả đã tìm hiểu một số tài liệu về hệ thống kế toán thu, chi đồng thời tham khảo một số luận văn Thạc sĩ kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp nhƣ: - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn” năm 2014 của tác giả Võ Trí Dũng, Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã trình bày 5 yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB theo INTOSAI 1992, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB theo INTOSAI tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, từ đó nhận xét vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân tồn tại. Tác giả đã xây dựng các tiêu chí đánh giá một cách khoa học dựa trên các cơ sở lý luận và tập trung vào các mục tiêu cụ thể cần nghiên cứu. Đánh giá thực trạng đảm bảo tính khách quan, trung thực để làm tiền đề, cơ sở lý luận cho việc đề xuất các giải pháp. - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn” năm 2015 của tác giả Trần Thị Anh Nhi, Trƣờng Đại học Quy Nhơn. Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng về công tác các khoản thu, chi của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng Quy nhơn, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cƣờng hiệu quả HTKT các khoản thu, chi tại Viện. - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn” năm 2017 của tác giả Trần Thị Tuyết Mai, Trƣờng Đại học Quy Nhơn. Luận văn tổng hợp hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm soát thu, chi; phân tích đánh giá thực trạng về công tác kiểm soát thu, chi tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn; đề xuất các giải pháp để khắc phục, góp phần nâng cao chất lƣợng kiểm soát đối với công tác thu, chi tại đơn vị. - Luận văn thạc sĩ “Kế toán hoạt động thu, chi tại Chi cục Thủy sản Bình Định”, năm 2018 của tác giả Trần Thị Mạnh Thi, Trƣờng Đại học Quy Nhơn. Luận văn đi sâu về thực trạng kế toán hoạt động thu, chi tại Chi cục Thủy sản Bình Định cụ thể là đi sâu nghiên cứu về nội dung các khoản thu, chi; chứng từ kế toán thu, chi; tài khoản áp dụng. Các sổ sách kế toán liên quan đến hoạt động thu, chi. Qua đó tác giả nhận thấy đƣợc những mặt tích cực cần phát huy, những mặt tồn tại, hạn chế nguyên nhân từ đâu, từ đó đƣa ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và có những đề xuất, kiến nghị sát với tình hình thực tế tại đơn vị làm cho kế toán chi hoạt động đƣợc hoàn thiện hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi cục. - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện kiểm soát các khoản chi tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn”, năm 2019 của tác giả Đặng Thị Thành, Trƣờng Đại Học Quy Nhơn. Luận văn đã làm rõ nét tầm quan trọng của công tác KSNB các khoản chi tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn, thông qua việc đánh giá thực trạng của HTKSNB các khoản chi để từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện HTKSNB trong công tác chi tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn. - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện kế toán các khoản thu tại Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định” năm 2020 của tác giả Trần Ngọc Hân, Trƣờng Đại Học Quy Nhơn. Luận văn tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán các khoản thu tại BHXH và tiến hành phân tích, đánh giá các khoản thu, từ đó đề ra các giải pháp để hoàn hiện kế toán các khoản thu BHXH nói chung và BHXH huyện Hoài Nhơn nói riêng. Tìm ra giải pháp thích hợp để hoàn thiện kế toán các khoản thu tại Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định” năm 2020 của tác giả Dƣơng Thị Mai Trâm, Trƣờng Đại Học Quy Nhơn. Luận văn tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán và tiến hành phân tích, đánh giá các khoản thu, chi từ đó đề ra các giải pháp để hoàn hiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp nói chung và Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định nói riêng. Tìm ra giải pháp thích hợp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán. Toàn bộ các đề tài nghiên cứu trên đã đƣợc nghiên cứu chung về Kế Toán nhƣng chƣa có đề tài nào tập trung nghiên cứu sâu vào hoàn thiện kế toán thu, chi tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn. Nhƣ vậy, đây là một khoảng trống cần thực hiện nghiên cứu. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng kế toán thu, chi tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng -Côn trùng Quy Nhơn. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu kế toán thu, chi tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận các đơn vị sự nghiệp công lập; công tác kế toán thu, chi tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn dƣới góc độ kế toán tài chính. - Về thời gian: Luận văn tiến hành khảo sát và thu thập số liệu minh họa về kế toán thu, chi tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn năm 2021. (xem phụ lục 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Tài liệu mà tác giả xem xét chủ yếu dựa trên các bảng biểu chứng từ sổ sách, báo cáo của phòng Tài chính – Kế toán trong thời gian sử dụng để lấy số liệu, đƣợc xác minh và tổng hợp có độ tin cậy cao. Bên cạnh đấy tham khảo các bài báo, bài luận án, bài luận văn về Viện tra cứu thông tin trên Internet thông qua công cụ tìm kiếm google những đề tài liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phƣơng pháp quan sát: Thông qua việc quan sát, làm việc để phản ánh thực trạng kế toán thu, chi tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn 5.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu - Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích: Đƣợc sử dụng cho việc tổng hợp hệ thống hóa số liệu công tác kế toán thu, chi tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đƣợc xác minh thời gian và nguồn thông tin rõ ràng. Thông qua đó, tiến hành phân tích các số liệu để đánh giá các chỉ tiêu của công tác thu, chi; nêu lên đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm và những giải pháp cho những hạn chế còn gặp phải tại đơn vị. 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu - Về lý luận: Luận văn đã tổng quan những vấn đề lý luận về kế toán thu, chi trong đơn vị sự nghiệp công lập có thu. - Về thực tiễn: Qua phân tích thực trạng kế toán thu, chi tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, từ đó rút ra đƣợc những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi góp phần đảm bảo thu, chi có hiệu quả và phát triển bền vững Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn. 7. Kết cấu luận văn Nội dung luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán thu, chi trong các đơn vị sự nghiệp công lập có thu. Chƣơng 2: Thực trạng kế toán thu, chi tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Côn trùng Quy Nhơn. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU, CHI TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU 1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU 1.1.1. Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập có thu. - Khái niệm Đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc xác định là bộ phận cấu thành của bộ máy cơ quan nhà nƣớc và chịu sự quản lý nhà nƣớc cả về tổ chức cũng nhƣ hoạt động. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc ghi nhận trong Luật Viên chức năm 2010 Đây cũng là lần đầu tiên khái niệm này đƣợc ghi nhận trong văn bản pháp luật. Nhà nƣớc thiết lập hệ thống đơn vị sự nghiệp để đảm nhận nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực, trong đó, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao chiếm số lƣợng lớn. Đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc xác định là bộ phận cấu thành bộ máy cơ quan nhà nƣớc và chịu sự quản lý nhà nƣớc cả về tổ chức cũng nhƣ hoạt động. Trƣớc đây, không có sự phân biệt cơ chế quản lý giữa đơn vị sự nghiệp công lập với các cơ quan nhà nƣớc, giữa ngƣời làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập với trong cơ quan nhà nƣớc. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập vẫn chƣa đƣợc ghi nhận trong văn bản pháp luật cho đến khi Quốc hội thông qua Luật Viên chức năm 2010. Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức quy định, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tƣ cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nƣớc. Cũng theo Luật Viên chức năm 2010, viên chức là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hƣởng lƣơng từ quỹ lƣơng của đơn vị. Nhƣ vậy, đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc nhận diện thông qua các yếu tố sau đây: (i) Đƣợc thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định; (ii) Là bộ phận cấu thành trong tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; (iii) Có tƣ cách pháp nhân; (iv) Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nƣớc; (v) Viên chức là lực lƣợng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Trong đó, đặc trƣng của đơn vị sự nghiệp để phân biệt với cơ quan hành chính nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và các cơ quan, tổ chức khác là vị trí pháp lý, tính chất hoạt động và đội ngũ viên chức. Các đơn vị sự nghiệp đƣợc các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và là bộ phận cấu thành trong cơ cấu tổ chức cơ quan nhà nƣớc nhƣng không mang quyền lực nhà nƣớc, không có chức năng quản lý nhà nƣớc nhƣ: Xây dựng thể chế, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính… Các đơn vị sự nghiệp công lập bình đẳng với các tổ chức, cá nhân trong quan hệ cung cấp dịch vụ công. - Phân loại Các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ đông đảo về số lƣợng, mà còn đa dạng về lọai hình, lĩnh vực hoạt động Theo tiêu chí mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nội dung tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSN công) quy định, - Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ (sau đây gọi là đơn vị nhóm 1) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau: - Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thƣờng xuyên xác định theo phƣơng án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tƣ bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị. Mức tự bảo đảm chi đầu tƣ đƣợc xác định bao gồm các nguồn sau: - Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05 năm trƣớc liền kề; - Số thu phí đƣợc để lại để chi thƣờng xuyên không giao tự chủ theo quy định. Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nƣớc, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trƣờng, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành chi đầu tƣ. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thƣờng xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 2) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau: - Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thƣờng xuyên xác định theo phƣơng án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100% và chƣa tự bảo đảm chi đầu tƣ từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí đƣợc để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; - Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nƣớc, đƣợc Nhà nƣớc đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định). - Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thƣờng xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 3) là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thƣờng xuyên xác định theo phƣơng án quy định tại Điều 10 Nghị định này từ 10% đến dƣới 100%, đƣợc Nhà nƣớc đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chƣa tính đủ chi phí và đƣợc phân loại nhƣ sau: + Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dƣới 100% chi thƣờng xuyên; + Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dƣới 70% chi thƣờng xuyên; + Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dƣới 30% chi thƣờng xuyên. - Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nƣớc bảo đảm chi thƣờng xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 4) gồm: + Đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên xác định theo phƣơng án quy định tại Điều 10 Nghị định này dƣới 10%; + Đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu sự nghiệp. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập có thu Đơn vị SNCL là một bộ phận trong hệ thống các đơn vị của bộ máy quản lý Nhà nƣớc nên luôn chịu sự chi phối của Nhà nƣớc thông qua các công cụ quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính. Do chi phí bằng nguồn kinh phí do NSNN cấp nên đơn vị SNCL phải tự lập dự toán thu chi, việc chi phải theo đúng định mức tiêu chuẩn của Nhà nƣớc, theo luật quy định. - Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động đƣợc cấp bổ sung kinh phí từ Ngân sách Nhà nƣớc để thực hiện nhiệm vụ, ổn định hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị; - Đơn vị sự nghiệp đƣợc chủ động sử dụng số biên chế đƣợc cấp có thẩm quyền giao, sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hiện hành. Đƣợc chủ động ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với không thƣờng xuyên; ký hợp đồng và các hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nƣớc để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị; Đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc vay tín dụng để mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động sự nghiệp và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo qui định của pháp luật; Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc để phản ánh các khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nƣớc theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nƣớc; đƣợc mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nƣớc để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động dịch vụ; Về quản lý và sử dụng tài sản: Đơn vị thực hiện đầu tƣ, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nƣớc tại đơn vị sự nghiệp. Đƣợc giữ lại khấu hao cơ bản và tiền thu thanh lý tài sản để tăng cƣờng cơ sở vật chất cho đơn vị. Căn cứ vào nhiệm vụ đƣợc giao và khả năng nguồn tài chính, Thủ trƣởng đơn vị đƣợc quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, quy định phƣơng thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; Tổng quỹ lƣơng để trả cho ngƣời lao động trong đơn vị sự nghiệp có thu dựa trên cơ sở tiền lƣơng tối thiểu của Nhà nƣớc và đƣợc tăng không quá 2 lần đối với đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần kinh phí; 2,5 lần đối với đơn vị sự nghiệp đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động. Khi có sự điều chỉnh các quy định về tiền lƣơng, nâng mức lƣơng tối thiểu hoặc thay đổi định mức, chế độ, tiêu chuẩn cho ngƣời lao động, đơn vị sự nghiệp phải trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách chế độ mới từ các nguồn thu sự nghiệp, các khoản tiết kiệm chi, các quỹ của đơn vị; Hàng năm căn cứ vào kết quả tài chính, đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc trích lập bốn quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thƣởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Các đơn vị sự nghiệp có thu với các đặc điểm trên đây đòi hỏi tổ chức công tác kế toán của các đơn vị này phải đƣợc sắp xếp khoa học để thể hiện quyền tự chủ của đơn vị mà tự chủ về tài chính đóng một vai trò quan trọng trong các đơn vị. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập Thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc giao Tự lập dự toán thu chi, chi tiêu theo đúng quy định của Nhà nƣớc Các khoản chi đƣợc trang trải một phần hoặc hoàn toàn bằng KP nhà nƣớc cấp Mục đích hoạt động không vì Sản phẩm mang lại lợi ích Hoạt động gắn liền và bị chi lợi nhuận, chủ yếu phục vụ lợi chung có tính bền vững, lâu phối bởi chƣơng trình phát ích cộng đồng dài cho xã hội triển KT-XH của Nhà nƣớc Nguồn: Kế toán hành chính sự nghiệp Sơ đồ 1.1. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập 1.2 NỘI DUNG THU, CHI CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU. 1.2.1. Nội dung thu, chi các hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập có thu 1.2.1.1. Nội dung thu Các khoản thu do NSNN cấp là số thu hoạt động do NSNN cấp và số thu hoạt động khác đƣợc để lại cho đơn vị SNCL (sau đây gọi chung là thu hoạt động do NSNN cấp), thu hoạt động do NSNN cấp gồm: - Thu thƣờng xuyên: Phản ánh các khoản NSNN cấp cho đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên hoặc hỗ trợ đột xuất khác đƣợc tính là nguồn đảm bảo chi thƣờng xuyên và các khoản NSNN cấp khác ngoài các nội dung nêu trên; - Thu không thƣờng xuyên: Phản ánh các khoản thu do NSNN cấp cho các nhiệm vụ không thƣờng xuyên nhƣ kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; chƣơng trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quy định của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tƣ phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất đƣợc cơ quan có thẩm quyền giao và các khoản thu không thƣờng xuyên khác (nhƣ tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ...); - Thu hoạt động khác: Phản ánh các khoản thu hoạt động khác phát sinh tại đơn vị đƣợc cơ quan có thẩm quyền giao dự toán (hoặc không giao dự toán) và yêu cầu phải báo cáo quyết toán theo Mục lục NSNN phần đƣợc để lại đơn vị. 1.2.1.2. Nội dung chi Chi phí hoạt động là các khoản chi nhằm đảm bảo cho việc duy trì các hoạt động thƣờng xuyên theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị SNCL. Chi phí hoạt động là khoản chi đƣợc trang trải từ nhiều nguồn khác nhau trong đơn vị nhƣ nguồn thu từ NSNN, nguồn phí đƣợc khấu trừ để lại, bổ sung từ chênh lệch thu lớn hơn chi của các hoạt động trong đơn vị… Chi phí hoạt động trong đơn vị SNCL bao gồm: Chi thường xuyên: - Chi tiền lƣơng, tiền công và chi phí khác cho nhân viên. Với khoản chi này, đơn vị chi trả tiền lƣơng theo lƣơng ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nƣớc quy định đối với đơn vị SNCL. Khi Nhà nƣớc điều chỉnh tiền lƣơng, đơn vị tự bảo đảm tiền lƣơng tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị (NSNN không cấp bổ sung). - Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý đƣợc chia làm 2 loại: + Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền: Căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị đƣợc quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; + Đối với các nội dung chi chƣa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền: Căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Trích khấu hao TSCĐ theo quy định. Tiền trích khấu hao tài sản hình thành từ nguồn vốn NSNN hoặc có nguồn gốc từ ngân sách đƣợc hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Chi không thường xuyên là các khoản chi không phát sinh đều đặn và liên tục của đơn vị SNCL nhƣ chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất, mua sắm sửa chữa trang thiết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng