Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rị...

Tài liệu Giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu

.PDF
92
1
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8340101 GVHD: TS. Vũ Văn Đông HVTH: Trần Quyền MSHV: 20110128 Lớp: MBA20K15 Bà Rịa- Vũng Tàu, thiQg 9QăP2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh thuộc trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu với đề tài “Giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay. Tác giả luận văn ii LỜI CÁM ƠN Thông qua bài Luận văn này cho phép Tôi lời đầu tiên, xin được trân trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với TS. Vũ Văn Đông, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi từ khi tôi nhận được đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu và Viện Đào tạo sau đại học đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập; tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình. Tôi xin cảm ơn Quý thầy cô giáo trong hội đồng đã chia sẻ và đóng góp những ý kiến thiết thực để luận văn từng bước được hoàn thiện hơn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo và các đồng nghiệp ở cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhiệt tình cung cấp các thông tin, các số liệu, các báo cáo … để tôi hoàn thành được luận văn này. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn iii TÓM TẮT Tên đề tài: “Giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” Với mục tiêu phân tích luận văn để làm rõ thực trạng công tác kiểm soát thu bảo hiểm xã hội tại huyện Châu Đức qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát thu bảo hiểm xã hội, chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Châu Đức trong thời gian tới. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được, Bảo hiểm xã hội huyện Châu Đức vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: Cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Châu Đức chưa thực sự nắm chắc được tổng số đơn vị và tổng số người lao động thực tế thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn; nhiều doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tìm cách khai thấp hơn mức tiền lương, tổng quỹ lương, số nhân công lao động để làm giảm đi số tiền bảo hiểm xã hội phải nộp hàng tháng; công tác quản lý còn chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng, ban ngành liên quan; hiệu quả công việc của cán bộ nhân viên chưa cao; đa số người lao động sợ đụng chạm, sợ mất việc làm nên họ ít hoặc không dám đứng ra đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Tác giả cũng đưa ra các biện pháp cũng như kiến nghị cho cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Châu Đức trong thời gian tới. Đề tài đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau: tìm hiểu cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội; tìm hiểu cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Châu Đức; tìm hiểu thực trạng quản lý chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Châu Đức; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Châu Đức. iv ABSTRACT With the aim of analyzing the thesis to clarify the reality of the work of controlling social security collection in Chau Duc district, the author proposes a number of solutions to enhance the control of collection of social security, preventing losses of social security funds in the locality Chau Duc district in the near future. The results of the situation analysis show that besides the achieved results, the social Security authority of Chau Duc district still has some existing problems such as: the social Security agency of Chau Duc district has not really grasped the total number of units and the total number of employees. actually belong to social security participants in the area; many businesses, especially state-owned enterprises, are always seeking ways to declare lower than their salaries and total salary fund to reduce the amount of social security to be paid monthly; the management has not been synchronized, there is no rhythmic coordination among the relevant departments and agencies; work efficiency of staff is not high; most employees are afraid of collision and afraid of losing their jobs so they little or do not dare to stand up to fight to protect their interests. The author also gave measures as well as recommendations to the social Security agency of Chau Duc district in the near future. The project has completed the following tasks: understanding the theoretical basis of social Security; find out about Chau Duc district Social Security agency; find out the status of management of social security revenue loss in Chau Duc district; Proposing solutions to improve the efficiency of management against social security revenue loss in Chau Duc district. v MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ............................................... x MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ ..1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................. 2 2.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................ 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ............................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ................................................................................................................ 5 1.1. Một số nội dung cơ bản về bảo hiểm xã hội...................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội ............................................................................................. 5 1.1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội ............................................................................................ 6 1.1.3. Quỹ bảo hiểm xã hội và thu bảo hiểm xã hội ................................................................. 8 1.1.4. Khái niệm, vai trò của thu bảo hiểm xã hội.................................................................. 11 1.2. Lý luận chung về kiểm soát ........................................................................................... 122 1.2.1. Khái niệm về kiểm soát quản lý ................................................................................. 122 1.2.2. Bản chất, vai trò của kiểm soát .................................................................................. 123 1.2.3. Phân loại hoạt động kiểm soát .................................................................................... 133 1.2.4. Quy trình kiểm soát .................................................................................................... 155 1.2.5. Mối quan hệ giữa kiểm soát và quá trình quản lý ...................................................... 188 1.3. Kiểm soát thu bảo hiểm xã hội ...................................................................................... 188 1.3.1. Yêu cầu kiểm soát thu bảo hiểm xã hội ...................................................................... 188 1.3.2. Nguyên tắc kiểm soát thu bảo hiểm xã hội ................................................................ 255 vi 1.3.3. Mục tiêu của kiểm soát thu bảo hiểm xã hội .............................................................. 311 1.3.4. Quy trình thu bảo hiểm xã hội .................................................................................... 311 1.3.5. Nội dung kiểm soát thu bảo hiểm xã hội .................................................................... 333 1.4. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan ............................................................... 355 1.4.1. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................................ 35 1.4.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................................... 366 Tóm tắt chương 1.................................................................................................................. 377 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ........................... 388 2.1. Giới thiệu BHXH huyện Châu Đức .............................................................................. 388 2.1.1. Đặc điểm các đơn vị sử dụng lao động đóng trên địa bàn huyện Châu Đức ............. 388 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại Bảo hiểm xã hội huyện Châu Đức ................................... 40 2.1.3. Về chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy.………...42 2.1.4. Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Châu Đức …...47 2.2. Thực trạng công tác chống thất thu bảo hiểm xã hội tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........................................................................................................................... 511 2.2.1. Hệ thống kiểm soát thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Châu Đức ....... 511 2.2.2. Tình hình thực tế công tác chống thất thu bảo hiểm xã hội tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ................................................................................................................ 555 2.3. Đánh giá thực trạng công tác chống thất thu bảo hiểm xã hội tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........................................................................................................ 655 2.3.1. Kết quả đạt được ......................................................................................................... 655 2.3.2. Tồn tại hạn chế ........................................................................................................... 666 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................................... 688 Tóm tắt chương 2.................................................................................................................... 70 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU. 711 3.1. Định hướng công tác chống thất thu bảo hiểm xã hội tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu..................................................................................................................... 711 3.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ...................................................................................... 722 3.3. Kiến nghị ....................................................................................................................... 788 vii 3.3.1. Với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.............................................. 788 3.3.2. Với đơn vị sử dụng lao động ...................................................................................... 788 Tóm tắt chương 3.................................................................................................................. 799 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 799 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 80 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Chú giải BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KTTN Kinh tế tư nhân SDLĐ Sử dụng lao động NLĐ Người lao động HĐLĐ Hợp đồng lao động HĐLV Hợp đồng làm việc TNLĐ Bảo hiểm tai nạn lao động BNN Bệnh nghề nghiệp ĐLT Đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế TCTN Trợ cấp thất nghiệp UBND Ủy ban nhân dân ix DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động của huyện Châu Đức giai đoạn 2019 - 2021 Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Châu Đức giai đoạn 2018 - 2020 Bảng 2.3: Kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN năm 2020 Bảng 2.4: Tình hình thực hiện thu BHXH của BHXH huyện Châu Đức giai đoạn 2016 - 2020 Bảng 2.5: Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về BHXH Bảng 2.6: Đơn vị và lao động tham gia BHXH tại huyện Châu Đức năm 2020 Bảng 2.7: Tỷ lệ tiền lương tham gia BHXH tại huyện Châu Đức năm 2020 Bảng 2.8: Tình hình nợ BHXH tại huyện Châu Đức từ năm 2016 - 2020 Bảng 2.9: Báo cáo tính lãi phạt do chậm nộp BHXH tại huyện Châu Đức tháng 11 năm 2020 Bảng 2.10: Đối tượng tham gia BHXH của huyện Châu Đức từ năm 2016-2020 Bảng 2.11: Tình hình quỹ lương trích nộp BHXH ở huyện Châu Đức từ năm 2016 - 2020 Trang 38 39 47 53 56 57 58 58 60 61 64 x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Tên biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh Trang Hình 1.1 : Phạm vi thay đổi có thể chấp nhận được 16 Sơ đồ 2.1: Tổ chức hoạt động của BHXH huyện Châu Đức 41 Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN 52 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 1.1.2007 đã tạo hành lang pháp lý để thực hiện tốt quy định về BHXH cho NLĐ, đặc biệt là lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Thực hiện các quy định về BHXH, những năm qua ngành BHXH đã rất tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì vậy, số lượng doanh nghiệp và NLĐ tham gia BHXH bắt buộc ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, góp phần bảo đảm đời sống, quyền lợi cho NLĐ. Tuy nhiên, tình trạng né tránh không tham gia BHXH cho NLĐ, hoặc tham gia không đúng với số lao động; tình trạng trích nộp BHXH cho NLĐ chậm, không đủ, không đúng thời gian quy định; tình trạng nợ đọng, nợ dây dưa, nợ kéo dài BHXH ở một số đơn vị sản xuất kinh doanh (nhất là các đơn vị ngoài quốc doanh) vẫn xảy ra. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã để nợ đọng BHXH trong thời gian dài, với số tiền lớn, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ, quyền lợi của NLĐ. Đã vậy, cơ quan BHXH chưa có biện pháp hữu hiệu để đôn đốc thu, thu hồi nợ đọng. BHXH huyện Châu Đức là cơ quan BHXH cấp huyện trực thuộc BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; quản lý thu, chi BHXH, BHYT và BHTN trên địa bàn huyện theo quy định. BHXH huyện Châu Đức chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của UBND huyện Châu Đức. Trong điều kiện kinh tế chung của đất nước đang trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, các khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn huyện ngày càng nhiều (khu công nghiệp đô thị Châu Đức sozadezi; khu công nghiệp Đá Bạc; Cụm công nghiệp Ngãi Giao), do đó số lượng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều và đa dạng. Đó cũng là một trong những thách thức đối với cơ quan BHXH huyện Châu Đức trong việc quản lý thu, chống thất thu. Trong quá trình hoạt động BHXH huyện Châu Đức đã luôn cố gắng nỗ lực, phấn đấu trong công tác quản lý BHXH, tuy nhiên kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của cơ quan BHXH. Bên cạnh những tích cực đạt được, công tác quản lý BHXH đã bộc lộ nhiều hạn chế như tổ chức bộ máy chưa theo kịp yêu cầu quản lý, công tác 2 đối chiếu thu nộp, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được chú trọng, tình trạng nợ đọng của các doanh nghiệp còn khá nhiều, chế tài chưa đủ mạnh, nhận thức của NLĐ chưa cao... Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bườc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì hệ thống an sinh xã hội, nhất là chính sách BHXH phải được phát triển và hoàn thiện, đáp ứng như cầu của người lao động, của nhân dân đây là một nhu cầu trong những nhu cầu rất cơ bản của con người. Bảo đảm an sinh xã hội, trước hết là về BHXH là một trong những mục tiêu rất quan trọng thể hiện tính ưu việt của xã hội văn minh, phù hợp với xu thế chung của cộng đồng quốc tế hướng tới một xã hội phồn vinh, công bằng và an toàn. Mặt khác, mức độ đảm bảo quyền an sinh là một tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, dân tộc. Việc nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH huyện Châu Đức qua đó phát hiện ra hạn chế, tồn tại, bất cập để từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan BHXH huyện Châu Đức là hết sức cần thiết nhằm chống thất thu BHXH. Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên tác giả chọn đề tài: “Giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài tập trung phân tích thực trạng công tác kiểm soát thu BHXH tại huyện Châu Đức, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát thu BHXH, chống thất thu BHXH trên địa bàn huyện Châu Đức trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài có những mục tiêu cụ thể như sau: Tổng hợp cơ sở lý luận về BHXH và quản lý thu BHXH. Phân tích, đánh giá thực trạng BHXH và quản lý chống thất thu BHXH trên địa bàn huyện Châu Đức. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chống thất thu BHXH trên địa bàn huyện Châu Đức. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu 3 Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu: Thực trạng công tác thu BHXH trên địa bàn bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn 2016-2020 như thế nào? Các yếu tồ ảnh hưởng đến công tác thu? Việc khảo sát thực tế công tác thu từ các chuyên gia ra sao? Đánh giá yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác thất thu BHXH trên địa bàn huyện Châu Đức? Biện pháp nào để tăng hiệu quả quản lý thu từ đó chống thất thu trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu? 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: công tác thu BHXH trên địa bàn bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 5 năm và giải pháp đề xuất đến năm 2025. Phạm vi không gian: đề tài phân tích công tác quản lý chống thất thu tại cơ quan BHXH huyện Châu Đức. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn là phương pháp khảo sát, thống kê, đối chiếu - so sánh, phân tích - tổng hợp và một số phương pháp khác. Phương pháp thống kê: số liệu của đề tài được thống kê từ các báo cáo của cơ quan liên quan về BHXH từ đó phân tích và thống kê nghiên cứu. Phương pháp so sánh: so sánh theo thời gian và không gian đối với từng nội dung nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp: tổng hợp, phân tích và đánh giá để tìm ra được diễn biến cũng như những hạn chế và từ đó tìm ra giải pháp. Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, tạp chí, đề tài, luận án, luận văn, báo cáo như: + Luật BHXH và các văn bản dưới luật. + Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia. + Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phương. 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 4 Luận văn tìm hiểu cấu trúc, thành phần và sự vận hành của cơ quan BHXH trong công tác kiểm soát thu BHXH từ các đơn vị SDLĐ trên địa bàn huyện Châu Đức. Đi sâu vào việc nghiên cứu và phân tích các vấn đề liên quan đến việc tăng cường công tác kiểm soát thu BHXH dựa trên các quy định về quản lý thu BHXH và các quy định khác có liên quan đến công tác kiểm soát thu BHXH trên địa bàn huyện Châu Đức khi ứng dụng giao dịch điện tử. Trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn đề tài sẽ đưa ra các biện pháp để tăng cường chống thất thu BHXH trên địa bàn huyện Châu Đức; đồng thời là cơ sở để đảm bảo quỹ BHXH trong tương lai và tính ổn định của chính sách an sinh xã hội, tạo môi trường bình đẳng, thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là việc làm cấp thiết hiện nay của Nhà nước ta. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Một số nội dung cơ bản về bảo hiểm xã hội 1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội Thuật ngữ “Bảo hiểm xã hội” lần đầu tiên chính thức được sử dụng làm tiêu đề cho một văn bản pháp luật vào năm 1935 (Luật Bảo hiểm xã hội năm 1935 của Hoa Kỳ (the Social Security Act of 1935) chỉ bao gồm bốn chế độ bảo hiểm là chế độ hưu trí, tử tuất, mất khả năng lao động, và thất nghiệp). Thuật ngữ này xuất hiện trở lại trong một đạo luật được thông qua tại New Zealand năm 1938. Năm 1941, trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, thuật ngữ này được dùng trong Hiến chương Đại Tây Dương (the Atlantic Charter of 1941). Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization ILO) nhanh chóng chấp nhận thuật ngữ “bảo hiểm xã hội”, đây là mốc quan trọng ghi nhận giá trị của thuật ngữ này, một thuật ngữ diễn đạt đơn giản nhưng phản ánh được nguyện vọng sâu sắc nhất của nhân dân lao động trên toàn thế giới. Thuật ngữ “bảo hiểm xã hội” được hiểu không giống nhau giữa các nước về mức độ phạm vi rộng hẹp của nó. Tuy nhiên, về cơ bản thì thuật ngữ này được hiểu với nghĩa là sự bảo đảm an toàn của xã hội dành cho thành viên của nó thông qua các quy trình của hệ thống công cộng, nhằm giải toả những lo âu về kinh tế và xã hội cho thành viên. Nói cách khác, nó góp phần giúp các thành viên trong xã hội và gia đình khắc phục sự suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập thực tế do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hưu trí và tử tuất; đồng thời cung cấp về dịch vụ y tế, trợ cấp gia đình có con nhỏ. Theo D. Pieters, BHXH được hiểu với tư cách là một tổ chức được hình thành với mục đích tương hỗ giữa người với người để đối phó với sự thiếu hụt thu nhập (chẳng hạn như thu nhập từ tiền công lao động), hoặc những tổn thất cụ thể khác. Sinfield thì đề nghị BHXH nên được định nghĩa là một cơ chế bảo đảm an toàn toàn diện cho con người chống lại sự mất mát về vật chất. Quan điểm của Berghman cũng tương tự như thế, Berghman quan niệm rằng BHXH là một cơ chế bảo hộ toàn diện cho con người chống lại những tổn thất vật chất. Theo Giancarlo Perone, BHXH là một hệ thống bao gồm những lợi ích và dịch vụ cung cấp cho công dân khi cần thiết, bất kể công dân đó làm công việc gì. 6 Dưới góc độ pháp lý, BHXH là một chế định bảo vệ NLĐ, sử dụng nguồn tiền đóng góp của NLĐ, người SDLĐ và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi lao động hoặc khi chết. Cần phân biệt BHXH với một số khái niệm có nội dung gần với nó như: bảo hiểm thương mại, an sinh xã hội, cứu tế xã hội v.v. . . . Khái niệm an sinh xã hội có phạm vi rộng hơn so với BHXH, những chế định cơ bản của hệ thống an toàn xã hội bao gồm: BHXH, cứu tế xã hội, trợ cấp gia đình, trợ cấp do các quỹ công cộng tài trợ, quỹ dự phòng và sự bảo vệ được giới chủ và các tổ chức xã hội cung cấp. Còn bảo hiểm thương mại chủ yếu mang tính chất tự nguyện, quan hệ bảo hiểm xuất hiện trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm, phạm vi đối tượng tham gia bảo hiểm rộng hơn so với bảo hiểm xã hội (gồm mọi cá nhân, tổ chức), mức hưởng bảo hiểm được đề xuất trên cơ sở mức tham gia bảo hiểm và hậu quả xảy ra. 1.1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước. Chính sách BHXH đã được thể chế hoá và thực hiện theo Luật. BHXH là sự chia sẻ rủi ro và chia sẻ các nguồn quỹ nhằm bảo vệ NLĐ khi họ không còn khả năng làm việc. "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội". Chính vì vậy, đối tượng của BHXH chính là thu nhập của NLĐ bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những NLĐ tham gia BHXH. Đối tượng tham gia BHXH là NLĐ và người SDLĐ. Tuy vậy, tuỳ theo sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những NLĐ nào đó. Dưới góc độ pháp lý, BHXH là một loại chế độ pháp định bảo vệ NLĐ, sử dụng nguồn tiền đóng góp của NLĐ, người SDLĐ và sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc 7 mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc chết. BHXH có các vai trò chủ yếu như sau: 1.1.2.1. Đối với Nhà nước: Thứ nhất, BHXH góp phần đảm bảo an sinh xã hội: hệ thống an sinh xã hội là một hệ thống tổng hợp gồm nhiều chế độ, chính sách mà trong đó mỗi chế độ, chính sách có vai trò, chức năng riêng nhằm tạo ra một mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp bao gồm toàn bộ dân cư của một quốc gia. Hệ thống này có mục tiêu bảo vệ mọi thành viên trước những rủi ro. Trong hệ thống an sinh xã hội, BHXH giữ vai trò là trụ cột chính; phát triển tốt BHXH là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Thứ hai, BHXH góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân: BHXH là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách Nhà nước. Thứ ba, BHXH góp phần tăng nguồn vốn cho phát triển đất nước: quỹ BHXH càng phát triển lớn mạnh thì phần quỹ BHXH nhàn rỗi được đầu tư trở lại nền kinh tế, từ đó tạo việc làm cho NLĐ, tăng nguồn thu cho đất nước. Thứ tư, BHXH giúp tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người SDLĐ và NLĐ, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro. 1.1.2.2. Đối với xã hội: Thứ nhất, BHXH góp phần ổn định cuộc sống của NLĐ: với NLĐ khi sinh con thì được nghỉ việc và được hưởng trợ cấp thai sản, từ đó cuộc sống của họ và gia đình ổn định hơn, có điều kiện chăm sóc gia đình tốt hơn. Với NLĐ khi gặp rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng các chế độ BHXH tương ứng do cơ quan BHXH chi trả, giúp NLĐ giảm được gánh nặng và yên tâm trong cuộc sống. Với NLĐ hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động thì được hưởng chế độ hưu trí, chế độ khám chữa bệnh BHYT. Thứ hai, BHXH góp phần ổn định tình hình trật tự an ninh xã hội và phát triển kinh tế: chính sánh BHXH góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế trong xã hội của NLĐ trong các thành phần kinh tế khác nhau, từ đó góp phần ổn định an ninh xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. 8 Thứ ba, BHXH góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội: quỹ BHXH là do các bên tham gia quan hệ lao động đóng góp, việc chi trả các chế độ cho NLĐ được trích từ quỹ BHXH, do vậy Nhà nước cũng bớt gánh nặng trong việc thực hiện các chính sách xã hội. Thứ tư, đối với các doanh nghiệp, khi những NLĐ không may gặp rủi ro thì đã có cơ quan BHXH chi trả, nhờ vậy tình hình tài chính của các doanh nghiệp được ổn định hơn. 1.1.3. Quỹ bảo hiểm xã hội và thu bảo hiểm xã hội 1.1.3.1. Khái niệm quỹ BHXH Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong thời kỳ nhất định của đất nước. Trình độ kinh tế - xã hội càng phát triển thì các chế độ BHXH được áp dụng càng mở rộng, nhu cầu thoả mãn về BHXH đối với NLĐ càng được nâng cao và khi kinh tế phát triển, NLĐ có thu nhập cao, càng có điều kiện tham gia BHXH. Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung giữ vị trí là khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính quốc gia. Nó ra đời tồn tại và gắn với mục đích bảo đảm ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ khi gặp rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động, mà không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời. Như vậy, quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ BHXH dành chi trả các chế độ trợ cấp và quản lý phí được hình thành từ đóng góp của NLĐ, chủ SDLĐ và nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ để tồn tại và phát triển. Mục đích chính của các chế độ BHXH là trợ cấp vật chất cho người bảo hiểm khi gặp rủi ro đã được quy định trong luật. 1.1.3.2. Nguồn quỹ BHXH Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây: - Người SDLĐ đóng góp theo quy định tại Điều 86 của Luật BHXH. - NLĐ đóng góp theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật BHXH. - Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. - Hỗ trợ của Nhà nước. - Các nguồn thu hợp pháp khác. 9 Trong nền kinh tế hàng hoá, trách nhiệm tham gia đóng góp BHXH cho NLĐ được phân chia cho cả người SDLĐ và NLĐ trên cơ sở quan hệ lao động. Điều này không phải là sự phân chia rủi ro, mà là lợi ích giữa hai bên. Về phía người SDLĐ, sự đóng góp một phần BHXH cho NLĐ sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với NLĐ mà mình thuê mướn. Đồng thời nó góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp, kiến tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ thợ. Về phía NLĐ, đóng góp một phần BHXH cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ. Mối quan hệ chủ - thợ trong BHXH thực chất là mối quan hệ lợi ích. Vì thế, cũng như nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ lao động, BHXH không thể thiếu được sự tham gia đóng góp của Nhà nước. Trước hết là các luật lệ của Nhà nước về BHXH là những chuẩn mực pháp lý cho cả NLĐ và người SDLĐ đều phải tuân theo, những tranh chấp chủ - thợ trong lĩnh vực BHXH có cơ sở vững chắc để giải quyết. Ngoài ra, bằng nhiều hình thức, biện pháp và mức độ can thiệp khác nhau, Nhà nước không chỉ tham gia đóng góp và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH, mà còn trở thành chỗ dựa để đảm bảo cho hoạt động BHXH chắc chắn và ổn định. Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn trên. Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham gia BHXH có khác nhau. Về phương thức đóng góp BHXH của NLĐ và người SDLĐ hiện vẫn còn hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải căn cứ vào mức lương và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp. Quan điểm thứ hai lại nêu lên, phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của NLĐ được cân đối chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp. Về mức đóng góp BHXH, một số nước quy định người SDLĐ phải chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại cả NLĐ và người SDLĐ cùng đóng góp mỗi bên một phần bằng nhau. Một số nước khác lại quy định, Chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi phí quản lý BHXH v.v... Mức đóng góp BHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu chi quỹ BHXH. Vì vậy, quỹ này phải được tính toán trên cơ sở khoa học. Trong thực tế, việc xác định
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng