Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Giáo trình phần mềm trắc địa (nghề trắc địa công trình cđtc)...

Tài liệu Giáo trình phần mềm trắc địa (nghề trắc địa công trình cđtc)

.PDF
86
1
110

Mô tả:

BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: PHẦN MỀM TRẮC ĐỊA NGHỀ: TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 4 BÀI 1. PHẦN MỀM TRÚT SỐ LIỆU MÁY TOÀN ĐẠC Phần mềm xuất/ nhập dữ liệu giữa máy toàn đạc DTM-332 với máy tính bằng tiện ích Transit v.2.36 Nikon Transit là phần mềm truyền dữ liệu có chức năng truyền dữ liệu hai chiều giữa máy toàn đạc Nikon và máy tính qua cổng serial RS232 và cáp. Các chức năng hỗ trợ gồm khả năng tạo và sửa đổi các công việc, xuất nhập dữ liệu, xuất nhập dữ liệu khảo sát giữa một số dạng file dữ liệu của phần mềm thứ ba. Khởi động Transit- Trong Windowns, nháy kép vào biểu tượng Transit, menu chính hiển thị Menu chính Transit Các chức năng menu chính Transit File • New Job: tạo công việc mới. • Open Job: Mở một công việc hiện cú trong Transit. • Save Job: Lưu một việc. • Save Job As: Lưu một việc tới vị trí mới. • Import Job: Nhập dữ liệu từ dạng phần mềm thứ ba sang dạng dữ liệu Nikon. • Export Job: Xuất dữ liệu từ dạng dữ liệu Nikon sang dạng dữ liệu phần mềm thứ ba. • Print Report: In file dữ liệu góc cạnh, toạ độ Nikon. • Properties: Hiển thị túm tắt việc chuẩn bị công việc. • Exit: Thoát Transit. Edit - soạn thảo • Delete Record: Xóa bản ghi khảo sát hiện hành. • Undelete Record: Khụi phục bản ghi khảo sát hiện hành đó Xóa. • Insert Record: Chèn kiểu khác của dữ liệu khảo sát. • Append Record: Thêm bản ghi khảo sát tới cuối việc hiện hành. • Search Record: Tìm bản ghi khảo sát đơn lẻ. Transfer - truyền • Data Recorder to PC: Truyền dữ liệu khảo sát từ Máy toàn đạc/ sổ tay tới máy tính. • PC to Data Recorder: Truyền dữ liệu từ máy tính tới máy toàn đạc, hay sổ tay. Process - xử lý • Calculate Coords: Tính trị số các toạ độ. • View Reprocess Log: Hiển thị báo cáo sau khi xử lý. • View Upload/Export: Hiển thị báo cáo sau khi xuất/nhập dữ liệu. Tools - các công cụ • Comm. Settings: Cài đặt thông tin cho chọn cổng Com và tốc độ truyền tin. • Export Settings: Cài đặt xuất cho các tuỳ chọn DXF và toạ độ. • Job Settings: Cài đặt kiểu dữ liệu và hiệu chuẩn. • Code List Tools: Dụng cụ tạo danh sách mã địa hình. • COGO: Tuyến tính toạ độ địa hình. Window - cửa sổ • Arrange Icons: Xếp đặt các biểu tượng ở đáy cửa sổ. Help - trợ giỳp • Contents: Hiển thị mục lục phần trợ giỳp Transit. • Search for Help On: Tìm trợ giỳp theo chủ đề. • Technical Support: Hỗ trợ kỹ thuật sử dụng và thông tin sự cố. • About: Hiển thị thông tin về bản quyền và phần mềm. 1. Cài đặt tham số 1.1. Cài đặt tham số trên máy tính Thao tác trên máy tính - Nháy kép biểu tượng Transit trong Windown khởi động chương trình - Từ menu chính chọn Transfer - Từ menu Transfer chọn Data Recorder to PC - Trong hộp lựa chọn seri máy, chọn đúng loại máy giao diện - Trong hộp lựa chọn Job name, nhập tên công việc, nhấn nút OK - Xuất hiện màn hình báo “Prepare Nikon Total Station…”, kiểm tra cáp và thông tin giao diện của máy toàn đạc, nháy nút OK. - Khi màn hình báo hoàn thành “Transit Transfer Complete”, nhấn nút OK 1.2. Cài đặt tham số trên máy toàn đạc điện tử Vào phần mềm truyền trút số liệu, chọn loại máy và cài đặt các thông số tương tự như thông số truyền trút số liệu tên máy toàn đạc. Nếu các thông số như nhau ta không thể truyền trút số liệu giữa máy toàn đạc và máy tính. 2. Chuyển số liệu đo từ máy toàn đạc điện tử sang máy vi tính 2.1. Trút số liệu đo ra máy tính Thao tác trên máy tính - Nháy kép biểu tượng Transit trong Windown khởi động chương trình - Từ menu chính chọn Transfer - Từ menu Transfer chọn Data Recorder to PC - Trong hộp lựa chọn seri máy, chọn đúng loại máy giao diện - Trong hộp lựa chọn Job name, nhập tên công việc, nhấn nút OK - Xuất hiện màn hình báo “Prepare Nikon Total Station…”, kiểm tra cáp và thông tin giao diện của máy toàn đạc, nháy nút OK. - Khi màn hình báo hoàn thành “Transit Transfer Complete”, nhấn nút OK Thao tác trên máy toàn đạc - Nối cáp từ máy toàn đạc vào máy tính - Ấn phím Menu - Ấn phím 5 chọn 5.Comm - Ấn phím 1 chọn 1.Download - Xuất hiện màn hình cài đặt tải dữ liệu - Chọn định dạng NIKON và dạng file RAW/ COORD và ấn ENT - Kiểm tra cáp nối máy tính và máy toàn đạc - Ấn phím ANG ứng với phím mềm Go - Xuất hiện màn hình gửi dữ liệu và đếm ngược bản ghi xuất cho đến khi báo hoàn thành - Ở màn hình Xóa tên công việc vừa xuất chọn một trong hai: ấn phím MSR1 ứng với Abrt nghĩa là không xoá file gốc trên máy toàn đạc, ấn phím ANG ứng với phím mềm DEL là xoá file gốc vừa xuất - Máy quay về màn hình đo chính - Chọn OK ở Máy tính sau khi tải xong. 2.2. Nhận dữ liệu về từ máy tính Thao tác trên máy tính - Trong Windows nháy kép vào biểu tượng Transit khởi động chương trình - Chọn File từ menu chính Transit - Chọn Import Job từ menu file - Chọn Data Format từ hộp chọn định dạng dữ liệu - Chọn tên công việc nhập trong hộp chọn Job Name và nháy OK - Khi màn hình báo hoàn thành chọn OK - Chọn Transfer từ menu chính Transit - Chọn PC to Data Recorder từ menu tải - Chọn tên Máy từ hộp chọn kiểu Máy và nháy OK - Nhập tên việc trong hộp chọn Job Name và nháy OK - Chuẩn bị máy toàn đạc để nhận dữ liệu - Trên màn hình thông báo Transit nháy OK Thao tác trên máy toàn đạc - Nối máy toàn đạc và máy tính bằng cáp - Tạo tên công việc để nhận dữ liệu + Ấn phím Menu + Chọn 1.Jobs bằng cách ấn phím 1 + Chọn phím mềm Creat bằng cách ấn phím MSR1 . Nhập tên công việc tới 8 ký tự, ấn ENT + Xuất hiện màn hình xác nhận tên việc mới tạo ra . Chọn phím mềm OK bằng cách ấn phím ANG. +Xuất hiện màn hình đo chính - Ấn phím Menu - Ấn phím 5 chọn 5.Comm - Ấn phím 2 chọn 2.Upload XYZ, xuất hiện màn hình định dạng nhập - Kiểm tra cáp nối và ấn ENT, xuất hiện màn hình xác nhận nhập Ấn phím ANG chọn phím mềm Go để nhận, đồng thời ấn OK trên máy tính để xuất. Trên màn hình nhận có đếm số lượng bản ghi đang nhận cho đến khi hoàn thành. - Kết thúc Máy quay về màn hình đo chính - BÀI 2.PHẦN MỀM TOPO 1. Giới thiệu chung về chương trình TOPO và HS Nhằm phục vụ công tác thiết kế (thiết kế đường, kênh, đê đập, san nền...). Cần tiến hành khảo sát và thành lập bản đồ địa hình. Đây là bước hết sức quan trọng, quyết định rất nhiều đến kết quả của quá trình thiết kế sau này. Trước đây quá trình khảo sát và thiết kế gần như tách biệt nhau (xét trên phương diện một hệ thống thông tin), việc giao tiếp giữa 2 quá trình được thực hiện thủ công: kết quả của công tác khảo sát được chuyển sang công tác thiết kế trên cơ sở các sổ đo, bản đồ giấy hoặc các tập tin bản đồ trên máy thuần tuý về mô tả hình học, rất ít hoặc không có các thông tin về địa hình số. Người thiết kế gần như phải thực hiện lại một số công đoạn về nhập dữ liệu địa hình, gây lãng phí về thời gian và công sức. Để tự động hoá việc giao tiếp giữa hai quá trình khảo sát và thiết kế, công ty Hài Hoà đã nghiên cứu thiết kế và cho ra đời phầm mềm Topo là một chương trình phần mềm trợ giúp quá trình khảo sát và lập bản đồ địa hình số. Các bản đồ địa hình do Topo lập ra chứa đựng đầy đủ các thông tin về địa hình, trên cơ sở đó, người thiết kế tiến hành được công việc của mình luôn, bỏ qua giai đoạn nhập dữ liệu trung gian, tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo tính chính xác, thống nhất của dữ liệu. Phầm mềm Topo chạy trong môi trường AutoCAD 14 hoặc AutoCAD 2000 với hệ thống menu, hộp thoại bằng tiếng Việt, có hệ thống trợ giúp trực tuyến rất thuận tiện cho người sử dụng khi cần tra cứu cách sử dụng. Bộ phần mềm gồm có: 01 đĩa CD + 01 khoá cứng + 01 sách hướng dẫn sử dụng. Yêu cầu phần cứng và hệ điều hành: - Máy tính Pentium hoặc cao hơn RAM tối thiểu 64MB, HDD 1GB - Hệ điều hành Window 9x hoặc Window 2000 có phần mềm AutoCAD 14 hoặc 2000. 2. Các bước cài đặt chương trình TOPO và HS - Lắp khoá cứng vào cổng máy in. - Cài đặt từ đĩa CD-ROM (file setup.exe trong bộ cài) tuỳ theo AutoCAD 14 hoặc 2000 để chạy bộ cài tương ứng. - Kết thúc quá trình cài, khởi động lại máy tính nếu là cài lần đầu tiên để chương trình nhận khoá cứng. - Nhắp đúp biểu tượng chương trình trên Desktop hoặc Start/Programs/ Biểu tượng chương trình -> Lô gô xuất hiện -> chương trình sẵn sàng làm việc trong môi trường AutoCAD. - Một số vấn đề có thể phát sinh trong quá trình chạy chương trình - Nếu không thấy màn hình AutoCAD xuất hiện, tìm ở thanh task bar của Window để gọi AutoCAD lên (Lỗi trường hợp này là do một số menu trong AutoCAD bị mất : Bấm Enter để loại bỏ các menu bị mất khi AutoCAD xuất hiện. Từ lần chạy sau, lỗi này được khắc phục). - Xuất hiện tệp thông báo lỗi do không nạp được các tệp chương trình, trong trường hợp này cần tiến hành cài đặt lại phần mềm. Nếu không khắc phục được thì có thể do lỗi Window hoặc AutoCAD. - Mất biểu tượng chương trình: có thể tạo lại bằng cách tạo Shortcut cho file “HarmonyApp.exe” nằm trong thư mục phần mềm. - Để gỡ bỏ phần mềm: Control Panel ->Add/Remove Program -> Gỡ bỏ tiếp theo, xoá thư mục chương trình. 3. Cài đặt font Các bước để hiển thị font tiếng việt trong Windows XP Bước 1: Nhấn phím chuột tại màn Desktop chọn Properties như dưới: phải hình mục hình Bước 2: Sau khi lựa chọn Properties sẽ hiển thị một cửa sổ người sử dụng chọn mục Appearance Bước 3: Sau khi chọn mục Appearance người sử dụng chọn nút Advanced sẽ hiện ra một cửa sổ có dạng: Chọn vào đây Bước 4: Trong cửa sổ Advanced người sử dụng chọn lần lượt các đối tượng trong mục Item (Bằng cách nhấn trái chuột vào mũi tên bên phải của mục Item). Nếu với đối tượng nào của mục Item mà mục Font (bên dưới mục Item) sáng lên, người sử dụng cần phải thay đổi thành Font MS Sans Serif (Thay đổi Font bằng cách nhấn trái chuột vào mũi tên bên phải của mục Font và lựa chọn thành Font MS Sans Serif). Sau khi đã thay đổi Font cho tất cả các đối tượng của mục Item. Ngườu sử dụng chọn nút OK để lưu lại các thay đổi và trở ra màn hình Appearance . Tại màn hình Appearance người sử dụng chọn nút Apply sau đó chọn nút OK để hoàn thành thao tác thay đổi Font. Chú ý: (Trường hợp thực hiện các bước trên Font tiếng việt vẫn chưa thể hiện được, NSD cần đảm bảo đã thực hiện 02 công việc sau) 1. Tiến hành cài đặt bộ “Vietkey 2000Full” đã có trên đĩa 2. Chạy File cài đặt Font “VN_SysFonts” đã có trên đĩa 4. Bình sai lưới mặt bằng  Lệnh: BSMB  Menu: Nhập dữ liệu/Bình sai lưới mặt bằng... Xuất hiện hộp thoại: Mô tả lưới Các số liệu cho trước Các số liệu đo đạc Các số liệu lựa chọn Các lựa chọn nhập góc đo Bảng nhập dữ lệu Chức năng: Nhập và tính bình sai theo phương pháp bình sai lưới mặt bằng. Nhập các điểm khởi tính - Trên ô “Nhập số liệu gốc” Chọn vào nút “Nhập điểm gốc”. Bảng nhập dữ liệu chuyển về nhập các thông số điểm. - Nhập lần lượt các thông số của điểm theo thứ tự. - Các ký hiệu tên điểm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Lưu ý: Trong phần bình sai hệ trục toạ độ lấy theo hệ trục toạ độ địa lí. Nhập phương vị gốc Trên ô “Nhập số liệu gốc” Chọn vào nút “Nhập điểm gốc”. Bảng nhập dữ liệu chuyển về nhập thông số phương vị. Bắc Điểm cuối Góc phương vị Điểm gốc Nhập các phép đo cạnh Trên ô “Nhập số liệu ” Chọn vào nút “Nhập các cạnh đo”. Bảng nhập dữ liệu chuyển về nhập thông số đo cạnh, khoảng cách được nhập theo đơn vị mét. Điểm cuối Khoảng cách Điểm đầu Nhập các phép đo góc Trên ô “Nhập số liệu ” Chọn vào nút “Nhập các góc đo”. Bảng nhập dữ liệu chuyển về nhập thông số đo góc. Điểm trái Điểm phải Góc đo Điểm giữa Góc đo trong chương trình bình sai lấy theo góc đo phải. Cập nhật cao độ từ tệp bình sai độ cao  Menu: Thao tác tệp/Gán dữ liệu bình sai độ cao... Chọn tệp cần mở. Các cao độ của các điểm trong tệp này khi bình sai sẽ cập nhật vào điểm bình sai mặt bằng. Tính bình sai Sau khi nhập hết các thông số đầu vào ta chọn nút “Tính bình sai” Các thông số được tính toán bình sai theo phương pháp gián tiếp. Ghi và mở tệp soạn thảo - Chương trình bình sai cho phép đọc tệp và ghi tệp dữ liệu theo tệp văn bản. - Trên menu “Thao tác tệp” của hộp hội thoại ta chọn “Ghi tệp” nhập tên tệp và chọn nút “Save” của hộp hội thoại ghi tệp. - Mở tệp dữ liệu cũ để soạn thảo tiếp. - Trên menu “Thao tác tệp” của hộp hội thoại ta chọn “Đọc dữ liệu” chọn tên tệp và chọn nút “Open” của hộp hội thoại mở tệp các dữ liệu được đọc vào bộ nhớ của máy tính. Kết quả bình sai • In kết quả Sau khi tính toán bình sai có hai lựa chọn - In trực tiếp : Chọn “Xuất ra máy in” kết quả tính toán được chuyển ra máy in hiện thời của windows. - Chọn “Xuất tệp kết quả” các kết quả tính toán được ghi ra tệp văn bản theo các hàng và các cột người dùng có thể dùng EXCEL để biên tập lại. • Vẽ sơ đồ lưới Chọn “Vẽ sơ đồ lưới”, lưới được vẽ lên màn hình. 5. Bình sai lưới độ cao  Lệnh: BSDC  Menu: Nhập dữ liệu/Bình sai lưới độ cao... Xuất hiện hộp thoại: Chức năng: Nhập và tính bình sai theo phương pháp bình sai lưới cao độ. Nhập các điểm khởi tính - Trên ô “Nhập số liệu” Chọn vào nút “Nhập điểm gốc”. Bảng nhập dữ liệu chuyển về nhập các thông số điểm. - Nhập lần lượt các thông số của điểm theo thứ tự. - Các ký hiệu tên điểm không phân biệt chữ hoa và chữ thường khi nhập xong chúng sẽ tự động chuyển thành chữ hoa. Nhập các phép đo chênh cao Trên ô “Nhập số liệu” Chọn vào nút “Nhập các cạnh đo”. Bảng nhập dữ liệu chuyển về nhập các thông số nhập các phép đo chênh cao. Điểm cuối Chênh cao Điểm đầu Khoảng cách S(Km) Tính bình sai Chọn nút “Tính bình sai”. Các số liệu được tính bình sai theo phương pháp gián tiếp. Ghi tệp soạn thảo - Chương trình bình sai cho phép đọc tệp và ghi tệp dữ liệu theo tệp văn bản. - Trên menu “Thao tác tệp” của hộp hội thoại ta chọn “Ghi tệp” nhập tên tệp và chọn nút “Save” của hộp hội thoại ghi tệp. - Mở tệp dữ liệu cũ để soạn thảo tiếp. - Trên menu “Thao tác tệp” của hộp hội thoại ta chọn “Đọc dữ liệu” chọn tên tệp và chọn nút “Open” của hộp hội thoại mở tệp các dữ liệu được đọc vào bộ nhớ của máy tính. Kết quả bình sai Sau khi tính toán bình sai có hai lựa chọn - In trực tiếp : Chọn “Xuất ra máy in” kết quả tính toán được chuyển ra máy in hiện thời của windows. - Chọn “Xuất tệp kết quả” các kết quả tính toán được ghi ra tệp văn bản theo các hàng và các cột người dùng có thể dùng EXCEL để biên tập lại. 6. Giao hội xác định điểm 7. Số liệu đầu vào từ sổ đo 7.1. Nhập số liệu điểm đo  Lệnh: HNDL  Menu: Nhập dữ liệu/Nhập dữ liệu điểm đo... Xuất hiện hộp thoại: Các thông số của điểm mia Các ô dữ liệu Tên trạm máy Điểm định hướng Chức năng: • Nhập dữ liệu điểm đo được trang bị các công cụ soạn thảo, chuyển đổi, tính toán kết quả đo đạc ngoài thực địa thông qua các máy trắc địa thành điểm có toạ độ. Từ đó, có thể vẽ bình đồ, thiết kế các công trình trên bình đồ. • Nhập dữ liệu cho phép người sử dụng soạn thảo dữ liệu khảo sát địa hình từ sổ đo, chuyển đổi điểm đo của máy toàn đạc điện tử. . . Các tính năng trên hộp thoại: a. Cài đặt các thông số ban đầu  Menu: Công cụ/Cài đặt thông số ban đầu... Xuất hiện hộp thoại: Dạng đo máy kinh vĩ Dạng đo máy thuỷ bình Loại máy toàn đạc Chức năng: - Đặt ngầm định thông số ban đầu cho dạng thể hiện góc và công cụ đo đạc tương ứng với dữ liệu cần nhập. - Các thông số mặc định sẽ được lưu vào hệ thống cho lần sử dụng chương trình sau. Các dạng thể hiện góc • Thể hiện theo CAD Chọn nhập đơn vị góc theo đơn vị đặt của AutoCAD. Ví dụ: Trong AutoCAD đặt dạng góc là Angles : Deg/Min/Sec Precision: 0d00’00” Muốn nhập góc 145o24’34” thì ta nhập là 145d24’34”. • Dạng aaa.mm.sss Độ phút giây được phân cách bởi dấu chấm “.”. Ví dụ: muốn nhập góc 145o24’34” thì ta phải là 145.24.34 • Dạng aaa.mmsss Giữa độ và phút được cách bởi dấu chấm “.” giá trị giây được lấy từ số thứ ba của phần phút. Ví dụ: Muốn nhập góc 145o24’34” thì ta nhập là 145.2434 • Dạng aaa mm sss Độ phút giây được phân cách bởi dấu cách - bằng cách gõ phím dài trên bàn phím. Ví dụ: Muốn nhập góc 145o24’34” thì ta nhập là 145 24 34 Chọn công cụ đo đạc • Máy toàn đạc điện tử Trong máy toàn đạc điện tử nếu máy không tính ra toạ độ điểm ta gọi là “đo thô” - Raw - yêu cầu khi Biên vẽ BĐ ta phải có bước hiệu chỉnh. Khi mà điểm được máy tính ra toạ độ ta gọi “đo toạ độ điểm” - Coord. Các loại máy toàn đạc và các kiểu đo cho bạn chọn. - Dạng đo thô với máy Nikon DTM sử dụng công cụ trút dữ liệu là DTM700 với tệp dữ liệu có phần mở rộng là ‘700’. - Dạng đo thô với máy Nikon DTM sử dụng công cụ trút dữ liệu là Transit với tệp dữ liệu có phần mở rộng là ‘trn’. - Dạng đo thô với máy Nikon DTM sử dụng công cụ trút dữ liệu là Nikon với tệp dữ liệu có phần mở rộng là ‘nik’. - Dạng đo thô với máy Nikon DTM sử dụng công cụ trút dữ liệu là Nikon với tệp dữ liệu có phần mở rộng là ‘raw’. - Dạng đo thô với máy Leica sử dụng công cụ trút dữ liệu là TC với tệp dữ liệu có phần mở rộng là ‘gsi’. - Dạng đo thô với máy Leica sử dụng công cụ trút dữ liệu là TPS với tệp dữ liệu có phần mở rộng là ‘idx’. - Dạng đo thô với máy SET (Sokia) sử dụng công cụ trút dữ liệu là SDR với tệp dữ liệu có phần mở rộng là ‘sdr’. - Dạng đo thô với máy Topcon sử dụng công cụ trút dữ liệu là T-COM v1.2 với tệp dữ liệu có phần mở rộng là ‘gt6’. • Máy thuỷ bình - Ghi sổ đo theo dạng chênh cao Giá trị “chênh cao” là chênh cao tương đối giữa điểm mia (chân mia) và điểm đặt máy đo (chân máy). - Ghi sổ đo theo dạng cao mia Chiều cao của tia ngắm trên mia so với chân mia. • Máy kinh vĩ - Ghi sổ đo theo dạng dài xiên Chiều dài của tia ngắm xiên từ tâm máy cho tới tia ngắm trên mia. - Ghi sổ đo theo dạng dài bằng Chiều dài trên mặt ngang từ tâm máy cho tới mia. - Ghi sổ đo theo dạng đo ba dây Đo bằng máy kinh vĩ ba dây - Ghi sổ đo theo dạng dài đọc mia Đo bằng máy kinh vĩ với dài đọc mia là khoảng cách giữa hai sợi tóc trên mia Sau khi khi chọn loại máy đo và dạng thể hiện góc ta chọn nút “Nhận” của hộp thoại để chấp nhận các thông số cài đặt. b. Đọc tệp dữ liệu từ máy toàn đạc điện tử  Menu: Thao tác tệp/Mở tệp Chọn tệp cần mở tương ứng với dạng máy toàn đạc điện tử. Toạ độ điểm máy Điểm định hướng Các điểm mia Các thông số được minh hoạ như hộp thoại sau: Hiệu chỉnh và sửa đổi thông số trạm máy Tại ô “Thông số trạm máy” chọn máy đo cần sửa tại ô “Tên”. Ta có thể thay đổi toạ độ, cao máy, điểm qui 0, toạ độ điểm qui 0. Sau đó chọn nút “Cập nhật”. • Hiệu chỉnh và sửa đổi thông số điểm đo Trong bảng các điểm chi tiết ta có thể sửa, thêm các thông số điểm chi tiết. Sau đó chọn nút “Cập nhật” để cập nhật dữ liệu với máy được chọn. Lưu ý: Đối với máy toàn đạc điện tử Leica đo dạng thô, tệp dữ liệu máy trút ra không có dấu hiệu phân biệt khi nào tách trạm máy. Vì vậy trong chương trình qui định tách trạm máy bằng ghi chú điểm, khi thiết lập một trạm máy mới người đứng máy thay đổi bốn kí tự đầu của 8 kí tự mô tả điểm chi tiết. Ví dụ: Trạm máy 1 Ta ghi chú điểm như sau: Trên màn hình của máy toàn đạc ta Nhập ghi chú điểm tại mục Id: 00010000 , chú ý tới chữ cái in đậm biểu thị điểm chi tiết này thuộc máy đo 0001, và có ghi chú là 0000. Trong một số máy mới ta có thể ghi được cả chữ cái. Ví dụ: M100A000 Biểu thị điểm này thuộc máy đo M100 và có ghi chú là A000. Cũng như vậy điểm M100A001 là điểm thuộc máy M100 và với ghi chú là A001. Cho nên tại một trạm máy ta có thể đo tối thiểu là 10000 điểm từ 0000 tới 9999. Khi chuyển sang trạm máy khác ta chỉ việc thay 1 trong 4 chữ trong 8 chữ cái ghi chú. Ví dụ: M101A000 là chương trình tự ngắt trạm máy và tạo cho bạn một máy mới có tên là M101 trong dang sách trạm máy của công việc đo. c. Tiện ích hiệu chỉnh tệp số liệu của máy toàn đạc điện tử  Menu: Công cụ/Tách trạm máy Chức năng: - Thiết lập trạm máy mới với điểm đo trong máy khác. - Tiện ích này nhằm cung cấp cho người sử dụng cách khắc phục lỗi khi đo không cài đặt trạm máy mỗi khi chuyển máy. Thao tác như sau - Chọn giới hạn điểm cần tạo trạm máy mới bằng cách bôi đen vùng cần chọn trên bảng điểm chi tiết - Chọn lệnh “Tách trạm máy”. - Khai báo trạm máy mới, tách trạm từ điểm bắt đầu tới điểm kết thúc. - Chọn nút “Nhận” để tiến hành tách trạm máy. - Kết quả xuất hiện trạm máy mới như đã khai báo. - Cập nhật lại toạ độ điểm máy và thiết lập điểm qui0. d. Nhập số liệu điểm từ sổ đo máy quang cơ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan