Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Giáo trình thực hành trắc địa cơ sở 1 (nghề trắc địa công trình cđtc)...

Tài liệu Giáo trình thực hành trắc địa cơ sở 1 (nghề trắc địa công trình cđtc)

.PDF
61
1
149

Mô tả:

BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC HÀNH TRẮC ĐỊA CƠ SỞ 1 NGHỀ: TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP Quảng Ninh, năm 2017 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1 Lời nói đầu Giáo trình “Thực hành trắc địa cơ sở 1” được biên soạn làm tài liệu thực hành cho học sinh/sinh viên các ngành Trắc địa công trình, xây dựng dân dụng và công nghiệp và cấp thoát nước. Giáo trình giúp học sinh/sinh viên các ngành trên biết cách thực hành trên các máy móc, dụng cụ trắc địa và tính toán nội nghiệp, thông qua đó nắm được qui trình thành lập bản đồ, mặt cắt và sử dụng chúng. Nội dung giáo trình được chia làm 10 bài: Bài 1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư và khảo sát địa điểm thực tập Bài 2. Sử dụng thước thép, máy kinh vĩ, máy và mia thủy chuẩn Bài 3. Thành lập lưới tứ giác trắc địa, bình sai đơn giản Bài 4. Thành lập lưới đường chuyền, bình sai đơn giản Bài 5. Thành lập đường chuyền thủy chuẩn khép kín, bình sai đơn giản Bài 6. Thành lập lưới thủy chuẩn phù hợp, bình sai đơn giản Bài 7. Đo chi tiết địa hình, địa vật Bài 8. Vẽ chi tiết địa hình địa vật Bài 9. Đối chiếu ngoài thực địa Bài 10. Biên tập bình đồ địa hình Trong quá trình biên soạn, tác giả đã cố gắng chọn lọc lượng thông tin cần thiết, phù hợp với thời lượng thực hành và điều kiện thực tế về thiết bị máy trắc địa hiện nay. 2 Bài 1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư và khảo sát địa điểm thực tập * Mục đích, yêu cầu Mục đích của đợt thực hành nhằm giúp học sinh/sinh viên củng cố và mở rộng những kiến thức lý thuyết đã học; rèn luyện các kỹ năng thao tác đo đạc trên một số loại máy trắc địa; hiểu biết và nắm bắt được qui trình công nghệ đo vẽ thành lập bản đồ, mặt cắt. Củng cố kỹ năng khái quát, tổng hợp qua việc viết báo cáo, thu hoạch thực hành. Đồng thời giáo dục học sinh/sinh viên ý thức trách nhiệm và tính kỷ luật khi thực hiện các nhiệm vụ thực hành được giao. * Các nhiệm vụ cần thực hiện Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500, hoặc 1: 1000. 1. Phổ biến nội quy, nội dung thực tập môn học 1. Mỗi học sinh/sinh viên phải tham gia đủ 100% thời gian thực hành; thực hiện đầy đủ các công tác đo ngoại nghiệp, tính toán nội nghiệp, vẽ bản đồ và mặt cắt, viết thu hoạch thực hành hàng ngày. 2. Tổ chức thực hành: - Nhận kế hoạch thực hành ở giáo viên hướng dẫn, tập trung lớp theo đúng thời gian và địa điểm qui định, giúp các thầy quản lý lớp thực hành đạt hiệu quả nhất. - Lớp trưởng phân danh sách lớp ra thành các nhóm và chỉ định nhóm trưởng. Mỗi nhóm có từ 5-6 sinh viên. - Nhóm trưởng đứng tên ký nhận máy, thiết bị thực hành tại phòng máy. Sau khi nhận máy, các nhóm có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và sử dụng cẩn thận. Làm mất, hư hỏng máy thì phải chịu trách nhiệm đền bù. - Hàng ngày ban cán sự lớp, nhóm trưởng phải trực tiếp gặp giáo viên hướng dẫn để báo cáo, nghiệm thu những công việc đã hoàn thành và nhận nhiệm vụ cho ngày mới. - Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân bổ và luân chuyển công việc thực hành cho các thành viên trong nhóm, đảm bảo mỗi học sinh/sinh viên đều nắm được tất cả nội dung công việc thực hành. 2. Chuẩn bị vật tư và các loại sổ sách cần thiết cho môn học 1. Cọc mốc: số lượng chuẩn bị ít nhất là 4 cọc bằng gỗ, dài 20- 25cm, đường kính cọc từ 20- 25 mm. Một đầu cọc được cắt bằng, đầu còn lại được đẽo vót nhọn. Dùng búa sắt để đóng cọc xuống đất làm điểm mốc lưới khống chế đo vẽ. Lưu ý, đầu cọc chỉ cho phép nhô cao so với mặt đất không quá 1cm. Đóng 1 đinh nhỏ vào giữa đầu cọc để làm dấu tâm mốc. 2. Cọc tiêu: mỗi nhóm cần chuẩn bị 3 cọc tiêu. Cọc dài khoảng 1- 1.3m, với đường kính bằng 20- 25mm. (Có thể dùng ống nhựa ỉ21 mm để làm cọc tiêu). 3 3. Các loại sổ đo ngoại nghiệp và tính toán nội nghiệp: - Sổ đo góc bằng. - Sổ đo chi tiết. - Sổ đo chiều dài - Sổ đo thuỷ chuẩn hình học. - Sổ đo thuỷ chuẩn thành lập mặt cắt. - Sổ ghi thu hoạch thực hành hàng ngày. - Sổ tính toán nội nghiệp. - Báo cáo thực hành. 4. Các loại vật tư, thiết bị khác: sơn để đánh dấu mốc, thước thép 2m để đo chiều cao máy, một cuộn dây dài 10 mét để bố trí các điểm mia khi đo thuỷ chuẩn mặt cắt, máy tính kỹ thuật, thước nhựa dài 1 mét, thước đo độ chuyên dụng, bút chì đen, tẩy, giấy trắng chất lượng cao khổ A 0 để vẽ bản đồ, giấy ô li khổ A1 để vẽ mặt cắt. 5. Tài liệu tham khảo: Trắc địa cơ sở. Nguyễn Trọng San - Đinh Công Hòa – Đào Quang Hiếu.... 3. Trình tự thực hiện các công việc trong đợt thực hành 1. Nghe phổ biến đề cương thực hành 2. Biên bản nhận và kiểm tra máy/ trả máy và thiết bị thực hành (theo ca học) 3. Tập đo máy kinh vĩ và máy thuỷ bình 4. Bố trí lưới khống chế đo vẽ ở ngoài thực địa 5. Đo góc bằng trong lưới khống chế đo vẽ 6. Đo chuyền độ cao tới các điểm lưới khống chế đo vẽ 7. Đo vẽ chi tiết 8. Đo thuỷ chuẩn thành lập mặt cắt 9. Bình sai khống chế đo vẽ và bình sai lưới độ cao 10. Tính độ cao các điểm chi tiết 11. Vẽ bản đồ và vẽ mặt cắt 12. Nộp tất cả sổ đo, sổ tính, sổ thu hoạch, báo cáo thực hành, bản đồ, mặt cắt để giáo viên hướng dẫn kiểm tra và nghiệm thu 4. Đề cương thực hành Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 hoặc 1:1000 khoảng cách giữa các điểm mia bằng 10m. 4 Tùy thuộc vào độ chính xác đọc số và chất lượng máy trắc địa, giáo viên hướng dẫn sẽ đưa ra các hạn sai cho phép khi đo các đại lượng về góc, chiều dài, chênh cao và khi tính toán kết quả đo. Công tác ngoại nghiệp gồm các công việc sau: 1- Bố trí lưới khống chế đo vẽ với đồ hình là một trong ba dạng sau: - Lưới tứ giác trắc địa (có 4 điểm mốc) - Lưới đường chuyền khép kín (có 4 đến 6 điểm mốc) - Lưới đường chuyền phù hợp (có 4- 6 điểm mốc). Khi bố trí lưới phải đảm bảo sự thông hướng giữa các mốc, các cạnh và các góc phải nằm trong các giới hạn cho phép. Các mốc phân bố đều trên diện tích cần đo, có tầm nhìn bao quát lớn và nằm ở nơi đất đá ổn định, thuận tiện cho các công tác đo đạc về sau. 2- Đo góc bằng trong mạng lưới khống chế đo vẽ Thiết bị đo là các loại máy kinh vĩ có độ chính xác trung bình và các cọc tiêu. - Tại những điểm có 3 hướng ngắm trở lên, đo góc bằng phương pháp đo toàn vòng với 2- 3 vòng đo; - Tại những điểm có 2 hướng ngắm, đo góc bằng phương pháp đo vòng với 2- 3 vòng đo. Để có điều kiện kiểm tra độ chính xác, nên đo cả góc trái và góc phải của đường chuyền kinh vĩ Giá trị cần đặt trên hướng chuẩn tính theo công thức: bo=(i-1)1800/n + 10’ Trong đó: i- là số tứ tự của vòng đo n- là số vòng đo (n= 2 hoặc n=3) Trong quá trình đo góc phải tuân thủ các yêu cầu về sai số giới hạn cho phép, nếu sai số thực tế vượt quá chỉ tiêu cho phép thì phải đo lại. Các chỉ tiêu về sai số giới hạn là: sai số khép hướng chuẩn, biến động sai số 2C, sai lệch kết quả giữa các vòng đo và sai số khép góc đồ hình lưới. 3- Đo chiều dài cạnh Sử dụng thước thép hoặc các thiết bị đo chiều dài khác có độ chính xác tương đương để đo chiều dài cạnh lưới đa giác. Chiều dài được đo đi, đo về. Sai số tương đối đo chiều dài không vượt quá 1/2000. Nếu đo bằng thước thép, cần tiến hành định tuyến đo và xác định các số hiệu chỉnh cần thiết cho mỗi đoạn đo. 4- Đo độ cao Sử dụng máy thủy bình và mia gỗ hai mặt để đo độ cao. áp dụng phương pháp đo cao hình học từ giữa, các chỉ tiêu về sai số giới hạn tuân thủ theo quy phạm đo cao kỹ thuật: khoảng cách từ máy đến mia không quá 70m, chênh lệch khoảng cách từ máy đến mia không quá ±5m, chênh lệch khoảng cách cộng dồn 5 trên toàn tuyến không quá ±10m. Biến động hằng số mia không quá ±3mm. Độ lệch chênh cao xác định theo hai mặt mia không quá ±5mm. Sai số giới hạn khép độ cao xác định theo công thức: f cf = 50 L (mm); L- Tổng chiều dài đường chuyền độ cao, tính bằng km. Đồ hình đường chuyền độ cao bố trí có dạng khép kín, hoặc phù hợp hoặc đo đi đo về. Sai số thực tế khép đường chuyền độ cao không vượt quá sai số cho phép 5- Đo thủy chuẩn mặt cắt Thiết bị đo là máy thủy bình, mia gỗ hai mặt và thước dây. Khoảng cách giữa các điểm mia lấy bằng 10m. Tuyến mặt cắt bố trí dọc theo trục đường và có chiều dài khoảng 300- 400m. Trên một trạm máy, tại các điểm liên hệ đọc số đo theo chỉ giữa ở hai mặt mia (mặt đen và mặt đỏ), độ lệch chênh cao tính theo mặt đen và mặt đỏ không vượt quá ±5mm. Tại các điểm mia trung gian chỉ đọc số đo theo chỉ giữa mặt đen. Để kiểm tra cần tiến hành đo thủy chuẩn cấp kỹ thuật từ điểm cuối tuyến khép về điểm đầu tuyến mặt cắt. 6- Đo chi tiết Để biểu thị địa hình, địa vật lên bản đồ cần phải đo vẽ chi tiết. Điểm chi tiết là những điểm đặc trưng cho sự thay đổi của địa hình, địa vật. Trong thực tế, có nhiều phương pháp và thiết bị đo vẽ chi tiết khác nhau. Tuy nhiên, với thiết bị hiện có của nhà trường, học sinh/sinh viên sẽ thực hành đo vẽ chi tiết bằng phương pháp đo toàn đạc. Thiết bị đo là máy kinh vĩ, mia một mặt và thước thép 2m. Khi đo, máy kinh vĩ được đặt tại một điểm khống chế và ngắm chuẩn về một điểm khống chế đo vẽ kế tiếp (giữa hai điểm này cần thông hướng). Trước khi đo chi tiết cần đo chiều cao máy bằng thước thép (đọc số đo đến mm) và đưa số đọc trên hướng chuẩn về giá trị 00 00’ 00”. Tại một điểm chi tiết cần đọc các số đo: góc bằng, góc đứng, chiều dài nghiêng và chiều cao máy. Trên bản vẽ sơ họa một trạm máy cần đánh số và ghi chú các điểm đo rõ ràng, không lệch số thứ tự ghi trong sổ đo chi tiết. Các chỉ tiêu về khoảng cách giữa các điểm mia, khoảng cách lớn nhất từ máy đến mia do giáo viên hướng dẫn quyết định. 5. Điều kiện để nhóm thực hành và mỗi học sinh hoàn thành môn học - Tham gia thực hành đạt ít nhất 80% thời gian qui định. - Có tất cả các kết quả đo nằm trong giới hạn sai số cho phép. - Hoàn thành chính xác các bảng tính toán bình sai. - Vẽ bản đồ và mặt cắt đạt yêu cầu về chuyên môn. - Từng cá nhân thực hiện đạt bài kiểm tra thực hành kết thúc môn học - Trả đầy đủ máy và thiết bị thực hành đã mượn. 6 Bài 2. Sử dụng thước thép, máy kinh vĩ, máy và mia thủy chuẩn 1. Làm quen các loại máy kinh vĩ, máy và mia thủy chuẩn, tiêu, thước, cóc mia 1.1.. Máy kinh vĩ Máy kinh vĩ quang học được chế tạo dựa trên nguyên lý quang hình (ánh sáng truyền thẳng, khúc xạ, phóng đại, v.v...). Các số đo góc bằng, góc đứng được hiển thị trong kính lúp. a. Công dụng của máy kinh vĩ Máy kinh vĩ dùng để đo góc bằng và đo góc đứng. Ngoài ra, có thể dùng máy để đo chiều dài và đo độ cao với độ chính xác thấp. b. Phân loại máy kinh vĩ Theo độ chính xác đọc số, máy kinh vĩ được phân ra 3 loại: - Máy kinh vĩ chính xác cao, - Máy kinh vĩ chính xác trung bình, - Máy kinh vĩ chính xác thấp. Theo nguyên lý cấu tạo bàn độ máy kinh vĩ được phân ra 3 loại: - Máy kinh vĩ cơ học, - Máy kinh vĩ quang học, Hình 1.1- Máy kinh vĩ quang học - Máy kinh vĩ điện tử. Hình 1.2- Máy kinh vĩ điện tử b. Các bộ phận chính của máy kinh vĩ Máy kinh vĩ quang học có các bộ phận chính sau: - Bộ phận ngắm bao gồm ống kính và ống ngắm sơ bộ. 7 - Bộ phận đo góc bao gồm bàn độ ngang và bàn độ đứng. - Bộ phận định tâm, cân bằng máy bao gồm ống thuỷ tròn, ống thuỷ dài, dọi (dọi cơ học, ống dọi quang học, hoặc dọi laser), các ốc cân bằng máy. - Bộ phận đọc số bao gồm ống kính phụ đọc số, gương chiếu sáng. - Các ốc hãm chuyển động. Hình 1.4. Các bộ phận của máy kinh vĩ. (1)- Ống kính, (2)- bàn độ ngang, (3)- bàn độ đứng, (4)- Đế máy, (5)- Ống kính phụ đọc số, (6)- ốc khóa đầu máy với đế, (7)- ốc cân bằng máy, (8)- Ống ngắm sơ bộ, (9)- quai xách, (10)- ốc hãm và ốc vi động bàn độ đứng, (11)- ốc hãm và ốc vi động bàn độ ngang, (12)- Ống dọi tâm quang học, (13)- ốc đặt số đọc trên hướng chuẩn, (14)- ốc vi chỉnh đặt số đọc chính xác, (15)- gương chiếu sáng, (16)- Ống thuỷ dài, (17)- Ống thuỷ tròn. 1.2. Thước cuộn Thước cuộn là loại thước được làm bằng vải hoặc thép, dài 10m, 20m, 30m và 50m. Nó được cuộn tròn trong hộp bằng nhựa. Thước bằng vải dễ co giãn nên độ chính xác thấp. Thước cuộn dùng để đo trực tiếp độ dài. 300 - 400 1.3. Que đếm Que đếm là bộ que làm bằng sắt Þ 4 – 6mm dài 30 – 40cm, một đầu được mài nhọn để cắm xuống đất, đầu còn lại uốn thành vòng để tiện xâu thành xâu. Mỗi bộ que đếm gồm 11 cái. Dùng để đánh dấu số lần đặt thước đo khi đo khoảng cách quá dài. 1.4. Máy thủy chuẩn 8 a. Công dụng của máy thuỷ chuẩn Máy thuỷ chuẩn tạo ra trục ngắm nằm ngang, thoả mãn nguyên lí đo cao hình học. Trong thực tế máy thuỷ chuẩn còn được gọi là máy thuỷ chuẩn, máy nivô. Máy được sử dụng khi đo cao hình học từ giữa hoặc đo cao hình học từ một phía. Ngoài ra có thể dùng máy để đo khoảng cách với độ chính xác thấp. b. Phân loại máy thuỷ bình *. Phân loại theo độ chính xác - Máy thuỷ chuẩn chính xác cao. - Máy thuỷ chuẩn chính xác trung bình. *. Phân loại theo phương cách đưa trục ngắm về vị trí nằm ngang - Máy thuỷ chuẩn có ống thuỷ dài (có ốc điều khiển parabol). - Máy thuỷ chuẩn tự động. *. Phân loại theo nguyên lý cấu tạo - Máy thuỷ chuẩn quang học. - Máy thuỷ chuẩn điện tử 9 - Máy thuỷ chuẩn laser Hình 2.24. Máy thủy bình điện tử c. Các bộ phận của máy thuỷ chuẩn 2 3 4 5 6 7 (b)- Máy SOUTH 1-Bộ phận ngắm sơ bộ, 2-Kính vật, 3-ốc điều ảnh, 4-ống thủy tròn, 5-ốc vi động ngang, 6-ốc cân máy, 7-Kính mắt. 1.5. Mia và cóc mia a. Công dụng của mia thuỷ chuẩn Mia thuỷ chuẩn về thực chất là cái thước dài, có khoảng chia nhỏ nhất đến cm. Căn cứ vào nó để đọc các số đọc sau “s” và số đọc trước “t” theo nguyên lý đo cao hình học. Ngoài ra mia còn được sử dụng khi đo chi tiết thành lập bản đồ, đo thuỷ chuẩn thành lập mặt cắt. b. Phân loại mia thuỷ chuẩn 1. Phân loại mia theo vật liệu: Mia gỗ; Mia nhôm. 2. Phân loại mia theo số mặt sơn mia: - Mia một mặt: sơn vạch chia chỉ ở một mặt - Mia hai mặt đỏ, đen: sơn vạch chia ở hai mặt đối diện nhau 3. Phân loại mia theo kết cấu: Mia nguyên (mia liền); Mia gập; Mia rút. 4. Phân loại mia theo chiều dài: Mia 1,5m; Mia 3m; Mia 5m. 10 5. Phân loại mia theo độ chính xác: Mia thường; Mia chính xác cao (mia inva). d- Mia inva a 1,5 a 1,4 a Bề rộng của mia từ 6 – 10cm. Trên một mặt mia được phân vạch bằng sơn đen và sơn đỏ, các vạch là những chữ E cao 5cm, mỗi nét dày 1cm. Bên cạnh mỗi chữ E có ghi con số kèm theo để chỉ độ cao từ chân mia đến chân chữ E đó, đơn vị là mét. c- Mia nhôm 1,3 Với a = 1cm a b- Mia gỗ gập 1,3 a a- Mia gỗ liền 1,2 Trên mia người ta thường gắn thêm ống thuỷ tròn để làm căn cứ dựng mia thẳng đứng. Khi đo đạc mia phải được dựng trên các đỉnh cọc hay trên đế mia, hay thường gọi là “cóc mia”. 2. Định tâm và cân bằng máy kinh vĩ a. Mục đích công tác định tâm và cân bằng máy Định tâm và cân bằng máy kinh vĩ là quá trình thực hiện chuỗi các thao tác để đồng thời đưa trục đứng VV của máy đi qua điểm mốc là đỉnh góc cần đo (định tâm máy) và vừa chiếm vị trí thẳng đứng (cân bằng máy). Nguyên tắc đặt máy kinh vĩ khi đo góc là phải làm gần đúng dần vì việc định tâm máy và cân bằng máy có liên quan chặt chẽ với nhau. 11 Hình 2.15. Điểm mốc cố định b. Qui trình định tâm máy và cân bằng máy 1. Định tâm máy sơ bộ Đặt cố định 1 chân máy. Giữ cho trục máy VV gần thẳng đứng (bọt thuỷ tròn nằm gần ở giữa). Vừa nhìn qua bộ phận dọi quang học, vừa dịch chuyển hai chân máy còn lại để đặt máy kinh vĩ vào gần đúng điểm mốc. 2. Cân bằng máy sơ bộ - Nhìn vào ống thuỷ tròn, đặt các chân máy cho chắc chắn, nhưng vẫn đảm bảo cho bọt thuỷ tròn ở gần giữa. - Vặn lỏng các ốc hãm để rút các chân máy lên xuống nhằm đưa bọt thuỷ tròn vào giữa. Khi bọt thuỷ tròn chiếm vị trí trung tâm thì vặn chặt các ốc hãm chân máy lại. 3. Cân bằng máy chính xác theo ống thuỷ dài - Quay máy sao cho ống thuỷ dài trên bàn độ ngang nằm song song với đường thẳng nối hai ốc cân máy bất kỳ (ốc 1, 2) và xoay hai ốc cân máy này ngược chiều nhau để đưa bọt thuỷ dài chạy về điểm chuẩn (hình 2.16-a). - Quay máy một góc 900 và xoay ốc cân máy còn lại (ốc 3) để đưa bọt thuỷ dài chạy về điểm chuẩn (hình 2.16-b). - Tiếp tục quay máy một góc 1800 để kiểm tra sự cân bằng của ống thủy dài (hình 2.16-c). N1 N3 N3 N3 N2 N1 a) N2 N1 b) Hình 2.16. Cân bằng máy chính xác 4. Định tâm máy chính xác 12 N2 c) Nới lỏng ốc nối máy với chân máy và quan sát điểm mốc qua bộ phận định tâm quang học để dịch chuyển máy sao cho trục máy VV dọi đúng điểm tâm mốc. Thao tác này có thể làm bọt thuỷ dài lệch khỏi điểm chuẩn nên người đo cần phải cân bằng máy lại. Các thao tác được lặp đi lặp lại cho đến khi cả hai điều kiện định tâm máy và cân bằng máy đồng thời được thoả mãn. 3. Ngắm mục tiêu, đặt bàn độ, đọc số a. Bắt mục tiêu sơ bộ - Xoay kính mắt để tìm lưới chỉ ngắm rõ nét nhất. - Mở các ốc hãm bàn độ ngang và bàn độ đứng (ống kính). - Nhìn qua bộ phận ngắm sơ bộ, nhẹ nhàng quay máy ngắm lên cọc tiêu. - Khóa tất cả các ốc hãm bàn độ ngang và bàn độ đứng. - Xoay vòng điều ảnh để nhìn thấy cọc tiêu rõ nét nhất. b. Bắt mục tiêu chính xác - Xoay ốc vi động bàn độ ngang, - Xoay ốc vi động bàn độ đứng, nhằm đưa giao điểm của lưới chỉ ngắm vào đúng điểm tiêu. c.. Khử hiện tượng thị sai - Hơi dịch chuyển mắt lên xuống, nếu thấy ảnh tiêu ngắm bị chuyển dịch so với giao điểm lưới chỉ ngắm là có hiện tượng thị sai. - Cách khử hiện tượng thị sai: tiếp tục vi động (xoay) ốc điều ảnh cho đến khi không còn hiện tượng thị sai nói trên. d. Hướng dẫn chuyển đổi vị trí bàn độ đứng (đảo kính) Muốn chuyển vị trí bàn độ đứng từ phía tay trái sang phía tay phải người đo hoặc ngược lại, cần thực hiện các thao tác sau: - Quay ống kính đi 1800 - Quay máy đi 1800 a- Bàn độ đứng trái a- Bàn độ đứng phải e. Đặt bàn độ và đọc số 13 - Để khóa đế máy với đầu máy kinh vĩ. - Lưu ý! ốc khóa đầu máy phải được vặn chặt để không bị rơi vỡ. Trong suốt quá trình thực hành, học sinh/sinh viên không được mở hoặc nới lỏng ốc khóa đầu máy. Đọc số đo trên bàn độ 4. Kiểm nghiệm các loại sai số máy kinh vĩ Căn cứ vào nguyên lý và yêu cầu độ chính xác đo góc, máy kinh vĩ phải thoả mãn các điều kiện hình học đã nêu trong mục 2.4. Trước khi đo góc các điều kiện trên phải được kiểm nghiệm, trong trường hợp có sai số cần phải được hiệu chỉnh lại chính xác. 4.1. Kiểm nghiệm trục ngắm ống kính (CC) a. Kiểm nghiệm trục ống kính (CC) vuông góc với trục quay ống kính (QQ) Để ống kính ở vị trí nằm ngang, quay máy ngắm về một điểm P cách máy tối thiểu 50m. Đọc số trên bàn độ ngang N1 (hình 2.19). Đảo ống kính và ngắm lại điểm P. Đọc số trên bàn độ ngang N2. Nếu (N1± 180o )- N2 ≠ 0 nghĩa là có tồn tại sai số, gọi là sai số 2C. Máy cần phải được điều chỉnh. b. Hiệu chỉnh: Từ hình 2.19, ta có nhận xét rằng do có sai số, nên sau khi đảo ống kính qua trục quay của nó để ngắm trở lại điểm P, máy đã phải quay một góc 180o +2C. Sai số 2C được tính theo công thức: 2C = (N1± 180o ) – N2 Để hiệu chỉnh điều kiện 1 cần phải tính số đọc trung bình: N tb = N1 + ( N 2  180 o ) 2 14 Dùng ốc vi động đưa số đọc về giá trị Ntb. Khi đó tâm màng dây chữ thập sẽ lệch khỏi điểm P. HII N1 P C NTB C HI N2±1800 Hình 2.19. Sai số 2C Nới lỏng ốc hiệu chỉnh tấm kính khắc dây chữ thập và dịch chuyển nó theo trục nằm ngang sao cho tâm màng dây chữ thập trùng với điểm P. Tiến hành kiểm nghiệm và hiệu chỉnh lại lần nữa để đảm bảo sự tin cậy đã đạt yêu cầu đặt ra. 4.2. Kiểm nghiệm trục quay ống kính (QQ) a. Kiểm nghiệm trục quay ống kính (QQ) vuông góc với trục quay máy (VV) Trên thực địa chọn một điểm P ở vị trí khá cao. Phía dưới điểm P, trên tầm độ cao tia ngắm ngang, đặt một mia nằm ngang (hình 2.20). Cố định bàn độ ngang, hạ ống kính và đọc số đo trên mia theo chỉ đứng là O1. P’ P o1 o tb o2 Đảo ống kính và quay máy ngắm lại điểm P. Cố định bàn độ ngang, hạ ống kính và đọc số đo trên mia là O2. Nếu O1 = O2 thì điều kiện trục QQ ⊥ VV được thoả mãn. Trong trường hợp ngược lại, máy có tồn tại sai số, gọi là sai số 2i và cần phải được hiệu chỉnh. b. Hiệu chỉnh sai số 2i Tính số đọc trung bình: O tb = (O 1 + O 2 ) 2 15 Quay ống kính ngắm vào số đọc trung bình Otb trên mia. Cố định bàn độ ngang, nâng ống kính lên tầm điểm P. Do tồn tại sai số 2i nên lưới chỉ ngắm sẽ không trùng điểm P. Dùng ốc hiệu chỉnh trục quay ống kính để nâng hoặc hạ một đầu, bằng cách đó đưa giao điểm lưới chỉ ngắm về trùng điểm P. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh lại sao cho thoả mãn yêu cầu kỹ thuật của máy. 4.3. Kiểm nghiệm trục ống thuỷ dài (TT) a. Kiểm nghiệm trục ống thuỷ dài (TT) vuông góc với trục quay máy (VV) Đặt trục ống thuỷ song song với đường nối hai ốc cân (ví dụ N 1 và N2). Vặn đồng thời và ngược chiều hai ốc cân đó để đưa bọt thuỷ dài về vị trí trung tâm (hình 2.16a). Quay máy đi 90o (hình 2.16b); khi đó trục ống thuỷ vuông góc với hai ốc cân ban đầu, bọt thuỷ dài lệch khỏi vị trí trung tâm. Vặn ốc cân thứ ba (N 3) để đưa bọt thuỷ dài trở về vị trí trung tâm. Tiếp tục quay máy đi 180o, nếu bọt thuỷ không lệch khỏi vị trí trung tâm thì điều kiện trục TT ⊥ VV được thoả mãn (hình 2.16c). Nếu bọt thuỷ lệch khỏi vị trí trung tâm, chứng tỏ tồn tại sai số, cần phải hiệu chỉnh. b. Hiệu chỉnh Một nửa của độ lệch bọt thuỷ dài được dịch chuyển về vị trí trung tâm bằng các ốc cân (N1 và N2). Một nửa độ lệch bọt thuỷ dài còn lại được đưa về bằng các ốc hiệu chỉnh ống thủy dài. Thao tác hiệu chỉnh được lặp đi lặp lại vài lần cho đến khi bọt thuỷ chiếm vị trí trung tâm của ống thuỷ dài. 4.4. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh MO MO là số đọc trên bàn độ đứng khi ống kính ở vị trí nằm ngang và bọt thuỷ dài gắn trên vành du xích của bàn độ đứng ở vị trí trung tâm. Nếu bàn độ đứng nằm ở đúng vị trí thì MO = 0, nếu MO ≠ 0 và vượt quá giới hạn cho phép thì máy cần phải hiệu chỉnh. a. Kiểm nghiệm Đặt ống kính ở vị trí nằm ngang, ngắm lên một điểm bất kỳ P và đọc số đo ở hai vị trí của bàn độ đứng (trái và phải). Ph + Tr − 180 o Giá trị MO được tính theo công thức: MO = 2 Trong đó: Ph- Số đọc ở bàn độ phải Tr- Số đọc ở bàn độ trái b. Hiệu chỉnh 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan