Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Giáo trình thực hành trắc địa cơ sở 2 (nghề trắc địa công trình cao đẳng)...

Tài liệu Giáo trình thực hành trắc địa cơ sở 2 (nghề trắc địa công trình cao đẳng)

.PDF
107
1
68

Mô tả:

BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC HÀNH TRẮC ĐỊA CƠ SỞ 2 NGHỀ: TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Quảng Ninh, năm 2017 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1 Lời nói đầu Giáo trình “Thực hành trắc địa cơ sở 2” được biên soạn làm tài liệu thực hành cho học sinh/sinh viên các ngành Trắc địa công trình. Giáo trình giúp học sinh/sinh viên các ngành trên biết cách thực hành trên các máy móc, dụng cụ trắc địa và tính toán nội nghiệp, thông qua đó nắm được qui trình thành lập bản đồ, mặt cắt và sử dụng chúng. Nội dung giáo trình được chia làm 9 bài: Bài 1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư và khảo sát địa điểm thực tập Bài 2. Sử dụng máy toàn đạc điện tử Bài 3. Thành lập lưới đa giác trung tâm - giải tích cấp 2 Bài 4. Thành lập lưới đường chuyền cấp 2, bình sai chặt chẽ Bài 5. Thành lập đường chuyền thủy chuẩn nhiều vòng khép kín hạng IV, bình sai trên sơ đồ - phương pháp Popov Bài 6. Thành lập lưới thủy chuẩn có một điểm nút Bài 7. Đo chi tiết địa hình, địa vật bằng phương pháp toàn đạc Bài 8. Thành lập bản đồ số Bài 9. Đối chiếu ngoài thực địa, xuất bản đồ Trong quá trình biên soạn, tác giả đã cố gắng chọn lọc lượng thông tin cần thiết, phù hợp với thời lượng thực hành và điều kiện thực tế về thiết bị máy trắc địa hiện nay. 2 Bài 1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư và khảo sát địa điểm thực tập * Mục đích, yêu cầu Mục đích của đợt thực hành nhằm giúp học sinh/sinh viên củng cố và mở rộng những kiến thức lý thuyết đã học; rèn luyện các kỹ năng thao tác đo đạc trên một số loại máy trắc địa; hiểu biết và nắm bắt được qui trình công nghệ đo vẽ thành lập bản đồ, mặt cắt. Củng cố kỹ năng khái quát, tổng hợp qua việc viết báo cáo, thu hoạch thực hành. Đồng thời giáo dục học sinh/sinh viên ý thức trách nhiệm và tính kỷ luật khi thực hiện các nhiệm vụ thực hành được giao. * Các nhiệm vụ cần thực hiện 1. Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500, hoặc 1: 1000. 2. Đo thuỷ chuẩn lập mặt cắt dọc với tỷ lệ ngang 1: 500, tỷ lệ đứng 1: 50. 1. Phổ biến nội quy, nội dung thực tập môn học 1. Mỗi học sinh/sinh viên phải tham gia đủ 100% thời gian thực hành; thực hiện đầy đủ các công tác đo ngoại nghiệp, tính toán nội nghiệp, vẽ bản đồ và mặt cắt, viết thu hoạch thực hành hàng ngày. 2. Tổ chức thực hành: - Nhận kế hoạch thực hành ở giáo viên hướng dẫn, tập trung lớp theo đúng thời gian và địa điểm qui định, giúp các thầy quản lý lớp thực hành đạt hiệu quả nhất. - Lớp trưởng phân danh sách lớp ra thành các nhóm và chỉ định nhóm trưởng. Mỗi nhóm có từ 5-6 sinh viên. - Nhóm trưởng đứng tên ký nhận máy, thiết bị thực hành tại phòng máy. Sau khi nhận máy, các nhóm có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và sử dụng cẩn thận. Làm mất, hư hỏng máy thì phải chịu trách nhiệm đền bù. - Hàng ngày ban cán sự lớp, nhóm trưởng phải trực tiếp gặp giáo viên hướng dẫn để báo cáo, nghiệm thu những công việc đã hoàn thành và nhận nhiệm vụ cho ngày mới. - Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân bổ và luân chuyển công việc thực hành cho các thành viên trong nhóm, đảm bảo mỗi học sinh/sinh viên đều nắm được tất cả nội dung công việc thực hành. 2. Chuẩn bị máy móc, thiết bị 1. Cọc mốc: số lượng chuẩn bị ít nhất là 4 cọc bằng gỗ, dài 20- 25cm, đường kính cọc từ 20- 25 mm. Một đầu cọc được cắt bằng, đầu còn lại được đẽo vót nhọn. Dùng búa sắt để đóng cọc xuống đất làm điểm mốc lưới khống chế đo vẽ. Lưu ý, đầu cọc chỉ cho phép nhô cao so với mặt đất không quá 1cm. Đóng 1 đinh nhỏ vào giữa đầu cọc để làm dấu tâm mốc. 3 2. Cọc tiêu: mỗi nhóm cần chuẩn bị 3 cọc tiêu. Cọc dài khoảng 1- 1.3m, với đường kính bằng 20- 25mm. (Có thể dùng ống nhựa ỉ21 mm để làm cọc tiêu). 3. Các loại sổ đo ngoại nghiệp và tính toán nội nghiệp: - Sổ đo góc bằng. - Sổ đo chi tiết. - Sổ đo chiều dài - Sổ đo thuỷ chuẩn hình học. - Sổ đo thuỷ chuẩn thành lập mặt cắt. - Sổ ghi thu hoạch thực hành hàng ngày. - Sổ tính toán nội nghiệp. 4. Các loại vật tư, thiết bị khác: sơn để đánh dấu mốc, thước thép 2m để đo chiều cao máy, một cuộn dây dài 10 mét để bố trí các điểm mia khi đo thuỷ chuẩn mặt cắt, máy tính kỹ thuật, thước nhựa dài 1 mét, thước đo độ chuyên dụng, bút chì đen, tẩy, giấy trắng chất lượng cao khổ A0 để vẽ bản đồ, giấy ô li khổ A1 để vẽ mặt cắt. 5. Tài liệu tham khảo: Trắc địa cơ sở. Nguyễn Trọng San - Đinh Công Hòa – Đào Quang Hiếu.... 3. Khảo sát địa điểm thực hành 3.1. Trình tự thực hiện các công việc trong đợt thực hành 1. Nghe phổ biến đề cương thực hành 2. Biên bản nhận và kiểm tra máy/ trả máy và thiết bị thực hành (theo ca học) 3. Tập đo máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện tử và máy thuỷ bình 4. Bố trí lưới khống chế đo vẽ ở ngoài thực địa 5. Đo góc bằng trong lưới khống chế đo vẽ 6. Đo chuyền độ cao tới các điểm lưới khống chế đo vẽ 7. Đo vẽ chi tiết 8. Bình sai khống chế đo vẽ và bình sai lưới độ cao 9. Tính độ cao các điểm chi tiết 10. Vẽ bản đồ 11. Nộp tất cả sổ đo, sổ tính, sổ thu hoạch, báo cáo thực hành, bản đồ, mặt cắt để giáo viên hướng dẫn kiểm tra và nghiệm thu 3.2. Đề cương thực hành Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 hoặc 1:1000, khoảng cách giữa các điểm mia bằng 10m. 4 Tùy thuộc vào độ chính xác đọc số và chất lượng máy trắc địa, giáo viên hướng dẫn sẽ đưa ra các hạn sai cho phép khi đo các đại lượng về góc, chiều dài, chênh cao và khi tính toán kết quả đo. Công tác ngoại nghiệp gồm các công việc sau: 1- Bố trí lưới khống chế đo vẽ với đồ hình là một trong ba dạng sau: - Lưới tứ đa giác trung tâm – giải tích 2 (có >5 điểm mốc) - Lưới đường chuyền cấp 2 (có 4 đến 6 điểm mốc) Khi bố trí lưới phải đảm bảo sự thông hướng giữa các mốc, các cạnh và các góc phải nằm trong các giới hạn cho phép. Các mốc phân bố đều trên diện tích cần đo, có tầm nhìn bao quát lớn và nằm ở nơi đất đá ổn định, thuận tiện cho các công tác đo đạc về sau. 2- Đo góc bằng trong mạng lưới khống chế đo vẽ Thiết bị đo là các loại máy kinh vĩ có độ chính xác trung bình và các cọc tiêu. - Tại những điểm có 3 hướng ngắm trở lên, đo góc bằng phương pháp đo toàn vòng với 2- 3 vòng đo; - Tại những điểm có 2 hướng ngắm, đo góc bằng phương pháp đo vòng với 2- 3 vòng đo. Để có điều kiện kiểm tra độ chính xác, nên đo cả góc trái và góc phải của đường chuyền kinh vĩ Giá trị cần đặt trên hướng chuẩn tính theo công thức: bo=(i-1)1800/n + 10’ Trong đó: i- là số tứ tự của vòng đo n- là số vòng đo (n= 2 hoặc n=3) Trong quá trình đo góc phải tuân thủ các yêu cầu về sai số giới hạn cho phép, nếu sai số thực tế vượt quá chỉ tiêu cho phép thì phải đo lại. Các chỉ tiêu về sai số giới hạn là: sai số khép hướng chuẩn, biến động sai số 2C, sai lệch kết quả giữa các vòng đo và sai số khép góc đồ hình lưới. 3- Đo chiều dài cạnh Sử dụng máy toàn đạc điện tử. 4- Đo độ cao Sử dụng máy thủy bình và mia gỗ hai mặt để đo độ cao. áp dụng phương pháp đo cao hình học từ giữa, các chỉ tiêu về sai số giới hạn tuân thủ theo quy phạm đo cao kỹ thuật: khoảng cách từ máy đến mia không quá 70m, chênh lệch khoảng cách từ máy đến mia không quá ±5m, chênh lệch khoảng cách cộng dồn trên toàn tuyến không quá ±10m. Biến động hằng số mia không quá ±3mm. Độ lệch chênh cao xác định theo hai mặt mia không quá ±5mm. Sai số giới hạn khép độ cao xác định theo công thức: f cf = 50 L (mm); 5 L- Tổng chiều dài đường chuyền độ cao, tính bằng km. Đồ hình đường chuyền độ cao bố trí có dạng khép kín, hoặc phù hợp hoặc đo đi đo về. Sai số thực tế khép đường chuyền độ cao không vượt quá sai số cho phép 5- Đo chi tiết Để biểu thị địa hình, địa vật lên bản đồ cần phải đo vẽ chi tiết. Điểm chi tiết là những điểm đặc trưng cho sự thay đổi của địa hình, địa vật. Trong thực tế, có nhiều phương pháp và thiết bị đo vẽ chi tiết khác nhau. Tuy nhiên, với thiết bị hiện có của nhà trường, học sinh/sinh viên sẽ thực hành đo vẽ chi tiết bằng phương pháp đo toàn đạc. Thiết bị đo là máy toàn đạc điện tử, phụ kiện kèm theo và thước thép 2m. Trên bản vẽ sơ họa một trạm máy cần đánh số và ghi chú các điểm đo rõ ràng, không lệch số thứ tự ghi trong sổ đo chi tiết. Các chỉ tiêu về khoảng cách giữa các điểm gương, khoảng cách lớn nhất từ máy đến gương do giáo viên hướng dẫn quyết định. 3.3. Điều kiện để nhóm thực hành và mỗi học sinh hoàn thành môn học - Tham gia thực hành đạt ít nhất 80% thời gian qui định. - Có tất cả các kết quả đo nằm trong giới hạn sai số cho phép. - Hoàn thành chính xác các bảng tính toán bình sai. - Vẽ bản đồ đạt yêu cầu về chuyên môn. - Từng cá nhân thực hiện đạt bài kiểm tra thực hành kết thúc môn học - Trả đầy đủ máy và thiết bị thực hành đã mượn. 6 Bài 2. Sử dụng máy toàn đạc điện tử 1. Làm quen các loại máy toàn đạc, gương, máy thủy chuẩn và cặp mia hằng số, thước, cóc mia 1.1. Máy toàn đạc điện tử, gương và phụ kiện Hình dạng cấu tạo bên ngoài của máy TS02- 7’’ Các bộ phận quan trọng của máy TS02- 7’’. 1.Ống ngắm sơ bộ. 11.Ốc cân. 7 2.Hệ thống ánh sáng dẫn hướng. 12.Vật kính với hệ EDM đồng trục. 3.Vi động đứng. 13.Bộ adapter cho pin GAD 39 (tuỳ chọn). 4.Pin GEB 111. 14. Bộ nguồn GEB 121 (tuỳ chọn). 5.Bộ giá cho loại pin GEB 111. 15.Quan sát chùm tia sáng bằng thị giác 6.Nắp đậy ngăn chứa pin. 16.Màn hình. 7.Thị kính với ốc điều quang. 17.Bàn phím. 8.Điều chỉnh tiêu cực. 18.Bọt thuỷ tròn. 9.Tay sách tháo ra được. 19Phím bật/tắt máy. 10.Cổng giao diện RS232 20.Phím nóng cho chức năng đo, ghi dữ liệu. 1. 21.Vi động ngang. Cấu trúc bàn phím của máy TS02- 7’’. 1. Các nút chức năng phần mềm. 2. Thanh chọn. 3. Các biểu tượng. 4. Các phím nhập số liệu. 5. Các phím mũi tên điều khiển. 6. Các phím chức năng cố định. 7. Chức năng thứ hai của phím cố định. a. Các phím cứng (pixed keys) Đo khoảng cách và góc, ghi lại dữ liệu. 8 Đo khoảng cách và góc, hiện kết quả đo lên màn hình, chư ghi lại dữ liệu. Phím có thể ấn định một trong số các chức năng từ menu FNC. Gọi các chương trình ứng dụng. Bật tắt màn hình cân bằng điện tử và tia Laser rọi tâm. Chuyển tới chức năng thứ hai của các phím (EDM, PNC, MENU, phím đèn chiếu sáng màn hình, ESC) và bật chuyển giữa chữ cái và số khi nhập dữ liệu. Xoá kí tự, ngắt EDM. Xác nhận dữ liệu nhập, tiếp tục trường tiếp theo. Các tổ hợp phím : EDM Truy cập tới chức năng do khoảng cách hay hiệu chỉnh khoảng cách đo dài (ppm). FNC - Truy cập nhỏnh tới các chức năng hỗ trợ cho việc khảo sát. Menu Truy cập tới mục quản lý dữ liệu, các thiết đặt với máy và chức năng hiệu chỉnh. Bật tắt chiếu sáng màn hình và kích hoạt cho việc sưởi ấm (khi nhiệt độ xuống thấp hơn – 50C). ESC Thoát khỏi màn hình đối thoại hoặc chế độ soạn thảo, trở về mục trước đó. PgUp hình. Cuộn màn hình lên nếu một đối thoại vượt quá trang màn PgDN hình. Cuộn màn hình xuống nếu một đối thoại vượt quá một màn Các phím mũi tên có thể có thê thực hiện nhiều chức năng tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể : + Điều khiển Thanh chọn chọn. + Điều khiển con trỏ. + Chuyển trang. + Chọn và xác nhận các thông số. Các phím nhập số liệu: 9 Nhập các chữ hoặc số mối phím sẽ tương ứng với 3 chữ, một số và ký tự đặc biệt. Nhập dấu chấm và các kí tự đặc biệt. Nhập dấu +, - và các kí tự đặc biệt. Phím nóng: Phím Trigger được đặt bên cạnh máy. Phím này có thể đặt ở hai chế độ, chức năng ALL co thể đặt là On hay Off. Phím được ấn định chức năng trong menu cấu hình. b. Các phím mềm (softkeys) Các lệnh này xuất hiện ở hàng cuối cùng của màn mình. Chúng có thể được chọn bằng các phím điều khiển (phím mũi tên) và được kích hoạt bằng phím . Tuỳ thuộc vào chức năng ứng dụng mà các nút khác có thể hiện hữu. + SET: Chấp nhận các giá trị đang thể hiện và thoát khỏi đối thoại + OK: Chấp nhận thông báo hay đối thoại thoát khỏi hoặc thoát khỏi đối thoại. + EXIT: Thoát nhỏnh khỏi một chức năng, ứng dụng hay một menu, không chấp nhận các thay đổi. + PREV: Trở về màn hình trước đó. + NEXT: Tiếp tục. c. Các biểu tưởng Một mũi tên kép chỉ ra cho ta biết đây là một trường lựa chọn. Cho biết rằng màn hình có nhiều trang và có thể chuyển tới bằng tổ hợp phím I, II chỉ ra ống kính đang ở vị trí mặt I hay II. Cho biết việc đo góc bằng được đặt theo chiều thuận kim đồng hồ. Cho biết việc đo góc bằng được đặt theo chiều ngược kim đồng hồ. Biểu tượng trạng thái ”EDM type’’ (chế độ EDM): Ifrared EDM: Chế độ đo hồng ngoại cho việc đo sử dụng gương hay các thiết bị phản xạ khác. Reflectorless EDM: Chế độ đo không sử dụng gương cho phép đo tới tất cả các mục tiêu. Biểu tượng trạng thái ‘dung lượng pin: Biểu tượng pin cho biết dung lượng còn lại của pin. Biểu tượng trạng thái Shift : 10 Phím Shift đã được nhấn xuống hoặc chuyển bật giữa nhập số, chữ cái. d. Bảng chọn chính (main menu) 1. Q-Survey (Quick-Survey) Chương trình đo nhanh (Màn hình cơ bản) 2. Prog (Programs) Các chương trình đo ứng dụng 3. Manage (File Management) Quản lý dữ liệu trong máy 4. Transfer (Data Transfer) Truyền số liệu 5. Setting (Settings Menu) Cài đặt 6. Tools (Tools Menu) Các công cụ 1. PROGRAMS CHƯƠNG TRÌNH page1/3 Survering Khảo sát Stakeout Chuyển điểm thiết kế ra thực địa Free Station Giao hội nghịch Reference Element Chương trình đo tham chiếu page2/3 Tie Distace Đo khoảng cách gián tiếp. Area & Volume Đo và tính diện tích. Remote Height Đo độ cao không với tới. Contruction Xây dựng. page3/3 Cogo Tính toán địa hình Road 2D Chương trình đo đường 2D 11 Reference Plane Tham chiếu theo mặt phẳng 2.FILE MANAGEMENT QUẢN LÝ DỮ LIỆU page1/2 Job Công việc Fixpoints Điểm cứng (Điểm toạ độ lưới) Measurments Điểm đo Codes Mã địa vật page2/2 Formats Xoá toàn bộ bộ nhớ Delete Job Memory Xoá từng JOB, điểm đo, … Memory Statistics Thông tin bộ nhớ 3. SETTINGS MENU CÀI ĐẶT 3.1 GENERAL CÀI ĐẶT TỔNG THỂ page1/5 Contrast Sự tương phản của màn hình (từ 0%100%) Trigger Key1 Cài đặt phím Trigger1 Trigger Key2 Cài đặt phím Trigger2 USER Key1 Định hình dạng phím với một chức năng trong USER Key2 FNC menu Tilt corr. Cài đặt bù trục Hz Corr. Bật/tắt bù sai số góc ngang page2/5 Beep Âm thanh phát ra sau mỗi lần bấm phím Sector Beep Tiếng bíp phát ra khi đến góc ngưỡng (00, 900, 1800, …) Hz Increment Đặt chiều tăng góc ngang V-Setting Cài đặt góc đứng Face I Def Xác định mặt I cho máy 12 Language Cài đặt ngôn ngữ Lang. Choice page3/5 Angle Unit Cài đặt đơn vị đo góc Min. Reading Cài đặt số đọc góc nhỏ nhất Dist. Unit Cài đặt đơn vị đo cạnh Dist. Decimal Cài đặt kết quả đo cạnh sau dấu phẩy mấy số Temp. Unit Cài đặt đơn vị đo nhiệt độ Press. Unit Cài đặt đơn vị đo áp suất Grade Unit Cài đặt đơn vị hiển thị độ dốc page4/5 Data Output Cài đặt lưu trữ cho DL (Bộ nhớ trong hay USB) GSI -Format Cài đặt định dạng GSI ở đầu ra GSI -Mask GSI881..00+12345678 GSI1681..00+1234567890123456 Code Cài đặt ghi mã địa vật (Là trước hay sau điểm đo) Cài đặt kiểu ghi mã code Display ill Cài đặt chế độ chiếu sáng màn hình Code record Reticle ill Cài đặt chế độ chiếu sáng thập tự page5/5 Displ. Heater Sưởi ấm màn hình Pre-/Suffix Tiền tố/ hậu tố Identifier Nhận dạng Sort Type Kiểu sắp xếp (theo thời gian hoặc theo mã điểm) Sort Order Kiểu sắp xếp (theo chiều tăng dần hoặc giảm dần) Double PtID Cài đặt chế độ đo các điểm trùng tên 13 Auto-Off Cài đặt chế độ tự động tắt máy 3.2 EDM SETTINGS CÀI ĐẶT CHẾ ĐỘ ĐO XA Chế độ đo xa. EDM Mode Prism Type Loại gương. Leica Const Hằng số gương Leica. Abs. Const Hằng số gương người dùng Laser-Point Laser dẫn đường Guide Light Đèn dẫn đường ATMOS Vào các tham số: Nhiệt độ áp suất… chỉ cần vào các tham số này khi đo với khoảng cách lớn > 5km 4.COMMUNICATION THÔNG SỐ TRUYỀN DỮ LIỆU PARAMETER Port Cổng truyền dữ liệu Bluetooth Kiểu truyền dữ liệu Bluetooth Baudrate Tốc độ truyền dữ liệu (…Bis/giây) Databits 8 (Truyền dữ liệu thực hiện với 8 bit dữ liệu) Parity None : Không kiểm tra chẵn lẻ Endmark CR/LF Stopbits 1 5. TOOLS MENU HIỆU CHỈNH SAI SỐ Hz-Collimation Hiệu chỉnh sai số góc ngang V-Index Hiệu chỉnh sai số góc đứng Tilt Axis Hiệu chuẩn bù trục View Adjustment Data Xem các sai số của lần hiệu chỉnh trước Adjustment Reminder Nhắc nhở lần hiệu chỉnh sắp tới 6.SYSTEM THÔNG TIN VỀ HỆ THỐNG INFORMATION Instr. Type Loại máy 14 SerialNo Số Serial Equip. No Số thiết bị RL-Type Loại đo laser hoặc không NextService Lần hiệu chỉnh tới Date Ngày Time Giờ Battery Tình trạng pin Instr. Temp Nhiệt độ Oper. System Thông tin phần mềm hệ thống 1.2. Thước cuộn 2m Thước cuộn 2m được cuộn tròn trong hộp bằng nhựa. Thước bằng vải dễ co giãn nên độ chính xác thấp. Thước cuộn dùng để đo trực tiếp độ dài. 300 - 400 1.3. Que đếm Que đếm là bộ que làm bằng sắt Þ 4 – 6mm dài 30 – 40cm, một đầu được mài nhọn để cắm xuống đất, đầu còn lại uốn thành vòng để tiện xâu thành xâu. Mỗi bộ que đếm gồm 11 cái. Dùng để đánh dấu số lần đặt thước đo khi đo khoảng cách quá dài. 1.4. Máy thủy chuẩn a. Công dụng của máy thuỷ chuẩn Máy thuỷ chuẩn tạo ra trục ngắm nằm ngang, thoả mãn nguyên lí đo cao hình học. Trong thực tế máy thuỷ chuẩn còn được gọi là máy thuỷ chuẩn, máy nivô. Máy được sử dụng khi đo cao hình học từ giữa hoặc đo cao hình học từ một phía. Ngoài ra có thể dùng máy để đo khoảng cách với độ chính xác thấp. 15 b. Phân loại máy thuỷ bình *. Phân loại theo độ chính xác - Máy thuỷ chuẩn chính xác cao. - Máy thuỷ chuẩn chính xác trung bình. *. Phân loại theo phương cách đưa trục ngắm về vị trí nằm ngang - Máy thuỷ chuẩn có ống thuỷ dài (có ốc điều khiển parabol). - Máy thuỷ chuẩn tự động. *. Phân loại theo nguyên lý cấu tạo - Máy thuỷ chuẩn quang học. - Máy thuỷ chuẩn điện tử - Máy thuỷ chuẩn laser Hình 2.24. Máy thủy bình điện tử c. Các bộ phận của máy thuỷ chuẩn 2 3 4 5 7 6 (b)- Máy SOUTH 1-Bộ phận ngắm sơ bộ, 2-Kính vật, 3-ốc điều ảnh, 4-ống thủy tròn, 5-ốc vi động ngang, 6-ốc cân máy, 7-Kính mắt. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan