Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Giáo trình thực tập thành lập bản đồ địa hình địa chính (trường đh tài nguyên ...

Tài liệu Giáo trình thực tập thành lập bản đồ địa hình địa chính (trường đh tài nguyên và môi trường hà nội)

.PDF
196
1
58

Mô tả:

MỤC LỤC Lời nói đầu ..........................................................................Error! Bookmark not defined. PHẦN I:TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỰC TẬP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHÍNH .........................................................................................................2 1.1. Mục đích của đợt thực tập “thành lập bản đồ địa hình, địa chính”................................ 2 1.2. Yêu cầu của thực tập ...............................................................................................................2 1.3. Bảo quản máy và dụng cụ thực tập ......................................................................................4 1.4. Xử láy máy có sự cố .................................................................................................................4 1.5. Ghi sổ thực tập..........................................................................................................................5 1.6. Quan hệ trong thực tập ...........................................................................................................5 1.7. Đánh giá kết quả thực tập.......................................................................................................5 PHẦN II: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ, ĐO VẼ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ .......................6 CHƯƠNG 1: NHẬN MÁY VÀ KIỂM NGHIỆM MÁY ........................................................6 1.1 Kiểm tra sơ bộ khi nhận máy, dụng cụ đo ...................................................................6 1.2 Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy và dụng cụ đo .........................................................7 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ, ĐO ĐẠC VÀ BÌNH SAI LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ..........8 2.1. Các phương pháp thành lập lưới khống chế đo vẽ .....................................................8 2.2. Các quy định về thành lập lưới khống chế đo vẽ......................................................11 2.2.1. Lưới khống chế do vẽ thành lập bản đồ địa chính.................................................11 2.4. Đo đạc lưới khống chế đo vẽ ....................................................................................18 2.5. Bình sai lưới khống chế đo vẽ ..................................................................................22 CHƯƠNG 3: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ......................................................................................23 3.1. Khái niệm về bản đồ địa chính .................................................................................23 3.2. Cơ sở toán học và độ chính xác đo đạc, lập bản đồ địa chính ..................................25 3.3. Nội dung của bản đồ địa chính .................................................................................32 3.4. Nội dung bản đồ địa hình ..........................................................................................39 3.5. Những quy định trong đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ .............................................42 3.6. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ .....................................................50 3.7. Xử lý số liệu đo vẽ chi tiết ........................................................................................61 3.8. Thành lập bản đồ gốc ................................................................................................63 CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG TÁC BIÊN TẬP BẢN ĐỒ SỐ.....................................................................................................................................................96 4.1. Giới thiệu một số phần mềm ứng dụng ................................................................96 4.2. Quy trình công nghệ biên tập bản đồ địa chính, địa hình ..................................98 PHẦN III: PHỤ LỤC ..................................................................................................138 Phụ lục 1: Bình sai gần đúng đường chuyền kinh vĩ phù hợp....................................................138 Phụ lục 2: Bình sai gần đúng đường chuyền kinh vĩ khép kín ...................................................142 Phụ lục 3: Bình sai gần đúng đường chuyền kinh vĩ một điểm nút ...........................................148 Phụlục 4: Tính tọa độ điểm giao hội thuận ..................................................................................156 Phụ lục 5: Tính tọa độ điểm giao hội cạnh sườn .........................................................................158 Phụ lục 6: Tính tọa độ điểm giao hội nghịch ...............................................................................159 Phụ lục 7: Tính toạ độ điểm tam giác đơn ...................................................................................161 Phụ lục 8: Bình sai gần đúng chuỗi tam giác...............................................................................162 Phụ lục 9: Bình sai khoá tam giác hình tuyến..............................................................................166 Phụ lục 10: Bình sai gần đúng lưới đa giác trung tâm ................................................................169 Phụ lục 11: Bình sai lưới tứ giác trắc địa .....................................................................................172 Phụ lục 12: Bình sai gần đúng tuyến độ cao khép kín ................................................................175 Phụ lục 13: Bình sai gần đúng tuyến độ cao phù hợp .................................................................176 Phụ lục 14: Giới thiệu một số máy toàn đạc điện tử thông dụng ...............................................178 Phụ lục 15: Mẫu khung và trình bày khung bản đồ địa chính cơ sở .........................................179 Phụ lục 16: Mẫu khung bản đồ địa chính ....................................................................................180 Phụ lục 17: Mẫu khung bản đồ trích đo địa chính.......................................................................181 Phụ lục 18: Quy định kinh tuyến trục quy định cho các tỉnh, thành phố ...................................182 Phụ lục 19: Quy định danh mục loại đất ghi trên bản đồ địa chính ...........................................183 Phụ lục 20: Quy định ghi chú đối tượng quản lý, sử dụng đất ...................................................185 Phụ lục 21: Bảng phân lớp các đối tượng trên bản đồ địa chính số ...........................................186 Phụ lục 22: Sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1: 10 000 và 1: 5000 ......................190 Phụ lục 23: Sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:2000; 1:1000; 1:500; 1:200 .......191 Phụ lục 24: Sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính ...........................................................................192 TÀI LIỆU THAM KHẢO: .........................................................................................193 LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình “Thực tập Thành lập bản đồ địa hình – địa chính” do tập thể giảng viên khoa Trắc địa và Bản đồ trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội biên soạn dành cho các đối tượng: - Sinh viên khoa Trắc địa – Bản đồ; - Sinh viên khoa Quản lý đất đai và làm tài liệu học tập cho sinh viên các khoa Địa chất, Thủy văn,Tài nguyên nước. Dựa vào yêu cầu đào tạo và thực tế sản xuất ở nước ta hiện nay, quá trình học lý thuyết và thực hành kết hợp làm cho sinh viên dễ dàng nắm bắt kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành và tính gắn kết tập thể, quan hệ giữa các thành viên trong nhóm là một yêu cầu không thể thiếu trước khi sinh viên ra trường. Để tiếp cận với quy trình công nghệ thành lập bản đồ số đã và đang được các cơ sở sản xuất sử dụng, chúng tôi đã đưa vào giáo trình này một số phần mềm thành lập bản đồ địa hình, địa chính từ khi đo ngoài thực địa đến khi có được sản phẩm bản đồ địa hình, bản đồ địa chính. Trong giáo trình này, chúng tôi đề cập đến những vấn đề sau: - Phần I: Tổng quan chung về thực tập thành lập bản đồ địa hình – địa chính: Trong phần này chúng tôi đề cập đến mục đích và yêu cầu của quá trình thực tập, nhiệm vụ của các sinh viên, việc bảo quản máy móc trang thiết bị của Nhà trường, những quy định trong quá trình ghi chép sổ sách, tính toán xử lý kết quả đo đạc. - Phần II: Nội dung gồm 4 chương + Chương 1: Nhận máy và kiểm nghiệm máy; + Chương 2: Thiết kế, đo đạc và bình sai lưới khống chế đo vẽ; + Chương 3: Thành lập bản đồ địa chính, bản đồ địa hình. + Chương 4: Ứng dụng công nghệ trong công tác biên tập bản đồ số. - Phần III: Phụ lục: Giới thiệu một số dạng bình sai, tính tọa độ cho các điểm lưới khống chế đo vẽ, phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính các quy định về mã đất, kinh tuyến trục quy định cho từng tỉnh khi đo vẽ bản đồ địa chính. Lần đầu tiên biên soạn, do thời gian có hạn nên giáo trình không tránh khỏi sai sót. Rất mong bạn đọc góp ý để giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các đọc giả Nhóm biên soạn 1 PHẦN I:TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỰC TẬP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHÍNH 1.1. Mục đích của đợt thực tập “thành lập bản đồ địa hình, địa chính” Học phần này được học sau các học phần “Trắc địa cơ sở”; “Lý thuyết sai số bình sai”; “Tin học ứng dụng”; “Thực tập trắc địa cơ sở”. 1. Mục đích của đợt thực tập “Thành lập bản đồ địa hình địa chính” trang bị cho sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ cũng như các ngành có liên quan như Quản lý đất đai phương pháp thành lập bản đồ địa hình, địa chính từ khi xây dựng lưới khống chế đo vẽ đến khi hoàn thiện sản phẩm bản đồ địa hình hoặc địa chính. 2. Áp dụng “Tin ứng dụng” để thành lập bản đồ số 3. Thời gian thực tập của mỗi ngành khác nhau phù hợp với chương trình đào tạo cho nên sinh viên các ngành cần vận dụng tốt để hoàn thành chương trình thực tập theo yêu cầu. 4. Khi biên tập “Giáo trình” này chúng tôi dựa trên quy phạm. Với trang thiết bị của Nhà trường hiện có, tùy theo tình hình cụ thể của thiết bị mà Giảng viên hướng dẫn thực tập có thể nới rộng hạn sai từ 1.2 đến 1.5 lần 1.2. Yêu cầu của thực tập Mỗi tổ thực tập theo biên chế của giáo viên sẽ thành lập một tờ bản đồ giấy và số. Các thành viên trong tổ phải nắm bắt được nội dung bản đồ địa chính, biết đo vẽ bản đồ địa chính, biết biên tập được một tờ bản đồ địa hình, địa chính và phải thực hiện nghiêm túc các quy định sau: Thời gian thực tập được tính theo tuần (không kể ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật), nếu thời tiết không thuận lợi cho việc đo ngắm thì học lý thuyết, tính toán, nội nghiệp. Ngày làm việc nói chung tính theo giờ hành chính, nhưng vận dụng linh hoạt theo mùa và theo thời tiết. Trong tổ bố trí sao cho mọi thành viên đều được làm các công việc: đo, ghi sổ, vẽ, đi mia, vẽ sơ họa cho hợp lý (nói chung mọi việc đều tham gia). Nếu ban ngày tính toán không xong thì tranh thủ cả buổi tối. 1. Tất cả các sinh viên phải có mặt đúng giờ tại địa điểm thực tập kèm theo máy và dụng cụ đo.(không được nghỉ việc riêng trong đợt thực tập. Trường hợp đặc biệt, sinh viên phải có đơn và chỉ được thày giáo phụ trách cho phép sinh viên mới được nghỉ. Số buổi nghỉ so với tổng số buổi thực tập được tính là vắng mặt dùng xét cho phép được hay không được bảo vệ thực tập theo quy chế). 2. Trong giờ thực tập không được tự ý rời bỏ vị trí làm việc được tổ, lớp phân công. 3. Chú ý nghe giảng, ghi chép tài liệu khi trên lớp cũng như ngoài bãi thực tập 4. Bảo vệ tài sản của Nhà trường, sử dụng đúng mục đích. 2 5. Thao tác máy nhẹ nhàng, khi chuyển máy từ trạm này sang trạm khác phải tháo máy ra khỏi chân máy, cho vào hòm máy khi di chuyển. Với máy Thuỷ chuẩn được phép để máy lên vai, 2 tay giữ 2 chân máy về phía trước ngực, không được vác máy nằm ngang. 6. Đánh số sổ đo và đánh số trang trước khi đo; tu chỉnh sổ theo hướng dẫn. Ghi tính trung thực, điền viết tên người đo, người ghi, sơ đồ đo nối (dùng thước vẽ theo hướng Bắc 2/3 chiều dài vẽ nét liền, 1/3 vẽ nét đứt về phía điểm ngắm) cùng các mục khác đầy đủ tại thực địa theo kiểu chữ in thường cẩn thận; chỉ chuyển máy khi đã kiểm tra đạt hạn sai và tính xong sổ đo. 7. Quy định sửa số đo: - Đo góc được sửa phần độ và phần chục phút; - Đo cao được sửa phần mét và deximet. Khi sửa số thì gạch một nét ngang vào giữa số sai, viết số đúng lên trên. 8. Chỉ được ghi vào sổ đo khi có chữ ký của giáo viên hướng dẫn. 9. Sổ đo phải được ghi tính tại trạm máy, số đọc phải khách quan trung thực, số đọc lẻ phút ở hướng mở đầu không được trùng nhau và để ở vị trí 0.0’ hoặc 0.0”. Nếu vì lý do nào đó mà đo sai thì dùng thước gạch bỏ phần đo sai đó, đo và ghi lại. Nếu sai cả trạm thì gạch chéo cả trạm đo từ góc trái trên xuống góc phải dưới của sổ đo, đồng thời ghi rõ lý do vào cột “Ghi chú” - Khi đo lại, phải đặt số đọc ở hướng mở đầu khác số đọc lần đo trước đó; với đo thủy chuẩn phải thay đổi chiều cao máy ít nhất 10 cm. 10. Nhứng điều nghiêm cấm: * Dùng hòm máy, mia, ô che máy thay cho ghế ngồi; * Để máy mà không có người bên cạnh * Nhờ người khác đo hộ; * Sửa số đo không được sửa (đo góc sửa phút và lẻ phút; đo độ cao sửa centimet và milimet) * Sửa số liên hoàn * Chữa đè số; * Đặt trị số hướng mở đầu của các lần đo có phần phút, lẻ phút trùng nhau * Dùng bút xoá để xoá rồi viết số khác đề lên; * Thay trang sổ đo khi đo sai. * Nhờ người khác ghi, tính hộ. * Sao chép thành quả dưới mọi hình thức (kể cả viết ra giấy nháp sau đó chép lại cho sạch) 3 11. Trang phục gọn gàng, nói năng lịch sự, lễ phép. Mùa hè phải có mũ nón, bảo hộ lao động để đảm bảo sức khỏe trong quá trình thực tập. 1.3. Bảo quản máy và dụng cụ thực tập Máy và dụng cụ thực tập là tài sản quí và đắt tiền, đa số không sản xuất được ở trong nước. Mỗi sinh viên phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản máy và dụng cụ đo cho mình và các khóa sau thực tập. Khi nhận máy và dụng cụ từ phòng máy phải kiểm tra kỹ trước khi mang máy ra khỏi phòng máy. Mọi tồn tại khuyết tật của máy và dụng cụ đều được ghi vào sổ theo dõi mượn máy. Mọi khuyết tật không được ghi trong sổ theo dõi hoặc biên bản bàn giao thì người mượn máy phải chịu trách nhiệm. Khi vận chuyển máy không buộc trực tiếp lên xe đạp, xe đạp điện và xe máy mà phải đeo trên lưng hoặc có người ôm máy. Khi vác mia không được để mia nằm ngang mà phải để nghiêng trên vai (tránh võng và mất vạch sơn trên mia). Khi lấy máy ra khỏi hòm máy phải quan sát vị trí máy đặt trong hòm, để khi đo xong đặt lại cho đúng vào vị trí cũ. Trước khi đặt máy vào hòm cần mở hết các khóa chuyển động. Khi đo hòm đựng máy phải để nơi râm, mát tránh nắng và bị dính nước. Những ngày trời nắng hoặc mưa nhỏ, phải dùng ô che máy, không dùng ô vào việc khác. Khi mưa to phải cất máy vào trong hòm máy và phải lấy máy hong khô khi về đến nhà. Trước khi đặt máy lên giá ba chân, phải để chân máy có độ cao vừa với người đo, để tránh mỏi trong quá trình đo. Đặt máy lên giá ba chân phải giữ máy và vặn ngay ốc nối, vặn ốc nối chặt vừa đủ, các ốc cân đặt ở vị trí trung bình. Khi đo, người đo chịu trách nhiệm về máy. Người ghi, ngoài trách nhiệm ghi sổ còn trách nhiệm cảnh giới cho máy, người che ô trực tiếp đứng chặn người và phương tiện qua lại. Trong mọi tình huống, người đo không được bỏ máy đi chỗ khác, nếu có việc phải đi thì bàn giao trách nhiệm bảo quản máy cho người khác. 1.4. Xử láy máy có sự cố Khi máy có sự cố khác với bình thường, thì tổ trưởng phải báo ngay với giáo viên hướng dẫn thực tập để có hướng giải quyết, không được tự ý xử lý. Máy hỏng do quá niên hạn hay do sử dụng sai qui tắc, đổ máy thì tổ trưởng tổ máy đều phải lập biên bản, tùy theo trường hợp cụ thể phòng máy sẽ điều chỉnh và sửa chữa. Nếu do sử dụng sai qui định hoặc đổ máy, tùy theo tình hình cụ thể mà sinh viên bồi thường một phần đến toàn bộ máy. Tuyệt đối không được sửa ngoài mà không có ý kiến của phòng máy. Nếu mất mát các dụng cụ khác, đổ vỡ máy, ngoài việc bồi thường sinh viên đó còn bị kỷ luật tùy theo mức độ nặng nhẹ. 4 1.5. Ghi sổ thực tập Số liệu đo phải phản ánh trung thực, khách quan, không được chữa số liệu đo một cách tùy tiện, chỉ được sửa số đo cho phép (góc đến độ, chục phút; độ cao đến mét và đeximet). Khi sửa số thì gạch ngang số sai một nét và viết số đúng lên trên (hoặc xuống dưới). Sổ đo phải theo mẫu thống nhất của Trường, các mẫu khác phải được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn và có chữ ký của giảng viên hướng dẫn trước khi đo. Bút dùng ghi sổ là các loại bút văn phòng, trên một trang sổ đo chỉ được dùng một loại mực (không dùng mực đỏ), chữ và số viết ngay ngắn, rõ ràng, chiều cao chữ tương đương với tiêu đề trong sổ (3 mm) Tính nhẩm là nội dung cần rèn luyện khi thực tập, không được ghi ra ngoài sổ đo sau đó chép lại. Nếu sinh viên vi phạm coi như không có điểm phần ghi sổ. 1.6. Quan hệ trong thực tập Trong quá trình thực tập quan hệ giữa các sinh viên là quan hệ đồng nghiệp, các sinh viên được biên chế và làm việc theo nhóm. Vì vậy, các sinh viên cần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tất cả các khâu trong quá trình thực tập. Mỗi người dưới sự phân công của tổ trưởng sẽ thực hiện công việc khác nhau trong ngày, nếu không có sự hợp tác chặt chẽ với nhau thì rất khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Người yếu cần chịu khó học hỏi, người khá cần chỉ bảo tận tâm, dìu dắt nhau cùng tiến bộ. Quan hệ với thầy (cô) giáo và sinh viên thân ái. Các thầy luôn chỉ dẫn sinh viên học tay nghề, củng cố lý thuyết. Sinh viên cần tranh thủ học hỏi chuẩn bị điều kiện ra trường có tay nghề vững. Tôn trọng, lễ phép với nhân dân nơi có địa bàn thực tập, bảo vệ hoa màu và tài sản của nhân dân, tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân trong lúc mưa nắng để hoàn thành nhiệm vụ. Không được gửi máy và dụng cụ đo ở nhà dân, không để người ngoài nhóm thực tập thao tác máy. Tránh nói năng phàm tục thiếu văn hóa nơi công cộng. 1.7. Đánh giá kết quả thực tập 1. Sinh viên vi phạm nội quy thực tập, nghỉ quá thời gian quy định sẽ không được tham gia bảo vệ thực tập 2. Theo nội dung thực tập, các thầy (cô) sẽ kiểm tra đánh giá và cho điểm từng nội dung. Nếu một trong các nội dung không đạt, thì điểm đánh giá cho sinh viên đó là không đạt và phải thực tập lại. 3. Khi bảo vệ, sinh viên phải biết thao tác, xử lý số liệu, khai thác dữ liệu trên máy tính để thành lập, biên tập bản đồ giấy hoặc số. 4. Điểm thực tập của sinh viên được các thầy (cô) thông báo sau khi đã chấm xong thành quả của cá nhân và điểm bảo vệ thực tập, sinh viên trả đầy đủ máy và dụng cụ đo. 5 PHẦN II: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ, ĐO VẼ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHƯƠNG 1: NHẬN MÁY VÀ KIỂM NGHIỆM MÁY 1.1 Kiểm tra sơ bộ khi nhận máy, dụng cụ đo Khi nhận máy cần kiểm tra sơ bộ các hạng mục sau: 1.1.1. Với máy kinh vĩ: - Kiểm tra ốc nối máy với giá 3 chân xem có chắc chắn hay không - Kiểm tra 3 ốc cân xem chuyển động của các ốc cân có trơn tru hay không - Kiểm tra bọt nước trên ống thủy dài và tròn có bình thường hay không - Kiểm tra ống dọi tâm quang học xem có sáng rõ không - Kiểm tra kính vật xem có bị mốc ố không - Kiểm tra ốc điều quang xem có di động bình thường hay không - Kiểm tra ốc điều chỉnh màng chỉ chữ thập xem có hoạt động bình thường hay không - Kiểm tra các khóa chuyển động ngang và đứng của bộ phận ngắm có chắc chắn hay không - Kiểm tra các ốc vi động ngang và vi động đứng của máy hoạt động bình thường hay không - Kiểm tra ốc mở khóa đặt bàn độ nằm xem hoạt động bình thường không - Kiểm tra gương lấy ánh sáng vào cửa sổ đọc số có tốt không - Kiểm tra bộ phận đọc số bàn độ ngang và bàn độ đứng xem có rõ, có mốc hay không, ảnh các vạch chia trên du xích và bàn độ có phù hợp không 1.1.2. Với máy thủy chuẩn - Ốc nối máy với giá 3 chân phải chắc chắn - 3 ốc cân máy phải hoạt động trơn tru, nhẹ nhàng không bị rít. - Bọt nước trên ống thủy dài và ống thủy tròn phải hoạt động bình thường. - Kính vật không bị ố, bị mốc. - Ốc điều quang phải hoạt động bình thường trơn tru. - Ốc điều chỉnh màng chỉ chữ thập phải hoạt động trơn tru - Khóa chuyển động ngang của bộ phận ngắm phải chắc chắn - Ốc vi động ngang của máy phải hoạt động bình thường - Vít nghiêng phải hoạt động bình thường. - Với máy thủy chuẩn tự động thì kiểm tra bộ phận cân bằng tự động bằng cách lắc nhẹ máy nghe có tiếng kêu lách tách. 1.1.3. Với chân máy phải đảm bảo các yêu cầu sau - Chân máy phải chắc chắn, không bị cong vênh. - Các ốc khóa chân máy phải hoạt động bình thường 6 1.2 Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy và dụng cụ đo 1.2.1. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy kinh vĩ Với máy kinh vĩ việc kiểm nghiệm và hiệu chỉnh phục vụ đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ được tiến hành chủ yếu với các hạng mục sau: - Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh trục ống bọt nước dài vuông góc với trục đứng của máy - Kiểm nghiệm tính thẳng đứng của chỉ đứng lưới chỉ chữ thập - Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh điều kiện trục ngắm vuông góc với trục quay của máy - Kiểm nghiệm điều kiện trục quay của ống kính vuông góc với trục đứng của máy - Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai số chỉ tiêu đo góc đứng MO hoặc MZ - Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh bộ phận dọi tâm quang học. - Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh hằng số “K” đo khoảng cách 1.2.2. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy thủy chuẩn - Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai số góc “i” máy thủy chuẩn - Kiểm nghiệm sự ổn định của trục ngắm khi điều quang; Với máy thủy chuẩn tự động đưa tia ngắm về nằm ngang thì kiểm nghiệm thêm bộ phận tự động đưa tia ngắm về nằm ngang 1.2.3. Kiểm nghiệm mia thủy chuẩn - Kiểm nghiệm số chênh điểm “0” của một cặp mia - Kiểm nghiệm hằng số “K” giữa mặt đen và đỏ của mia thủy chuẩn (Phần kiểm nghiệm, hiệu chỉnh đã giới thiệu chi tiết trong giáo trình “Thực tập trắc địa cơ sở”) 7 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ, ĐO ĐẠC VÀ BÌNH SAI LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ 2.1. Các phương pháp thành lập lưới khống chế đo vẽ 2.1.1. Lưới khống chế mặt bằng Để thành lập bản đồ địa hình, địa chính phải xây dựng lưới khống chế đo vẽ gối đầu lên các điểm khống chế cấp cao từ lưới giải tích hoặc các điểm lưới địa chính trở lên để đủ mật độ điểm phục vụ đo vẽ chi tiết sao cho thỏa mãn độ chính xác của việc thành lập bản đồ ở tỷ lệ lớn. Để thành lập lưới khống chế đo vẽ ta có thể sử dụng 4 phương pháp sau: - Phương pháp đường chuyền - Phương pháp lưới tam giác nhỏ - Các phương pháp giao hội - Phương pháp sử dụng công nghệ GPS Khi đo vẽ chi tiết theo phương pháp đo vẽ trực tiếp thì mật độ điểm khống chế đo vẽ phụ thuộc vào: - Đặc điểm địa hình, địa vật của khu đo - Tỷ lệ bản đồ cần thành lập - phương pháp thành lập lưới khống chế đo vẽ Để tính số lượng điểm trong khu đo ta áp dụng công thức: S N= s Trong đó: S là diện tích của khu đo; s là diện tích khống chế đo vẽ của một trạm đo s = πD2max Nếu ký hiệu A, B, C là các điểm trạm đo, K, M, N là vị trí các điểm mia Gọi Dmax là khoảng cách tối đa cho phép từ máy đến mia d là khoảng cách giữa 2 điểm trạm đo. Nếu d = 2Dmax thì phần gạch chéo sẽ bị hở không đo vẽ tới (hình 1.1). Vậy, muốn đo vẽ kín diện tích thì: d≤ 2Dmax nghĩa là Dmax phải ngắm tới trọng tâm tam giác (hình 1.2) ̂ =600; BG = Dmax; GH = Dmax/2 (H là trọng tâm của Xét tam giác ABH có: BAH tam giác ABC) 8 ̂ = 300 ;ta có: AH = Dmaxcos300AH = Dmax √3 GAH 2 Phương pháp xác định mật độ điểm khống chế Ta có d = 2Dmax= Dmax √3. Rõ ràng Dmax √3<2Dmax. Khi đó điểm mia phải đặt vào giữa hai điểm trạm đo tức là: Dmax √3 2 Như vậy, diện tích đo vẽ thực tế của một điểm trạm đo là: D′ = Dmax √3 ) s = πD′2 = π ( 2 2 Khi đó số lượng điểm khống chế trên khu đo là: S S N= = 2 s Dmax √3 ) π( 2 Số lượng điểm trạm đo tính theo công thức trên chỉ đúng trong lý thuyết. Khi đo vẽ thực tế, do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, địa vật số điểm trạm đo thực tế phải tăng lên từ 1,3 đến 1,5 lần. Khi xác định vị trí điểm khống chế đo vẽ, phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ cần thành lập mà bố trí khoảng cách giữa 2 điểm khống chế không được lớn hơn Dmax √3 (Dmax là khoảng cách cho phép từ máy đến mia (gương) phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ cần thành lập) 9 1. Phương pháp đường chuyền kinh vĩ cấp 1, cấp 2 Với địa hình bị cắt xẻ, tầm ngắm bị hạn chế do chướng ngại vật nhiều thì bố trí đường chuyền là có lợi nhất. Khi xây dựng lưới khống chế đo vẽ theo phương pháp này, ta có thể sử dụng các dạng đồ hình sau: - Đường chuyền kinh vĩ dạng phù hợp; - Đường chuyền kinh vĩ dạng khép kín; - Đường chuyền kinh vĩ một điểm nút; - Đường chuyền kinh vĩ hai điểm nút; - Đường chuyền kinh vĩ nhiều điểm nút - Đường chuyền treo. Tùy theo khu vực đo vẽ, số lượng điểm khống chế trắc địa cơ sở có trong khu vực đo vẽ mà bố trí với các dạng đồ hình trên sao cho phù hợp. 2. Phương pháp tam giác nhỏ Với địa hình bằng phẳng, tầm ngắm thông suốt ta có thể bố trí theo phương pháp lưới tam giác nhỏ. Khi bố trí lưới khống chế đo vẽ theo phương pháp này thì có thể sử dụng phương pháp tam giác đo góc bố trí theo các dạng đồ hình sau: - Lưới đa giác trung tâm - Chuỗi tam giác - Khóa tam giác hình tuyến có đo góc nối hoặc không đo góc nối - Lưới tứ giác trắc địa - Lưới tam giác hình quạt - Lưới tam giác đồng dạng - Lưới tam giác dày đặc - Lưới tam giác đơn Nếu khu đo có diện tích rộng thì có thể bố trí đồ hình dưới dạng lưới đa giác trung tâm, chuỗi tam giác dày đặc, lưới tam giác đồng dạng Nếu địa hình khu đo theo dải chạy dài thì có thể sử dụng chuỗi tam giác đơn, khóa tam giác hình tuyến, lưới tam giác hình quạt... Nói chung, tùy thuộc vào điều kiện địa hình, vị trí các điểm khống chế trắc địa cấp cao có trong khu đo vẽ để bố trí các điểm lưới tam giác nhỏ cho hợp lý. 3. Phương pháp giao hội Để tăng dày điểm trạm đo theo phương pháp này, ta có thể sử dụng các phương pháp: - Phương pháp giao hội phía trước (giao hội thuận) - Phương pháp giao hội cạnh sườn (giao hội kết hợp) - Phương pháp giao hội phía sau (giao hội nghịch) - Phương pháp giao hội cạnh 10 Phụ thuộc vào vị trí điểm giao hội, vị trí các điểm khống chế trắc địa cấp cao mà sử dụng các phương pháp trên cho hợp lý. 4. Phương pháp sử dụng công nghệ định vị GPS Theo phương pháp này các điểm khống chế đo vẽ được xác định độc lập bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS mà không cần thông hướng giữa các điểm. Tuy nhiên, để phục vụ cho quá trình đo vẽ chi tiết bằng máy kinh vĩ thì phải bố trí từng cặp điểm khống chế nhìn thấy nhau để định hướng. 2.1.2. Lưới khống chế độ cao Lưới khống chế đo vẽ được xác định độ cao theo phương pháp đo cao hình học, thủy chuẩn kinh vĩ, đo cao lượng giác hoặc giao hội độ cao độc lập Các điểm khởi đầu của lưới khống chế độ cao đo vẽ là các điểm có độ cao từ cấp kỹ thuật trở lên. Trong điều kiện thực tập tại trường, với thời gian ngắn, với phương tiện sẵn có, các điểm lưới khống chế đo vẽ nên bố trí theo phương pháp đường chuyền và độ cao được xác định theo phương pháp đo cao lượng giác. 2.2. Các quy định về thành lập lưới khống chế đo vẽ 2.2.1. Lưới khống chế do vẽ thành lập bản đồ địa chính a. Lưới khống chế mặt bằng Lưới khống chế đo vẽ được thành lập nhằm tăng dày thêm các điểm tọa độ để đảm bảo cho việc thành lập bản đồ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp tại thực địa Lưới khống chế đo vẽ bao gồm: lưới khống chế đo vẽ cấp 1, lưới khống chế đo vẽ cấp 2 hoặc lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS. Lưới khống chế đo vẽ cấp 1 được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính (hoặc giải tích 2) trở lên. Lưới khống chế đo vẽ cấp 2 được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm khống chế đo vẽ cấp 1 trở lên. Lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS được phát triển dựa trên tối thiểu 3 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên. Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 chỉ được lập lưới khống chế đo vẽ cấp 1, trong trường hợp đặc biệt cho phép lưới khống chế đo vẽ cấp 1 treo không quá 4 điểm nhưng sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai không vượt quá 5 cm so với điểm gốc. - Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 được lập lưới khống chế đo vẽ 2 cấp (cấp 1 và cấp 2), trong trường hợp đặc biệt cho phép lập lưới khống chế đo vẽ cấp 2 treo không quá 4 điểm nhưng sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai không quá 0,1 x M (mm) (M là mẫu số tỷ lệ bản đồ địa chính cần thành lập) so với điểm gốc. 11 - Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10.000 được lập thêm các điểm trạm đo từ lưới khống chế đo vẽ cấp 2 và lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS để đo hết khu vực đo vẽ, nhưng sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai không quá 0,1mm x M (M là mẫu số tỷ lệ bản đồ địa chính cần thành lập) so với điểm gốc. b. Lưới khống chế đường chuyền Khi thành lập lưới khống chế đo vẽ bằng phương pháp đường chuyền, căn cứ vào mật độ điểm khởi tính có thể thiết kế dưới dạng đường đơn (các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản quy định trong bảng 1.1) hoặc thành mạng lưới có một hay nhiều điểm nút, tùy tỷ lệ bản đồ địa chính cần đo vẽ và điều kiện địa hình để bố trí hợp lý. - Đối với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút hoặc giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài quy định trong bảng 1.1 - Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn hơn 20 m. Riêng với đường chuyền cấp 2 khu vực đô thị cho phép cạnh ngắn nhất không dưới 5 m. - Chiều dài hai cạnh kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2.5 lần; số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cho tỷ lệ bản đồ 1: 500 đến 1: 5000; không quá 25 cho bản đồ tỷ lệ 1: 10 000 Bảng 1.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền TT m"β [S] max(𝑚) Tỷ lệ bản đồ KV1 KV2 f S /[ S ] KV1 KV2 KV1 KV2 KHU VỰC ĐÔ THỊ 1 1: 500; 1: 1000; 1: 2000 600 300 15 15 1: 4000 1: 2500 KHU VỰC NÔNG THÔN 2 1: 1000 900 500 15 15 1: 4000 1: 2000 1: 2000 2000 1000 15 15 1: 4000 1: 2000 1: 5000 4000 2000 15 15 1: 4000 1: 2000 1: 10000 8000 6000 15 15 1: 4000 1: 2000 - Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không được lớn hơn 0.015m - Sai số khép góc trong đường chuyền không được vượt quá fβ = 2mβ √n mβ là sai số trung phương đo góc n: số góc trong đường chuyền 12 Các điểm khống chế đo vẽ tùy theo yêu cầu cụ thể có thể chôn mốc tạm thời hoặc cố định, lâu dài ở thực địa. Nếu chôn mốc tạm thời thì mốc phải đảm bảo để tồn tại đến kết thúc công trình (sau kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính). Cạnh lưới khống chế đo vẽ được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài danh định (ms) không vượt quá 20 mm + D mm (D là chiều dài cạnh đo tính bằng km); góc ngoặt đường chuyền đo bằng máy đo góc có độ chính xác không quá 10 giây. Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng bằng công nghệ GNSS, bằng phương pháp đường chuyền, bằng phương pháp đa giác hoặc bằng phương pháp giao hội... nhưng phải đảm bảo các chỉ tiêu cơ bản trong bảng 1.2: Bảng 1.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới khống chế đo vẽ STT Chỉ tiêu kỹ thuật Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới khống chế Lưới KC đo Lưới KC đo đo vẽ vẽ cấp 1 vẽ cấp 2 1 Sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai 2 Sai số khép tương đối giới hạn ≤ 5 cm ≤ 7 cm ≤ 1/10.000 ≤ 1/5.000 Khi thành lập lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GNSS phải sử dụng phương pháp đo tĩnh, thời gian đo ngắm đồng thời từ 4 vệ tinh tối thiểu là 30 phút Lưới khống chế đo vẽ được phép bình sai gần đúng. Khi tính toán và trong kết quả cuối cùng sau bình sai giá trị góc lấy đến chẵn giây; giá trị cạnh, giá trị tọa độ lấy đến cm (0,01 m). Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi thành lập lưới đo vẽ gồm: bảng tọa độ vuông góc phẳng; sơ đồ lưới khống chế đo vẽ. - Trường hợp đo cạnh bằng các thiết bị khác thì sai số tương đối đo cạnh không lớn hơn 1: 3000 - Đường chuyền kinh vĩ treo được đo theo 2 chiều thuận nghịch. Giá trị góc và cạnh đưa vào tính toán là giá trị trung bình của lần đo thuận và nghịch. c. Lưới tam giác nhỏ Lưới tam giác nhỏ được bố trí ở vùng quang đãng, khu vực đồi, núi dưới dạng chuỗi tam giác, đa giác trung tâm, khóa tam giác hình tuyến ... Đồ hình bố trí phụ thuộc vào hình dạng của khu đo. Lưới tam giác nhỏ phải được phát triển ít nhất từ 2 điểm tọa độ địa chính trở lên - Chiều dài cạnh lưới tam giác nhỏ hoặc giữa các cạnh khởi đầu không được vượt quá chiều dài cạnh đường chuyền kinh vĩ cấp 1. Số tam giác giữa 2 cạnh khởi đầu không quá 10, cạnh ngắn nhất cũng không nhỏ hơn 150m, góc trong tam giác nhỏ nhất cũng 13 không quá 200, sai số trung phương đo góc không quá 15”; sai số khép hình tam giác không quá 60” - Số vòng đo góc trong lưới là 2 với máy kinh vĩ chính xác; 3 với máy kinh vĩ độ chính xác trung bình - Nếu trên trạm đo có số hướng từ 3 trở lên phải đo theo phương pháp toàn vòng. Các hạn sai trên trạm đo như sau: Bảng 1.3: Các chỉ tiêu kỹ thuật trong đo góc lưới tam giác nhỏ Các yếu tố trong đo góc TT Theo 010 Theo 020 1 Chênh chập đọc số lần hai 12” 0.2’ 2 Số chênh trị giá góc giữa hai nửa lần đo 18” 0.3’ 3 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 18” 0.3’ 4 Biến động 2C trong một lần đo 24” 0.4’ 5 Sai số khép về hướng mở đầu 18” 0.3’ 6 Chênh trị giá hướng giữa các lần đo sau khi qui “0” 18” 0.3’ Cạnh đường chuyền kinh vĩ hoặc cạnh đáy lưới tam giác nhỏ đo bằng máy đo dài điện quang. Cạnh đo 2 lần riêng biệt, số chênh giữa các lần đo không được lớn hơn 2a (a là hằng số của máy) d. Phương pháp giao hội Phương pháp này được áp dụng ở vùng quang đãng, khu vực đồi, núi - Việc xác định tọa độ các điểm của lưới khống chế đo vẽ bằng giao hội thuận hoặc giao hội cạnh sườn (giao hội kết hợp) phải tiến hành ít nhất từ 3 điểm của lưới địa chính trở lên. Góc giao hội không nhỏ hơn 300 và không lớn hơn 1500. - Khi xác định tọa độ các điểm khống chế đo vẽ bằng giao hội nghịch thì phải dựa trên 4 điểm của lưới tọa độ địa chính trở lên. Điểm giao hội không được nằm trên “vòng tròn chết” 2.2.2. Lưới khống chế đo vẽ thành lập bản đồ địa hình a. Lưới khống chế mặt bằng Lưới khống chế đo vẽ được thành lập phục vụ trực tiếp cho đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa hình, các điểm gốc để phát triển lưới khống chế đo vẽ là các điểm có độ chính xác tương đương với các điểm khống chế cơ sở trở lên - Khi xây dựng lưới khống chế đo vẽ có thể dựa trên các phương pháp: + Lưới đường chuyền + Lưới tam giác nhỏ + Công nghệ GPS 14 Các điểm của lưới khống chế đo vẽ phải đóng cọc chắc chắn đảm bảo tồn tại suốt trong quá trình đo vẽ và phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Điểm chọn ở nơi quang đãng thuận tiện cho đi lại, có khả năng đo vẽ chi tiết được nhiều nhất - Điểm chọn nơi có nền địa chất ổn định vững chắc, có khả năng đặt được máy đo. - Điểm chọn sao cho thuận lợi cho việc tăng dày điểm trạm đo Các yêu cầu đối với đường chuyền kinh vĩ - Đường chuyền kinh vĩ cấp 1 được bố trí dưới dạng đường chuyền đơn, khép kín hoặc hệ thống điểm nút - Sai số khép đường chuyền không lớn hơn 1: 2000 - Chiều dài đường chuyền qui định cho các tỷ lệ bản đồ cần thành lập như bảng 1.4: Bảng 1.4: Chiều dài đường chuyền theo tỷ lệ bản đồ Khu vực Đồng bằng Chiều dài đường chuyền (m) cho từng tỷ lệ bản đồ 1: 500 1: 1000 1: 2000 1: 5000 400 800 1600 4000 1200 2400 6000 Miền núi - Chiều dài đường chuyền từ điểm gốc đến điểm nút hoặc giữa 2 điểm nút không vượt quá 2/3 chiều dài đường chuyền đơn nêu trong bảng 1.4 - Tại các điểm gốc của đường chuyền phải đo nối phương vị. Khi không đủ 2 hướng cho phép đo nối 1 phương vị - Cạnh đường chuyền kinh vĩ cố gắng bố trí bằng nhau, cạnh dài nhất không quá 400m; cạnh ngắn nhất cũng không nhỏ hơn 20m; số điểm trong đường chuyền không quá 30. - Với vùng có độ dốc lớn hơn 1,50 nếu đo cạnh nghiêng thì phải đo góc đứng 1 lần với độ chính xác 1’ để chuyển về khoảng cách nằm ngang Góc ngang trong đường chuyền kinh vĩ được đo bằng máy kinh vĩ độ chính xác trung bình trở lên theo phương pháp đo góc đơn, toàn vòng hay đo lặp. Nếu máy kinh vĩ chính xác đo 2 vòng đo, máy kinh vĩ độ chính xác trung bình đo 2 lần đo. Giữa các lần đo thay đổi vị trí bàn độ hướng mở đầu đi một lượng theo công thức: 1800 δ= n Trong đó: n là số vòng đo Nếu trạm đo có 3 hướng trở lên phải đo theo phương pháp toàn vòng; nếu trạm đo có 2 hướng đo theo phương pháp đo góc đơn hoặc đo lặp. Chênh trị giá hướng 2 nửa lần đo, giữa các lần đo và sai số quy “0” không vượt quá ±15”; biến động sai số 2C không quá 20”. Chênh kết quả đo góc cố định tại điểm gốc không quá 40”. 15 Sai số khép góc trong đường chuyền không vượt quá fβ = 40" √n Trong đó: n là số góc tham gia tính chuyền phương vị trong đường chuyền Nếu tổng chiều dài đường chuyền kinh vĩ dưới 250 m, khi đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 5000, 1: 2000 và dưới 150 m khi đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 1000 và 1: 500 thì sai số khép tuyệt đối tuyến đường chuyền không được lớn hơn 0.25 m với bản đồ tỷ lệ 1: 5000 và 1: 2000; 0.15 m đối với bản đồ tỷ lệ 1: 1000 và 1: 500 Nếu xác định tọa độ điểm khống chế đo vẽ bằng phương pháp điểm dẫn thì cạnh điểm dẫn không lớn hơn cạnh đường chuyền, cạnh được đo 2 lần đo, chênh kết quả giữa 2 lần đo không quá 1: 2000 chiều dài cạnh. Tại điểm gốc phải đo nối 2 hướng phương vị. Phụ thuộc vào địa hình, tọa độ các điểm khống chế đo vẽ có thể xác định bằng lưới tam giác nhỏ dưới dạng đa giác trung tâm, chuỗi tam giác, khóa tam giác hình tuyến, tứ giác trắc địa, lưới tam giác hình quạt, lưới tam giác đồng dạng hoặc chuỗi tam giác dày đặc. Nếu không lợi dụng cạnh của lưới cấp cao làm cạnh mở đầu của lưới tam giác nhỏ thì phải đo cạnh đáy trực tiếp với sai số tương đối không lớn hơn 1: 5000 Chiều dài cạnh và số tam giác trong lưới khi thiêt kế phải đảm bảo các yêu cầu trong bảng 1.5 Góc trong tam giác không được lớn 1400 và nhỏ hơn 200 Khi xác định tọa độ điểm khống chế đo vẽ bằng phương pháp giao hội thuận, giao hội kết hợp phải tiến hành từ 3 điểm gốc; nếu sử dụng giao hội phía sau thì giao hội từ 4 điểm gốc trong đó 1 điểm kiểm tra và điểm giao hội không được nằm trên vòng tròn nguy hiểm đi qua 3 điểm gốc. Bảng 1.5:Quy định chiều dài cạnh, số tam giác trong lưới tam giác nhỏ Tỷ lệ bản đồ Số tam giác lớn nhất Độ dài cạnh lớn nhất (m) Độ dài cạnh nhỏ nhất (m) 1: 500 10 600 150 1: 1000 14 700 150 1: 2000 16 800 150 1: 5000 20 1000 150 - Góc giao hội không được lớn hơn 1500 và nhỏ hơn 300 - Cạnh giao hội không được lớn hơn 2 lần chiều dài cạnh tam giác lớn nhất (bảng 1.5) khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1: 1000 và 1: 500; 3 lần khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1: 5000 và 1: 2000. 16 - Chênh tọa độ tính từ 2 hướng không được quá 0.2mm.M ở vùng đồng bằng và 0.3mm.M (ở vùng núi). Góc kiểm tra trong giao hội nghịch và giao hội kết hợp không được vượt quá: ∆ε = 0.1(mm)M D Trong đó M là mẫu số tỷ lệ bản đồ D là chiều dài cạnh từ điểm giao hội đến điểm kiểm tra (tính bằng mét) Tọa độ điểm khống chế đo vẽ có thể xác định bằng phương pháp tam giác đơn, độ lớn của góc không nhỏ hơn 200, không lớn hơn 1400 b. Lưới khống chế độ cao Độ cao các điểm lưới khống chế đo vẽ được xác định bằng các phương pháp: - Thủy chuẩn kinh vĩ - Đo cao lượng giác - Giao hội độ cao độc lập Đường chuyền độ cao thủy chuẩn kinh vĩ hoặc đường chuyền độ cao lượng giác được bố trí trùng đường chuyền kinh vĩ Đường chuyền độ cao kinh vĩ chỉ đo 1 chiều, chiều dài tia ngắm và chiều dài đường chuyền không được vượt quá quy định trong bảng 1.6 Bảng 1.6: Chiều dài tia ngắm trong đường chuyền độ cao lượng giác Khoảng cao đều cơ bản (m) Chiều dài tia ngắm (m) Chiều dài đường chuyền (km) 0.5 200 2 1.0 200 4 Khoảng cách từ máy đến mia đọc trực tiếp trên mia chẵn đến mét, chênh cao đọc theo chỉ giữa đến 1mm. Sai số khép giới hạn của đường chuyền độ cao kinh vĩ không vượt quá: fh = 100(mm) √L(km) L: tổng chiều dài đường chuyền tính theo kilomet - Ở vùng núi, khi đo vẽ bản đồ với khoảng cao đều từ 2 m trở lên có thể dùng phương pháp đo cao lượng giác hoặc giao hội độ cao độc lập để xác định độ cao điểm khống chế đo vẽ. Đường chuyền độ cao lượng giác có thể bố trí trùng với lưới giải tích, lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2 và cứ qua 5 cạnh phải có một điểm gốc. Nếu bố trí trùng với đường chuyền kinh vĩ hoặc lưới tam giác nhỏ thì điểm gốc phải phân bố với mật độ không ít 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan