Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Giáo trình thực tập trắc địa cơ sở (trường đh tài nguyên và môi trường hà nội)...

Tài liệu Giáo trình thực tập trắc địa cơ sở (trường đh tài nguyên và môi trường hà nội)

.PDF
133
1
146

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI GIÁO TRÌNH THỰC TẬP TRẮC ĐỊA CƠ SỞ Những người biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Bắc TS. Vy Quốc Hải TS. Bùi Thị Hồng Thắm KS. Đoàn Xuân Hùng HÀ NỘI, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI GIÁO TRÌNH THỰC TẬP TRẮC ĐỊA CƠ SỞ Những người biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Bắc TS. Vy Quốc Hải TS. Bùi Thị Hồng Thắm KS. Đoàn Xuân Hùng HÀ NỘI, 2014 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ..................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 5 Chương 1. KIỂM NGHIỆM MÁY VÀ CÁC CÔNG TÁC ĐO ĐẠC CƠ BẢN TRONG TRẮC ĐỊA ..................................................................................................... 6 1.1. Máy kinh vĩ ........................................................................................................... 6 1.1.1. Sơ đồ cấu tạo của máy kinh vĩ ...................................................................... 6 1.1.2. Các bộ phận chính máy kinh vĩ ..................................................................... 7 1.1.3. Đọc số trong máy kinh vĩ .................................................................................. 9 1.1.4. Phương pháp dọi tâm và cân bằng máy kinh vĩ .......................................... 10 1.1.5. Phương pháp ngắm chuẩn mục tiêu ............................................................ 11 1.1.6. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy kinh vĩ .................................................... 12 1.1.7. Đo góc bằng, góc đứng và khoảng cách...................................................... 14 1.2. Máy và mia thủy chuẩn ...................................................................................... 24 1.2.1. Bộ phận cơ bản của máy và mia thuỷ chuẩn ............................................... 25 1.2.2. Kiểm nghiệm máy và mia thuỷ chuẩn......................................................... 27 1.2.3. Đo thuỷ chuẩn ............................................................................................. 31 1.3. Máy toàn đạc điện tử ......................................................................................... 34 1.3.1. Cấu tạo của máy toàn đạc SET-2120 .......................................................... 34 1.3.2. Định tâm, cân bằng máy toàn đạc điện tử ................................................... 38 1.3.3. Đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử .............................................................. 39 1.3.4. Trút số liệu .................................................................................................. 42 1.4. Máy thu GNSS .................................................................................................... 43 1.4.1. Các bộ phận cơ bản của máy thu GNSS ..................................................... 43 1.4.2. Kiểm nghiệm máy thu GNSS ...................................................................... 45 1.4.3. Đo GNSS ..................................................................................................... 46 1.4.4. Trút số liệu từ máy thu vào máy tính .......................................................... 48 Chương 2. CÔNG TÁC THIẾT KẾ VÀ ĐO ĐẠC LƯỚI KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA ............................................................................................................................... 50 3 2.1. Mật độ điểm khống chế và độ chính xác cần thiết của các cấp khống chế mặt bằng ........................................................................................................................... 51 2.1.1. Mật độ điểm khống chế trắc địa .................................................................. 51 2.2. Thiết kế lưới khống chế trắc địa ........................................................................ 52 2.2.1. Thiết kế lưới khống chế mặt bằng ............................................................... 53 2.2.2. Thiết kế lưới khống chế độ cao ................................................................... 57 2.3. Bố trí và đo đạc lưới khống chế trắc địa ........................................................... 59 2.3.1. Bố trí lưới khống chế ngoài thực địa ........................................................... 59 2.3.2 Các yêu cầu về đo đạc lưới khống chế trắc địa ............................................ 60 Chương 3. XỬ LÝ SỐ LIỆU LƯỚI KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA ........................... 66 3.1. Xử lý số liệu lưới đường chuyền ........................................................................ 66 3.1.1. Tính khái lược lưới đường chuyền .............................................................. 66 3.1.2. Bình sai lưới đường chuyền ........................................................................ 69 3.2. Xử lý số liệu lưới độ cao .................................................................................... 97 3.1.1. Tính khái lược lưới độ cao .......................................................................... 97 3.2.2. Bình sai lưới độ cao..................................................................................... 98 3.3. Xử lý số liệu lưới GNSS ................................................................................... 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 122 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 123 CÁC NỘI QUY, QUY ĐỊNH THỰC TẬP ............................................................. 123 1. Mục đích của thực tập Trắc địa cơ sở ............................................................. 123 2. Tổ chức thực hiện ............................................................................................ 123 3. Nôi dung thực tập ............................................................................................ 123 4. Đánh giá kết quả thực tập ................................................................................ 125 CÁC BIỂU MẪU ...................................................................................................... 126 1. Mẫu sổ kiểm nghiệm ....................................................................................... 126 2. Mẫu thành quả bình sai lưới mặt bằng và lưới độ cao .................................... 129 4 MỞ ĐẦU Thực tập trắc địa cơ sở là môn học cụ thể hóa các kiến thức lý thuyết về đo đạc thông qua quá trình đo đạc thực tế và xử lý số liệu thực địa. Đây là môn học không thể thiếu của sinh viên các ngành Trắc địa - Bản đồ. Để người học thực hiện được các nội dung môn học Thực tập trắc địa cơ sở, trước khi học môn học này, sinh viên phải có kiến thức về đo đạc đại cương, được trang bị một số kiến thức về môn học Trắc địa cơ sở và Lý thuyết sai số. Cuốn giáo trình này được biên soạn dựa trên đề cương chi tiết của môn học trong Chương trình khung đã được phê duyệt. Trong quá trình biên soạn, bên cạnh việc tham khảo một số tài liệu liên quan đến môn học, giáo trình đã bổ sung thêm nội dung từ kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn thực tập trong nhiều năm của một số tác giả tham gia biên soạn giáo trình. Các tác giả xin chân thành cảm ơn TS Trần Hồng Quang và TS Phạm Công Khải đã đọc và góp nhiều ý kiến quý báu cho nội dung và hình thức của cuốn giáo trình này. Do trình độ có hạn, cuốn giáo trình chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong các bạn đọc góp ý để chúng tôi có thêm kinh nghiệm nhằm hoàn chỉnh cuốn tài liệu này vào các lần tái bản tiếp theo. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn bạn đọc. Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Các tác giả 5 Chương 1 KIỂM NGHIỆM MÁY VÀ CÁC CÔNG TÁC ĐO ĐẠC CƠ BẢN TRONG TRẮC ĐỊA Nội dung của chương 1 trình bày các kiến thức lý thuyết cơ bản về máy móc, các dụng cụ đo đạc. Cách kiểm nghiệm mày, các thao tác, quy trình đo đạc, cách ghi sổ và tính toán,... phục vụ cho việc thực hành, sử dụng những loại máy cụ thể cũng sẽ được trình bày trong chương này. 1.1. Máy kinh vĩ Máy kinh vĩ hiện nay thường được chia thành 2 loại: Máy kinh vĩ quang cơ và máy kinh vĩ điện tử. - Máy kinh vĩ quang cơ là loại máy xét về mặt công nghệ thì hoàn toàn là yếu tố cơ học và yếu tố hình học. Kết quả đo đạc từ máy kinh vĩ quang cơ được thể hiện qua một hệ thống lăng, thấu kính để chiếu giá trị góc đo lên khu vực quan sát của mắt. - Máy kinh vĩ điện tử là loại máy được phát triển từ máy kinh vĩ quang cơ. Cơ bản về nguyên lý thì máy kinh vĩ điện tử vẫn thực hiện các chức năng của một máy kinh vĩ quang cơ, sự khác nhau ở đây là máy kinh vĩ điện tử có thêm một bộ phận điện tử cho phép số đọc kết quả đo được hiển thị lên màn hình LCD thay vì phải đọc trực tiếp. Thực tế hiện nay người ta ít sử dụng máy kinh vĩ điện tử để đo đạc. Giáo trình đề cập đến việc sử dụng máy kinh vĩ quang cơ phục vụ cho việc thực tập. 1.1.1. Sơ đồ cấu tạo của máy kinh vĩ a. Cấu tạo của máy kinh vĩ 1- Đế máy 7- Ba ốc cân máy 2- Bàn độ ngang 8- Ốc hãm và vi động của bàn độ ngang 3- Bàn độ đứng 9- Gương phản chiếu ánh sáng 4- Ống kính ngắm 10- Ốc hãm ống kính 5- Ống kính hiển vi đọc số 11- Núm vi động ống kính 6- Vạch chuẩn hoặc thang đọc số 12- Ống thuỷ dài và một số bộ phận khác. 6 Hình 1.1. Cấu tạo của máy kinh vĩ b. Các trục chính của máy kinh vĩ - Trục đứng VV (Vertical) là trục quay của máy. - Trục ngắm CC (Collimation) của ống kính. - Trục HH (Horizontal) là trục quay của ống kính. - Trục cân bằng LL (Level) của ống thủy dài. Điều kiện hình học của hệ trục này là: - VV vuông góc với HH. - VV vuông góc với LL. - CC vuông góc với HH. 1.1.2. Các bộ phận chính máy kinh vĩ a. Ống ngắm Hình 1.2. Ống ngắm máy kinh vĩ 7 1- Ống trụ ngoài 5- Lăng kính điều quang 2- Kính vật 6- Màng chỉ chữ thập 3- Vòng điều quang 7- Kính mắt 4- Ống trụ trong b. Lưới chỉ chữ thập Hình 1.3. Một số kiểu lưới chỉ chữ thập c. Ống thuỷ dài Hình 1.4. Ống thuỷ dài 1- Ống thủy tinh hình trụ cong bịt kín 4- Ống điều chỉnh 2- Bọt nước 5- Ốc để điều chỉnh bọt nước 3- Hộp kim loại hình trụ d. Bộ phận dọi tâm quang học Hình 1.5. Thị trường bộ phận dọi tâm quang học 8 1.1.3. Đọc số trong máy kinh vĩ Trong mặt phẳng tiêu cự kính hiển vi có đặt một tấm kính phẳng được chia đều thành n vạch và được gọi là thang đọc số. Độ lớn của n vạch đúng bằng khoảng chia nhỏ nhất trên bàn độ. Ví dụ: khoảng chia nhỏ nhất trên bàn độ λ = 10, thang đọc số chia thành n = 60 khoảng thì giá trị của 1 khoảng chia trên thang đọc số là 1’. a. Hệ thống đọc số trên máy 3T5K * Khi góc đứng dương Vị trí thuận kính: Số đọc bàn độ đứng: +250 05,0’; Số đọc bàn độ ngang: 300 56,0’ Vị trí đảo kính: Số đọc bàn độ đứng: +250 05,0’; Số đọc bàn độ ngang: 2100 55,2’ Γ a. Vị trí thuận kính Γ b. Vị trí đảo kính Hình 1.6. Ví dụ đọc số trên máy 3T5K khi góc đứng dương * Khi góc đứng âm Γ Γ a. Vị trí thuận kính b. Vị trí đảo kính Hình 1.7. Ví dụ về đọc số trên máy 3T5K khi góc đứng âm 9 Số đọc bàn độ đứng: Vị trí thuận kính: -150 55,0’; Vị trí đảo kính: -150 55,1’ b. Hệ thống đọc số trong máy Theo-020 Hình 1.8. Ví dụ về đọc số trên máy Theo-020 Số đọc trên bàn độ ngang: 310 05,2’; Số đọc trên bàn độ đứng: 950 05,3’ 1.1.4. Phương pháp dọi tâm và cân bằng máy kinh vĩ a. Cân bằng máy kinh vĩ a. b. Hình 1.9. Cân bằng máy kinh vĩ - Điều chỉnh 3 ốc cân máy ở vị trí trung bình. - Đặt máy sao cho mặt phẳng đế máy tương đối bằng phẳng. - Đặt ống thủy dài song song với hai ốc cân máy (1) và (2) (hình a), dùng hai ốc này để đưa bọt nước vào vị trí điểm chuẩn. - Quay bộ phận ngắm đi 90o (hình b), dùng ốc cân thứ (3) đưa bọt nước vào vị trí điểm chuẩn. Như vậy ta đã cân bằng máy ở 2 vị trí vuông góc. b. Dọi tâm và cân bằng máy kinh vĩ Dọi tâm và cân bằng máy là việc đặt máy sao cho trục đứng của máy trùng với đường dây dọi đi qua điểm đặt máy. Công việc này cần phải kết hợp các thao tác sau: - Điều chỉnh 3 ốc cân máy ở vị trí trung bình. - Đặt máy tại mốc sao cho mặt phẳng đế máy tương đối bằng phẳng và gần trùng với điểm mốc, tức là tâm mốc phải nhìn thấy được trong kính dọi tâm quang học. Nếu 10 không nhìn thấy tâm mốc trong trường nhìn của ống dọi tâm quang học thì phải xê dịch vị trí tương đối các chân máy sao cho nhìn thấy được tâm mốc. - Dùng 3 ốc cân của máy điều chỉnh cho hình ảnh của tâm mốc trùng với tâm kính dọi tâm quang học. - Dùng chân máy nới lỏng các ốc hãm chân máy nâng lên hoặc hạ xuống để cân bằng bọt thuỷ. - Kiểm tra lại xem tâm mốc còn trùng với tâm kính dọi tâm hay không, nếu tâm mốc lệch thì lặp lại các thao tác trên cho đến khi hình ảnh của tâm mốc trùng nằm trong vòng tròn nhỏ của tâm máy và bọt thuỷ dài lệch nhỏ hơn 1 vạch chia thì máy coi như được dọi tâm và cân bằng. - Quay máy ở các vị trí khác nhau để kiểm tra. 1.1.5. Phương pháp ngắm chuẩn mục tiêu Ngắm chuẩn mục tiêu là đưa hình ảnh của mục tiêu trùng với tâm lưới chỉ chữ thập của ống kính ngắm. a. Ngắm chuẩn mục tiêu khi đo góc bằng Khi đo góc bằng phải đưa mặt phẳng ngắm về trùng với mục tiêu tức là đưa trục của mục tiêu trùng với chỉ đứng của lưới chỉ chữ thập. b. Ngắm chuẩn mục tiêu khi đo góc đứng Khi đo góc đứng phải đưa mục tiêu trùng với chỉ ngang giữa của lưới chỉ chữ thập. Để tránh sai số do lưới chỉ nghiêng, để mục tiêu càng gần tâm lưới càng tốt. c. Thao tác chung khi ngắm chuẩn mục tiêu Máy đã được định tâm và cân bằng chính xác. a. Đo góc bằng b. Đo góc đứng Hình 1.10. Ngắm chuẩn mục tiêu - Mở ốc hãm máy (ốc khoá chuyển động ngang và chuyển động đứng). - Quay máy về phía mục tiêu ngắm sơ bộ bằng ống ngắm khái lược sao cho nhìn thấy hình ảnh của mục tiêu trong ống ngắm. 11 - Khoá chuyển động ngang và chuyển động đứng của máy bằng các ốc hãm. - Dùng các ốc vi động ngang và vi động đứng đưa mục tiêu chính xác vào đúng vị trí ngắm chuẩn rồi đọc số trên bàn độ. 1.1.6. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy kinh vĩ a. Kiểm nghiệm trục ống thủy dài vuông góc với trục quay của máy kinh vĩ a. b. c. Hình 1.11. Cân bằng máy kinh vĩ * Cách kiểm nghiệm - Đặt ống thuỷ dài song song với 2 ốc cân 1 và 2 của đế máy (hình a), dùng 2 ốc này để đưa bọt nước vào giữa ống thuỷ. - Xoay máy đi 900, dùng ốc cân thứ (3) đưa bọt nước vào giữa. - Xoay máy đi 1800, nếu bọt nước vẫn bằm giữa ống thuỷ là thoả mãn điều kiện trục ống thuỷ dài vuông góc với trục quay của máy kinh vĩ. Nếu độ lệch của bọt thuỷ k lệch so với vị trí trung tâm vượt quá một nửa khoảng chia trên ống thuỷ thì phải hiệu chỉnh. * Cách hiệu chỉnh - Dùng ốc chỉnh ống thuỷ 3 để đưa bọt thuỷ về trung tâm k/2 khoảng lệch. - Dùng que hiệu chỉnh để đưa bọt thuỷ về vị trí cân bằng. - Lặp lại thao tác này vài ba lần cho đến khi đạt yêu cầu. b. Kiểm nghiệm sai số ngắm chuẩn 2C * Cách kiểm nghiệm - Chọn điểm A cách máy khoảng 50m đến 100m rõ nét và ở độ cao tương đương với độ cao của máy. - Cân bằng máy chính xác. - Ngắm chuẩn mục tiêu A. - Đọc số đọc trên bàn độ ngang ở vị trí thuận (L) và đảo kính (R). Giá trị 2C được tính bởi công thức: 2C = L − R ± 1800 (1.1) 12 Nếu 2C vượt quá giá trị hạn sai quy định trong quy phạm (đối với máy kinh vĩ có độ chính xác trung bình, thường quy định sai số ngắm chuẩn không được vượt quá sai số đọc số, 2C ≤ 20’’) thì phải hiệu chỉnh. * Cách hiệu chỉnh - Dùng ốc vi động để đặt trên bàn độ số đọc đúng (L - C) hoặc (R + C), lúc này tâm màng chỉ chữ thập lệch khỏi điểm ngắm. Khoá chặt hai ốc hãm ngang và ốc hãm dọc. - Mở vòng màng chỉ chữ thập. - Dùng que hiệu chỉnh nới lỏng ốc chỉnh bên trái và vặn chặt ốc chỉnh bên phải hoặc làm ngược lại để chỉnh cho tâm chữ thập trùng với điểm ngắm. - Việc hiệu chỉnh tiến hành một vài lần cho đến khi đạt yêu cầu (trị số 2C nhỏ hơn hạn sai cho phép). Chú ý: Tại một trạm đo góc bằng có nhiều hướng ngắm, trong quá trình đo đạc ngoài việc quan tâm đến trị số của 2C nhỏ, ổn định việc quan trọng hơn là độ biến động ∆2C trong một lần đo và giữa các lần đo phải có trị số nhỏ và luôn luôn ổn định. Ví dụ: Sai số 2C Bảng 1.1. Kiểm nghiệm sai số 2C Trạm máy Điểm ngắm Số đọc bàn độ trái (0 ’ ’’) Trung bình (’’) 06 1 E 45 06 00 102 53 24 03 166 36 18 ’ ’’) 2C (’’) (’’) 09 -06 18 +03 21 -06 Ghi chú 225 06 06 18 21 12 3 (0 Trung bình 12 18 2 Số đọc bàn độ phải 282 53 18 18 15 346 36 24 c. Kiểm nghiệm sai số chỉ tiêu MO (hoặc MZ) của bàn độ đứng Sai số này sinh ra khi trục ngắm của ống kính và trục của ống thuỷ dài trên bàn độ đứng ở vị trí nằm ngang nhưng vạch chuẩn “00-00” hoặc “00-1800” của du xích vẫn không trùng với vạch chuẩn đọc số hoặc vạch “0” trên thang đọc số. Để xác định MO làm như sau: - Chọn điểm M rõ nét sao cho góc đứng lớn hơn 200. - Cân bằng máy chính xác. 13 - Đưa ống kính ngắm chính xác điểm M, đọc số đọc trên bàn độ đứng ở hai vị trí trái (Tr) và phải (Ph). Giá trị MO được tính theo công thức: + Máy khắc vạch đối xứng (máy 3T5K): MO = Tr − Ph 2 (1.2) + Máy khắc vạch liên tục (máy Theo-020): Tr + Ph − 360 0 MO = 2 (1.3) Nếu trị số MO vượt quá hạn sai cho phép thì phải điều chỉnh. - Dùng ốc vi động đứng đặt trị số đã hiệu chỉnh MO trên bàn độ đứng, lúc này bọt nước sẽ bị lệch. - Dùng que hiệu chỉnh và ốc điều chỉnh của ống thủy đưa bọt nước vào giữa. - Làm một vài lần đến khi nhận được trị số MO nhỏ hơn hạn sai cho phép. Kết quả kiểm nghiệm ghi vào sổ theo quy định. Ví dụ: Kiểm nghiệm sai số MO Bảng 1.2. Kiểm nghiệm sai số MO Trạm máy Điểm ngắm Số đọc bàn độ trái (0 ’ ”) Trung bình (’’) Số đọc bàn độ phải (0 ’ 24 A E 25 30 18 32 00 24 21 25 30 35 26 18 (’’) (’’) 12 +09 18 +06 18 +03 Ghi chú 12 24 24 32 00 24 C MO 12 24 B ”) Trung bình 12 12 21 35 26 24 1.1.7. Đo góc bằng, góc đứng và khoảng cách a. Đo góc bằng * Phương pháp đo góc đơn giản Phương pháp đo góc đơn giản được áp dụng khi tại trạm máy có 2 hướng. Trước khi đo phải tính giá trị vùng bàn độ của từng vòng đo được tính theo công thức: 14 a= 1800 n (1.4) trong đó n là số vòng đo. Ví dụ: Tại trạm máy A đo 3 vòng đo. Trị số hướng mở đầu của các vòng đo được đặt như sau: Vòng 1, đặt số đọc hướng mở đầu a1 = 00 m1’ n1”. Vòng 2, đặt số đọc hướng mở đầu a2 = 600 m2’ n2”. Vòng 3, đặt số đọc hướng mở đầu a3 = 1200 m3’ n3”. trong đó: m1, m2, m3 là giá trị phút; n1, n2, n3 là giá trị giây. - Trình tự đo và ghi sổ Trạm máy O có 2 hướng OA và OB. + Đặt máy kinh vĩ tại điểm O tiến hành định tâm, cân bằng máy chính xác. + Dựng tiêu ngắm tại A và B, định tâm tiêu chính xác. + Tính trị số hướng mở đầu mỗi vòng đo. + Chọn hướng mở đầu (giả sử là OA). A O T P B Hình 1.12. Phương pháp đo góc đơn giản Nửa lần đo thuận kính (vị trí thuận kính là vị trí bàn độ đứng nằm phía trái của ống kính): + Mở ốc hãm bộ phận ngắm, đưa ống kính ngắm chính xác mục tiêu A. + Đặt trị số hướng mở đầu trên bàn độ ngang. + Mở ốc hãm bộ phận ngắm quay máy từ từ đi 1 đến 2 vòng, ngắm và bắt mục tiêu chính xác hướng mở đầu. 15 + Đọc số đọc trị số hướng mở đầu và ghi vào sổ đo. Vặn ốc vi động ngang theo chiều vặn ra, sau đó vặn vào để bắt mục tiêu chính xác, đọc số trên bàn độ ngang lần 2 và ghi vào sổ đo (giá trị chênh giữa 2 lần đọc số phải nhỏ hơn 0,2’). + Mở ốc hãm bộ phận ngắm, quay máy theo chiều thuận kim đồng hồ đến điểm B. + Ngắm chính xác tiêu B, đọc số ghi vào sổ đo. Vặn ốc vi động ngang theo chiều vặn ra, sau đó vặn vào để bắt mục tiêu chính xác, đọc số trên bàn độ ngang lần 2 và ghi vào sổ đo. Nửa lần đo đảo kính (vị trí đảo kính là vị trí bàn độ đứng nằm bên phải của ống kính): + Đảo ống kính tại hướng B. + Ngắm chính xác điểm B, đọc được số đọc và ghi vào sổ đo. Vặn ốc vi động ngang theo chiều vặn ra, sau đó vặn vào để bắt mục tiêu chính xác, đọc số trên bàn độ ngang lần 2 và ghi vào sổ đo. + Quay máy ngược chiều kim đồng hồ đưa ống kính ngắm chính xác điểm A. Đọc số đọc ghi vào sổ đo. Vặn ốc vi động ngang theo chiều vặn ra, sau đó vặn vào để bắt mục tiêu chính xác, đọc số trên bàn độ ngang lần 2 và ghi vào sổ đo. Như vậy kết thúc một lần đo. Trong khi đo người ghi sổ phải tính: + Trị số của sai số ngắm chuẩn 2C; + Trị số hướng trung bình của 2 nửa lần đo; + Trị số góc của từng lần đo. Nếu thấy trị số 2C và độ biến động của nó ∆2C= 2Cmax-2Cmin vượt hạn sai thì phải đo lại. Các lần đo tiếp theo cũng tiến hành thao tác tương tự nhưng chỉ khác là thay đổi trị số hướng mở đầu. Sau mỗi vòng đo phải tiến hành quy “0”. Sau khi đo xong n lần đo tính trị số góc trung bình của n lần đo. Ví dụ: Kết quả ghi sổ và tính toán đối với phương pháp đo góc đơn giản bằng máy 3T5K. 16 Ngày đo: 13/ 12/ 2013 TRẠM ĐO: KV–03 Sơ đồ đo nối 2 Người đo: Nguyễn Văn A B Thời tiết: Nắng Bắt đầu lúc: 14 giờ 10 phút Người ghi: Phạm Thị B Loại máy: 3T5K 1 Kết thúc lúc: 15 giờ 15 phút Số máy: 64355 KV-03 Lần đo Điểm ngắm Số đọc bàn độ trái 0 1 2 ’ 3 ’’ Trung bình ’’ 4 Số đọc bàn độ phải 0 ’ 5 12 I 1- A 00 00 06 72 20 00 09 180 00 1- 60 10 24 00 252 20 132 30 12 21 240 10 1- A 120 45 30 09 312 30 193 05 24 00 ’ 8 ’’ 0 ’ 9 ’’ Ghi chú 11 12 0 00 00 00 0 00 00 0 00 00 51 72 19 52 72 19 49 00 0 00 00 72 19 48 0 00 00 72 19 48 54 03 -03 72 18 +03 0 19 18 00 06 48 06 +03 72 19 48 39 -06 0 00 00 36 33 300 45 18 2- B 09 0 06 36 III ’’ 7 Trị giá phương hướng các lần đo 0 ’ ’’ 10 18 06 2- ’’ 6 06 18 II 2C Trị giá phương hướng một lần đo 06 00 2- B ’’ Trung bình Trị giá phương hướng nửa lần đo 42 30 21 13 05 24 48 27 -06 72 19 48 17 * Phương pháp đo góc toàn vòng A O B C Hình 1.13. Phương pháp đo góc toàn vòng Phương pháp đo góc toàn vòng được áp dụng khi tại trạm máy có 3 trở lên. Tương tự như phương pháp đo góc đơn giản, trước khi đo phải biết số vòng đo của trạm máy và tính giá trị vùng bàn độ cho từng vòng đo. - Trình tự đo và ghi sổ Trạm máy O có 3 hướng OA, OB và OC. + Đặt máy kinh vĩ tại điểm O tiến hành định tâm, cân bằng máy chính xác. + Dựng tiêu ngắm đặt tại A, B và C, định tâm tiêu chính xác. + Tính trị số hướng mở đầu mỗi vòng đo. + Chọn hướng mở đầu là hướng có chiều dài trung bình, có hình ảnh rõ nét nhất để tránh sai số do điều quang (giả sử là A). Nửa lần đo thuận kính: + Đưa ống kính ngắm chính xác hướng mở đầu. + Đặt trị số hướng mở đầu OA trên bàn độ ngang, mở ốc hãm bộ phận ngắm quay máy 1 đến 2 vòng, ngắm và bắt mục tiêu chính xác hướng mở đầu (dùng chỉ đứng để bắt mục tiêu khi đo góc bằng). + Đọc số và ghi vào sổ đo. Vặn ốc vi động ngang theo chiều vặn ra, sau đó vặn vào ngắm chính xác mục tiêu đọc số lần 2 ghi vào sổ đo (giá trị chênh giữa 2 lần đọc số phải nhỏ hơn 0,2’). + Quay máy theo chiều thuận kim đồng hồ lần lượt ngắm chính xác tiêu tại các điểm B, C rồi trở về A, làm tương tự như trên đọc được các trị số hướng tương ứng và ghi vào sổ đo. Nửa lần đo đảo kính: 18 + Đảo ống kính, ngắm lại tiêu tại A, ngắm chính xác và đọc số và ghi vào sổ đo. Vặn ốc vi động ngang theo chiều vặn ra, sau đó vặn vào ngắm chính xác mục tiêu đọc số lần 2 ghi vào sổ đo. + Quay máy ngược chiều kim đồng hồ lần lượt ngắm chính xác tiêu tại các điểm C, B rồi trở lại về A, làm tương tự được các số đọc tương ứng và ghi vào sổ đo. Trong khi đo người ghi sổ phải tính: + Trị số của sai số ngắm chuẩn 2C; + Trị số hướng trung bình của 2 nửa lần đo; + Trị số góc của từng lần đo. Nếu thấy trị số 2C và độ biến động của nó ∆2C= 2Cmax-2Cmin vượt hạn sai thì phải đo lại. Các lần đo tiếp theo cũng tiến hành thao tác tương tự nhưng chỉ khác là thay đổi trị số hướng mở đầu. Sau mỗi vòng đo phải tiến hành quy “0”. Sau khi đo xong n lần đo tính trị số góc trung bình của n lần đo. Ví dụ: Kết quả ghi sổ và tính toán đối với phương pháp đo góc đơn giản bằng máy 3T5K. 19 Ngày đo: 16/2/2014 TRẠM ĐO: KV1–03 Sơ đồ đo nối 1 Thời tiết: Nắng nhẹ Bắt đầu lúc: 8 giờ 00 phút Người đo: Đào Anh Thế 2 B Người ghi: Nguyễn Quế Võ Loại máy: 3T5K Kết thúc lúc: 9 giờ 00 phút Số máy: 64355 3 KV1-03 Điểm ngắm Lần đo Số đọc bàn độ trái 0 1 2 ’ 3 ’’ 06 1-KV1-04 00 02 06 Trung bình ’’ 4 (08) 06 0 180 ’ 5 2-KV1-02 45 02 12 02 96 13 36 15 225 02 00 02 12 36 1II 45 07 36 39 276 90 07 42 12 00 06 13 36 Trị giá phươnghướng một lần đo 0 00 00 ’ 9 ’’ Trị giá phương hướng các lần đo 0 ’ ’’ 10 00 00 00 00 00 00 45 45 00 05 Ghi chú 11 03 06 +09 45 00 07 00 05 36 39 00 00 03 +06 48 (45) 42 45 96 11 31 00 00.00 96 11 34 96 11 32 06 09 180 02 (38) 36 225 07 36 2- +03 2C 42 06 1-KV1-04 03 Trung bình 06 42 3-GT2-01 00 ’’ 18 I ’’ 7 06 ’’ 6 (03) Trị giá phương hướng nửa lần đo 0 ’ ’’ 8 Số đọc bàn độ phải -09 48 39 270 07 54 12 00 00.00 06 51 -12 45 00 01 45 00 04 30 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan