Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh dây và cáp điện vạn...

Tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh dây và cáp điện vạn xuân

.DOC
79
318
73

Mô tả:

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất: * Khái niệm: NVL là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho. Nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất một cách trực tiếp tạo ra sản phẩm. Nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất rất đa dạng và phong phú về chủng loại, quy cách nhãn hiệu chất lượng… Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. * Đặc điểm của NVL: Trong mỗi quá trình sản xuất, vật liệu không ngừng chuyển hoá, biến đổi về mặt hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và khi tham gia vào quá trình sản xuất vật liệu tiêu dùng toàn bộ không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Giá trị của vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị mới của sản phẩm tạo ra. Về mặt kỹ thuật, vật liệu là những tài sản vật chất tồn tại dưới nhiều trạng thái khác nhau, phức tạp về mặt đặc tính lý hoá nên dễ bị tác động của thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh. 1.1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất: 1.1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu: Phân loại nguyên vật liệu là công việc sắp xếp các loại tài sản khác nhau vào từng nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định ( theo công dụng, theo nguồn hình thành, theo quyền sở hữu…) thành từng nhóm để thuận lợi cho việc quản lý, hạch toán và sử dụng. Vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất tồn tại ở nhiều hình thức, loại khác nhau về công dụng, tính chất lý hoá. Không thể có một biện pháp chung nào có thể được đặt ra để quản lý chung nhất cho mọi loại NVL mà phải phụ thuộc vào từng loại NVL và loại hình doanh nghiệp để có thể đề ra biện pháp cho phù hợp. Do đó để quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết cho từng loại NVL càn phải tiến hành phân loại chúng theo những tiêu thức phù hợp. Thông thường việc phân loại NVL được tiến hành theo các tiêu thức sau: a- Căn cứ vào vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất NVL được chia thành: NVL chính: Là những NVL mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm, nó chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của sản phẩm. NVL phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất được sử dụng kết hợp với NVL chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng chất lượng hoặc dùng để bảo quản phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức ( hồ keo, hương liệu, thuốc chống rỉ, giẻ lau…) Nhiên liệu: Là những thứ vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh như: than, củi, xăng dầu, khí đốt… Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa, thay thế cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các vật liệu và thiết bị( cần lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ…) mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản. Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ kể trên như bao bì, vật đóng gói, hay là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất hoặc phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ. Cách phân loại này giúp việc tổ chức kế toán chi tiết NVL theo từng nhóm, từng loại, giúp xác định được định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng nhóm NVL. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có thẻ mở sổ danh điểm NVL. Sổ được xây dựng trên cơ sở số lượng của các loại vật liệu và các đặc tính của vật liệu. Danh điểm phải được xây dựng và sử dụng thống nhất giã các bộ phận quản lý liên quan trong doanh nghiệp, nhằm thống nhất trong việc quản lý NVL. Sổ danh điểmt giúp cho công tác kế toán NVL được dễ dàng thuận tiện, đặc biêt khi sử dụng kế toán máy. Sau khi mã hoá, ký hiệu hoá tên NVL, sổ danh điểm là cơ sở để thống nhất tên gọi, tránh nhầm lẫn, đồng thời để thống nhất đơn vị tính, giá hạch toán và phục vụ hạch toán chi tiết vật liệu. b- Căn cứ vào mục đích, công dụng của NVL có thể chia NVL thành: NVL dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. NVL dùng cho quản lý các phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. Theo cách phân loại này có thể biết được NVL chia ra trong kỳ cho từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm. c- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành NVL, NVL được chia thành: NVL nhập từ bên ngoài: mua ngoài, nhận vố góp liên doanh, nhận biếu tặng, nhận từ cấp trên… NVL tự gia công, chế biến. NVL thuê ngoài gia công, chế biến. Cách phân loại này giúp xác định giá trị thực tế NVL của từng nguồn nhập xe, có phù hợp hay không để có kế hoạch thu mua, cung ứng như thế nào cho phù hợp với tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu: Tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL. Tính giá NVL là việc xác định giá trị NVL ở những thời điểm nhất định. Tính giá NVL phải tuân thủ nguyên tắc sau: - Nguyên tắc giá thực tế ( Giá gốc): ( Theo chuẩn mực 02- hàng tồn kho) NVL phải được tính theo giá thực tế. Giá thực tế hay được gọi là trị giá vốn của vật liệu, là toàn bộ các chi phí của doanh nghiệp đã bỏ ra để có được số NVL đó( bao gồm: giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản trong quá trình thu mua, các loại thuế không được hoàn lại và trừ đi khoản chiết khấu và giảm giá( nếu có). - Nguyên tắc thận trọng: Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán đã ghi sổ theo giá thực tế và phản ánh dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do đó trên báo cáo tài chính trình bày thông qua hai chỉ tiêu: + Trị giá vốn thực tế vật tư, hàng hoá. + Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán sử dụng trong đánh giá NVL phải đảm bảo tính nhất quán. tức là kế toán áp dụng phương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt vniên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bỏ phương pháp thay thế cho phép trình bày thông tin kế toán một cách trung thực, hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích được sự thay đổi đó. Đối với các doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trị thực tế của NVL không bao gồm thuế GTGT. Còn ở các doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá trị thực tế của NVL là giá thanh toán của số NVL mua vào. Giá thực tế: là loại giá được xác định trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh cho các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp trong quá trình thu mua hay chế tạo vật liệu. Đây cũng chính là giá thực tế ( Giá gốc) NVL. Tuỳ theo nguồn hình thành, giá thực tế của vật liệu nhập kho được tính như sau: a- Giá thực tế của NVL nhập kho: NVL nhập kho của doanh nghiệp rất đa dạng về chủng loại. Chúng được nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên giá trị thực tế của chúng khác nhau. Để thuận tiện cho quản lý giá thực tế, tuỳ theo nguồn nhập mà người ta quy ước cách tính khác nhau. - Đối với NVL mua ngoài: + Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT: - Đối với phế liệu thu hồi: + Giá thực tế là giá ước tính của NVL có thể thu hồi được (nếu giá trị nhỏ) + Giá thực tế là giá bán NVL thu hồi theo giá trên thi trường (nếu giá trị lớn) - Đối với NVL là vốn góp liên doanh của đơn vị khác: Trị giá vốn thực tế của NVL nhận góp vốn liên doanh là giá do hội đồng liên doanh đánh giá hoặc do các bên tham gia góp vốn thừa nhận. b- Giá thực tế của NVL xuất kho: Theo cách dánh giá này, khi nhập NVL kế toán ghi theo trị giá mua thực tế của từng lần nhập, số tiền chi phí trong quá trình mua hàng được hạch toán riêng để cuối tháng phân bổ cho hàng xuất kho nhằm xác định trị giá vốn hàng xuất kho. Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập – xuất NVL, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp tính NVL xuất kho phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất quán, tức là phải ổn định phương pháp tính giá NVL xuất kho ít nhất trong vòng một niên độ kế toán. * Phương pháp giá thực tế đích danh (tính trực tiếp): Khi xuất kho lô nào thì tính theo trị giá thực tế NVL nhập kho đích danh của lô đó. Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô NVL khi nhập kho và có ít loại NVL hay NVL có tính tách biệt và nhận diện được. Ưu điểm: Công tác tính giá của NVL được thực hiện kịp thời và thông qua việc tín giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô NVL.

Tài liệu liên quan