Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi tại phòng tài chính – kế hoạch huyện v...

Tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi tại phòng tài chính – kế hoạch huyện vân canh, tỉnh bình định

.PDF
112
1
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN LÊ VĂN CƢỜNG HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 8340301 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. LÊ TRẦN HẠNH PHƢƠNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn với đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định” là do tôi nghiên cứu thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Cô TS. Lê Trần Hạnh Phƣơng. Các thông tin trong Luận văn là những thông tin thu thập thực tế tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Canh. Luận văn này chƣa đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào.Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Quy Nhơn, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Lê Văn Cƣờng LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Cô TS. Lê Trần Hạnh Phƣơng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này, cũng nhƣ đã giúp đỡ tôi hoàn thiện kiến thức chuyên môn của bản thân. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban giám hiệu Trƣờng, Khoa Đào tạo sau Đại học và toàn thể các Quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy tại Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã truyền đạt những kiến thức trân quý cho tôi trong thời gian tham gia khóa học tại Trƣờng Đại học Quy Nhơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ công chức của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Canh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và hoàn thiện Luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Văn Cƣờng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Tổng quan nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................. 4 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ..................................................... 5 7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI CẤP HUYỆN..................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ trong khu vực công .................................. 7 1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ ........................................ 7 1.1.2. Khái niệm về kiểm soát nội bộ ........................................................... 8 1.1.3. Mục tiêu, vai trò của kiểm soát nội bộ ....................................................... 13 1.1.4. Đặc điểm của kiểm soát nội bộ .................................................................. 14 1.1.5. Ý nghĩa kiểm soát nội bộ ............................................................................ 15 1.1.6. Lợi ích và hạn chế của kiểm soát nội bộ .................................................... 15 1.2. Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ theo INTOSAI .......................................... 17 1.2.1. Môi trƣờng kiểm soát ................................................................................. 17 1.2.2. Đánh giá rủi ro ............................................................................................ 20 1.2.3. Hoạt động kiểm soát ................................................................................... 22 1.2.4. Thông tin và truyền thông .......................................................................... 22 1.2.5. Hoạt động giám sát ..................................................................................... 23 1.3. Nội dung chi và kiểm soát nội bộ các khoản chi của đơn vị tài chính cấp huyện......................................................................................................... 23 1.3.1. Tổng quan về nội dung chi ......................................................................... 23 1.3.2. Kiểm soát nội bộ các khoản chi qua cơ quan Tài chính cấp huyện ........... 25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH ............................................................................................................. 29 2.1. Tổng quan về huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định ...................................... 29 2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, lịch sử ..................................................................... 29 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội....................................................................... 30 2.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định ................................................................................................. 31 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định ......................................................................... 31 2.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức .................................................................................. 32 2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ............................................................... 34 2.3. Thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định ......................................................... 37 2.3.1. Hình thức cấp phát các khoản chi tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định ......................................................................... 37 2.3.2. Tình hình thực hiện các khoản chi tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định ......................................................................... 41 2.3.3. Thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vân Canh ......................................................................................... 54 2.4. Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định ....................................... 66 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc......................................................................................... 66 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại ...................................................... 68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 71 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH .................................................................................... 72 3.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng hoàn thiện .................................................... 72 3.1.1. Mục tiêu ...................................................................................................... 72 3.1.2. Phƣơng hƣớng ............................................................................................ 73 3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Canh ................................................................. 75 3.2.1. Về môi trƣờng kiểm soát ............................................................................ 75 3.2.2. Về đánh giá rủi ro ....................................................................................... 76 3.2.3. Về hoạt động kiểm soát .............................................................................. 78 3.2.4. Về thông tin và truyền thông ...................................................................... 79 3.2.5. Về hoạt động giám sát ................................................................................ 80 3.3. Một số kiến nghị để hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Canh ................................................ 81 3.3.1. Đối với UBND tỉnh Bình Định .................................................................. 81 3.3.2. Đối với UBND huyện Vân Canh................................................................ 82 3.3.3. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách .............................................................. 82 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 83 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 87 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Từ đầy đủ tiếng Anh 1 CBCC Officials Từ đầy đủ tiếng Việt Cán bộ công chức 2 CCN Industrial clusters Cụm công nghiệp 3 CN-XD Building technology Công nghệ - Xây dựng 4 ĐGRR Risk assessment Đánh giá rủi ro 5 ĐTPT Development Investment Đầu tƣ phát triển 6 HĐGS Monitoring Activities Hoạt động giám sát 7 GTSX Production value Giá trị sản xuất 8 HĐKS Control operation Hoạt động kiểm soát 9 HĐND People's Assembly Hội đồng nhân dân 10 KBNN State Treasury Kho bạc nhà nƣớc 11 KSNB Internal control Kiểm soát nội bộ 12 KT-XH Socioeconomic Kinh tế - Xã hội 13 MTKS Control environment Môi trƣờng kiểm soát 14 NLTS Agriculture forestry seafood Nông lâm thủy sản 15 NSNN State budget Ngân sách nhà nƣớc 16 NTM New countryside Nông thôn mới 17 P.TC-KH Financial planning office Phòng Tài chính – Kế hoạch 18 TABMIS Treasury And Budget Management Information System Hệ thống thông tin quản lý ngân sách - Kho bạc 19 TM-DV Trade in Services Thƣơng mại - Dịch vụ 20 TT-TT Information and Communication Thông tin và truyền thông 21 UBND People's Committee Ủy ban nhân dân 22 XDCB Basic construction Xây dựng cơ bản DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp chi ngân sách huyện Vân Canh từ năm 2019 - 2021 ..... 47 Bảng 2.2: Tổng hợp chi đầu tƣ từ ngân sách huyện Vân Canh từ năm 2019-2021 ....................................................................................... 49 Bảng 2.3: Tổng hợp chi thƣờng xuyên ngân sách huyện Vân Canh từ năm 2019 - 2021 ..................................................................................... 51 Bảng 2.4. Bảng khảo sát đánh giá về thực trạng MTKS................................. 56 Bảng 2.5: Bảng khảo sát đánh giá về thực trạng ĐGRR ................................ 58 Bảng 2.6: Bảng khảo sát đánh giá về thực trạng HĐKS ................................. 60 Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về thực trạng TT-TT ........................................... 62 Bảng 2.8: Bảng khảo sát đánh giá về thực trạng HĐGS ................................. 64 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1: Khái niệm KSNB theo quan điểm của COSO ......................................... 12 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của P.TC-KH ..................................................... 32 Sơ đồ 2.2: Kiểm soát nội bộ chi đầu tƣ phát triển ..................................................... 41 Sơ đồ 2.3: Kiểm soát nội bộ chi thƣờng xuyên ......................................................... 44 Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các khoản chi ngân sách giai đoạn 2019 – 2021 ................... 48 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài NSNN các cấp là các khoản thu, chi của Nhà nƣớc trong dự toán đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định, để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phƣơng. Muốn thực hiện đƣợc nhiệm vụ nêu trên tất yếu phải có nguồn lực tài chính. Tất cả các nhu cầu chi tiêu tài chính của Nhà nƣớc đều đƣợc đảm bảo từ các nguồn thu ngân sách mang lại. Do vậy, thu - chi NSNN là công cụ của chính sách tài chính quan trọng của quốc gia trong điều tiết KT-XH, nhằm ổn định và phát triển đất nƣớc. Đây chính là xƣơng sống, là cơ thể sống là bộ máy hoạt động của chính quyền các cấp. Do vậy, KSNB hiệu quả các khoản thu, chi NSNN đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý nguồn lực tài chính của quốc gia và các địa phƣơng. Những năm qua, việc quản lý các khoản chi đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm xây dựng và đổi mới, để hoàn thiện vai trò quản lý tài chính của chính quyền các cấp. Trong công cuộc đổi mới của đất nƣớc nói chung và cải cách tài chính nói riêng, việc quản lý chi trên hệ thống TABMIS ngày càng đi vào ổn định. Hoạt động tài chính cấp ngân sách ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, nội dung các khoản chi cũng ngày càng phức tạp hơn. Vì vậy việc báo cáo, xử lý thông tin về công tác quản lý, điều hành đối với ngân sách cấp huyện cũng đòi hỏi hết sức nhanh chóng, chính xác và khoa học. KSNB các khoản chi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm, hiệu quả và cân đối ngân sách. Thực tế hiện nay KSNB các khoản chi tại cơ quan tài chính cấp huyện vẫn còn một số hạn chế nhất định nhƣ phân bổ kinh phí còn dàn trải, chƣa tập trung đúng trọng tâm trọng điểm, thƣờng xuyên thiếu hụt mất cân đối ngân sách, dẫn đến phải đề xuất bổ sung từ cấp trên. Thông qua việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi để tham mƣu UBND huyện trong chi tiêu ngân sách phải đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu 2 quả và cân đối đƣợc so với nguồn thu. Do đó KSNB các khoản chi có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý. Những năm qua, hoạt động quản lý các khoản chi tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định cơ bản phục vụ tốt yêu cầu phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn. Tuy nhiên, thực trạng KSNB các khoản chi của huyện Vân Canh vẫn còn nhiều hạn chế, kể cả trong công tác lập dự toán, thực hiện dự toán, kiểm soát và quyết toán NSNN,… KSNB các khoản chi tại P.TC-KH huyện Vân Canh vẫn còn một số hạn chế nhƣ: Chƣa kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nên chi chƣa thật sự tiết kiệm và hiệu quả, chƣa cân đối đƣợc ngân sách để chi cho các nhiệm vụ phát sinh đột xuất, phân bổ kinh phí vẫn còn dàn trải, chƣa tập trung,… Bên cạnh đó, trong khu vực công nói chung và trong hệ thống tài chính nói riêng, hiểu biết về KSNB còn khá mới mẻ, chủ yếu dựa vào quy định của pháp luật, kinh nghiệm của cá nhân để thực hiện, thiếu cách nhìn tổng quát và có hệ thống. Các đơn vị chƣa phân tích mục tiêu, rủi ro nên KSNB chƣa đầy đủ, phù hợp và hữu hiệu. Do đó, việc đƣa ra các giải pháp hoàn thiện KSNB dựa trên cơ sở lý thuyết hiện đại về KSNB các khoản chi vận dụng tại thực tiễn của P.TC-KH huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định là vô cùng cấp thiết. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của KSNB các khoản chi đối với cơ quan tài chính cấp huyện nên tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định”. Tác giả hệ thống hóa nội dung về KSNB, đánh giá những ƣu, nhƣợc điểm KSNB các khoản chi tại P.TC-KH huyện Vân Canh. Từ đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện KSNB các khoản chi tại P.TCKH huyện. 2. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu KSNB tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc quan tâm khá nhiều trong giai đoạn gần đây. Các tác giả chủ yếu tập trung vào phân 3 tích đánh giá thực trạng KSNB tại các đơn vị đặc thù, đánh giá ƣu, nhƣợc điểm đối với từng loại hình đơn vị, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB. Một số nghiên cứu về KSNB trong khu vực công liên quan đến đề tài đƣợc trình bày dƣới đây: Đồng Thị Mỹ Lợi (2014) nghiên cứu hoàn thiện KSNB các khoản thu chi ngân sách Thị xã Dĩ An – Bình Dƣơng. Đề tài tập trung nghiên cứu KSNB các khoản thu - chi ngân sách tại Thị xã Dĩ An – Bình Dƣơng. Từ đó, tác giả đánh giá thực trạng, đối chiếu với các quy định hiện hành để tìm ra ƣu nhƣợc điểm của việc vận dụng KSNB tại thị xã. Trên cơ sở này đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB thu - chi ngân sách tại thị xã Dĩ An – Bình Dƣơng. Đề tài tiếp cận các bộ phận cấu thành KSNB và một số quy trình kiểm soát chủ yếu, tác giả không đi vào tất cả các quy trình kiểm soát. Phạm Ngọc Cƣơng (2014) đánh giá thực trạng KSNB các khoản chi tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai. Tác giả đối chiếu với các quy định hiện hành để tìm ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm của KSNB tại Sở Tài chính. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB chi ngân sách tại đơn vị. Đề tài nghiên cứu các bộ phận cấu thành KSNB và một số quy trình kiểm soát lệnh chi tiền tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai. Đỗ Văn Đông (2019) tập trung nghiên cứu KSNB thu, chi ngân sách tại P.TC-KH huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Đề tài nêu thực trạng, đối chiếu với các quy định hiện hành để tìm ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm của việc vận dụng KSNB tại huyện. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB thu - chi ngân sách huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Luận văn chƣa có nhiều các quy trình mô tả hoạt động của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Trần Đình Vƣơng (2019) đánh giá thực trạng KSNB chi ngân sách nhà nƣớc tại P.TC-KH huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Từ đó tác giả nhận định những ƣu điểm, nhƣợc điểm của trong KSNB chi tại huyện. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác KSNB chi ngân sách tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. 4 Lê Văn Thịnh (2021) đánh giá thực trạng KSNB chi ngân sách nhà nƣớc tại P.TC-KH huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Từ đó tác giả đã tìm ra những ƣu, nhƣợc điểm trong việc vận dụng KSNB tại huyện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác KSNB chi NSNN tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tóm lại, những đề tài nghiên cứu trên tập trung vào một số lĩnh vực nhƣ xây dựng cơ bản huyện, thu - chi ngân sách tại địa phƣơng, hiện vẫn chƣa có nghiên cứu thực nghiệm tại địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Vì vậy, trong đề tài này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu chuyên sâu KSNB các khoản chi trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. 3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện KSNB đối với các khoản chi tại P.TCKH huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. - Mục tiêu cụ thể: (i) Phân tích thực trạng KSNB các khoản chi tại P.TC-KH huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. (ii) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB các khoản chi tại P.TC-KH huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. 3.2. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng KSNB các khoản chi tại P.TC-KH huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định hiện nay nhƣ thế nào? Những giải pháp nào giúp hoàn thiện KSNB các khoản chi tại P.TCKH huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định? 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: KSNB các khoản chi. - Phạm vi nghiên cứu:  Không gian nghiên cứu: Tại P.TC-KH huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.  Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ năm 2019 đến năm 2021. 5  Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu KSNB các khoản chi của P.TC-KH huyện Vân Canh đối với các đơn vị trực thuộc UBND huyện Vân Canh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện dựa trên phƣơng pháp định tính nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đã nêu. Cụ thể: Tác giả tổng quan tài liệu, suy luận để hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB đối với các khoản chi trên địa bàn huyện. Khi nghiên cứu đánh giá thực trạng, đánh giá ƣu, khuyết điểm về KSNB các khoản chi trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát thông qua các quy định và văn bản hiện hành làm cơ sở thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, suy luận. Tác giả sử dụng phƣơng pháp suy luận, suy diễn, tổng hợp để đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện KSNB các khoản chi trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn cung cấp khung lý thuyết về KSNB các khoản chi cấp huyện hiện nay, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đối tƣợng quan tâm. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng KSNB các khoản chi, làm sáng tỏ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế còn tồn tại của P.TC-KH huyện. Trên cơ sở này, tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp giúp kiểm soát và phân bổ hợp lý các khoản chi. Từ đó giúp hoàn thiện KSNB, tăng cƣờng hiệu quả làm việc của P.TC-KH huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định trong tƣơng lai. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, phục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ các khoản chi cấp huyện. 6 Chƣơng 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI CẤP HUYỆN 1.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ trong khu vực công 1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ KSNB bắt đầu đƣợc sử dụng vào đầu thế kỷ 20. Từ năm 1940, các tổ chức kế toán công và kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ đã xuất bản nhiều báo cáo, hƣớng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu KSNB trong các cuộc kiểm toán. Năm 1992, báo cáo COSO ra đời đã tạo lập cơ sở lý thuyết cơ bản về KSNB. Sự xuất hiện của báo cáo này đã đƣa ra khái niệm, một cách hiểu chung đƣợc chấp nhận rộng rãi về KSNB và hỗ trợ các nhà quản lý kiểm soát tổ chức tốt hơn. Trong lĩnh vực công, KSNB rất đƣợc xem trọng và đƣợc kiểm toán viên nhà nƣớc đặc biệt quan tâm. Một số quốc gia nhƣ Hoa Kỳ, Canada,… đã công bố chính thức về KSNB áp dụng cho các cơ quan sự nghiệp. Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nƣớc Hoa Kỳ (GAO ban hành năm 1999) có đề cập đến vấn đề KSNB đặc thù trong tổ chức sự nghiệp. GAO đƣa ra năm yếu tố về KSNB bao gồm các quy định về MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT-TT và HĐGS. INTOSAI ra đời vào năm 1953, với vai trò là hiệp hội nghề nghiệp của các SAI. INTOSAI là một tổ chức tự chủ, độc lập và phi chính trị đƣợc thành lập nhƣ một thể chế vĩnh viễn, trụ sở chính đặt tại thủ đô Viên của nƣớc Áo. Trong các kỳ đại hội, INTOSAI đặt trọng tâm vào các vấn đề chủ yếu đang đặt ra đối với SAI, giúp các thành viên đƣa ra các giải pháp sáng tạo nhằm khắc phục những trở ngại chung. INTOSAI đã góp phần rất lớn giúp các thành viên hoàn thành nhiệm vụ: Kiểm toán các tài khoản, hoạt động của chính phủ, thúc đẩy việc lành mạnh hóa trong quản lý tài chính và nâng cao chất lƣợng giải trình của chính phủ ở từng quốc gia. Ngoài ra, INTOSAI còn 8 là diễn đàn để kiểm toán viên nhà nƣớc trên thế giới trao đổi những vấn đề cùng quan tâm, cập nhật những tiến bộ mới nhất của các chuẩn mực kiểm toán, các quy định về nghề nghiệp khác cũng nhƣ những thông lệ tốt nhất. Năm 1992, INTOSAI đã ban hành hƣớng dẫn về KSNB áp dụng cho khu vực công. Tài liệu hƣớng dẫn này đã tích hợp các lý luận chung về KSNB của báo cáo COSO và những đặc thù của khu vực công. Hƣớng dẫn này đã đƣợc cập nhật vào năm 2001 và công bố vào năm 2004. Đến năm 1997, Việt Nam tham gia Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI). ASOSAI đã tổ chức 13 đại hội, Việt Nam đã đăng cai tổ chức đại hội 14 tại Hà Nội vào năm 2018. Việt Nam là thành viên đƣơng nhiên trong Ban Điều hành ASOSAI nhiệm kỳ 2015 - 2018, đồng thời là nƣớc Chủ tịch của ASOSAI nhiệm kỳ 2018 - 2021. Năm 2013, INTOSAI tiếp tục cập nhật, công bố áp dụng vào năm 2014. Tháng 7 năm 1996, Kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức INTOSAI. 1.1.2. Khái niệm về kiểm soát nội bộ Theo hƣớng dẫn INTOSAI năm 2013 “KSNB là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong đơn vị, quá trình này được thiết lập để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ chung của tổ chức”. KSNB là một quá trình không thể thiếu của tổ chức nhằm đạt các mục tiêu về: Tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động trong đơn vị; Tôn trọng pháp luật và các quy định có liên quan; Thiết lập, báo cáo các thông tin quản lý, thông tin tài chính đáng tin cậy và đảm bảo tính kịp thời; Bảo vệ nguồn lực không thất thoát, hƣ hỏng và sử dụng sai mục đích. Trong mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức thì chức năng kiểm tra, kiểm soát, giám sát đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, nhà lãnh đạo luôn tìm ra cách thức để có thể kiểm soát cơ quan, đơn vị, tổ chức mình ngày một 9 tốt hơn. KSNB đƣợc thiết lập để giúp cho cơ quan, đơn vị, tổ chức đạt đƣợc mục tiêu đề ra cũng nhƣ việc tuân thủ các tiêu chí hoạt động khi giảm thiểu các yếu tố xảy ra bất ngờ, gây tác động xấu đến mục tiêu và hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức. KSNB giúp cơ quan, đơn vị, tổ chức có thể ứng phó kịp thời với các thay đổi trong nền kinh tế, môi trƣờng cạnh tranh cũng nhƣ nhìn thấy đƣợc những nhu cầu, xu hƣớng muốn hƣớng đến sự phát triển chung trong tƣơng lai. KSNB trong các đơn vị hƣớng đến các mục tiêu sau: + Mục tiêu hoạt động: Mục tiêu này liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt động của đơn vị. Các hoạt động của đơn vị đƣợc thực hiện một cách có đạo đức, có kỷ cƣơng, có tính kinh tế, hiệu quả và thích hợp; thực hiện đúng trách nhiệm. + Mục tiêu về báo cáo: Mục tiêu này liên quan đến việc hƣớng dẫn về quản trị rủi ro, KSNB và biện pháp giảm thiểu gian lận; từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng cƣờng năng lực giám sát của tổ chức. + Mục tiêu tuân thủ: Liên quan đến việc tuân thủ pháp luật hiện hành, các điều ƣớc quốc tế, các nguyên tắc và các quy định có liên quan. + Mục tiêu về quản lý nguồn lực: Mục tiêu này là phần chi tiết hóa mục tiêu về hoạt động của đơn vị; nhƣng do đặc thù của khu vực công nên INTOSAI muốn nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý nguồn ngân sách, tránh lãng phí nguồn lực quốc gia, bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát và sử dụng sai mục đích. Các nguyên tắc KSNB là: Nguyên tắc phân công, phân nhiệm; Nguyên tắc bất kiêm nhiệm; Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Các nguyên tắc kết nối KSNB theo quy định khuôn mẫu: Hƣớng dẫn cụ thể KSNB trong môi trƣờng tin học; Hƣớng dẫn biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với các rủi ro đã đánh giá,…. KSNB gồm 05 yếu tố: MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT-TT và HĐGS. 10 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 việc “Xác định và ĐGRR có sai sót trọng yếu thông qua các hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” có đề cập đến khái niệm KSNB nhƣ sau: KSNB là quy trình do Ban Quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt đƣợc mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và quy định liên quan. Theo Luật Kế toán 2015 “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”. Dƣới góc độ của Nhà lãnh đạo, Nhà hoạch định chính sách qua quá trình nhận thức tìm hiểu và nghiên cứu KSNB đã dẫn đến hình thành nhiều định nghĩa khác nhau nhƣng tƣơng đồng về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên, định nghĩa đƣợc chấp nhận rộng rãi là định nghĩa COSO. COSO (Committeee of Sponsoring Organization) là Ủy Ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính (National Commission on Financial reporting, hay còn gọi là Treadway Commission). COSO đƣợc thành lập nhằm nghiên cứu về KSNB và đƣa ra 05 bộ phận cấu thành nhằm giúp các đơn vị có thể xây dựng KSNB một cách hữu hiệu. Hội đồng các tổ chức tài trợ Ủy ban Treadway (COSO) xây dựng mô hình đánh giá KSNB đƣợc thừa nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới nhƣ những chuẩn mực của chất lƣợng KSNB. KSNB đƣợc định nghĩa là “quá trình do Hội đồng quản trị, ban điều hành và các cá nhân thực thi xây dựng để đưa ra sự đảm bảo hợp lý với mục đích để đạt được những nội dung sau: Tính hiệu quả và hiệu năng của quá trình hoạt động; Mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính; Tính tuân thủ các quy định và luật pháp hiện hành.” 11 Theo khái niệm trên KSNB đƣợc hiểu nhƣ sau: KSNB là “một quá trình” chứ không phải là một sự kiện, một tình huống mà là một chuỗi các hoạt động hiện diện ở các bộ phận trong đơn vị và đƣợc kết hợp thành một thể thống nhất. KSNB tỏ ra hữu hiệu nhất khi nó đƣợc xây dựng nhƣ một phần cơ bản nhất trong đơn vị chứ không phải là một hoạt động bổ sung cho các hoạt động của đơn vị hoặc là một gánh nặng bị áp đặt bởi các cơ quan quản lý hay thủ tục hành chính. Quá trình kiểm soát là một phƣơng tiện nhằm giúp cho các đơn vị đạt đƣợc mục tiêu của mình. KSNB cung cấp “sự bảo đảm hợp lý” chứ không phải đảm bảo tuyệt đối là một số mục tiêu sẽ đạt đƣợc. Vì khi vận hành KSNB, những yếu kém có thể xảy ra do các sai lầm của con ngƣời, vấn đề liên quan đến lợi ích – chi phí,… nên dẫn đến không đạt đƣợc các mục tiêu. KSNB có thể ngăn chặn, phát hiện các sai phạm nhƣng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản trong việc đƣa ra quyết định quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát không thể vƣợt quá lợi ích đƣợc mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Ngƣời quản lý có thể nhận thức đƣợc đầy đủ các rủi ro, tuy nhiên nếu chi phí cho quá trình kiểm soát quá cao thì họ vẫn không áp dụng các thủ tục kiểm soát rủi ro. KSNB không chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục mà phải bao gồm cả con ngƣời trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nhân viên và chính con ngƣời thiết lập các mục tiêu, cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng. Ngƣợc lại, KSNB cũng tác động tới hành vi của con ngƣời. Mọi cá nhân có một khả năng, suy nghĩ ƣu tiên khác nhau khi làm việc, họ luôn hiểu rõ nhiệm vụ cũng nhƣ trao đổi và hành động một cách nhất quán. KSNB sẽ tạo ra ý kiến ở cá nhân và hƣớng những hoạt động của họ đến mục tiêu chung của đơn vị.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng