Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo ở đông nam bộ từ đầu thế kỷ xx đến năm 1...

Tài liệu Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo ở đông nam bộ từ đầu thế kỷ xx đến năm 1945 (tập 2)

.PDF
149
1
149

Mô tả:

NGUYỄN VĂN HIỆP – PHẠM NGỌC TRÂM (Chủ biên) HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BIỂN ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1945 (TẬP 2) Bình Dương, 8-2017 MỤC LỤC Chuyên đề 1 : CHÍNH QUYỀN THỰC DÂN PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC BIỂN, ĐẢO TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG NAM BỘ (1900 - 1945) ........................ 1 1.1. Tình hình Đông Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX .................................................. 1 1.2. Hoạt động quản lý biển đảo ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 .......... 4 1.3. Khai thác biển đảo Đông Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 ......................... 11 Chuyên đề 2 : ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX ...................................................... 22 2.1. Mở đầu ........................................................................................................................ 22 2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng biển đảo Việt Nam miền Đông Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX........................................................................................................................... 23 2.3. Tiểu kết luận chuyên đề .............................................................................................. 38 Chuyên đề 3: NGHỀ LÀM MUỐI VÀ CHẾ BIỂN HẢI SẢN CỦA CƯ DÂN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX ................... 39 3.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 39 3.2. Nghề làm muối ........................................................................................................... 40 3.3. Nghề chế biến hải sản ................................................................................................. 43 3.4. Tiểu kết luận chuyên đề .............................................................................................. 50 Chuyên đề 4 : NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX ...................................................... 53 4.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 53 4.2. Nghề đóng thuyền ở Đông Nam Bộ đầu thế kỷ XX................................................... 54 4.3. Nghề đan lưới ở Đông Nam Bộ đầu thế kỷ XX ......................................................... 71 4.4. Tiểu kết luận chuyên đề .............................................................................................. 83 Chuyên đề 5 : HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX .................................................................................................... 84 5.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 84 5.2. Hoạt động thương mại Đông Nam Bộ trong những năm đầu thế kỷ XX .................. 86 5.3. Hoạt động vận tải biển Đông Nam Bộ đầu thế kỷ XX ............................................... 95 Chuyên đề 6: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX ........ 109 6.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 109 6.2. Những chuyển biến trong đời sống văn hóa và xã hội ở biển đảo Việt Nam miền Đông Nam Bộ đầu thế kỷ XX ......................................................................................... 111 6.3. Tiểu kết luận chuyên đề ............................................................................................ 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 139 Chuyên đề 1 CHÍNH QUYỀN THỰC DÂN PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC BIỂN, ĐẢO TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG NAM BỘ (1900 - 1945) Sau khi phản ánh bối cảnh lịch sử, chuyên đề Chính quyền thực dân Pháp tổ chức quản lý, khai thác biển, đảo trên địa bàn Đông Nam Bộ (1900 - 1945) đã phản ánh qúa trình quản lý và khai thác biển đảo Đông Nam Bộ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, trong đó tập trung nghiên cứu những chính sách, biện pháp tổ chức và thực tiễn hoạt động quản lý – khai thác biển đảo. 1. 1. Tình hình Đông Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX Ngày 1- 9 - 1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của đoàn quân viễn chinh xâm lược bị chặn đứng tại mặt trận Đà Nẵng. Do đó, đầu tháng 2-1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chuyển hướng tấn công thành Gia Định. Trước sự tấn công xâm lược của thực dân Pháp, nhà Nguyễn từng bước bị thất bại, năm 1862, đại diện của Nhà Nguyễn là Phan Thanh Giản và đại diện của Pháp là đô đốc Bô-na (Bonard) đã ký Hiệp ước nhường quyền cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp. Thực dân Pháp coi nhân dân ở ba tỉnh miền Đông Nam Bộ là “thần dân mới của Hoàng đế Napoléon”1. Từ đây, thực dân Pháp bắt tay vào việc khai thác Đông Nam Bộ một cách quy mô. Thực dân Pháp xây dựng bộ máy chính quyền thực dân ở Đông Nam Bộ (từ 1862 là thời quân sự; 1879 là dân sự), thiết lập chế độ trực trị nhằm khai thác tối đa những điều kiện tự nhiên để phục vụ cho chiến tranh. Tuy nhiên, ở vùng nông thôn, chế độ tự trị truyền thống làng xã vẫn được duy trì. Vai trò của bộ máy tay sai người Việt vẫn phát huy tác dụng thông qua các chức sắc ở hương thôn, cùng sự phân chia giữa dân làng các trách nhiệm về thuế má, sưu dịch và quân dịch vẫn tồn tại như trước khi Pháp xâm lược. . Bulletin officiel de l’expédition de Cochinchine (B.O.E.C.) (Tập san chính thức của cuộc chinh phục Nam Kỳ), 1863, tr.287. 1 1 Từ năm 1882 ở mỗi tỉnh Đông Nam Bộ, thực dân Pháp thiết lập một hội đồng tư vấn, để nhà cầm quyền lấy ý kiến về những vấn đề hành chánh. Qui chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn các tỉnh nhiều lần được sửa đổi; hội đồng tư vấn cũng có chút đỉnh thực quyền trong việc biểu quyết các loại thuế má của tỉnh. Thuế là nguồn thu chính của thực dân Pháp ở Đông Nam Bộ. Ngay từ đầu, chúng đã đánh nhiều loại thuế và các loại thuế này phần nhiều đều nặng hơn thời nhà Nguyễn. Thuế điền thổ là 5 phơ răng một mẫu vào năm 1864 đã tăng lên gấp đôi mười năm sau: 10 phơ răng một mẫu vào năm 1873. Thuế thân trên nguyên tắc là 2 phơ răng mỗi dân đinh sau đó tăng lên 10 phơ răng. Bên cạnh các loại thuế chính thâu này còn một số thuế khác như thuế đánh lên thuyền bè, thuế môn bài, thuế muối, thuế xuất cảng gạo, thuế lưu trú của Hoa-kiều… Ngoài ra, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Nam Kỳ cũng lập những ngạch thuế mới như thuế rượu, thuế nha phiến và thuế cờ bạc. Nhờ biết tận thu và đặt ra nhiều sắc thuế nên xứ Nam Kỳ đã có thể đáp ứng rất sớm các khoản chi phí và vào năm 1876 còn có thể nộp cho công khố Pháp 2.200.000 phơ răng. Từ năm 1911 đến 1930 nguồn thu ngân sách từ thuế ở Nam Kỳ luôn tăng đều đặn hằng năm2. Năm Số tiền (Phơ răng) 1911 1916 1920 1926 1930 4,803.085 5.050.333 6.217.340 8.408.497 10.075.479 Chính nhờ nguồn thu từ thuế đều đặn và dồi dào, đã tạo điều kiện cho chính quyền thực dân Pháp ở Đông Nam Bộ, từ đầu thế kỷ XX, củng cố bộ máy chính quyền, tổ chức khai thác tài nguyên thiên nhiên bằng sự kết hợp tổ chức khai thác nền kinh tế xã hội truyền thống với du nhập từng bước phương thức tư bản chủ nghĩa. Trong đó, chính quyền thực dân Pháp sử dụng các nguồn thuế, các khoản công trái đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông, hải cảng, công trình thủy nông. Chính quyền Pháp khuyến khích các nhà tư bản Pháp đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương… tạo nên những nét mới trong hoạt động kinh tế ở Đông Nam Bộ, lúc bấy giờ. Về hệ thống giao thông, con đường quốc lộ I A lúc bấy giờ có tên là đường thuộc địa số 1, được xây dựng trên nền đường thiên lý Bắc – Nam được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, nối Hà Nội với Sài Gòn. Ở phía Nam, Pháp xây dựng các con đường 2 Paul ISOART, Le phénomène national vietnamien. Paris, 1961, tr. tr. 206. 2 nối liền giữa Sài Gòn với Vũng Tàu, Đà Lạt, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bạc Liêu và Cà Mau. Sự phát triển hệ thống giao thông đường bộ làm cho việc đi lại giữa các tỉnh, thành trong khu vực Đông Nam Bộ được thuân lợi hơn, phát huy vai trò trung tâm của các đô thị như Sài Gòn, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Biên Hòa. Tuy nhiên, người Pháp đến xâm lược Việt Nam bằng đường biển, đánh chiếm Sài Gòn – Gia Định bằng cuộc tấn công từ cửa biển Vũng Tàu, do đó, việc xây dựng hệ thống cảng biển, phát triển giao thông đường thủy được chính quyền thực dân Pháp đặc biệt chú ý. Hơn nữa giá cước vận tải đường biển luôn rẻ hơn đường bộ, đường không, đường sắt. Từ năm 1860, khi quân Pháp bắt đầu đánh chiếm cứ Nam Bộ chúng đã coi cảng Sài Gòn là một trong những thương cảng quan trọng nhất ở Viễn Đông. Cảng Sài Gòn, có thể tiếp nhận cùng một lúc 40 chiếc tàu trọng tải nặng. Năm 1900 lúa gạo xuất cảng từ Cảng Sài Gòn lên đến 747.000 tấn; năm 1937: 1.548.000 tấn 3. Các hoạt đông thương mại phát triển mạnh ở Sài Gòn, xuất hiện nhiều nhà xuất nhập cảng nước ngoài: Denis Frères d’Indochine, Société Marseillaise d’Outre-Mer, Etablissements Boy Landry, Dumarest d’Indochine Descours et Cabaud, Poinsard et Veyret, Comptoirs Généraux de l’Indochine, Lucien Berthet et Cie, v.v…là những công ty buôn bán chiếm độc quyền điều khiển việc buôn bán giữa Việt Nam với Pháp. Chính sách khai thác đất đai của thực dân Pháp, luôn là mục tiêu hàng đầu, tiếp nối giai đoạn chinh phục bằng quân sự, là cơ sở của toàn bộ chính sách khai thác thuộc địa. Chính quyền thực dân xác định: “khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đã chiếm được thiết lập ở đó các đồn điền, phát triển sức sản xuất của thuộc địa và bằng chính con đường đó phát triển mối quan hệ về thương mại với chính quốc”4. Tại Đông Nam Bộ, đất đai còn hoang hóa nhiều, nhưng lại được tập trung trong tay một số địa chủ, còn đa số nông dân là những người phân canh hay tá điền. Những địa chủ tay sai được chính quyền thực dân cấp phát cho những diện tích ruộng đất rộng lớn, thay vì canh tác bằng những phương pháp mới, khoa học, tiến bộ thì chúng chia thành những phần nhỏ để giao cho tá điền, bốc lột chủ yếu bằng địa tô. Nguyễn Thế Anh (1970), Việt Nam thời Pháp đô hộ, Lửa thiêng, Sài Gòn, tr.184. Lê Khoa (1969), (dịch và bình), Tinh hình kinh tế Đông Dương (1900 - 1939) và kể hoạch tái thiết, trang bị canh tân Đông Dương. Nguyên tác của Uy ban kế hoạch Pháp. 3 4 3 Sự khai thác của thực dân Pháp ở Đông Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX cho thấy bên cạnh việc du nhập, phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến, mà điển hình là duy trì chính sách bộc lột địa tô – một của đặc trưng của phương thức bóc lột phong kiến. Tình hình nêu trên đã phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ trong những năm đầu thế kỷ XX. Trong đó các hoạt động kinh tế truyền thống và hiện đại luôn có vẻ đối chọi, xung khắc nhưng đều thống nhất ở mục tiêu đem lại lợi ích tối đa cho chính quyền thực dân và giai cấp thống trị. 1.2. Hoạt động quản lý biển đảo ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 Cùng với việc ký kết hiệp ước Harmand, Pathenotre và thành lập Liên bang Đông Dương năm 1887, việc mở rộng xuất khẩu gạo, nông sản và hàng hóa ở Nam Bộ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản lý biển đảo ở Đông Nam Bộ. Như đề cập ngay từ đầu, thực dân Pháp xâm lược nước ta bằng đường biển, nên hơn ai hết chúng hiểu rõ vai trò quyết định của lực lượng hải quân và tầm quan trọng sống còn của các bến cảng. Thực dân Pháp hiểu rất rõ rằng “Sài Gòn nằm trên một con sông mà chiến thuyền của chúng ta (của Pháp) dễ vào, và hễ quân lên bộ thì đánh thành ngay không phải lưng cõng vai mang băng đồng mệt nhọc. Sài Gòn lại là một vựa thóc, nhân dân và binh lính ở kinh thành Huế sống một phần nhờ gạo Sài Gòn” 5. “Nam Kỳ không giống bất kỳ thuộc địa nào khác của chúng ta. Nam Kỳ không cần những viện trợ nhân tạo phải vun bón khó nhọc như đối với một số thuộc địa khác. Nam Kỳ tự nó đủ nuôi sống dân cư gấp 20 lần”. Không những thế “Nam Kỳ với những cửa cảng, với một dòng sông mênh mông và ưu đãi, thuận tiện cho những con tàu có trọng tải lớn nhất dễ dàng di chuyển suốt hai đầu xứ sở, lại có thể chuyên chở ít tốn kém những sản phẩm giàu có của miền Thượng về các kho chứa đặt tại Sài Gòn. Những con rạch chằng chịt mọi nẻo, chỉ cần vài tu chỉnh đơn giản là có thể trở thành những tuyến thương mại hạng nhất”6. Từ những nhìn nhận ấy, cho thấy thực dân Pháp đã đánh giá rất cao vị thế biển đảo Đông Nam Bộ trong chiến lược biến khu vực này thành bàn đạp (để xâm lược các Trần Văn Giàu (1985), "Lược sử thành phố Hồ Chí Minh", Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.249 6 Nguyễn Phan Quang (1997), "Nam Kỳ Sài Gòn năm 1863 dưới mắt thực dân Pháp", Tạp chí Xưa và Nay SỐ36B thánh 2/1997. 5 4 tỉnh Nam, Bắc và Trung Kỳ, đồng thời đặt cả Cao Miên dưới sự đô hộ của họ) và dùng Sài Gòn như là một đầu mối trung chuyển hàng hóa ra thị trường thế giới. Do vậy, thực dân Pháp tập trung xây dựng, khai thác vị thế biển đảo của Đông Nam Bộ, trong đó đẩy việc xây dựng khai thác cảng Sài Gòn, du lịch biển Vũng Tàu, biến Sài Gòn thành trung tâm của Đông Nam Bộ và Nam Bộ. J. Bouchot ghi nhận lại vai trò của người Pháp “đã biết biến cảng của thành phố thành điểm trao đổi hàng hóa tuyệt vời”7. Sài Gòn có vị trí nằm giữa hai con sông lớn là Cửu Long và Đồng Nai nên cảng Sài Gòn còn là cửa ngõ của hệ thống đường thủy nối liền Nam Kỳ với Lào, Campuchia và ăn thông ra biển. Mặt khác, cảng Sài Gòn thông với cửa biển cần Giờ, nối liền với cả hệ thống kênh rạch chằng chịt ở Sài Gòn và Nam Bộ nên rất thuận tiện cho hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán qua lại giữa Sài Gòn với các tỉnh Nam Bộ. Nhận thức về vị thế Sài Gòn, Vũng Tàu trong điều kiện quản lý và khai thác biển đảo Đông Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX, Pháp đã tập trung xây dựng Sài Gòn và Vũng Tàu. Pháp xây dựng Sài Gòn thành trung tâm đường bộ nối Đông và Tây của Nam Bộ, nối liền những vùng đất mới khẩn hoang, kéo dài đến tận Nam Vang và với cả kinh thành Huế. Với nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là tài nguyên vị thế của Đông Nam Bộ nên Pháp tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây như lập bến cảng, nạo vét đường sông, mở rộng đường bộ, hệ thống thông tin liên lạc… Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Pháp tiến hành xây dựng đường dây thông tin liên lạc dài 157 km từ Sài Gòn đến Vũng Tàu (năm 1862); lắp đặt hệ thống liên lạc bằng cáp ngầm xuyên lục địa – đặt ngầm dưới biển – nối Sài Gòn với các nước trên thế giới, qua trạm Vũng Tàu – thường gọi Sở Dây thép thủy (năm 1871). Để bảo vệ cửa ngỏ phía Đông Sài Gòn, kiểm soát được đường thủy trọng yếu ở vùng Đông Nam Bộ, độc quyền mua bán, trao đổi hàng hóa bằng đường biển ở thị trường Đông Dương và thế giới, thực dân Pháp còn tiến hành xây dựng hệ thống đồn bốt, công sự, lắp đặt những trận địa pháo bán đảo Vũng Tàu, phòng thủ ngay con đường thủy huyết mạch vào Sài Gòn. Đầu thế kỷ XX Pháp triển khai gia cố hệ thống đường bộ, nâng cấp và rải đá tuyến đường liên tỉnh trên địa bàn ven biển Đông Nam Bộ, trong đó có các con đường Sài Gòn đi Bà Rịa và từ Sài Gòn đi một số tỉnh lân cận. Ngoài ra, hệ thống đường bộ ở Đông Nam Bộ còn được mở rộng đến những đồn điền, bến cảng, nối liền các trung tâm 7 Henri Cucheroustest (1924), La Cochinchine à la Foire de Hanoi 1923 Edition de 1'Eveil Economique, Hanoi, tr.90 5 kinh tế, tụ điểm dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa giữa các địa phương được dễ dàng, tác động đến việc mở rộng diên tích khai hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp, kích thích nền kinh tế hàng hóa phát triển. Để phát huy tiềm năng vị thế biển đảo Đông Nam Bộ, từ đầu thế kỷ XX thực dân Pháp tập trung phát triển giao thông thủy, tổ chức nạo vét, mở rộng các kênh rạch. Thông qua hệ thống kênh nối với các sông lớn, lúa gạo được vận chuyển vào giang cảng Chợ Lớn, qua cac kho bãi Bến Nghé, kênh Tàu Hủ để vào cảng Sài Gòn, hình thành hệ thống giao thông liên hoàn giữa đường biển với đường sông và đường bộ. Như vậy, lợi dụng sự thuận lợi về đường biển nối liền với hệ thống đường sông - như mắc cửi của Nam Bộ, chính quyền Pháp trung phát triển giao thông thủy để phát triển vùng đất này. Ở Sài Gòn, Pháp cho xây dựng nhà máy xay gạo đầu tiên; khơi thông ngoại thương; lợi dụng sự thuận lợi của dòng chảy như mắc cửi của hệ thống kênh đào Nam Bộ để phát triển vùng đất này. Việc mở rộng, khai thông các kênh để phục vụ vận chuyển hàng hóa vào Sài Gòn. Theo ghi chép của Sơn Nam, Pháp vào năm 1866 đã cho mở rộng kênh Bảo Định, kênh Bến Lức, kênh Chợ Gạo và kênh Trà Ôn (1875). Nhằm đẩy mạnh hoạt động quản lý biển đảo vùng Đông Nam bộ, bên cạnh việc đầu tư phát triển Sài Gòn, những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp cũng chú trọng hoạt động quản lý vùng biển đảo Bà Rịa – Vũng Tàu, xây dựng Cap Saint Jacques thành một thành phố đa chức năng, vừa kết hợp vai trò phòng thủ của một tiền đồn, vừa là một trung tâm nghỉ dưỡng biển lớn nhất Đông Dương. Công cuộc xây dựng và mở mang đường sá và các dịch vụ ở Vũng Tàu vào đầu thế kỷ XX đã tạo cho Vũng Tàu trở thành một thành phố biển sầm uất. Các chợ đầu mối trong tỉnh hoạt động nhộn nhịp, hàng hóa đa dạng, phong phú, góp phần quan trọng làm chuyển biến nền kinh tế xã hội Bà Rịa – Vũng Tàu những năm đầu thế kỷ XX. Để phục vụ cho bộ máy chính quyền thực dân, từ cuối thế kỷ XIX một viện điều dưỡng trực thuộc Thống độc Nam kỳ được xây dựng tại Vũng Tàu, có tên Sanatorium du Cap Saint Jacques. Năm 1895 xây dựng một trạm cứu thương ở Bến Đình, sau đó, đầu thế kỷ XX mở rộng thành Viện quân y. Năm 1905, cũng tại Bến Đình, Pháp lập Viện hồi lực làm nơi nghỉ dưỡng cho bệnh binh người Pháp. Trong tư duy của thực dân Pháp, vùng biển đảo Đông Nam Bộ không những là vị trí chiến lược về khai thác nguồn lợi mà còn có ý nghĩa đặc biệt về quân sự. Do đó, 6 từ đầu thế kỷ XX sau khi ổn định được tình hình, thực dân Pháp không chỉ xây dựng ở đây nhiều cơ sở hậu cần, cứ điểm quân sự và cơ sở nghỉ ngơi, dưỡng bệnh mà còn xây dựng nhiều nhà tù nhất và sớm nhất Việt Nam lúc bấy giờ như nhà tù Chí Hòa, Khám Bà Rịa, khám Vũng Tàu và đặc biệt là ngục Côn Đảo. Nếu Sài Gòn là trung tâm Đông Nam Bộ và Nam Bộ thì Bà Rịa - Vũng Tàu là một đầu cầu, cửa ngõ trên con đường giao thông thủy bộ từ Bắc vào Nam, là điểm trung chuyển tù chính trị từ Sơn La, Hoả Lò và Khám Lớn-Sài Gòn ra Côn Đảo. Hoạt động quản lý biển đảo của chính quyền thức dân Pháp những năm đầu thế kỷ XX nổi bật với việc xây dựng hệ thống đồn bốt, công sự, lắp đặt những trận địa pháo trên núi Lớn, núi Nhỏ ở Vũng Tàu, biến nơi đây thành tiền đồn cho bộ máy chính quyền của chúng ở Nam Kỳ với hai chức năng lớn: (1) là bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo ở phía Nam Việt Nam và phòng thủ, bảo vệ Sài Gòn – Nam Bộ từ hướng Đông; (2) xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển của Nam Bộ. Theo Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương thời kỳ này: “Vì sự cần thiết an toàn cho thành phố Sài Gòn, buộc chúng ta phải tăng cường phòng thủ Cap Saint Jacques như một đồn canh hùng mạnh đứng bên cửa sông dẫn vào thành phố”8. Hệ thống trận địa pháo Vũng Tàu được xây dựng với quy mô kiên cố, hiện đại nhất lúc bấy ở Đông Dương nhằm phòng thủ, tấn công và kiểm soát toàn bộ cửa biển miền Đông Nam Bộ và trấn giữ an toàn cho trung tâm nghỉ dưỡng của thực dân Pháp tại Vũng Tàu. Trận địa pháo được bố trí nằm ở độ cao 100m so với mực nước biển, được khởi công năm 1885 và kéo dài trong vòng 15 năm, đến năm 1905 mới hoàn thành. Hệ thống trận địa pháo gồm 23 khẩu trọng pháo, mỗi cỗ pháo đều được đặt trong một công sự đào dưới mặt đất hình tròn, có đường kính hơn 10m, liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông hào và hầm trú ẩn. Để xây dựng một trận địa pháo lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ, thực dân Pháp đã bắt người dân lao dịch khổ sai dùng sức người xẻ đá, phá núi làm đường, đào hào giao thông, xây hầm công sự đều làm bằng thủ công, phương tiện thô sơ. Trận địa pháo Vũng Tàu phân chia thành ba cụm: Trận địa pháo Núi Lớn, Trận địa pháo Tao Phùng và Trận địa pháo Cầu Đá. Trận địa pháo Núi lớn gồm có 6 khẩu trọng pháo do Pháp chế tạo từ năm 18721876, được đặt trên bệ, bố trí theo hình vòng cung, mỗi khẩu cách nhau khoảng 17,5m. 8 Thạch Phương – Nguyễn Trọng Minh, Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu, Tlđd, tr.234 7 Các khẩu pháo được đặt trên mâm pháo có thể quay 3600 và nâng cao hay hạ thấp tầm bắn nhờ vào hệ thống đĩa có răng cưa gắn với bệ pháo cố định. Những khẩu đại pháo đều hướng ra biển Đông phía Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh. Phía sau mỗi khẩu pháo đều có hầm chứa đạn và hệ thống giao thông hào, liên kết với các cổ pháo khác xung quanh là hệ thống kho đạn và hầm pháo thủ. Trận địa pháo cổ Núi Nhỏ (Núi Tao Phùng) có 11 khẩu đại pháo, mỗi khẩu có trọng lượng 2 tấn hướng nòng súng về phía biển. Trận địa pháo này như một tiền đồn quản lý và khống chế vùng biển Phước Tỉnh, Long Hải, vùng biển Đông và Nam Vũng Tàu, nên được Pháp bố trí thành 3 cụm theo thế vòng cung để có thể bao quát toàn bộ ba vùng. Cụm thứ nhất nằm trên đỉnh núi Tao Phùng, ngay dưới chân tượng Chúa Kitô cao 32m. Cụm này có 3 khẩu trọng pháo ở độ cao 136m so với mực nước biển và được đặt trong một công sự đào sâu dưới mặt đất, có đường kính 10,5m, kiểu dáng, cấu tạo giống nhau và cỡ đạn là 240mm, nòng dài 12,33mm. Cụm thứ hai đặt tại Hải Đăng có từ năm 1870. Cụm này nằm cách cụm pháo thứ nhất 300m về phía Bắc; gồm 5 khẩu đại pháo nằm ở độ cao 91m so với mực nước biển; có cùng kiểu dáng, cấu tạo và cỡ đạn là 300mm9. Cụm thứ ba tại tịnh xá Ngọc Bích (đường Hạ Long), gồm 3 khẩu đại pháo cùng kiểu dáng, cấu tạo và cỡ đạn là 140mm, nằm ở độ cao 90m so với mực nước biển, được đặt riêng biệt trong ba công sự, cách đều nhau 27m và được nối thông với nhau bằng hệ thống giao thông hào và hầm trú ẩn; cụm pháo này cách cụm thứ hai 300m. Trận địa pháo Cầu Đá là một bộ phận trong phòng tuyến Vũng Tàu nằm ở phía Bắc Núi Nhỏ ở độ cao 15 m, gồm 4 khẩu pháo cỡ đạn 240mm, nòng dài 5,5m, bố trí theo hình cánh cung nòng hướng ra biển Bãi Trước - Cần Giờ, cách nhau 18 m, được đặt lên mâm pháo có thể quay tròn 360 độ, nâng cao hay hạ thấp tầm bắn nhờ hệ thống chuyển động tầm hướng bằng bánh răng cưa. Trận địa pháo Cầu Đá có nhiệm vụ bảo vệ Cầu cảng, khu điện báo, vịnh hàng Dưà, Bãi Trước và vùng biển Tây Nam Vũng Tàu. Đối với Côn Đảo, do nằm trên tuyến giao thông hàng hải quan trọng là một pháo đài tiền tiêu quan trọng nằm trấn giữ vùng biển phía Nam. Cho nên sau khi chiếm Hiện nay chỉ còn 4 khẩu, một khẩu chỉ còn lại mâm pháo (do súng được chuyển về trưng bày trong bộ sưu tập súng cổ ở sân Bạch Dinh). 9 8 được thành Gia Định (1861), lo sợ quần đảo án ngữ vùng biển Đông Nam Việt Nam bị các nước khác dòm ngó Thủy sư Đô đốc Pháp - Bonard - hạ lệnh cho thông báo hạm Norzagaray chiếm đóng Côn Đảo. Sau khi chiếm được Côn Đảo, ngày 01-02-1862, Bonard - đại diện cho chính quyền thực dân Pháp ở Nam Kỳ, ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo - quyết định mở đầu của hơn một thế kỷ bi tráng trong lịch sử phát triển của đảo. Để pháp lý hóa mục đích biến nơi đây thành một nhà tù khổng lồ lưu đày những người Việt Nam yêu nước, ngày 17-5-1916, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định thiết lập nội quy của nhà tù Côn Đảo, trong đó có điều lệ quy định về việc nhà tù Côn Đảo có quyền quản lý và sử dụng mọi tài sản ở Côn Đảo. Đồng thời cấm tất cả người dân, kể cả người châu Âu đến sinh sống tại đây10. Giám đốc nhà tù Côn Đảo có mọi quyền hành đối với đảo này, là người điều hành tất cả hoạt động của nhà lao, quản lý về cả mặt hành chánh, cảnh sát (bao gồm cả hải cảnh) và tư pháp. Cùng với sự tàn bạo của chế độ tù đày, giám đốc nhà tù Côn Đảo còn được biết đến với danh xưng là “chúa đảo”. Thực thi chính sách trên, từ năm 1930, thực dân Pháp cho di cư toàn bộ thường dân trên đảo về Bà Rịa. Đến năm 1936, Côn Đảo hoàn toàn vắng bóng người dân, chỉ còn gia đình binh lính, nhân viên của chính quyền thực dân và tù nhân. Từ năm 1862 đến 1945, việc quản lý và điều hành Côn Đảo có các cơ quan: Tòa hòa giải rộng quyền; Ty Cảnh sát trưởng; Phòng lục sự - kế toán; Sở canh gác; Đội hiến binh (bảo vệ xung quanh nhà tù Côn Đảo, đảm bảo an ninh công cộng và giữ trật tự nhà lao); Sở điện tín và điện thoại (đảm bảo bí mật thông tin liên lạc); Sở lâm nghiệp (trồng, khai thác rừng); Sở thanh tra nhà lao (thanh tra, kiểm tra nhà tù Côn Đảo). Để điều khiển hoạt động của đảo và nhà tù Côn Đảo, chính quyền thực dân thiết lập trung tâm hành chánh ngay tại khu vực rộng lớn nhất đảo. Một xí nghiệp đèn điện được xây dựng để cung cấp điện cho trung tâm và nhà tù Côn Đảo. Hệ thống nhà tù ở Côn Đảo, các cơ sở giam giữ tù nhân được xây dựng dần từ năm 1862 đến 1945 gồm 3 trại giam và 15 sở khổ sai có giam nhốt tù nhân. Bước đầu, chỉ có 2 nhà ngục (số 1 và số 2). Ngục số 3 được xây thêm sau khi 2 ngục 1 và 2 bị hư . Pénitencier de Poulo Condore. Hs số III60/N41(1), phông Thống đốc Nam Kỳ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. 10 9 hỏng nặng do bão tàn phá vào năm 1930. Trong các ngục, giường nằm được xây liền nhau bằng xi măng (riêng ngục số 3, giường nằm được xây riêng lẻ)11. Ngục số 1, về nguyên tắc dành để giam các loại tù mang án thường phạm, riêng có 4 buồng giam dành cho tù chính trị và những người tù bị liệt vào thành phần “cá biệt”. Ngoài ra, tại ngục số 1 còn có một khu hầm để giam những tù nhân đặc biệt nguy hiểm. Ngục số 2 được xây dựng để giam tù bị kết án câu lưu và lưu đày. Ở ngục số 2, tù nhân chia thành 2 nhóm đối lập, nhóm “Cộng sản” và nhóm theo “chủ nghĩa yêu nước”. Ngục số 3 là ngục mới xây gần đây nhất, là nơi giam giữ tù câu lưu và lưu đày thuộc nhóm “Cộng sản trung lập”. Ngoài các ngục giam, ở Côn Đảo còn có các trại lao động bên ngoài như: chuồng bò, lò vôi, vườn An Hải, Ông Hội, ruộng muối, hầm đá, vườn tiêu... Theo như quy định, thì các trại lao động này phải có buồng giam tù nhân sau giờ lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, tù nhân tại các trại này phải ở lại tại nơi lao động để canh gác. Nhà tù Côn Đảo, là một trong những nhà tù lớn và nguy hiểm nhất Đông Dương. Nơi đây không chỉ được xem là địa ngục trần gian của những người yêu nước, của các chiến sĩ cộng sản, mà còn là nơi cung cấp lao động khổ sai cho các đảo thuộc địa của Pháp như Guyane, Inini... Đến đầu thế kỷ XX, trong bản báo cáo của Lavesque - Tham tán Nha Công trình dân sự gửi cho Toàn quyền Đông Dương ngày 28-5-1904 về tình hình quản lý và khai thác ở Côn Đảo12, trong đó nổi bật là việc quản lý một hệ thống nhà tù khổng lồ về quy mô, kiên cố… biến nơi đây thành chốn địa ngục trần gian, để giam cầm những người Việt Nam yêu nước đứng lên chống thực dân Pháp. “Các tù nhân phơi mình suốt ngày ngoài mưa nắng để xây mặt bằng hải đăng. Từ sáu tuần nay, chúng không hề được nghỉ ngơi. Chủ nhật cũng như ngày thường, chúng làm việc từ từ 5 giờ sáng đến 6 giờ. Tên nào ca cẩm, mệt lả hoặc bị bệnh xin được nghỉ nhà thương đều bị ông Dulong (đốc công công chính) đánh bằng roi mây... Làm việc kiệt sức, bị ngược đãi và ăn đói, tù nhân sẵn sàng đi theo một kẻ cầm đầu để tổ chức vượt ngục...”13. . Rapport de l’ Insptecteur de 2e classe des Colonies en 1935-1936. HS số III60-N04(2) phông Thống đốc Nam Kỳ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. 11 Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, ký hiệu lưu trữ: IA2/1316 Báo cáo của Thống đốc Nam Kỳ đề ngày 23-9-1883 gửi Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp, rồi Công văn của Tổng đốc Bình Thuận đề ngày 17-10-1883 - Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. KH: IA.2/041 12 13 10 Bên cạnh việc đọa đày tù nhân bằng các nạn lao dịch nặng nề, tàn khốc, thực dân Pháp còn giết dần giết mòn họ bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt tồi tệ khác. Chính Lavesque - Tham tán Nha Công trình dân sự Đông Dương trong báo cáo khảo sát nhà tù Côn Đảo ngày 28-5-1904 gửi Phủ Toàn quyền Đông Dương đã phải thốt lên đầy quan ngại rằng: “...Bệnh phù thũng gây nhiều tử vong cho tù nhân. Theo ý kiến của nhiều bác sĩ đã từng nghiên cứu, bệnh này có nguyên nhân sâu xa do chế độ ăn uống quá tồi tệ. Bệnh nhân có thể cầm cự trong một thời gian nhưng cứ gầy mòn dần và chết trong tình trạng đau đớn khủng khiếp...”14. Chính vì ở giữa biển khơi nên nhà tù Côn Đảo giữ vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống nhà tù của thực dân Pháp ở Đông Dương. Đây là nhà tù giam cầm những người bị kết án nặng nhất ở Việt Nam và các nước Đông Dương khác. Vì nơi đây 4 bề trời biển mênh mông, cách đất liền gần trăm hải lý, không có phương tiện, người tù khó bề trốn thoát, người bên ngoài cũng không có cách cứu thoát tù nhân. Nhà tù Côn Đảo đã đàn áp, đầy ải những người yêu nước Việt Nam của thực dân Pháp. Đây là một vết nhơ không chỉ của chế độ thực dân mà còn của văn minh nhân loại cần phải được loại trừ vĩnh viễn. 1.3. Khai thác biển đảo Đông Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 Sức mạnh của chủ nghĩa tư bản phương Tây trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chính là sức mạnh trên biển cả. Sự uy hiếp và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đối với Việt Nam hay nhiều quốc gia kém phát triển khác cũng chính từ hướng biển. Trong khi đó, vùng biển đảo Đông Nam Bộ từng một thời dậy sóng trong những năm Nguyễn Ánh bôn tẩu trốn tránh sự truy đuổi của nhà Tây Sơn – Nguyễn Huệ, cầu viện Xiêm La và Pháp chi viện. Nơi đây, đã sớm đối diện cuộc xâm lược trực tiếp bằng vũ trang của liên quân Pháp – Tây Ban Nha vào năm 1859, mở đầu cuộc xâm lược toàn Nam Bộ. Do đó, sau khi đánh chiếm Đông Nam Bộ, thực dân Pháp khẩn trương tiến hành kế hoạch khai thác thuộc địa từ việc cải tạo phát triển hệ thống giao thông đường thủy, gắn chặt hai mục tiêu khai thác kinh tế với chiến lược bình định đàn áp các cuộc nổi dậy. . Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. KH: IA2/1316 (4). 14 11 Tại Đông Nam Bộ, việc tư bản Pháp tổ chức các đồn điền lớn đã kéo theo sự thành lập, tồn tại song song hai loại đồn điền: đồn điền trồng lúa và đồn điền cao su nét mới trong khai thác Nam Bộ của Pháp. Những năm đầu thế kỷ XX, tư bản thực dân Pháp đã hùn vốn thành lập một số công ty chuẩn bị khai thác đồn điền cao su ở miền Đông Nam Kỳ như: Công ty cao su Đồng Nai được thành lập năm 1908, tập trung khai thác các đồn điền cao su Trảng Bom, Cây Gáo, Túc Trưng; Công ty đồn điền đất đỏ (Plantations des terres rouges) thành lập năm 1910, có những đồn điền lớn như Quản Lợi, Xa Cam, Xa Cát, Xa Trạch, Bình Sơn, Phú Hưng; Công ty cao su Viễn Đông (Société des Caoutchoucs d’Extrême- Orient), tên thường gọi là CEXO thành lập năm 1910, có 2 đồn điền lớn là Công ty cao su Tây Ninh (Société des Hévéas de Tây Ninh) thành lập năm 1913; Công ty cao su Đông Dương (Société Indochinoise des Plantations d’Hévéas, gọi tắt là S.I.P.H) được thành lập năm 1906, có các đồn điền như An Lộc, Dầu Giây, Bình Lộc, Ông Quế, Bến Củi, Bình Ba, Trảng Bom, Cây Gáo, Hàng Gòn, Cẩm Mỹ; Công ty các đồn điền cao su Michelin (Société des plantations et Pneumatiques Michelin) thành lập năm 1917, có các đồn điền lớn như Dầu Tiếng, Phú Riềng. Những công ty này tuy số vốn ngày một tăng, nhưng hoạt động của chúng trong thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất mới chỉ giới hạn ở việc trồng thử chứ chưa đi vào khai thác lớn. Tính đến năm 1918, số diện tích đất đai ở Nam Bộ bị thực dân người Pháp (colon) chiếm làm đồn điền là 184.700 ha, trong đó mới có chừng 7.400 ha được dùng trồng cao su, và số mủ cao su khai thác được mới chỉ khoảng 150-200 tấn/năm (số liệu năm 1914). Riêng Bà Rịa – Vũng Tàu, đầu thế kỷ XX, một số ông chủ tư bản người Pháp bắt đầu mở đồn điền trồng mía, trồng cao su, trồng dừa. Sở dừa ông Tám, được lập vào đầu thế kỷ XX tại làng Bông Trang – Xuyên Mộc – rộng hàng chục héc-ta, quy tụ một số dân cư từ Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên vào làm công. Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu và chất đất đỏ, đất xám của miền Đông Nam Bộ thích hợp để trồng cây cao su. Do đó, sau khi ươm giống và trồng thử nghiệm thành công ở Thủ Dầu Một và Suối Dầu, tư bản Pháp bắt đầu hùn vốn, tìm cách chiếm đất mở các đồn điền cao su ở khu vực miền Đông Nam Bộ. “Năm 1908, thực dân Pháp lập đồn điền cao su đầu tiên trên địa bàn Bà Rịa tại Bình Ba, mang tên Gallia. Theo tài liệu của Công ty cao su Bà Rịa, tính đến năm 1930, đồn điền Bình Ba có 1598 công nhân. Năm 1935, Đồn điền Bình Ba phát triển thêm các phân xưởng Xà Bang, Xuân Sơn, Sông Cầu. Số lượng công nhân cao su tăng nhanh, từ 2 nguồn chính: 12 đồng bào trong vùng bị cướp đất, bần cùng hoá và nguồn phu mộ từ các tỉnh Bắc Kỳ”15. Tính đến cuối năm 1937 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay có 10 đồn điền cao su, trong đó có 8 đồn điền của người Pháp, 6 đồn điền của người Việt. Diện tích trồng cao phát triển dần theo từng năm. Năm 1910: 35ha; năm 1914 tăng lên 370ha. Năm 1926: 918ha; nhưng qua năm 1927 diện tích trồng cao su trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng đột biến lên 3.217ha, năm 1928 tiếp tục tăng lên 7.673ha; đỉnh tăng cao nhất là năm 1929: 8.000ha.16 “Trong những năm 1918-1935, bọn chủ Pháp đã mộ phu, chặt hạ hàng ngàn ha rừng già để mở rộng đồn điền, trồng cao su. Công cụ thô sơ, thiếu kinh nghiệm, nên số người bị cây đổ đè chết hoặc gẫy chân, gẫy tay rất nhiều. Ngày nào cũng có những tốp xe bò chở người bị thương từ rừng về sở và chở người chết ra chôn ở nghĩa địa Láng Lớn. Bọn chủ Pháp bóc lột thậm tệ. Công nhân cạo mủ chỉ được hưởng 30 xu một ngày (sau tăng 35 xu), trong khi chúng kí giao kèo là 50 xu/ngày. Những người làm việc tạp vụ chỉ được nhận 20 xu/ngày, đó là chưa kể cúp, phạt và bị hành hạ đủ điều. Nhiều người bị đánh chết chỉ vì bọn chủ thấy họ làm chưa đổ mồ hôi”17. Công cuộc khai thác thuộc địa ở Bà Rịa – Vũng Tàu từ đầu thế kỷ XX gắn liền với việc phát triển kinh tế hàng hóa và quá trình đô thị hóa bán đảo Vũng Tàu với mục tiêu xây dựng Cap Saint Jacques thành một thành phố đa chức năng, vừa kết hợp vai trò phòng thủ của một tiền đồn, vừa là một trung tâm nghỉ dưỡng biển lớn nhất Đông Dương. Công cuộc xây dựng và mở mang đường sá và các dịch vụ ở Vũng Tàu vào đầu thế kỷ XX đã tạo cho Vũng Tàu trở thành một thành phố biển sầm uất. Các chợ đầu mối trong tỉnh hoạt động nhộn nhịp, hàng hóa đa dạng, phong phú, góp phần quan trọng làm chuyển biến nền kinh tế - xã hội Bà Rịa – Vũng Tàu những năm đầu thế kỷ XX. Năm 1862, Pháp tiến hành xây dựng một ngọn hải đăng trên đỉnh núi Nhỏ (hay còn gọi là núi Tao Phùng) để chỉ đường, báo hiệu cho các tàu thuyền qua lại và ra vào Gành Rái. Đến năm 1913, người Pháp xây lại ngọn hải đăng này, đặt ở đỉnh cao nhất của núi Nhỏ với độ cao 170m và độ chiếu sáng xa 30 hải lý (tương đương 55 km). Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tập 1 (1930 - 1945), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.39. 16 Thạch Phương – Nguyễn Trọng Minh, Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu, Tlđd, tr.379 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tập 1 (1930 - 1945), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.40. 15 13 Hải đăng Vũng Tàu là một trong những hải đăng cổ xưa nhất Việt Nam và Đông Nam Á, được xem như là biểu tượng của thành phố biển Vũng Tàu. Kiến trúc ngọn hải đăng là một tháp hình trụ cao 18 m, đường kính 3 m và được sơn màu trắng. Hải đăng được nối liền với khu nhà ở của những nhân viên vận hành bằng một đường hầm cong kiến cố. Bao quanh khu nhà ở và đoạn cuối đường lên Hải đăng là khu vườn hoa sứ. Bên trong ngọn hải đăng có cầu thang dẫn đến gần đỉnh hải đăng và có ban công để ngắm cảnh. Từ ban công này có thể ngắm nhìn được toàn cảnh thành phố biển Vũng Tàu. Bên cạnh việc xây dựng ngọn hải đăng, đầu thế kỷ XX, trên cơ sở cảng Bến Đình cũ, Pháp xây dựng một hải cảng dành cho tàu khách mang tên Quai De Lanessan18. Tuy nhiên, do sự chênh lệch mực nước thủy triều (lên và xuống) lớn nên hoạt động của bến cảng này khó khăn. Những lúc thủy triều xuống, tàu chở khoảng 100 hành khách không thể cập cảng nên có lúc phải chờ đến vài tiếng đồng hồ, chở thủy triều lên, hành khách mới lên bờ được. Do vậy, cảng này chỉ hoạt động được khoảng 2 năm, việc vận chuyển hành khách phải lên cảng Rạch Dừa. Về vận tải đường thủy đối với tàu thuyền có gắng động cơ trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu vào những năm đầu thế kỷ XX có phương tiện vận tải tàu khách chuyển chở khoảng 100 hành khách và sà-lúp (chaloupe) mang tên Francis Garnier chạy bằng hơi nước. Đầu thế kỷ XX, Sài Gòn trở thành trung tâm hành chánh của cả miền Nam, những hoạt động mua bán nhộn nhịp trên bến dưới thuyền đã làm thành phố này trở thành hòn ngọc viễn Đông. Các đô thị, thị trấn khác như Biên Hòa, Mỹ Tho cũng dần dần phát triển. Vị thế của hòn ngọc viễn càng tăng lên khi kênh Ruột Ngựa được đào vào năm 1772 nối liền Rạch Cát và Rạch Lò Gốm. Các con kênh này hợp lại thành một hệ thống thủy lộ giúp cho sự đi lại giữa miền Tây và miền Đông Nam Bộ thêm thuận lợi. Như đề cập ngay từ đầu, thực dân Pháp xâm lược nước ta bằng đường biển, nên hơn ai hết chúng hiểu rõ vai trò quyết định của lực lượng hải quân và tầm quan trọng sống còn của các bến cảng. Thực dân Pháp hiểu rất rõ rằng “Sài Gòn nằm trên một con sông mà chiến thuyền của chúng ta (của Pháp) dễ vào, và hễ quân lên bộ thì đánh thành ngay không phải lưng cõng vai mang băng đồng mệt nhọc. Sài Gòn lại là một vựa thóc, 18 Tên Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ 14 nhân dân và binh lính ở kinh thành Huế sống một phần nhờ gạo Sài Gòn” 19. “Nam Kỳ không giống bất kỳ thuộc địa nào khác của chúng ta. Nam Kỳ không cần những viện trợ nhân tạo phải vun bón khó nhọc như đối với một số thuộc địa khác. Nam Kỳ tự nó đủ nuôi sống dân cư gấp 20 lần”. Không những thế “Nam Kỳ với những cửa cảng, với một dòng sông mênh mông và ưu đãi, thuận tiện cho những con tàu có trọng tải lớn nhất dễ dàng di chuyển suốt hai đầu xứ sở, lại có thể chuyên chở ít tốn kém những sản phẩm giàu có của miền Thượng về các kho chứa đặt tại Sài Gòn. Những con rạch chằng chịt mọi nẻo, chỉ cần vài tu chỉnh đơn giản là có thể trở thành những tuyến thương mại hạng nhất”20. Từ những nhìn nhận ấy, cho thấy thực dân Pháp đã đánh giá rất cao vị thế Sài Gòn và Đông Nam Bộ trong chiến lược biến khu vực này thành bàn đạp (để xâm lược các tỉnh Nam, Bắc và Trung Kỳ, đồng thời đặt cả Cao Miên dưới sự đô hộ của họ) và dùng Sài Gòn như là một đầu mối trung chuyển hàng hóa ra thị trường thế giới. Do vậy, thực dân Pháp tập trung xây dựng, khai thác vị thế biển đảo của Đông Nam Bộ, trong đó đẩy việc xây dựng khai thác cảng Sài Gòn, du lịch biển Vũng Tàu, biến Sài Gòn thành trung tâm của Đông Nam Bộ và Nam Bộ. J. Bouchot ghi nhận lại vai trò của người Pháp “đã biết biến cảng của thành phố thành điểm trao đổi hàng hóa tuyệt vời”21. Nhận thức về vị thế Sài Gòn trong điều kiện quản lý và khai thác biển đảo Đông Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX, Pháp đã tập trung đầu tư khai thác Sài Gòn và cảng Sài Gòn. Sài Gòn còn là trung tâm đường bộ nối Đông và Tây của Nam Bộ, nối liền những vùng đất mới khẩn hoang, kéo dài đến tận Nam Vang và với cả kinh thành Huế. Sài Gòn có vị trí nằm giữa hai con sông lớn là Cửu Long và Đồng Nai nên cảng Sài Gòn còn là cửa ngõ của hệ thống đường thủy nối liền Nam Kỳ với Lào, Campuchia và ăn thông ra biển. Mặt khác, cảng Sài Gòn thông với cửa biển cần Giờ, nối liền với cả hệ thống kênh rạch chằng chịt ở Sài Gòn và Nam Bộ nên rất thuận tiện cho hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán qua lại giữa Sài Gòn với các tỉnh Nam Bộ. Trần Văn Giàu (1985), "Lược sử thành phố Hồ Chí Minh", Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.249 20 Nguyễn Phan Quang (1997), "Nam Kỳ Sài Gòn năm 1863 dưới mắt thực dân Pháp", Tạp chí Xưa và Nay SỐ36B thánh 2/1997. 21 Henri Cucheroustest (1924), La Cochinchine à la Foire de Hanoi 1923 Edition de 1'Eveil Economique, Hanoi, tr.90 19 15 Để phát huy tiềm năng vị thế biển đảo Đông Nam Bộ, từ đầu thế kỷ XX thực dân Pháp tập trung phát triển giao thông thủy, tổ chức nạo vét, mở rộng các kênh rạch. Thông qua hệ thống kênh nối với các sông lớn, lúa gạo được vận chuyển vào giang cảng Chợ Lớn, qua cac kho bãi Bến Nghé, kênh Tàu Hủ để vào cảng Sài Gòn, hình thành hệ thống giao thông liên hoàn giữa đường biển với đường sông và đường bộ. Như vậy, lợi dụng sự thuận lợi về đường biển nối liền với hệ thống đường sông - như mắc cửi của Nam Bộ, chính quyền Pháp trung phát triển giao thông thủy để phát triển vùng đất này. Ở Sài Gòn, Pháp cho xây dựng nhà máy xay gạo đầu tiên; khơi thông ngoại thương; lợi dụng sự thuận lợi của dòng chảy như mắc cửi của hệ thống kênh đào Nam Bộ để phát triển vùng đất này. Việc mở rộng, khai thông các kênh để phục vụ vận chuyển hàng hóa vào Sài Gòn. Theo ghi chép của Sơn Nam, Pháp vào năm 1866 đã cho mở rộng kênh Bảo Định, kênh Bến Lức, kênh Chợ Gạo và kênh Trà Ôn (1875). Đông Nam Bộ có vị trí rất quan trọng trong việc giao thông đường thuỷ, ở một địa bàn mà mạng lưới sông ngòi, kênh rach chằng chịt tiếp giáp với biển cả mênh mông nên việc sử dụng ghe thuyền làm phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa rất phổ biến trong những năm đầu thế kỷ XX, nhất là khi điều kiện đi lại và vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường không còn nhiều hạn chế. Ghe thuyền ở Đông Nam Bộ rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu loại, tên gọi khác nhau. Xuồng ba lá có chiều dài trung bình 4m, rộng 1m, sức chở từ 4-6 người. Xuồng làm bằng ba tấm ván gỗ dài ghép lại, các đường nối được trét bằng nhựa chai, mũi và lái đều nhọn. Dùng sào nạng và bơi chèo để đi lại. Riêng Cần Thơ có xuồng 5 lá. Xuồng tam bản giống như ghe câu, nhưng lớn hơn, có 4 bơi chèo, dùng để chuyên chở nhẹ. Có loại thon dài, lại thêm mui ống, dáng đẹp. Số lượng tấm ván be không chỉ có 3 mà có thể là 5, 7, hoặc 9 tấm. Xuồng vở gòn (giống vỏ trái gòn) kích thước nhỏ, kết cấu đơn giản (giàn đà, cong và ván be), kiểu dáng gọn nhẹ, chủ yếu để đi lại, chuyên chở, trao đổi, buôn bán. Xuồng độc mộc (ghe lườn) do người Khơme làm bằng cách chẻ dọc thân cây thốt nốt, sao, sến… khoét rỗng ruột. Xuồng câu tôm: giống kiểu kiểu ghe độc mộc của người Khơme dùng giăng câu thả lưới ở ven sông cạn rạch nhỏ. 16 Xuồng bơi (2 mái chèo) lớn hơn xuồng tam bản. Xuồng máy gắn máy nổ và chân vịt như xuồng máy đuôi tôm là loại phương tiện rất “cơ động”, bắt đầu sử dụng ở vùng sông nước Đông Nam Bộ từ những năm giữa thế kỷ XX. Trong nửa đầu thế kỷ XX cộng đồng cư dân ven sông, ven biển Đông Nam Bộ đã sử dụng nhiều loại ghe để vận chuyển hàng hóa đi dọc bờ biển hoặc buôn bán xa, dài ngày và sống trên sông nước. Ghe lớn hơn xuồng. Ghe cửa là loại ghe nhỏ, mũi nhọn, nhảy sóng tốt, chạy buồm vững vàng, hay chở hàng đi men theo bờ biển; có thể ra vào các cửa sông dễ dàng nên gọi là ghe cửa. Ghe lồng (hay ghe bản lồng) loại ghe lớn, đầu mũi dài, có mui che mưa nắng, lòng ghe được ngăn thành từng khoang nhỏ để chứa các loại hàng hóa khác nhau; dùng vận chuyển hàng hóa đi dọc bờ biển. Ghe hàng bo là loại ghe lồng nhỏ, đi đường ngắn trong nội địa. Ghe giàn có kích thước khá lớn, hai bên hông trổ cánh cao để chở được nhiều hàng hóa. Ghe be không mui hoặc có mui nhỏ chệch về phần lái khoảng 1/4 chiều dài của ghe, có thêm hai ghe bên sườn để tăng thêm sức chở. Ghe chài to và chở được nhiều nhất, có mui rất kiên cố, gồm nhiều mảnh gỗ ghép lại, có hai tầng. Ghe được chia làm hai phần, phần đầu chứa hàng hóa, phần sau là chỗ nghỉ cho người đi ghe. Một mui rời phía sau phòng lái dùng làm nơi tắm rửa, nấu cơm. Ghe có sức chở từ 150-200 tấn. Ghe chài thường có hơn 10 người chèo với kiểu chèo “neo” ngược chứ không như kiểu chèo ghe bình thường. Về sau, người ta dùng tàu kéo ghe chài. Ghe dùng cho người đi buôn bán xa, dài ngày và sống trên sông nước. Thường dùng chở lúa gạo, than củi. Ghe lưới giống như chiếc thuyền độc mộc, thân dài, thon, mũi nhọn. Ghe cào tôm đầu mũi lái và khá phẳng, có bánh lái cặp bên hông, dáng nhỏ; thường dùng cào tôm vào ban đêm. Ghe mỏ vạch mũi vớt cao lên như cái vạch của thợ may. Ghe cửa Bà Rịa để chuyên chở thuỷ sản. Ghe lưới rùng Phước Hải (Long Đất, Bà Rịa- Vũng Tàu) dùng đánh bắt thuỷ sản. Ngoài ra, tuỳ vào mục đích sử dụng mà ghe thuyền ở Đông Nam Bộ có những tên gọi khác nhau, như dùng để giăng câu thì gọi là xuồng câu ; đánh bắt thì có ghe lưới, ghe đáy; đưa khách trên sông thì gọi ghe đò (đò ngang, đò dọc; đò chèo, đò đạp, đò máy) ; dùng buôn bán hàng hóa thì có ghe hàng… Những loại ghe dùng để vận chuyển hàng hóa thường là những chiếc ghe có kích thước lớn, sức chở nặng, đi được đường dài. Trong số đó, ghe bầu là loại ghe lớn nhất, mũi và lái nhọn, bụng phình to, có tải trọng tương đối lớn, chạy buồm (từ 1 đến 3 buồm), lướt sóng tốt và đi nhanh, có nhiều chèo để đi sông và đi biển dài ngày thường 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan