Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo việt nam ở miền đông nam bộ 1945 1975 (t...

Tài liệu Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo việt nam ở miền đông nam bộ 1945 1975 (tập 3)

.PDF
151
1
142

Mô tả:

NGUYỄN VĂN HIỆP – PHẠM NGỌC TRÂM (Chủ biên) HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (1945 – 1975) (TẬP 3) Bình Dương, 8-2017 MỤC LỤC Chuyên đề 1 : CHÍNH QUYỀN THỰC DÂN PHÁP VÀ TAY SAI TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BIỂN ĐẢO ĐÔNG NAM BỘ NHỮNG NĂM (1945 – 1954) ................................................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1 1.2. Vị thế và sự thay đổi địa lý hành chính vùng biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ sau Cách mạng tháng Tám (1945) ........................................................................ 2 1.3. Tình hình vùng ven biển Đông Nam Bộ sau Cách mạng tháng Tám (1945) ............... 4 1.4. Chính quyền thực dân Pháp và tay sai trong việc quản lý biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (1945 - 1954) .................................................................................... 14 1.5. Chính quyền thực dân Pháp và tay sai trong việc khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (1945 - 1954) .................................................................................... 20 1.6. Tiểu kết luận chuyên đề .............................................................................................. 26 Chuyên đề 2 : HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BIỂN DẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN (1954 - 1975)... 28 2.1. Tình hình vùng ven biển Đông Nam Bộ (1954-1975) ............................................... 28 2.2. Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (19541975) .................................................................................................................................. 34 2.3. Tiểu kết luận chuyên đề .............................................................................................. 55 Chuyên đề 3: HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH (1945 – 1954) ................................... 57 3.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 57 3.2. Lực lượng cách mạng khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (1945 1954) .................................................................................................................................. 57 3.3. Hoạt động phát triển kinh tế của cộng đồng cư dân biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (1945-1954) ............................................................................................... 68 Chuyên đề 4 : HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1954 – 1975) ...................................... 74 4.1. Đánh bắt hải sản ở Đông Nam Bộ (1954-1975) ......................................................... 74 4.2. Khai thác du lịch biển Đông Nam Bộ (1954 - 1975) ................................................. 79 4.3. Hoạt động khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ của cách mạng (1954-1975) ....................................................................................................................... 84 Chuyên đề 5 : HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BIỂN Ở ĐÔNG NAM BỘ (1954 - 1975) ... 91 5.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 91 5.2. Hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ (1954 - 1975) ............................................. 92 5.3. Tiểu kết luận chuyên đề ............................................................................................ 120 Chuyên đề 6: NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN ĐÔNG NAM BỘ THỜI KỲ CHIẾN TRANH (1954 – 1975)............................................................ 121 6.1. Một số tiền đề thúc đẩy sự phát triển các nghề truyền thống của cư dân ven biển Đông Nam Bộ (1954 - 1975) ........................................................................................... 121 6.2. Nghề truyền thống của cư dân ven biển Đông Nam Bộ (1954 - 1975) .................... 122 6.3. Tiểu kết luận chuyên đề ............................................................................................ 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 140 Chuyên đề 1 CHÍNH QUYỀN THỰC DÂN PHÁP VÀ TAY SAI TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ NHỮNG NĂM (1945 – 1954) 1.1. Đặt vấn đề Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, các tỉnh thành Đông Nam Bộ phải trực tiếp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Mặc dù, chính quyền nhân dân ở Đông Nam Bộ được thành lập, nhưng nhiệm vụ chủ yếu là huy động sức người, sức của tập trung cho cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ ở Đông Nam Bộ. Do đó đối với chính quyền cách mạng ở Đông Nam Bộ nhiệm vụ quản lý và khai thác biển đảo trong những năm 1945 – 1954 ít được chú ý, chỉ một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân vùng hậu cứ, căn cứ địa cách mạng với tinh thần tự cấp, tự túc thu đua tăng gia sản xuất, bám biển khai thác hải sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng và kháng chiến. Mãi đến những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1953 - 1954) vấn đề quản lý và khai thác biển đảo khu vực Đông Nam Bộ mới được chú trọng sử dụng vào việc tiếp tế chi viện từ miền Bắc vào miền Nam và chuẩn bị chuyển quân tập kết bằng đường biển, theo tinh thần hiệp định Giơ ne vơ. Về phía chính quyền thực dân Pháp và tay sai, để đối phó với cuộc kháng chiến của quân và dân ta ở Đông Nam Bộ hoạt động quản lý và khai thác biển đảo của chúng trong giai đoạn 1945 – 1954 tập trung xây dựng bộ máy chính quyền, cơ sở hạ tầng vùng biển đảo Đông Nam Bộ, biến khu vực này thành hậu cứ quan trọng để thống trị cả miền Nam Việt Nam. Tự thực tiễn ấy, trong chuyên đề này, sau khi phản ánh vị thế và sự thay đổi địa lý hành chính vùng biển đảo Đông Nam Bộ sau Cách mạng tháng Tám (1945) sẽ tập trung trình bày hoạt động quan lý và khai thác biển đảo của chính quyền thực dân Pháp và tay sai trong giai đoạn 1945 – 1954. Riêng về hoạt động khai thác biển đảo trong những năm 1945 – 1954, chúng tôi cũng có dành một phần để trình bày hoạt động khai thác biển đảo phục vụ kháng chiến. 1 1.2. Vị thế và sự thay đổi địa lý hành chính vùng biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ sau Cách mạng tháng Tám (1945) Vùng biển đảo Đông Nam Bộ giai đoạn 1945 - 1954 được xác định trên ba tỉnh thành: thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa và tỉnh Cấp (Cap Saint Jaques). Thành phố Hồ Chí Minh ở vào vị trí chếch hướng Tây Nam của miền Đông Nam Bộ, Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Tây và Nam giáp tỉnh Long An, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam ăn thông ra biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay, thành phố có 12 quận nội thành (1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận) và 6 huyện ngoại thành (Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Cần Giờ). Huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) tiếp giáp với Biển Đông, có 12km bờ biển. Cửa biển Cần Giờ, từ thế kỷ XVIII đã được khách nước ngoài ca ngợi là cánh cửa lớn của Việt Nam mở ra Thái Bình Dương. Với Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh là một hải cảng quan trọng. Sông Sài Gòn đổ ra các đoạn Nhà Bè (16km), Lòng Tàu (33km), Ngã Bảy (16km), có độ sâu có thể tiếp nhận tàu biển trên 30 ngàn tấn - một ưu thế hiếm có trên thế giới đối với một thành phố ở sâu trong nội địa. Cảng Sài Gòn nằm sâu trong lòng đất liền 80km theo đường sông, nhưng lại có bến Rạch Dừa ở gần cửa biển là nơi có thể phát triển thành hải cảng lớn. Sau năm 1954, cảng Sài Gòn có quân cảng dài 2km, 11 cầu tàu và thương cảng dài 1991m, 6 bến, 14 cầu tàu, khả năng tồn trữ 48.000 tấn trong 3 tháng. Cảng Nhà Bè cách cảng Sài Gòn 10 hải lý, có kho chứa xăng dầu 63.000m3. Khi quân viễn chinh Mĩ vào miền Nam, trên sông Sài Gòn - Nhà Bè lại hình thành thêm 6 cảng mới thay thế cảng Sài Gòn về mặt tiếp nhận hàng quân sự. Với mặt nước tự nhiên chiếm 29.000 ha trên toàn khu vực, hệ thống đường sông đảm bảo thông thương từ Sài Gòn lên miền Đông, xuống miền Tây, sang Campuchia. Thành phố cảng Sài Gòn trong những năm 1945 – 1954 đã trở thành đầu mối của nhiều xa lộ, quốc lộ, liên tỉnh lộ… ở khu vực Nam Đông Dương, đảm bảo lưu thông từ Sài Gòn ra miền Bắc, đi các tỉnh, lên Lào và Campuchia. Những con đường huyết mạch sống còn của Đông Dương đều qua Sài Gòn: quốc lộ số 1 Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh, lên ải Bắc, xuống miền Tây, quốc lộ 13 lên Campuchia, Lào, quốc lộ 22 lên Campuchia, xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa là đường vận chuyển lớn bổ sung quốc lộ 1 qua các cầu trọng tải 50 tấn (Sài Gòn, Rạch Chiếc, Đồng Nai). 2 Sân bay Tân Sơn Nhất của Sài Gòn, là một trong 6 sân bay loại 3 trên toàn miền Nam (sân máy bay phản lực có thể hạ cánh và có đủ phương tiện cho ngày đêm, mọi thời tiết), đứng vào loại lớn trên thế giới, nơi quá cảnh của các đường bay quốc tế qua khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đã có thời 20 hãng hàng không thương mại quốc tế sử dụng sân bay Tân Sơn Nhất. Sân bay có thể tiếp nhận hàng trăm máy bay phản lực, quân sự và dân sự hạng nặng lên xuống trong một ngày. Chính do vị thế quan trọng của mình nên dân số thành phố cảng Sài Gòn luôn phát triển với tốc độ cao. Năm 1940, dân số của thành phố khoảng nửa triệu, năm 1954, gần 2 triệu, năm 1975: 4 triệu. Như vậy, mặc dù trong điều kiện chiến tranh, nhưng dân số của tahnhf phố vẫn luôn tăng với tốc độ lớn. Vì xuất phát từ yêu cầu phát triển của nền kinh tế công thương nghiệp và của các ngành phục vụ chiến tranh, do việc mở rộng các căn cứ quân sự của địch, do mở rộng đô thành và đặc biệt do chiến tranh khốc liệt, lâu dài tàn phá nông thôn… nhân dân các nơi đổ về thành phố ngày một đông. Đối với thực dân Pháp và chính quyền tay sai, sau năm 1945 chúng chia Việt Nam làm ba vùng là Nam Việt, Trung Việt và Bắc Việt. Miền Nam Việt Nam bao gồm toàn bộ vùng Nam Bộ, Cao Nguyên miền Nam và một phần Trung Việt. Bà Rịa, Vũng Tàu là hai tỉnh (tỉnh Bà Rịa và tỉnh Vũng Tàu) thuộc miền Đông của Nam phần Việt Nam. Tỉnh Bà Rịa gồm có tỉnh lỵ Bà Rịa và các quận Long Điền, Đất Đỏ, và Cơ Trạch. Trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Bà Rịa đóng tại tỉnh lỵ (Phước Lễ). Tỉnh Cấp (Cap Saint Jaques) có các làng Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam (tổng Vũng Tàu) và tổng Cần Giờ. Trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Cấp đóng tại Vũng Tàu. Tháng 12-1945 tỉnh Cấp được nhập vào Bà Rịa, gọi là tỉnh Bà Rịa. Ngày 14-11-1946 “Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam kỳ” ban hành chỉ thị số 153-C/Cir-Sài Gòn thành lập các quận hành chánh quân sự (Délégation administrative et militaire) Xuyên Mộc và Phú Mỹ. Tuy nhiên, đến ngày 28-7-1947 Tỉnh trưởng Bà Rịa ra quyết định giải thể quận Xuyên Mộc, tiếp đó ngày 23-9-1947 giải thể quận Phú Mỹ1. Ngày 10-3-1947 “Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam kỳ” ban hành nghị định thành lập tỉnh Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Tiếp đó, ngày 3-5-1947 “Chính phủ lâm 1 Phông Thống đốc Nam kỳ, Hồ sơ VV 216.Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. 3 thời Cộng hòa Nam kỳ” ban hành nghị định thành lập quận Cần Giờ thuộc tỉnh Vũng Tàu gồm các làng thuộc tổng Cần Giờ và tổng An Thịt. Trụ sở quận Cần Giờ đặt tại làng Cần Thạnh. Nghị định số 807-Cab/MI của Chính phủ Lâm thời Quốc gia Việt Nam ngày 2912-1952, cải biến thị trấn Vũng Tàu thành thị xã hỗn hợp (Commune mixte)2. Nghị định số 2235-Cab/DAA ngày 16-6-1954 của Thủ hiến Nam Việt tạm sáp nhập vào làng Phước Hải hai làng Hội Mỹ và Long Mỹ và tạm sáp nhập làng Phước Lợi vào làng Phước Thọ. Tuy nhiên đến ngày 2-11-1954 nghị định này bị thu hồi. Nghị định số 3517HCSV ngày 29-11-1954 của Đại biểu chính phủ tại Nam Việt thành lập quận Xuyên Mộc, trụ sở đặt tại Xuyên Mộc3. Đối với chính quyền cách mạng, từ tháng 5-1951, tỉnh Bà Rịa và các huyện Long Thành, Cần Giuộc, Cần Đước, Nhà Bè được sáp nhập thành tỉnh Bà Rịa-Chợ Lớn (gọi tắt là tỉnh Bà Chợ). Từ đó, đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thức dân Pháp xâm lược (1954), về căn bản địa lý hành chính Bà Rịa – Vũng Tàu không có sự thay đổi. 1.3. Tình hình vùng ven biển Đông Nam Bộ sau Cách mạng tháng Tám (1945) Sau khi giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám (1945), Ủy ban hành chính các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ được thành lập. Cùng với nhân dân cả nước, Ủy ban hành chính lâm thời các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách như tịch thu ruộng đất đồn điền, ruộng muối của thực dân Pháp và ngoại kiều phản động tạm cấp cho dân nghèo; xóa bỏ thuế thân, giảm tô, hủy các món nợ tô tức cũ đối với nông dân; phát động tuần lễ vàng; khuyến khích tăng gia sản xuất, chống đói; mở các lớp bình dân học vụ; phát động phong trào “lá lành đùm lá rách”. Khuyến khích bà con ven biển khai hoang, phát rẫy trồng cây lương thực, hoa màu, tham gia các lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ. Tuy nhiên, không khí độc lập tự do, hồ hởi xây dựng cuộc sống mới của cộng đồng cư dân ven biển Đông Nam Bộ đã nhanh chóng dập tắt vì phải đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp. Ngày 2 - 9 - 1945, tại Sài Gòn, hơn một triệu người đổ về quảng trường Norodom (nay ở trên đường Lê Duẩn) dự lễ mít tinh 2 3 Phông Thống đốc Nam kỳ , Hồ sơ VV 216.Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. Phông Thống đốc Nam kỳ , Hồ sơ VV 216.Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. 4 mừng ngày độc lập dân tộc. Đây là cuộc mít tinh lớn nhất được tổ chức trọng thể giữa thành phố Sài Gòn 8 ngày sau tổng khởi nghĩa thắng lợi. Sáng ngày 23 – 9 - 1945, Hội nghị của Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ tại số nhà 269 đường Cây Mai. Tham dự hội nghị có các đồng chí Ung Văn Khiêm, Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Nguyễn, Huỳnh Văn Tiểng… Đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Thường vụ Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh dự hội nghị quan trọng này. Ngay sau khi Hội nghị Cây Mai kết thúc, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ phát lời kêu gọi nhân dân thành phố và các tỉnh: “Đồng bào Nam Bộ, Nhân dân thành phố Sài Gòn, Anh em công nhân, thanh niên, tự vệ, dân quân, binh sĩ! Đêm qua thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở chính quyền ta ở trung âm Sài Gòn. Như vậy là Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta một lần nữa! Ngày 2 tháng 9 đồng bào đã thề quyết hi sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ độc lập của Tổ quốc! Độc lập hay là chết! Hôm nay Ủy ban kháng chiến kêu gọi Tất cả đồng bào già, trẻ, trai, gái hãy cầm vũ khí xông lên đánh đuổi quân giặc xâm lược. Ai không có phận sự do Ủy ban kháng chiến giao phó, thì hãy lạp tức ra khỏi thành phố. Những người còn ở lại thì: Không làm việc, không đi lính cho Pháp. Không đưa đường, không báo tin, không bán lương thực cho Pháp. Hãy tìm thực dân Pháp mà diệt. Hãy đốt sạch, phá sạch các cơ sở, xe cộ, tàu bè, kho tàng nhà máy của Pháp. Sài Gòn bị Pháp chiếm phải trở thành một Sài Gòn không điện, không nước, không chợ búa, không cửa tiệm. 5 Hỡi đồng bào! Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp, tiêu diệt tay sai của chúng. Hỡi anh em binh sĩ, dân quân tự vệ! Hãy nắm chặt vũ khí trong tay xông lên đánh đuổi thực dân Pháp cứu nước. Cuộc kháng chiến bắt đầu! Sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945”4 Từ ngày 23-9-1945, quân Pháp gây hấn đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng toàn Nam Bộ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai của nhân dân ta bắt đầu. Cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt trên chiến trường Đông Nam Bộ. Mặc dù lực lượng vũ trang của ta ở đây ít nhưng được sự hậu thuẫn của đông đảo nhân dân đã kiên cường kháng chiến ngăn chặn quân địch, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, cùng với nhân dân các tỉnh khác trong cả nước, các tầng lớp nhân dân Đông Nam Bộ đã khẩn trương chuẩn bị kháng chiến. Ngày 10-12-1945 Hội nghị Xứ ủy mở rộng tại Đức Hòa (Long An) quyết định chia Nam Bộ thành ba khu: Khu 7, Khu 8 và Khu 9. Khu 7 gồm các tỉnh và thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Bà Rịa (Vũng Tàu được sáp nhập vào Bà Rịa), thống nhất lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ dưới sự chỉ huy của các Khu; giải thể Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ và thành lập Ủy ban kháng chiến miền Nam; phát động chiến tranh du kích rộng khắp, củng cố lực lượng vũ trang, tiến hành diệt tề, trừ gian để hỗ trợ cho việc xây dựng cở sở đảng, chính quyền và các đoàn thể cách mạng. Tại các địa bàn ven biển Đông Nam Bộ các đơn vị vũ trang cũng được hình thành. Lực lượng cộng hòa vệ binh và đội cảm tử quân ở Vũng Tàu được lệnh tập trung về Bà Rịa sáp nhập với lực lượng vũ trang Bà Rịa mang tên Cộng hòa vệ binh với quân số 150 người, biên chế thành ba phân đội. Tại các làng xã, các đội tự vệ chiến đấu được 4 Địa chí Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Trần Văn Giàu chủ biên, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1987, tr. 356. 6 thành lập, tự sưu tầm vũ khí, trang bị thêm giáo mác, luyện tập quân sự, bảo vệ trị an tại địa phương và bố trí phòng thủ tại các địa bàn xung yếu, ven biển. Phong trào mua súng, lấy trộm súng của bọn Nhật trang bị cho lực lượng vũ trang được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là thanh thiếu niên. Trong lúc đó, từ khắp mọi miền đất nước, đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, tiếp thêm sức mạnh cho Sài Gòn kháng chiến dấy lên mạnh mẽ. Ngay sau khi cuộc kháng chiến bắt đầu, các tỉnh kế cận thành phố Sài Gòn như Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Tân An, Bà Rịa, Vũng Tàu… tổ chức nhiều đội tự vệ chiến đấu về Sài Gòn đánh Pháp. Ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, hàng vạn người xung phong đầu quân vào Nam giết giặc. Hầu hết các tỉnh đều lập “phòng Nam Bộ” ghi tên các chiến sĩ tình nguyện vào Nam. Họ là những công nhân, nông dân, thợ thủ công, học sinh, sinh viên, thầy thuốc, nhà giáo, kĩ sư, viên chức, Việt kiều, cựu binh sĩ… gồm cả già, trẻ, gái, trai. Ngay từ tuần lễ đầu của cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đã có nhiều chi đội lên tàu vào Nam chiến đấu, gồm các đơn vị Giải quyết quân từ các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, chiến khu Đông Triều, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Nghệ Tĩnh… Hầu như ngày nào trên các chuyến tàu vào Nam cũng đều có quân Nam tiến. Ngày 18 và 19 - 12 - 1946, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và đề ra những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến. Sáng ngày 20 tháng 10 năm 1946, Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn trong đêm 19 – 12 – 1946. “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ 7 quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước…”5. Trước ngày toàn quốc kháng chiến, Xứ ủy lâm thời Nam Bộ đã nhận được thư và điện của Trung ương Đảng. Trong thư “Gửi các đồng chí Nam Bộ”, Trung ương Đảng chỉ rõ: “Nam Bộ là căn cứ của Pháp thực dân để lấy nhân, vật, tài lực chiến tranh với cả toàn quốc của ta và Đông Dương… Những ý định lấy Sài Gòn làm trung tâm chính trị đã biểu lộ, tất nhiên chúng ta phải có chính sách không những làm cho chúng không thể lấy Nam Bộ dùng đánh Trung, Bắc mà lại là Nam Bộ cản trở thêm khó khăn nguy hại cho chúng. Cho nên công tác phá hoại, bất hợp tác về mọi phương diện là công tác chính và chính sách này muốn thực hành đầy đủ phải làm cho toàn dân có ý thức giác ngộ, hiểu rõ mọi người đều có thể làm và phải làm để cứu nước… Không quên có những đội cảm tử xung phong, phải hợp tác công tác xung phong cảm tử với quảng đại quần chúng bằng phương pháp lãn công, đình công, đòi quyền lợi kinh tế trong các công xưởng, các sở với những hình thức đấu tranh chính trị chung, tẩy chay chính phủ bù nhìn, đòi các quyền lợi tự do dân chủ, chống khủng bố, trong lúc này cũng cần rất quan trọng nghĩa là phải kết hợp những cuộc đấu tranh không bạo lực với những cuộc chiến đấu bằng lực lượng, võ khí. Những cuộc tác chiến đánh úp trong những du kích có thể dùng võ lực bảo vệ tài sản, sinh mạng dân chúng đi đôi với các cuộc giết bọn Việt gian, tay sai lợi hại của chúng. Một điều đáng chú ý là luôn luôn bảo vệ và xây đắp chính quyền chúng ta ở khắp thôn quê, thành thị, phải có những cơ quan hành chính bí mật hay công khai, bao giờ cũng tiêu biểu chính quyền của ta vẫn có ở Nam Bộ. Muốn thực hành những nhiệm vụ này, Đảng ta cần phải mạnh và thống nhất. Không có một Đảng thống nhất và mạnh mẽ không thể đương đầu với tình thế hiện tại được. Thống nhất, củng cố Đảng, phát triển Đảng thành một Đảng quần chúng đủ oai quyền đầy đủ năng lực lãnh đạo là điều kiện cốt yếu để kháng chiến kiến quốc…”6. 5 6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1984, t. 4, tr. 203. Văn kiện quân sự của Đảng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976, t. 2, tr. 69, 70, 71, 72. 8 Trong bối cảnh quân và dân Đông Nam Bộ bước vào giai đoạn cùng cả nước kháng chiến, lời kêu gọi của Bác Hồ và các chỉ thị của Trung ương Đảng có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí quyết chiến chống xâm lược, vạch ra đường hướng cơ bản về cuộc kháng chiến, khẳng định và phát triển những khởi nghĩa tiến hành kháng chiến ở Đông Nam Bộ. Tháng 4 năm 1947, đồng chí Lê Duẩn từ Việt Bắc về đến Nam Bộ. Tại chiến khu Đồng Tháp Mười, Hội nghị Xứ ủy mở rộng được triệu tập. Hội nghị thành lập Xứ ủy chính thức, bổ sung thêm một số ủy viên Xứ ủy mới và bầu đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư Xứ ủy. Tiếp sau Hội nghị Xứ ủy, hội nghị cán bộ Đảng Sài Gòn - Chợ Lớn được triệu tập tại Bà Vụ (Vườn Thơm). Hội nghị cử Ban chấp hành Thành ủy7, do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm bí thư. Để củng cố và nâng cao năng lực của Ban lãnh đạo kháng chiến và chuẩn bị cho việc thành lập Đảng bộ tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu, đầu năm 1947, Xứ ủy Nam Bộ đã điều động thêm cho tỉnh một số cán bộ chính trị và quân sự. Tháng 4-1947, đại diện cho Xứ ủy Nam Bộ, đồng chí Trần Xuân Độ triệu tập hội nghị và tiến hành thủ tục công nhận chính thức danh hiệu đảng viên cộng sản. Cũng theo sự chỉ đạo của Xứ ủy, Tỉnh ủy lâm thời Bà Rịa được thành lập8. Ngay sau khi thành lập, Tỉnh ủy lâm thời quyết định một số công việc trước mắt, trong đó chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng khu căn cứ kháng chiến Phước Bửu – Lộc An. Năm 1947, Quận ủy Long Điền, Vũng Tàu, Đất Đỏ, Cơ Trạch lần lượt được thành lập. Bên cạnh đó, các lực lượng vũ trang của tỉnh cũng trưởng thành nhanh chóng và vững chắc. Các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến quận, xã được củng cố. Ngày 7-7-1947, Liên hiệp công đoàn tỉnh Bà Rịa ra đời. Hệ thống giao thông liên lạc từ tỉnh đến quận, xã được thông xuất và giữ vững. Gồm 15 đồng chí: (13 chính thức, 2 dự bị): Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thọ Chân, Ngô Sĩ Hùng, Ngô Thị Huệ, Chương Dương, Huỳnh Văn Vàng, Cao Đăng Chiếm, Quế Lâm, Liễu Châu, Lê Tuấn, Lê Bá Hoa, Phùng Lượng, Phạm Văn Chúc, Đào Năng An. Dẫn theo Lịch sử Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định kháng chiến (1954 - 1975), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr.132 8 Đồng chí Nguyễn Kế Hoa, cán bộ tăng cường của Xứ ủy được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời ; đồng chí Bùi Công Minh làm phó Bí thư ; đồng chí Trần Xuân Độ phụ trách theo dõi chung các cơ quan dân, chính, đảng đồng thời trực tiếp làm Chính trị viên chi đội 16. 7 9 Thi hành Sắc lệnh số 91/SL ngày 1-10-1947, qui định “Ủy ban Kháng chiến và Ủy ban hành chính các cấp (tỉnh, huyện, xã hay châu) nay hợp lại thành Ủy ban kháng chiến kiêm Hành chính”9. Ngày 13-4-1948, Ủy ban Kháng chiến và Ủy ban Hành chính tỉnh sáp nhập lại thành Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Bà Rịa, sau đó các Ủy ban Kháng chiến Hành chính các quận và xã cũng lần lượt hình thành. Theo thống kê, lúc này tỉnh Bà Rịa có 4 quận (quận Đất Đỏ, quận Long Điền, quận Vũng Tàu, quận Cơ Trạch), 49 xã với 67.039 người10. Hội nghị Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, Tỉnh ủy Gia Định, Tỉnh ủy Bà Rịa trong năm 1947 đã đặt ra những vấn đề cơ bản về đường lối và phương pháp đấu tranh cách mạng ở một thành phố lớn và vùng ven tạm bị chiếm. Hoạt động của các tỉnh, thành đã cụ thể hóa đường lối kháng chiến của Đảng ta qua các văn kiện chỉ thị toàn dân kháng chiến, Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương vào hoàn cảnh cụ thể ở Đông Nam Bộ. Tháng 5 năm 1947, giặc Pháp giảm bớt hoạt động càn quét ở miền Tây Nam Bộ, tập trung quân về đánh phá vùng xung quanh Sài Gòn và các tỉnh Đông Nam Bộ. Để có thêm quân thay thế cho các đơn vị chính quy đã rút ra miền Bắc làm nhiệm vụ bình định lãnh thổ, thực dân Pháp tiến hành tuyển mộ lính ngụy. Chúng xây dựng hàng loạt căn cứ khu vực ven biển Đông Nam Bộ như có căn cứ Long Phước Thôn ở Thủ Đức, căn cứ Tân Đông Hiệp, Bình An ở Dĩ An. Căn cứ Long Phước thôn nằm phía hữu ngạn sông Đồng Nai, phía Tây có sông Tắc chạy vòng qua ấp Phước Khánh đến Long Đại, kéo dài từ Tam Đa, Phú Hữu, Long Trường, Tân Lập đến Tăng Nhơn Phú vòng lên phía Bắc nối liền với Tân Đông Hiệp, Đông Hòa, Dĩ An. Long Phước Thôn còn là nơi đứng chân của một số cơ quan của Thành phố, vừa là hậu cứ quan trọng của lực lượng vũ trang biệt động tấn công vào nội thành từ cửa ngõ phía Đông thành phố. Để đối phó các cuộc tấn công của quân Pháp ở Đông Nam Bộ, cuối tháng 10 năm 1947, Tư lệnh bộ Khu 7 phổ biến chỉ thị “phải phá cuộc tiến công mua đông của giặc Pháp”, của Thường vụ Trung ương Đảng xuống các đơn vị và nhấn mạnh các đơn vị, địa phương phải “đánh địch để phối hợp với Việt Bắc”. Riêng Sài Gòn phải “mở một đợt Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) – Những sự kiện lịch sử, Nxb. Văn hóa – Thông tin, H, 1997, tr.144. 10 Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tập I, (1930 - 1945), Nxb Chính trị Quốc gia, Hn, 2000, tr.209. 9 10 đấu tranh chính trị và quân sự rộng khắp, không cho địch yên tâm để chi viện cho chiến trường chính”11 Cùng thời gian này, trên chiến trường ven biển Đông Nam Bộ đã phát triển một số đơn vị lực lượng vũ trang. Tại Nhà Bè và chiến khu Rừng Sác hình thành trung đoàn phiên hiệu 300 mang tên liệt sĩ Dương Văn Dương. Trung đoàn có hai tiểu đoàn mang phiên hiệu Lê Hồng Phong và Lý Chính Thắng. Chấp hành chỉ thị của Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ và hướng dẫn của Phòng dân quân các tỉnh, thành các địa phương ven biển Đông Nam Bộ đều lần lượt lập quân đội bộ, xã đội bộ dân quân, hệ thống dân quân tự vệ … lực lượng từ một tiểu đội đến hai trung đội, ở xã trung bình có trên một trung đội dân quân tự vệ. Cuối năm 1947, quân và dân các tỉnh thành Đông Nam Bộ liên tiếp đánh địch thu được nhiều thắng lợi ở các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Chợ Lớn. Tại Việt Bắc, ngày 15 - 1 - 1948, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng nhằm kiểm điểm tình hình kháng chiến và đề ra nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Hội nghị chủ trương củng cố toàn dân đoàn kết, phá chính sách “dùng người Việt hại người Việt” của thực dân Pháp, phá mọi chính quyền bù nhìn. Về kinh tế, phá kinh tế tài chính địch, thực hiện khẩu hiệu tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, cải thiện dân sinh, tịch thu tài sản của bọn phản quốc cấp cho dân nghèo và bộ đội. Phương châm tác chiến chiến lược được đề ra là “du kích chiến là chính, vận động chiến là phụ trợ”. Thực hiện chủ tương trên, bước sang năm 1948 các tỉnh, thành ven biển Đông Nam Bộ tổ chức lại chiến trường, phát triển lực lượng nhằm tiếp tục đưa cuộc kháng chiến tiến tới. Ngày 27 - 3 - 1948, Khu ủy Khu 7 mở hội nghị mở rộng toàn khu. Hội nghị quyết định điều chỉnh chiến trường, xây dựng các trung đoàn tập trung, xử lí trường hợp bọn gián điệp và phản động lũng đoạn phá hoại trong nội bộ. Sau Hội nghị, chiến trường Khu 7 chia ra 4 địa bàn hoạt động (4 phân khu): 1. (Phân khu đặc biệt) gồm: Sài Gòn - Chợ Lớn và các quận Gò Vấp, Thủ Đức (tỉnh Gia Định) và Đức Hòa (tỉnh Chợ Lớn). Dẫn theo Lịch sử Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định kháng chiến (1954 - 1975), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr.154-155. 11 11 2. (Phân khu Duyên Hải) gồm: Bà Rịa, Vũng Tàu và các quận Nhà Bè, Cần Giờ (vùng Rừng Sác tỉnh Gia Định), Cần Giuộc, Cần Đước (tỉnh Chợ Lớn), Long Thành (tỉnh Biên Hòa). 3. (Phân khu biên giới) gồm: Tây Ninh, quân khu Đông Thành (tỉnh Tân An) và quận Hóc Môn (tỉnh Gia Định). 4. (Phân khu cao su) gồm: Thủ Dầu Một, Biên Hòa. Như vậy, Phân khu Duyên Hải gồm: Bà Rịa, Vũng Tàu và các quận Nhà Bè, Cần Giờ (vùng Rừng Sác tỉnh Gia Định), Cần Giuộc, Cần Đước (tỉnh Chợ Lớn), Long Thành (tỉnh Biên Hòa) là địa bàn ven biển Đông Nam Bộ. Đầu năm 1949, tỉnh Bà Rịa giải thể quận Cơ Trạch và thành lập xã Cơ Trạch bao gồm các làng Bàu Lâm, Ba Mẫu, Thừa Tích và Quảng Giao. Năm 1949, các xã Hắt Lăng và Tam Phước của huyện Long Điền sáp nhập thành xã Phước Lăng; xã Phước Tụy và xã Thạnh Mỹ của huyện Đất Đỏ nhập thành xã Phước Mỹ; huyện Vũng Tàu nhập các xã Sơn Long, Sơn Hòa, Sơn Hiệp thành xã Thống Nhất; các xã Hội Thạnh, Hội Bài A, Hội Bài B nhập thành xã Đoàn Kết; xã Bàn Thạch, Phước Tân và Phước Long nhập lại thành xã Tân Thành; xã Long Xuân và xã Phước Hòa nhập thành xã Xuân Hòa12. Tháng 10 năm 1949, quân viễn chinh Pháp ở miền Nam bắt đầu rút quân ra chiến trường miền Bắc, chỉ giữ lại miền Nam 28 tiểu đoàn quân chính quy. Để có đủ quân số chiếm đóng bình định, địch triển khai bắt lính ồ ạt, xây dựng ngụy quân. Theo kí kết với Pháp, chính phủ Bảo Đại được tổ chức quân đội riêng do sĩ quan ngụy chỉ huy, nhưng vẫn khống chế quân ngụy bằng cách đưa nhân viên kĩ thuật người Pháp vào làm cố vấn, đẻ ra cơ quan phối hợp hoạt động giữa quân đội Pháp và “quân đội các quốc gia liên kết” dưới quyền điều khiển của Pháp. Do đó, tại Đông Nam Bộ cùng với việc xây dựng ngụy quân, chính phủ Bảo Đại ra sức củng cố hệ thống ngụy quyền các cấp từ Trung ương đến cơ sở, phát triển các đảng phái phản động làm hậu thuẫn cho công cuộc bình định. Những tổ chức đảng phái như “Quốc gia liên hiệp”, “Liên minh dân chủ quốc gia”, Việt Nam quốc dân Đảng”, “Việt Nam độc lập dân chủ”, “Liên đoàn thanh niên bảo quốc”, Đại Việt”, rồi các tổ chức nghiệp đoàn công nhân do chúng lập ra như “Tổng liên đoàn lao động”, “Tổng liên đoàn lực lượng thợ thuyền”… lên tiếng ủng hộ chính phủ Bảo Đại, kêu gọi lực lượng Báo cáo của UBKCHC tỉnh ngày 31-12-1949, Hồ sơ của Trung tâm luu trữ quốc gia III, Phông UBKCHC/NB, Hộp số 5, Hồ sơ số 121, tr32. 12 12 kháng chiến trở về xây dựng “quốc gia độc lập”. Công cuộc kháng chiến của quân và dân Đông Nam Bộ đứng trước tình hình mới. Tháng 9 - 1949, Bộ Tư lệnh Nam Bộ ra chỉ thị tổ chức lại chiến trường, củng cố nhân sự cấp khu và tỉnh, giải thể phân khu Duyên Hải của Khu 7. Khu Sài Gòn được mở rộng về phía Tây Bắc, gồm thêm toàn tỉnh Tây Ninh (Khu 7 chỉ còn lại 3 tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Bà Rịa). Bước sang đầu năm 1950, cuộc kháng chiến của ta trên chiến trường Đông Nam Bộ gặp nhiều khó khăn. Giặc Pháp tuy có điều lực lượng ra Bắc Bộ và Trung Bộ nhưng quân số không giảm do vẫn tiếp tục tăng cường viện binh từ Pháp sang Việt Nam và phát triển thêm ngụy quân tại chỗ. Tuy nhiên, đến cuối năm 1950 tình hình có nhiều chuyển biến, cuộc kháng chiến của nhân dân ta có nhiều bước phát triển mới. Sau thất bại ở chiến dịch Biên giới, chính phủ Pháp quyết định phái đại tướng De Lattre de Tassigni, nguyên tư lệnh lục quân khối Tây Âu, sang làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương; đồng thời, xin Mỹ tăng cường viện trợ cho cuộc chiến tranh. Trên chiến trường Đông Dương và Việt Nam, De Lattre de Tassigni tiến hành xây dựng lực lượng cơ động chiến lược, ra sức phát triển ngụy quân; xây dựng hệ thống đồn bót bít các đường liên lạc, tiếp tế của ta; bao quanh các đồn bót là hệ thống boong-ke phòng thủ. Chúng tập trung quân bình định vào vùng chúng kiểm soát; tăng cường gián điệp, phá hoại tấn công sâu vào vùng tự do và các vùng căn cứ kháng chiến... Ở Đông Nam Bộ nói chung, vùng Duyên hải Đông Nam Bộ nói riêng, kế hoạch của De Lattre de Tassigni đã gây nhiều khó khăn cho ta, nhất là ở những vùng sau lưng địch. Trước tình hình đó, tháng 2-1951, Trung ương Cục miền Nam quyết định chia lại chiến trường Nam Bộ thành 2 phân khu. Phân khu miền Đông và phân khu miền Tây. Ngày 27-6-1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ ra Nghị định số 172/NĐ-51, thành lập Tỉnh Bà Rịa – Chợ Lớn, theo đó, tỉnh Bà Rịa – Chợ Lớn gồm toàn bộ tỉnh Bà Rịa và một phần của 3 tỉnh khác là Chợ Lớn, Biên Hòa, Gia Định, có bốn huyện và hai thị xã: Huyện Long Điền – Đất Đỏ, huyện Vũng Tàu, Liên Huyện (Cần Đước, Cần Giuộc, Nhà Bè), huyện Long Thành và hai thị xã Cấp và Bà Rịa13. Vùng duyên hải Đông Nam Bộ có vị trí trọng yếu, bao phủ toàn bộ vùng biển đảo Đông Nam Bộ, như một cánh cung bao vây quanh Sài Gòn từ phía Nam và Đông Nam 13 Thạch Phương, Nguyễn Trong Minh (cb), Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu, Nxb. KHXH, Hn, 2005, tr.269 13 cùng các tỉnh khác trong Phân liên khu miền Đông tạo thế liên hoàn. Chính vì vậy cuộc đấu tranh giữa ta và địch trên chiến trường Bà Rịa - Chợ Lớn diễn ra rất quyết liệt cho đến những năm tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 1.4. Chính quyền thực dân Pháp và tay sai trong việc quản lý biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (1945 - 1954) Vùng duyên hải Đông Nam Bộ là địa bàn có vị trí chiến lược vừa là vùng ven án ngữ con đường biển duy nhất vào Sài Gòn, một trong những huyết mạch giao thông đường biển, vừa là địa đầu tiếp giáp với Nam Trung Bộ. Vì vậy, trong lần tái xâm lược Việt Nam năm 1945, Pháp coi nơi đây là một trong những địa bàn trọng điểm về chính trị và quân sự trong chiến lược ở miền Nam Việt Nam của Pháp, nên chúng đưa một lực lượng quân sự khá hùng mạnh gồm cả bộ binh, pháo binh, thiết giáp, hải quân và lực lượng an ninh; quân số cao nhất có lúc lên tới hai trung đoàn để xâm chiếm và quản lý vùng này14. Hoạt động quản lý biển đảo của thực dân và chính quyền tay sai ở vùng duyên hải Đông Nam Bộ trong giai đoạn 1945 – 1954 tập trung vào hai mảng chính: 1/ quản lý về an ninh, trị an, 2/ quản lý các hoạt động phát triển kinh tế biển. Trong đó hoạt động quản lý về an ninh, trị an là chủ yếu, vì vùng duyên hải Đông Nam Bộ là vùng tạm chiếm, luôn đối mặt với các cuộc tấn công của lực lượng cách mạng. Tháng 2-1946, sau khi đánh chiếm và làm chủ vùng duyên hải Đông Nam Bộ, Pháp khẩn trương tổ chức bộ máy tề ngụy nhằm quản lý vùng ven biển, thiết lập tiểu khu Bà Rịa, Vũng Tàu, Cần Giờ cùng các chi khu Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc (Quartier), phân tiểu khu Nước Ngọt - Long Hải (Sous quartier autonome) phân chi khu Bình Ba; thiết lập hàng loạt các đồn bót ven các lộ giao thông; ra sức xây dựng và củng cố tổ chức hệ thống tề ngụy ở các làng xã. Tính đến cuối tháng 2-1946, quân số của Pháp và tay sai tập trung ở vùng duyên hải Đông Nam Bộ khoảng 2 trung đoàn gồm bộ binh, pháo binh, thiết giáp, hải quân, biệt kích với lực lượng cơ động tăng cường khá đông khi cần thiết. Trong đó, khống chế thường xuyên các địa bàn ven biển ở đây có tiểu đoàn 2 Ma rốc của miền Đông, tiểu đoàn 3 dù ngụy binh, binh đoàn cơ động của Pháp tại Nam Bộ, hải đoàn xung phong 2 (Rừng Sác) và lực lượng biệt kích15. 14 15 CAP Saint Jacques Pêcherie, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. CAP Saint Jacques Pêcherie, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. 14 Trên địa bàn vùng duyên hải Đông Nam Bộ lúc bấy giờ, thực dân Pháp đã chiếm 100 trong số 110 xã - trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu có 104 xã, Cần Giờ có 6 xã –chiếm 96% diện tích toàn vùng. Ta thường gọi đây vùng bị địch tạm chiếm và vùng du kích bị uy hiếp nặng. Tất cả các địa phương ven biển của Đông Nam Bộ đều nằm trong vùng bị địch tạm chiếm và vùng du kích bị uy hiếp nặng. Nhằm gia tăng năng lực quản lý và kiểm soát vùng duyên hải Đông Nam Bộ, thực dân Pháp đã mở nhiều cuộc hành quân nhằm bình định và kiểm soát thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa và các làng ven biển Cần Giờ… những nơi có vị trí kinh tế quân sự, các đầu mối giao thông thủy bộ, kiểm soát chặt các bến cảng cửa khẩu và càn quét mở rộng vùng chiếm đóng, lập tề ngụy, ráo riết bắt lính. Chúng dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ lôi kéo và gom dân về sống chung quanh đồn bót mà chúng coi như những phòng tuyến mềm vừa hạn chế các cuộc tập kích của ta vào đồn bót, vừa có điều kiện thực hiện các chính sách mị dân. Trên dọc hành lang tuyến biến, để ngăn chặn hoạt động của lực lượng kháng chiến với cộng đồng cư dân ven biển, đồng thời siết chặt an ninh khu vực này thực dân Pháp đã triển khai các điểm đóng quân, xây đồn bót, tổ chức càn quét, đốt nhà dân bắn giết người và gia súc, gom dân trở lại. Tại Vũng Tàu, Cần Giờ, Bà Rịa chúng mở nhiều cuộc hành quân bắt bớ những người kháng chiến và những gia đình có người tham gia cách mạng. Tháng 2-1946, hơn 100 lính Pháp từ chi khu Đất Đỏ theo lộ 23 kéo lên Xuyên Mộc, triển khai các điểm đóng quân, xây đồn bót, lập chi khu Xuyên Mộc. Sau đó, từ Xuyên Mộc, chúng tung từng toán trinh sát lùng sục để mở rộng vùng chiếm đóng lên tận vùng giáp ranh với tỉnh Bình Thuận. Tại Phước Bửu, Pháp cũng thực hiện khủng bố để gom dân, đốt nhà dân ở Gò Cà, phá hủy các phương tiện sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngày 25-5-1946, Pháp chiếm Bà Trao - Núi Nứa, đóng đồn ở Bến Đá. Lính Pháp thường xuyên hành quân vào các làng ven biển để vơ vét thóc gạo, gà, vịt, khủng bố nhân dân. Tại Long Mỹ, mặc dù địch đã lập tề xã, chúng cũng không kiểm soát nổi. Chúng biết nơi đây là căn cứ cách mạng, nơi tập trung cơ quan lãnh đạo kháng chiến của tỉnh, nên mở nhiều cuộc hành quân càn quét. Ban ngày, địch cùng các loại cơ giới và xe ủi đất san lấp. Sau đó, dùng pháo 105 và pháo 155 để tàn phá xã này. 15 Tháng 9 -1946, thực dân Pháp đóng đồn pạctigiăng Long Hải, và thường xuyên đưa lính đi càn quét từ Long Hải đến Lò Vôi. Chúng khôi phục bộ máy tề ngụy và mở rộng vùng chiếm đóng, thiết lập Tiểu khu Bà Rịa và các Chi khu Vũng Tàu, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, khai thông lộ 2 và các lộ 23, 24, 52 lập đồn bốt dọc theo các trục lộ giao thông. Để bảo vệ vịnh Ghềnh Rái và trục sông Lòng Tàu, địch đã thiết lập hệ thống nhiều đồn bót phòng thủ như đồn Bình Khánh, Phước Khánh. Chi khu Cần Giờ do hai đại đội Pạctidăng đóng giữ, tên quan hai quận trưởng chỉ huy. Chiếm đóng đến đâu, thực dân Pháp móc nối những tên tay sai cũ, lập lại các ban tề, tổ chức thân binh để mở rộng chiếm đóng, kiểm soát chỗ đóng quân. Những người trước đây đã từng làm tay sai cho Pháp trước đây, bây giờ ngóc đầu dậy với hy vọng được chúng dùng lại trong bộ máy tề điệp, phụ họa với những luận điệu phản tuyên truyền đối với cách mạng, coi việc Pháp quay trở lại là một dịp may để cầu “vinh thân, phì gia”. Bên cạnh việc tăng cường lực lượng bảo vệ lộ 2, con đường bộ duy nhất để tiếp tế cho Bà Rịa và Vũng Tàu kể từ khi lộ 15 bị cắt đứt, kể từ cuối năm 1947, thực dân Pháp khùng bố đồng bào để uy hiếp tinh thần nhân dân ta. Tại Vũng Tàu chúng tăng cường lực lượng cho đồn lính bảo an đóng ở Ngã tư Giếng Nước, kiểm soát chặt chẽ đầu mối giao thông giữa Vũng Tàu và căn cứ địa kháng chiến. Chúng kiểm soát gắt gao vùng Thắng Nhì, vì nơi đây là một đầu cầu tập kết các lực lượng vũ trang từ Bà Trao - Núi Nứa vào hoạt động nội ô. Đồng bào Thắng Nhì đã hết lòng nuôi dấu cán bộ, bộ đội, đóng góp lương thực, thuốc men tiếp tế cho khu căn cứ Núi Nứa, đưa đón cán bộ, bộ đội hành quân qua đây. Từ tháng 10 - 1949, để có đủ quân số chiếm đóng, bình định, địch triển khai ồ ạt việc bắt lính ở các làng, xã ven biển Đông Nam Bộ. Chúng kêu gọi xây dựng ngụy quân dưới danh nghĩa “quân đội quốc gia”. Tại đây, “quân đội quốc gia''” vẫn do Pháp khống chế, thực tế là thực hiện nhiệm vụ do Pháp giao, dưới hình thức cố vấn và “'phối hợp hành động”' giữa quân đội Pháp và '”quân đội các quốc gia liên kết”. Chúng hô hào phát triển các đảng phái phản động làm hậu thuẫn cho công cuộc bình định, kêu gọi những người kháng chiến “trở về với quốc gia độc lập”... Ngày 15 tháng 5 năm 1950, cái gọi là “quân đội quốc gia Việt Nam” chính thức ra đời với sự chuẩn y của Quốc hội Pháp. 16 Sau thất bại nặng nề ở Biên giới (Thu Đông 1950), thực dân Pháp đẩy mạnh chính sách dùng người Việt đánh người Việt. Chúng tập trung binh lực bình định vùng đồng bằng ven biển Đông Nam Bộ. Chúng tập trung binh lực càn quét từng vùng, chiếm đóng từng khu vực, thọc sâu vào căn cứ ta, chà đi sát lại dài ngày, giết người, cướp của, triệt phá kinh tế, ra sức ngăn chặn đường tiếp vận từ Khu 8 đến Khu 7. Chúng sử dụng lực lượng cấp tiểu đoàn, tập trung càn quét, tung biệt kích đánh vào vùng căn cứ của tỉnh. Các vùng căn cứ Hắt Dịch - Phú Mỹ, Bà Trao - Núi Nứa, Xuyên - Phước - Cơ liên tục bị càn quét. Về kinh tế, do tình hình chiến tranh diễn ra ác liệt nên sau một thời gian gián đoạn, các ngành kinh tế trong vùng ven biển đang bị tạm chiếm dần dần hoạt động trở lại. Tại Vũng Tàu, các sở máy nước, máy điện khôi phục và hoạt động giải quyết các nhu cầu của bộ máy chính quyền và khối cư dân đô thị ven biển. Một số ngành dịch vụ, thương nghiệp, đặc biệt là ngành Bưu điện …. được hồi phục. “Các công ty hàng hải nối lại các tuyến vận tải biển giữa Việt Nam với Pháp và Hồng Kông... phục vụ cho hoạt động xuất, nhập khẩu của vùng bị tạm chiếm. Các hãng buôn lớn của người Pháp như Poinsard và Veyret, Descours, Cabaud, Denis Frères, Bourguoin Meifres, Diethlem... mở rộng hoạt động xuất khẩu than, cao su, gạo... và nhập khẩu hàng công nghiệp. Kết quả là sản phẩm hàng hóa trên thị trường dồi dào, hoạt động kinh doanh buôn bán khá sầm uất … Hàng hóa dồi dào nhưng giá cả thị trường vẫn tăng nhanh. So với năm 1946, năm 1950, giá ở vùng bị tạm chiếm đã tăng 3,3 lần. Tiền ra thị trường nhiều. Đồng tiền Đông Dương ngày càng mất giá.16 Từ năm 1951, trước những thắng lợi của ta trên mặt trận quân sự, triển vọng thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược Pháp ngày càng bộc lộ rõ. Các nhà kinh doanh Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Nam, chuyển về đầu tư ở châu Âu và châu Phi. Những người còn lại thì chuyển sang làm ăn theo kiểu chụp giựt, bóc ngắn cắn dài: Rút vốn đầu tư, ra sức khai thác tài nguyên, tranh thủ kiếm lời nhanh, thu hồi vốn nhanh... Cách làm ăn theo kiểu giã đám này khiến sản xuất công nghiệp trong vùng bị tạm chiếm ở miền Nam nói chung, ở Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng không tăng trưởng mà sụt giảm dần. “Trên thị trường thì giá cả tăng nhanh, đồng tiền Đông Dương ngày càng mất giá. Tuy nhiên, hàng hóa trên thị trường vẫn dồi dào. Hàng nhập khẩu từ Pháp ngày càng nhiều. Ngoài ra lại Bộ Công thương Việt Nam (2015) Công nghiệp và Thương mại Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc - http://www.moit.gov.vn/vn/pages/lichsuphattrien.aspx?IDNews=499; 16 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan