Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Hồi ký tâm sida

.PDF
312
1714
71

Mô tả:

Tác phẩm: hồi ký Tâm “Si-đa” Tác giả: Trương Thị Hồng Tâm Bản quyền © 2012 Trương Thị Hồng Tâm Công ty First News – Trí Việt giữ bản quyền xuất bản và phát hành ấn bản tiếng Việt trên toàn thế giới theo thỏa thuận với tác giả Trương Thị Hồng Tâm. Bất cứ sự sao chép nào không được sự đồng ý của First News đều là bất hợp pháp và vi phạm Luật xuất bản Việt Nam, Luật Bản quyền Quốc tế và Công ước Bảo hộ Bản quyền Sở hữu Trí tuệ Berne. CÔNG TY VĂN HÓA SÁNG TẠO TRÍ VIỆT - FIRST NEWS 11 H Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tel: (84.8) 38227979 - 38227980 - 38233859 - 38233860 Fax: (84.8) 38224560; Email: [email protected] Website: www.firstnews.com.vn FIRST NEWS NHÀ XUẤT BẢN TRẺ Cảm ơn em, “Tâm si-đa”! Tôi biết Tâm từ những lớp tập huấn về HIV/AIDS do Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Tp. HCM tổ chức. Tâm xanh xao, ốm yếu, gầy nhom, nhưng mạnh mẽ, quyết liệt, thẳng thắn và trung thực. Tôi đánh giá cao sự đóng góp tích cực của Tâm trong chương trình Phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt trong các hoạt động giáo dục đồng đẳng. Sau này tôi quý mến Tâm hơn khi biết em đang nuôi dưỡng, bảo vệ, chăm sóc cho các bé nhiễm HIV. 5 V ượt lên cái chết Khi có những ưu tư, thất vọng, nản lòng, lại thấy Tâm… gõ cửa. Có khi Tâm hớt hải xin một cái giấy giới thiệu, một lá thư tay để kịp đưa một bé vào bệnh viện; có khi Tâm kêu cho ít tiền để mua vé xe đò cho một bé gái vừa thoát khỏi ổ mại dâm… Những lúc như thế, bao giờ trong tôi cũng có cái cảm giác mến phục cô gái nhỏ bé mà rắn rỏi này. Tôi mừng vì nay Tâm đã có được một tập Hồi Ký. Điều rất đáng quý, Tâm viết Hồi ký như là một cơ hội để kiếm chút đỉnh tiền nuôi các “con” nheo nhóc của mình. Từ chuyện đời thực của mình – qua lời kể chân thành của Tâm – nhiều khi làm cho chúng ta phải lặng người, phải giật mình, sửng sốt… Như một nhắn gửi, một cảnh báo. Đọc, thấy rưng rưng… Tôi nghĩ như có cái gì đó - một cái “nghiệp”- đã thúc đẩy Tâm tự đem thân mình trải nghiệm nỗi gian truân của cuộc đời để rồi từ đó mà có tấm lòng vị tha, có bàn tay nhân ái, cưu mang bao cảnh đời tăm tối, nghiệt ngã. 6 H ồi ký T âm “ si - đa ” Nhà xuất bản muốn tôi viết đôi dòng để giới thiệu tập Hồi Ký này, tôi thấy chỉ cần nói một câu: Cảm ơn em, “Tâm si-đa”! – BS Đỗ Hồng Ngọc (Nguyên Giám đốc Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Tp.HCM) 7 Lời mở đầu Đầu năm 2010 là thời gian tôi thấy mình hạnh phúc nhất. Không hạnh phúc sao được khi bỗng dưng các con, trai có gái có, đem về tặng má Tâm đủ thứ quà ngày Tết. Nào hoa, nào trái cây, ôi thôi thì các loại bánh mứt. Rồi nữa, nào là bạn bè, ân nhân đến thăm viếng, tặng quà. Tất cả đều đến với tôi bằng những tình cảm yêu thương, đầy ắp nghĩa tình. Đối với tôi như thế là quá đủ! Đúng ra tôi không dám viết cuốn hồi ký này, bởi cuộc đời tôi không lấy gì tốt đẹp. Những khó khăn và tồi tệ nhất trên đời, tôi đều đã trải qua. Chỉ mới 10 tuổi đầu, tôi đã ở đợ hết nơi này đến nơi khác, cực khổ trăm bề. Rồi những năm tháng sống cùng dì ghẻ phải chịu cảnh đòn roi, khiến tôi thêm hận người, hận đời. Hận thù và nông 9 V ượt lên cái chết nổi đã giết chết tuổi trẻ của tôi! 14 tuổi tôi đã nghiện bạch phiến, lớn một chút thì bán “trinh”, rồi làm gái mại dâm… Tôi sống cuộc sống không phải của con người. Mãi cho đến năm 34 tuổi, lúc tôi đã không còn hình người, bất ngờ tôi được gặp một nhóm thanh niên trẻ. Ngay trên vỉa hè đường phố, họ dần “gột rửa” tôi, giúp tôi tìm lại chính mình. Tất nhiên, bản thân tôi cũng phải cố gắng vươn lên, nỗ lực rất nhiều để có thể trở về cuộc sống và để được sống như bao phụ nữ bình thường khác. Tôi từng có dịp gặp chị Petra người Đức, trong dịp chị sang Việt Nam làm việc tại Ủy Ban Phòng Chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh. Biết được quá khứ của tôi, chị Petra động viên tôi nên viết hồi ký. Chị còn nói nếu tôi viết xong, chị sẽ cho in thành sách với nhiều thứ tiếng, chị sẽ bán giùm tôi, để tôi có tiền mua một căn nhà nhỏ cho tôi và các con cùng ở. Tôi không biết có đạt đến điều như chị Petra nói hay không. Nhưng dẫu sao tôi cũng muốn kể những gì xảy ra trong cuộc đời của tôi, bởi tôi hy vọng có thể giúp được ai đó tránh những va vấp như tôi trước đây. Các bạn tôi ai cũng khuyến khích khi nghe tôi nói về dự định viết hồi ký. Vậy là tôi bắt đầu ôn lại quá khứ để viết những trang hồi ký này. Dù lời văn còn vụng về, còn sai nhiều lỗi chính tả (phải nhờ bạn bè sửa giúp), nhưng đó là sự thật câu chuyện đời tôi – một con người từ tận cùng dưới đáy xã hội, đã may mắn được những tấm lòng nhân ái dang tay giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi làm lại 10 H ồi ký T âm “ si - đa ” cuộc đời. Khi tôi viết lời kết cho quyển hồi ký này, tôi tin là linh hồn cô Nguyễn Thị Oanh vui lắm, vì khi còn sống cô từng nói với anh Nguyễn Văn Hùng – bạn tôi rằng: “Nếu Hồng Tâm chịu khó viết nhật ký công tác ngày, cô tin Tâm sẽ giỏi trong công tác xã hội”. Giờ đây, cô không còn nữa, anh Hùng cũng đã đi xa mãi không về. Và với những người còn lại, tôi tin là Cha Lê Ngọc Thanh, em Trần Công Bình… cũng sẽ hài lòng về tôi. Bởi hai mươi năm nay, tôi vẫn cố gắng sống tốt, làm tốt công tác xã hội mà cuộc đời đã giao trọng trách. Trong suốt quãng thời gian tham gia công tác xã hội, trực tiếp tiếp cận với trẻ em đường phố, tôi tổng hợp một vài nguyên nhân khiến cho đường phố ngày càng nhiều trẻ em sống lang thang như sau: Một là: Cha, mẹ nuông chiều con quá mức. Họ không nhận ra con mình đang dần có những thay đổi bất thường: kết bạn xấu, đua đòi, ăn chơi trác táng... tất cả đều để chứng tỏ với bạn bè rằng mình là con cưng của gia đình, muốn gì được nấy và có quyền xài tiền như nước. Hai là: Cha, mẹ lo làm giàu và cho con mình xài tiền quá sớm. Họ cho tiền mà không cần biết con sử dụng đồng tiền đó như thế nào. Đa phần họ cho rằng, trước đây gia đình khó khăn, con cái thiệt thòi, vì thế khi có của ăn của để, họ cần tạo mọi điều kiện để con cái không bị thua kém bạn bè. Có nhiều tiền một cách dễ dàng, trẻ nhanh 11 V ượt lên cái chết chóng rơi vào con đường xấu, tụ tập hút chích ma túy… Đến khi cha mẹ phát hiện ra thì quá muộn! Ba là: Chính cha, mẹ có cuộc sống ăn chơi buông thả. Bày ra trước cặp mắt ngây thơ của con cái họ là những cảnh rượu chè, cờ bạc, trai gái, đĩ điếm... Cuộc sống của họ là “tấm gương” để con cái họ bắt chước làm theo, thậm chí chính họ còn hướng con cái theo lối sống của họ - một lối sống bệ rạc, thích tiêu xài và lười lao động. Bốn là: Cha, mẹ hành nghề bất chính. Người ta gọi đó là nghề “cha truyền con nối”. Những “nghề” buôn bán ma túy, chứa mại dâm… của cha mẹ được “truyền” lại cho con cháu họ một cách cố ý, hoặc giả không muốn thì cũng khó tránh việc chúng học theo bởi “gương treo trước mắt”. Tôi từng tiếp cận một gia đình trong khu vực “Cây Da Sà”, Quận 6. Cả nhà toàn làm chủ chứa mại dâm: từ cha, mẹ đến con trai, con dâu, con gái, con rể… tất cả đều “nổi danh” trong lĩnh vực này. Những người dân bình thường sống gần đều dè chừng gia đình họ. Không ai dám đụng chạm vì sợ vạ lây. Năm là: Cha, mẹ ly hôn. Cha và mẹ lo tìm hạnh phúc riêng, mạnh ai nấy sống, con cái mất điểm tựa. Mái ấm gia đình không còn chính là nguyên nhân đẩy các em ra đường phố. Các em lấy vỉa hè làm nhà; làm bạn với những đứa trẻ giống mình; “cha mẹ” là ma cô, chủ chứa; “nghề nghiệp” là trộm cướp, mại dâm... Vào tù ra khám là 12 H ồi ký T âm “ si - đa ” chuyện bình thường. Và càng vào tù ra khám, các em càng lọc lõi hơn, nhiều mánh khóe hơn để tồn tại trong cuộc sống nơi vỉa hè, đường phố. Ngoài năm nguyên nhân trên – đó là theo cách nghĩ của tôi – có thể còn những nguyên nhân khác nữa. Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là: Rồi từ đây, cuộc sống các em sẽ đi về đâu? Sống trên đường phố bữa đói, bữa no, mạnh được, yếu thua. Các em phải sống dựa vào những tay anh chị, rồi tập tành hút chích, rồi trở thành đệ tử “nàng tiên nâu” lúc nào không hay. Trộm cướp, giựt dọc, giết người... là những hành vi khó tránh. Con đường các em gái dễ dàng bước vào là con đường mại dâm. Và như một điều tất yếu, các em nhiễm các căn bệnh xã hội, dẫu tuổi đời chỉ mới mười bốn, mười lăm. Tôi từng chăm sóc nhiều em bị bệnh AIDS giai đoạn cuối đang sống ở vỉa hè hay công viên. Các em chỉ có một mơ ước duy nhất là khi chết đi có người thân bên cạnh. Dù nguyên nhân nào khiến các em rời bỏ gia đình, dù các em có cố gắng che giấu cảm xúc bằng vẻ mặt bất cần đời, thì các em vẫn không thể giấu đi niềm khao khát: khao khát được yêu thương trong mái ấm gia đình. Và đây chính là lý do tôi quyết không bỏ cuộc. Tôi muốn các em có một “mái nhà”, được có giây phút sống trong không khí gia đình dẫu rằng cuộc đời của các em 13 V ượt lên cái chết ngắn ngủi. Vì thế, tôi vẫn và sẽ tiếp tục công việc này, tiếp tục nuôi dạy những đứa trẻ bị AIDS và mồ côi vì AIDS. Xã hội đã dang rộng vòng tay bảo bọc tôi, tôi không có gì để đền đáp ơn nghĩa ấy. Tôi chỉ biết là mình phải cố gắng làm tốt công việc hiện tại. Đó là cách tôi trả ơn đời! Tôi chỉ có một nỗi lo duy nhất: Các con tôi sẽ ra sao nếu một mai không có má Tâm bên cạnh? Tôi rất lo vì tôi biết sức khỏe của mình. Tôi cố gắng che đậy bằng những nụ cười khi ở bên các con. Tôi muốn quên đi nỗi đau của chính mình. Càng buồn, tôi càng tìm đến với những trẻ em thiếu may mắn. Tôi sẵn sàng chia sẻ những gì tôi có được với các em. Nhìn các em vui, tôi thấy lòng mình ấm áp lạ kỳ. Mặc kệ người đời, có kẻ nói vô người nói ra, có kẻ quan tâm có người ghét bỏ. Tôi chỉ nghĩ đơn giản: tôi dùng ruột gan tôi, kinh nghiệm xương máu cuộc đời tôi để dạy cho các em – những đứa trẻ bị bỏ rơi – tự biết cách đề phòng, bảo vệ cuộc sống của chính mình, không để người khác xâm hại đến thân thể mình, dù vì bất kỳ lý do gì. 14 Phần I LẠC MẤT TUỔI THƠ 15 Gia đình ly tán Có những người lớn lên không hề nhớ lúc nhỏ mình như thế nào, riêng tôi vẫn nhớ như in cảnh tượng gia đình mình ngày ấy. Từ những tháng ngày hạnh phúc ấm êm bên ba, bên má cho đến những đổ vỡ, tan nát, chia lìa. Má tôi là vợ thứ. Nếu không tính anh, chị con của má lớn thì tôi là chị Hai trong gia đình – gồm tôi và ba đứa em trai. Lúc nhỏ, tôi là đứa èo uột khó nuôi, trông như con mèo ốm. Chị em tôi thật hạnh phúc vì có ba má săn sóc yêu thương. Rồi biến cố xảy ra năm tôi lên bảy. Ba tôi có người đàn bà khác. Má tôi vì ghen tuông đã đánh chửi nhau với ba như cơm bữa. Tôi không biết ai phải ai trái giữa ba với má, nhưng những lúc như vậy, chị em tôi chính là cái cớ để người lớn trút giận. 17 V ượt lên cái chết Ba liên tục vắng nhà. Còn má tối ngày bận đi rình tìm xem ba tôi quen những ai, rồi giở trò đánh ghen hoặc tới tận nơi ba tôi làm việc la lối om sòm. Má không còn thời gian để chăm sóc chị em tôi như trước nữa. Dạo ấy, ba tôi đóng quân tại Vĩnh Long, nhưng để xoa dịu má, ba lại đổi qua tỉnh Phong Dinh. Dĩ nhiên cả nhà chúng tôi phải theo ba về Cần Thơ. Ở Cần Thơ, ba lại giở thói trăng hoa. Má tôi ghen lồng ghen lộn vì ba cứ bỏ nhà đi đêm. Tôi không biết do má có lỗi hay tại người đàn bà mới “quyến rũ” ba? Nhưng cứ mỗi lần ba đi làm về là ba má lại đánh chửi nhau. Và cứ mỗi lần như vậy, chị em tôi phải chui xuống gầm giường mà trốn, núp sau tủ mà xem. Đánh nhau chán chê, má lại đem chị em tôi ra mà rủa mắng, bảo tại chị em tôi nên ba mới bỏ má đi tìm vợ khác. Có phải tại chị em tôi mà ba đi tìm người đàn bà khác không? Có phải chúng tôi là nguyên nhân khiến ba má đánh chửi nhau không? Tôi cũng không biết nữa! Nhưng nếu vậy tại sao ba má sinh chị em tôi ra làm gì? Người lớn sao khó hiểu quá… Khi đứa em trai nhỏ nhất của tôi còn nằm trên võng chưa biết ăn, ba má tôi chia tay. Ba bỏ nhà đi theo dì ghẻ. Má tôi ghen quá hóa bệnh. Tôi không biết má mắc bệnh gì, chỉ thấy tối ngày má cứ ngồi chải tóc soi gương, rồi cười khóc một mình, miệng thì lảm nhảm câu gì không rõ. Má như người vô hồn, chẳng buồn ngó ngàng đến chị 18 H ồi ký T âm “ si - đa ” em tôi. Tôi nghe người lớn nói với nhau, má tôi bị bệnh tà ma, chỉ có thầy chùa mới chữa được bệnh của má. Nhiều người tốt bụng đi tìm thầy về chữa bệnh cho má, nhưng bệnh má vẫn không bớt. Rồi cho đến một ngày, ông thầy ấy dẫn má tôi đi biệt luôn, bỏ lại bốn chị em tôi trong căn nhà nửa trên bờ nửa dưới sông. Má đi mất tiêu, bốn chị em tôi đói la liệt, không có ai nấu cơm cho ăn, không còn ai chăm sóc. Đói thì đầu gối phải bò. Tôi đi xin lối xóm cơm để ăn, xin sữa về cho em Ngọc bú. Nhưng cũng chỉ được vài ba bữa, người ta không ai cho nữa. Chị em tôi không dám lượm mót ăn vì nhớ lời ba má dạy. Vậy mà cuối cùng cái đói đã “dạy” tôi biết ăn cắp. Mỗi buổi trưa, tôi đi rình nhà hàng xóm để ăn cắp cơm nguội về mấy chị em cùng ăn với muối hột. Còn thằng Ngọc thì đành chịu vì tôi không thể ăn cắp sữa cho nó bú. Đói, thằng nhỏ la khóc om sòm khiến hàng xóm không ngủ được. Người ta đành lấy nước cơm cho nó bú đỡ. Ngày qua ngày, chị em tôi chờ má về, nhưng chờ hoài không thấy. Tự nhiên chị em tôi vắng cả ba lẫn má, thành bơ vơ. Mỗi lần đói bụng, thằng Châu vừa khóc vừa hỏi tôi: “Chị Tâm ơi! Má đi đâu mất tiêu rồi? Sao má không về nấu cơm cho tụi mình ăn hả chị? Em đói quá, anh Dũng cũng đói, chị có đói bụng không hả chị?”. Thằng Dũng cũng thút thít khóc: “Em nhớ má lắm! Tối ngủ không có 19 V ượt lên cái chết má, em sợ ma…”. Cả bốn chị em tôi ôm nhau khóc vì đói, vì không có má ở nhà, và vì sợ ma. Sợ nhất là vào ban đêm, khi tiếng mèo hoang kêu vang vọng, kéo dài nức nở như ai đang vừa khóc vừa gọi má ơi, má hỡi. Chị em tôi sợ tím tái, chỉ biết trùm mền kín mít, cầu mong con ma đừng thấy mà bắt chị em tôi đi vì chị em tôi sợ không được gặp má nữa. Càng ngày tôi càng khôn hơn trong việc đi ăn cắp cơm. Tôi chờ hàng xóm ngủ trưa là tôi đi ăn cắp cơm nguội đem về. Cũng may nơi tôi ở, người ta nấu cơm bằng rơm, trấu hoặc củi nên chái bếp đặt phía sau nhà, không có cửa nẻo gì. Chỉ tội thằng Ngọc, hễ đói là khóc… Khóc đến lả người rồi ngủ. Tôi không biết ẵm nên để nó nằm võng suốt ngày. Đái ỉa, hết ướt rồi khô, trở thành một lớp dày trên võng. Có lần, tôi bị bắt quả tang tại trận khi đang mở nắp nồi nhà hàng xóm bốc cục cơm nguội bự chảng. Một trận đòn cùng những lời chửi rủa phủ lên thân thể còm nhom bé xíu của tôi: “Đồ trôi sông lạc chợ. Cha mẹ không biết dạy để con cái mới bây lớn đã đi ăn cắp cơm! Lớn chút nữa còn ăn cắp tới thứ gì nữa hả?”. Về nhà, tôi chỉ biết ôm các em mà khóc. Sau trận đòn, tôi luôn thắc mắc mà không tìm ra lời giải đáp: Tại sao ba thương dì ghẻ rồi đi theo dì ghẻ luôn? Còn má nữa, ông thầy chùa biểu là dẫn má đi chữa bệnh điên, bây giờ má ở đâu sao cũng bỏ chị em tôi luôn?... Nhiều lúc thấy mấy đứa nhỏ hàng xóm được ba má cưng chiều, tôi thèm được như tụi nó. Thèm để rồi tủi 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan