Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở việt nam...

Tài liệu Hống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở việt nam

.PDF
152
91
51

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------- NGUYỄN THỊ THUỶ CHỐNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI QUA GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Quang Vinh Hà Nội – Năm 2008 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay ở nƣớc ta thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã và đang là một nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn của Ngân sách nhà nƣớc, là phƣơng tiện vật chất để nhà nƣớc hoạt động và thực hiện chức năng quản lý của mình. Trong những năm qua chính sách và cơ chế quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã có những thay đổi lớn và đạt đƣợc những kết quả quan trọng cả về yêu cầu thu ngân sách và điều tiết quản lý vĩ mô trong quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập. Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan, quan trọng trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hoá đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Nếu nhƣ toàn cầu hoá luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực thì hội nhập kinh tế luôn mang theo mình những cơ hội, thách thức và đe doạ. Điều này đặt ra cho các nƣớc phải thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hƣớng mở cửa, thực hiện hội nhập với khu vực và trên thế giới để không bị gạt ra bên lề của sự phát triển. Một trong những biểu hiện của hội nhập kinh tế là quá trình tự do hoá thƣơng mại và thực hiện cải cách toàn diện theo hƣớng mở cửa thị trƣờng. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập kinh tế, nhất là trong khuôn khổ Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ, các cam kết của Việt Nam với APEC, AFTA và gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới, Việt Nam đã có những bƣớc đi quan trọng nhằm triển khai áp dụng Hiệp định trị giá Hải quan theo GATT/WTO. Ngày 6/6/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP quy định việc xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều VII Hiệp định chung về thuế quan thƣơng mại (gọi tắt Hiệp định trị giá GATT). Trên cơ sở đó, ngày 8/12/2003 Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ 118/2003/TT-BTC hƣớng dẫn việc thực hiện trị giá hải quan. Tiếp theo đó Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính Phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thay thế Nghị định số 60/2002/NĐ-CP, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/07 của Chính phủ quy định chi tiết về việc xác định trị giá Hải quan 2 đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thay thế Nghị định số 155/2005/NĐ-CP. Các văn bản pháp quy liên tục đƣợc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo hƣớng minh bạch, công khai phù hợp với Luật chơi chung của Thế giới. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/01/2006, Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007 kèm theo đó là Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế. Cùng với việc bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống xác định trị giá tính thuế mới, Việt Nam đứng trƣớc một thách thức mới là tình trạng gian lận thƣơng mại qua giá ngày càng gia tăng. Trong điều kiện đó, việc tổ chức phòng ngừa và chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu trở thành một yếu tố quan trọng, đảm bảo chống thất thu cho Ngân sách nhà nƣớc và tạo điều kiện lành mạnh hoá môi trƣờng cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác chống gian lận thƣơng mại qua giá trƣớc đòi hỏi bức xúc của thực tế, các nhà quản lý phải thay đổi phƣơng pháp quản lý để thích ứng với yêu cầu hội nhập. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và triển khai áp dụng đề tài: “Chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt nam” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Từ khi thực hiện cải cách thuế đến nay cùng với việc bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống xác định trị giá tính thuế mới, đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài này, nhƣng nhìn chung do mục tiêu của từng đề tài nên chƣa có nghiên cứu tổng thể hoặc đi sâu vào từng vấn đề cụ thể mà các công trình khoa học trƣớc đây chủ yếu tập trung nghiên cứu vào các nhóm sau: - Nhóm chống thất thu thuế nhƣ: Đề tài “ Một số vấn đề sử dụng công cụ thuế và chống thất thu thuế ở các địa bàn biên giới phía Bắc, Luận án của Thạc sỹ kinh tế Đặng Hồng Trung; Đề tài “ Thất thu thuế và giải pháp chống thất thu thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ’, Luận án của Thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Duy Long; Đề tài “Chống thất thu thuế trên địa bàn quận Đống Đa”, Luận án Thạc sỹ của Nguyễn Viết Tuấn; Đề tài “Chống gian lận thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận án của Thạc sỹ Viên Viết Hồng; Đề tài khoa học của ngành Hải quan “Một số giải pháp chống gian lận thƣơng mại qua giá trong tiến trình hội nhập” của Mai Xuân Thành. 3 - Nhóm quản lý thu thuế đối với một hoặc một vài sắc thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố nhƣ: Đề tài “Những giải pháp tăng cƣờng quản lý thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiến trình hội nhập AFTA của Việt Nam”, Luận án tiến sỹ Nguyễn Danh Hƣng; Đề tài “Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, Luận án của thạc sỹ kinh tế Lê Hồng Tân; Đề tài “Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan hiện nay”, Luận án thạc sỹ kinh doanh và quản lý của Trần Thành Tô; Đề tài “Công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận án thạc sỹ của Vũ Thị Toản; Đề tài “Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá”, Luận án thạc sỹ kinh tế Mai Đình Tú. Các đề tài trên có đề cập ở mức độ nhất định về chống thất thu thuế, chống gian lận thƣơng mại, quản lý thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu độc lập về chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam cũng chƣa có công trình khoa học nào dƣới dạng luận văn thạc sỹ, luận văn tiến sỹ về đề tài này đƣợc công bố. 3- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài *Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu, để đề xuất các giải pháp chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. * Nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay trƣớc tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Đánh giá thực trạng công tác chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua. - Đề xuất những giải pháp chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam, đảm bảo chống thất thu cho Ngân sách nhà nƣớc và tạo điều kiện lành mạnh hoá môi trƣờng trên thị trƣờng cạnh tranh nội địa. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam kể từ khi có Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991; Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; quá trình sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu năm 1998; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005; Luật Hải quan năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005; Luật quản lý thuế năm 2007. 5. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về các vấn đề có liên quan, phân tích sự việc trong sự biến động gắn với điều kiện lịch sử cụ thể. Ngoài ra, các phƣơng pháp chuyên ngành đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhƣ thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn giải, tiếp cận hệ thống… Luận văn kết hợp nghiên cứu lý luận chung có liên quan đến gian lận thƣơng mại, gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở ngành Hải quan. Đồng thời, có kết hợp nêu kinh nghiệm chống gian lận thƣơng mại qua giá của một số nƣớc tiến tiến. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn Luận văn hệ thống hoá có bổ sung những vấn đền lý luận cơ bản về chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam. Đánh giá đúng thực trạng công tác chống gian lận thƣơng mại qua giá. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi đảm bảo chống thất thu cho Ngân sách nhà nƣớc và tạo điều kiện lạnh mạnh hoá môi trƣờng trên thị trƣờng cạnh tranh nội địa nhƣ: Nhóm giải pháp về điều chỉnh môi trƣờng pháp lý; Nhóm giải pháp về mô hình tổ chức và đào tạo luân chuẩn cán bộ trị giá; Nhóm giải pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm tra trị giá, khai báo, tham vấn và xác định trị giá, Nhóm giải pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm tra sau thông quan và một số các giải pháp khác. 5 7.Bố cục của luận văn Không kể phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về gian lận thƣơng mại, gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu. Chương 2: Thực trạng chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cƣờng chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam. 6 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐẾ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI, GIAN LẬN THƢƠNG MẠI QUA GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU. 1.1. Khái niệm và các hình thức gian lận thƣơng mại, gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu. 1.1.1. Khái niệm gian lận thƣơng mại, gian lận thƣơng mại qua giá. Quan hệ kinh tế ngay từ đầu đƣợc xác lập trên cơ sở quan hệ sản xuất của các phƣơng thức sản xuất. Biểu hiện của nó trƣớc hết là các quan hệ thị trƣờng, tức là các quan hệ gắn liền với trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Các bên tham gia vào mối quan hệ kinh tế không đi vào trao đổi giá trị sử dụng đơn thuần mà nhằm vào mục đích lợi nhuận, từ đó kéo theo mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa các bên trong việc chạy theo lợi nhuận tối đa và cạnh tranh nhằm quyền thống trị thị trƣờng, làm nảy sinh những khía cạnh tiêu cực trong mối quan hệ này. Đó là ý thức chiếm đoạt lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia vào giao dịch thƣơng mại. Ý thức chiếm đoạt này làm nảy sinh các hành vi gian lận thƣơng mại. Sự phát triển nhanh chóng của lực lƣợng sản xuất gắn liền với những cố gắng mở rộng thị trƣờng và nơi tiêu thụ hàng hoá khiến cho sản xuất ngày càng đƣợc đẩy mạnh, giao lƣu thƣơng mại đƣợc tăng cƣờng. Điều đó dẫn tới những nguy cơ gian lận thƣơng mại ngày càng tăng cả về quy mô, phạm vi, hình thức và tính chất từ đơn giản đến tinh vi, phức tạp. Nguy cơ gian lận thƣơng mại sẽ trở thành hiện thực và tỉ lệ thuận với chiều yếu kém về chính sách và khả năng kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý. Nhƣ vậy, bản chất của gian lận thƣơng mại là sự gian dối trong hoạt động mua bán hàng hoá nhằm mục đích chiếm đoạt lợi ích kinh tế một cách bất hợp pháp. Theo định nghĩa của Tổ chức Hải quan thế giới, gian lận thương mại (trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan) là những hành vi trái với qui định của của pháp luật về hải quan nhằm mục đích: “trốn thuế đánh vào việc nhập khẩu hàng hoá; trốn tránh những quy định về hạn chế hay cấm đoán đối với hàng hoá nhập khẩu; thu nhận những khoản thoái chi bất hợp lý; thu nhận những lợi thế cạnh tranh không bình đẳng trong kinh doanh”. Theo đó, 7 gian lận thương mại qua giá là hành vi khai báo gian dối giá trị thực của của hàng hoá nhập khẩu nhằm trốn tránh những nghĩa vụ quy định cho hàng nhập khẩu đó. 1.1.2. Các hình thức gian lận thƣơng mại, gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu. 1.1.2.1. Các hình thức gian lận thương mại phổ biến trong hoạt động nhập khẩu. Gọi là các hình thức gian lận thƣơng mại phổ biến bởi vì đây là những hình thức gian lận thƣơng mại có tính chất chung phổ biến nhất xảy ra trong thực tế đã bị cơ quan Hải quan phát hiện xử lý. Trên thực tế có rất nhiều hình thức, thủ đoạn gian lận thƣơng mại khác đã và đang xảy ra ở dạng này hoặc dạng kia, ở vào đối tƣợng này hoặc đối tƣợng kia, ở thị trƣờng này hoặc thị trƣờng khác, thậm chí các cơ quan chức năng chƣa phát hiện đƣợc nên không thể đƣa ra nghiên cứu cùng một lúc đƣợc. Vì vậy, trên cơ sở những loại hình gian lận thƣơng mại chủ yếu này có thể bổ sung thêm những trƣờng hợp cụ thể làm sáng tỏ hành vi, thủ đoạn của gian lận thƣơng mại. Thực tế trên thế giới và ở nƣớc ta trung bình hàng năm đã và đang xảy ra hàng chục nghìn vụ gian lận thƣơng mại trên khắp các tuyến vận chuyển với nhiều nội dung, tình tiết phức tạp đa dạng. Nhƣng các chuyên gia kinh tế, các nhà Hải quan học đã nghiên cứu và sắp xếp phân loại, hệ thống hoá thành hai nhóm gian lận thƣơng mại chủ yếu là các hình thức gian lận thƣơng mại phổ biến và gian lận thƣơng mại qua giá để giúp cho công tác phát hiện xây dựng các biện pháp đấu tranh phù hợp và có hiệu quả. Các hình thức gian lận thƣơng mại phổ biến bao gồm:  Gian lận thƣơng mại do lợi dụng chính sách thuế nhƣ: - Chính sách xây dựng biểu thuế: Thuế nhập khẩu hiện hành còn đánh vào mục đích sử dụng từ đó có những mặt hàng cùng tính chất, nhƣng có thuế xuất nhập khẩu chênh lệch đến vài chục lần do mục đích sử dụng khác nhau nên tạo kẽ hở trong việc luồn lách trong kê khai, kiểm hoá, áp mã, áp giá tính thuế để đƣợc hƣởng thuế suất thấp, gây thất thu cho ngân sách nhà nƣớc. Ví dụ: Trong biểu thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 280/TTg ngày 28/5/1994 của Thủ tƣớng chính phủ, mặt hàng xe đạp thuộc nhóm mã số 8712, qui định 871210: xe đạp đua có thuế suất 5%. Mã 871290: Loại khác có thuế suất 70%. Trong khi đó trung tâm tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng hàng 8 hoá lại chƣa có quy định cụ thể tiêu chuẩn nhƣ thế nào đƣợc gọi là xe đạp đua là một sơ hở để các gian thƣơng nghiên cứu vận dụng một cách linh hoạt. Kết quả là hàng vạn chiếc xe đạp kiểu dáng xe đua (xe thể thao, xe địa hình) đƣợc sản xuất ở nƣớc ngoài theo đơn đặt hàng trong nƣớc đã tràn vào Việt Nam với giá nhập khẩu bình quân khoảng 70USD/ chiếc đƣợc chủ hàng khai báo là xe đạp đua và hƣởng thuế suất là 5% nhƣng thực chất đó không phải là xe đạp đua (vì tiêu chuẩn của xe đạp đua theo qui định mới nhất là giá phải từ 2.000USD/ chiếc trở lên, nặng từ 20kg trở lên…) gây thất thu cho ngân sách nhà nƣớc hàng chục tỷ đồng. - Khai sai mã số thuế, giá tính thuế; - Kinh doanh “ma” đăng ký không trung thực trong kinh doanh để lợi dụng chế độ ƣu đãi về thời gian nộp thuế; - Khai sai hoặc thổi phồng số tiền khẩu trừ thuế, hoàn thuế.  Gian lận do ý thức kém của đối tƣợng nộp thuế nhƣ: - Hình thức thứ nhất: Lợi dụng chế độ hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập Hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập là những hàng hoá, vật phẩm tạm thời đƣa vào trong nƣớc một khoản thời gian nhất định sau đó phải tái xuất toàn bộ ra khỏi lãnh thổ và tạm thời đƣa ra nƣớc ngoài những hàng hoá, vật phẩm sau đó phải tái nhập trở lại toàn bộ. Nguyên tắc cơ bản để thực hiện các loại hình tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập là: Phải đƣợc cơ quan có thẩm quyền (Bộ Thƣơng mại) cho phép; Phải khai báo thủ tục hải quan và chịu sự giám sát quản lý của cơ quan Hải quan; Phải tái xuất hoặc tái nhập toàn bộ hàng hoá vật phẩm sau khi tạm nhập tái xuất. Lợi dụng chế độ này một số ngƣời đã tìm mọi thủ đoạn để gian lận nhằm thu lợi bất chính. Ví dụ: Đối tƣợng gian lận là rƣợu Vodka. Ngày 6/10/2003, Hải quan cửa khẩu biên giới đƣờng bộ giữa Nauy và Thụy Điển, thuộc thành phố OSLO, Nauy đã tiếp nhận làm thủ tục tạm nhập cho 6 chiếc xe tải chuyên chở 37.000 chai rƣợu Vodka từ Hunggari chuyển đến cảng OSLO để chuẩn bị đƣa xuống tàu biển tới Canađa. Nhƣng mấy ngày hôm sau chủ hàng đến cơ quan Hải quan để khai báo xin tái xuất toàn bộ lô hàng về lại Hunggari với lý do dung lƣợng của chai Volka không đúng nhƣ 9 hợp đồng (hợp đồng quy định rƣợu Volka nhập khẩu mỗi chai là 0,7lít thực tế là loại volka 0,5lít) để đổi rƣợu khác. Nhƣng sau đó trên đƣờng vận chuyển những nhà nhập khẩu rƣợu đã đƣa 6 xe ôtô rƣợu đến thành phố Eilsvol của Na uy để tiêu thụ. Nhƣ vậy gian lận thƣơng mại đối với loại hình tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập rất phổ biến và những hành vi này đƣợc tính toán từ trƣớc. Hành vi chủ yếu của loại hình này là mƣợn hình thức “tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập” để đƣa hàng trái phép vào trong nƣớc sau đó đƣa hàng trái phép ra nƣớc ngoài. Đặc trƣng cơ bản của loại hình gian lận này là ngƣời phạm tội cố tạo ra các bộ hồ sơ giấy tờ cốt để hợp thức hoá số hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu trái phép. Có lúc ngƣời phạm tội còn cấu kết, móc ngoặc với một số cán bộ nhân viên trong cơ quan có thẩm quyền, hợp pháp hoá những hàng xuất nhập khẩu trái phép bằng con đƣờng “tạm nhập tái xuất” hoặc “tạm xuất tái nhập” để tiêu thụ ngày trong nội địa hoặc bán ra nƣớc ngoài. - Hình thức thứ hai: Lợi dụng chế độ sản xuất hàng gia công và nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Các đối tƣợng gian lận thƣơng mại thƣờng nhập khẩu nguyên phụ liệu nhƣng không dùng để sản xuất, chế biến sản phẩm mà tiêu thụ trong nội địa; Nhập nguyên phụ liệu đƣa vào tiêu thụ nội địa và thay thế nguyên phụ liệu nội địa để sản xuất chế biến sản phẩm; Thông đồng nâng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu để đƣa số dƣ thừa tiêu thụ trong nƣớc. Đặc điểm chính của loại hình gian lận thƣơng mại này nhƣ sau: Hoạt động gia công xuất khẩu và nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất là một số hình thức xuất nhập khẩu đặc biệt đã bị lợi dụng để thu lợi bất chính. Hành vi gian lận thông thƣờng là khai báo không đúng số lƣợng, trọng lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu, sử dụng không đúng mục đích xuất nhập khẩu, kể cả lợi dụng nhập khẩu hàng cấm; Gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực gia công và nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu là hành vi phạm pháp khó phát hiện đấu tranh vì những hoạt động sản xuất mang yếu tố kỹ thuật đƣợc bảo đảm bằng sự thoả thuận của hai bên; Việc kiểm tra phát hiện những hành vi trong lĩnh vực gia công và nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu phần lớn phải chờ đến lúc thanh khoản các hợp đồng. Khoảng thời gian từ khi nhập khẩu nguyên phụ liệu cho đến công đoạn kết thúc một hợp 10 đồng rất dài vì vậy đã tạo điều kiện để các đối tƣợng thực hiện các hành vi phạm pháp. Công tác phát hiện của cơ quan Hải quan mang tính thụ động giải quyết hậu quả không mang tính chủ động đấu tranh ngăn chặn không để cho hành vi phạm tội xảy ra; Ngƣời thuê gia công và nhận gia công dễ thông đồng với nhau để gian lận thƣơng mại. Bên cạnh việc thuê và nhận gia công giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài, việc thuê và nhận gia công giữa hai đối tác cùng chung một công ty nhƣng có trụ sở ở hai nƣớc khác nhau hoạt động trên cơ sở Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam cũng đang phát triển rất phức tạp. Lợi dụng việc đƣợc phép thành lập công ty, chi nhánh ở Việt Nam theo Luật Đầu tƣ, một số công ty nƣớc ngoài đã thông đồng với nhau đƣa hàng hoá, nguyên phụ liệu vào trong nƣớc với danh nghĩa thuê gia công nhƣng thực chất là tuồn hàng trái phép vào cho công ty, chi nhánh của họ để tiêu thụ trong nội địa Việt Nam và thay thế bằng nguồn hàng hoá, nguyên phụ liệu của Việt Nam dùng sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Đây là một trong những hành vi gian lận thƣơng mại rất khó phát hiện và xử lý. Biểu đồ loại hình gian lận thương mại lợi dụng sản xuất hàng gia công đối với hai đối tác cùng chung một công ty ở nước ngoài. Công ty mẹ ở nƣớc ngoài A Nhập khẩu nguyên XK sản phẩm hoặc xuất sang thị trƣờng khác liệu Thị trƣờng nội địa nƣớc B Thay thế nguyên liệu nội địa Xí nghiệp gia công (công ty con ở nƣớc B) Bán nguyên liệu nhập khẩu 11 - Hình thức thứ ba: Lợi dụng chế độ chuyển khẩu và xuất nhập khẩu những hàng hoá thuộc lĩnh vực đặc biệt. Chuyển khẩu là một trong những phƣơng thức vận tải thƣơng mại phổ biến hiện nay trên thế giới. Một mặt do ngƣời mua và ngƣời bán ở cách xa nhau có khi có hàng hoá phải chuyên chở vòng quanh thế giới. Mặt khác do hành thức buôn bán đòi hỏi. Ở nƣớc ta hàng chuyển khẩu bao gồm các loại: Hàng hoá đƣợc chuyển thẳng từ cảng nƣớc xuất khẩu đến cảng nƣớc nhập khẩu không đến cảng Việt Nam; Hàng hoá đƣợc chuyên chở đến cảng Việt Nam nhƣng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam mà đi luôn tới cảng nhập khẩu; Hàng đƣa vào kho ngoại quan hoặc khu vực chịu sự quản lý của Hải quan rồi chuyển đến nƣớc khác không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam theo quy chế kho ngoại quan. Nhà nƣớc ban hành những chính sách luật lệ riêng để quản lý chặt chẽ các đối tƣợng này. Hầu hết những đối tƣợng hàng hoá chuyển khẩu đều có những thủ tục riêng biệt và đƣợc miến thuế xuất nhập khẩu và thủ tục xuất nhập khẩu đƣợc tiến hành đơn giản thuận tiện. Về nguyên tắc chuyển khẩu là một hoạt động thƣơng mại có lợi cho các nhà xuất nhập khẩu. Đặc biệt các nƣớc đang phát triển loại hình này còn tạo ra thu nhập từ các dịch vụ neo đậu, kho tàng, bốc xếp, tái chế…Tuy nhiên một số đối tƣợng gian lận đã triệt để khai thác những sơ hở của loại hình này để kiếm lợi. Đây chính là hành vi gian lận thƣơng mại. Nhƣ vậy gian lận chuyển khẩu và chuyển tải là việc sử dụng một nƣớc thứ ba để giấu nguồn gốc, lai lịch thật sự của hàng hoá để trốn tránh sự kiểm tra, phát hiện của cơ quan Hải quan nƣớc nhập khẩu. Chính tại nƣớc thứ 3 (nƣớc chuyển khẩu) chủ hàng đã biến những lô hàng có nguồn gốc từ những nƣớc xuất khẩu bị hạn chế bởi côta, giấy phép thành những lô hàng đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi bởi xuất khẩu với nguồn gốc xuất xứ tại nƣớc này. Bằng thủ đoạn này những ngƣời đối tƣợng gian lận đã tránh đƣợc các chỉ định nghiêm ngặt đối với hàng hoá mà họ nhập khẩu. Thậm chí còn đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế và ƣu đãi khác. Một số hình thức gian lận chủ yếu đối với loại hình thƣơng mại này nhƣ: Hàng hoá đƣợc chuyển từ một nƣớc bị hạn chế đến nƣớc có ƣu đãi để chuyển khẩu - ở đây những ngƣời có hàng thay thế bằng nhãn của nƣớc chuyển khẩu; Hàng hoá đƣợc đƣa vào nƣớc nhận chuyển khẩu với tƣ cách là hàng tiêu dùng 12 ở nƣớc này. Sau đó dùng nhãn hiệu của nƣớc chuyển khẩu gắn vào hàng hoá trở thành hàng hoá của nƣớc chuyển khẩu xuất khẩu; Hàng hoá đƣợc đƣa vào nƣớc chuyển khẩu nhƣ là nguyên liệu để sản xuất hoặc chế biến thành sản phẩm. Thông thƣờng hàng đã đƣợc chế biến một nửa còn lại là nguyên liệu của nƣớc chuyển khẩu. Nhƣng đƣợc khai báo với hải quan là nguyên phụ liệu xuất xứ của nƣớc chuyển tải; Thậm chí hàng hoá đƣợc đƣa lên tàu từ nƣớc xuất xứ hàng hoá để sang nƣớc thứ hai nhƣng đã đƣợc hợp thức hoá đủ hồ sơ giấy tờ là hàng có “xuất xứ” từ nƣớc thứ 3. So với các loại hình gian lận thƣơng mại khác, gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực chuyển khẩu, chuyển tải có những nét đặc biệt hơn. Đó là hành vi phạm tội gây ảnh hƣởng cho cả ba nƣớc. Cùng một lúc cần phải lƣu ý: Trƣớc hết đối với nƣớc nhập khẩu: Sẽ thất thoát nguồn thu nhập nếu nƣớc nhập khẩu dành ƣu đãi (mức thuế thấp) cho hàng đƣợc ngụy trang thuộc những nƣớc đƣợc ƣu đãi; Các nhà nhập khẩu chân chính sẽ không thể cạnh tranh nổi với những hàng hoá đƣợc nhập khẩu gian lận; Gây thiệt hại cho nền sản xuất nội địa vì các chế độ bảo hộ côta, giấy phép đã bị lợi dụng. Đối với nƣớc xuất khẩu: Uy tín bị giảm sút do có liên quan đến những hành vi phạm pháp. Nƣớc nhập khẩu sẽ tăng cƣờng kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động xuất khẩu tới nƣớc nhập khẩu. Mặt khác, nƣớc nhập khẩu đƣa ra những quy chế côta, giấy phép để thu hẹp xuất xứ hàng xuất khẩu. Đối với nƣớc chuyển khẩu: Do bị lợi dụng làm “bàn đạp” đƣa hàng đến nƣớc thứ hai nên côta, giấy phép bị thất thoát. Mặt khác do lƣợng hàng xuất khẩu sang nƣớc thứ hai tăng khống sẽ hạn chế số hàng hoá đáng lẽ ra đƣợc xuất khẩu sang nƣớc thứ hai. Hơn nữa nƣớc nhập khẩu sẽ soát xét lại quan hệ thƣợng mại giữa hai nƣớc và sẽ hạn chế đối với nƣớc chuyển khẩu. Nhƣ vậy gian lận thƣơng mại lợi dụng chế độ chuyển khẩu và những quy định đối với hàng hoá thuộc lĩnh vực đặc biệt là những hành vi gian dối giả mạo giấy tờ hồ sơ nhằm hợp thức hoá hàng của nƣớc chuyển khẩu để đƣa hàng hoá này vào nƣớc thứ 3 để thu lợi bất chính. Đặc điểm của loại hình thƣơng mại này chỉ xảy ra khi có các quy định ràng buộc để nhận đƣợc các ƣu đãi thƣơng mại đã ký kết và thừa nhận giữa các nƣớc. 13 Ngƣời lợi dụng thƣơng mại phải nghiên cứu nắm đƣợc các thoả thuận ƣu đãi để hợp thức hoá hồ sơ giấy tờ của nƣớc đƣợc hƣởng quyền ƣu đãi và thƣờng sử dụng cảng của các nƣớc này để xuất khẩu hàng tới nƣớc kia. Gian lận thƣơng mại xuất nhập khẩu những hàng hoá đặc biệt là lợi dụng việc xuất nhập khẩu hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng để buôn bán qua biên giới trái phép thu lợi bất chính. - Hình thức thứ tư: Lợi dụng chế độ quá cảnh mƣợn đƣờng để nhập khẩu hàng tiêu thụ trong nƣớc. Chế độ quá cảnh mƣợn đƣờng là những quy định đối với phƣơng tiện, hàng hoá của nƣớc thứ nhất đƣợc phép đi ngang qua lãnh thổ của một nƣớc thứ hai để đến nƣớc thứ ba. Đây là những hoạt động thƣơng mại thông thƣờng giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhau về kinh tế, thƣơng mại. Theo quy định của luật pháp Việt Nam thì phƣơng tiện vận tải, hàng hoá quá cảnh không phải đối tƣợng chịu thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu nhƣng phải đảm bảo các nguyên tắc chủ yếu sau: Phải đƣợc Bộ Thƣơng mại cho phép vận chuyển hàng quá cảnh đi thẳng bằng đƣờng hàng không; Phải tuân thủ đúng luật pháp Việt Nam và chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan; Phải xuất khẩu toàn bộ hàng hoá đã nhập khẩu vào Việt Nam và cấm tiêu thụ hàng quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam. Thủ đoạn gian lận đƣợc sử dụng ở loại hình này rất nhiều dạng nhƣng tập trung ở bốn loại: Giả mạo hồ sơ giấy tờ để tiến hành quá cảnh, mƣợn đƣờng; Tuồn hàng đang quá cảnh mƣợn đƣờng vào nội địa trong lúc vận chuyển hoặc dừng lại dọc đƣờng; Đánh tráo hàng hoá quá cảnh mƣợn đƣờng bằng những hàng hoá khác; Đƣa lẫn hàng của nƣớc cho quá cảnh, mƣợn đƣờng vào lô hàng đang vận chuyển để nhập khẩu vào nƣớc thứ ba nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan Hải quan. Nhƣ vậy gian lận thƣơng mại lợi dụng hàng quá cảnh mƣợn đƣờng là hành vi “mƣợn cớ” hoặc giả mạo giấy tờ tạo “vỏ bọc” hợp pháp để đƣa hàng trái phép vào trong nƣớc hoặc tuồn hàng trái phép ra nƣớc ngoài; Đối tƣợng thƣờng lợi dụng sơ hở của cơ quan chức năng để thực hiện hành vi phạm tội; Hành vi gian lận thƣơng mại lợi dụng hàng quá cảnh là cố ý. 14 - Hình thức thứ 5: Khai báo gian dối chất lƣợng và số lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm hợp thức hoá những hành vi vi phạm pháp luật hải quan nhằm mục đích trốn thuế và thu lợi bất chính. Những hình thức gian lận chủ yếu của loại hình gian lận thƣơng mại này là: Số lƣợng hàng hoá thực xuất, thực nhập nhiều hơn số lƣợng khai báo; Chất lƣợng hàng hoá thực xuất, thực nhập khác với chất lƣợng hàng hoá khai báo; Hàng hoá thực xuất, thực nhập khác với nhãn hiệu hàng hoá khai báo. Phần lớn các vụ gian lận về chất lƣợng, tính năng và giá trị sử dụng của hàng hoá đều là các mặt hàng có cấu tạo phức tạp, những thiết bị công nghiệp hoặc những sản phẩm đƣợc chế tạo bởi công nghệ cao rất khó nhận biết cụ thể nếu không có sự hỗ trợ của phƣơng tiện kiểm tra hiện đại. Các đối tƣợng gian lận lợi dụng sự hạn chế của cán bộ hải quan về trình độ thƣơng phẩm học và thiếu phƣơng tiện kiểm tra, giám định hàng hoá để thực hiện hành vi gian lận. - Hình thức thứ sáu: Lợi dụng những loại hình xuất nhập khẩu khác + Lợi dụng hàng chuyển tiếp: Nói là hàng chuyển tiếp nhƣng thực chất là hàng hoá nhập khẩu có tính chất thƣơng mại của các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu và của các tổ chức cá nhân khác. Theo nguyên tắc chung tất cả hàng hoá nhập khẩu phải để tại khu vực cửa khẩu để hoàn thành thủ tục hải quan xong mới đƣợc đƣa vào nội địa. Nhƣng đối với hàng hoá chuyển tiếp là sự vận dụng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hàng chuyển tiếp không bị kiểm tra hoặc chỉ bị kiểm tra sơ bộ tại cửa khẩu. Thông thƣờng các doanh nghiệp xin chuyển tiếp hàng trong trƣờng hợp nhập khẩu xa trụ sở công ty, thị trƣờng tiêu thụ, thiếu điều kiện bảo quản cất giữ. Việc xin chuyển tiếp hàng hoá về nơi tiêu thụ, cất giữ để hoàn thành thủ tục hải quan nhằm giảm chi phí thuê kho bãi và bốc xếp hàng hoá. Biểu đồ hàng chuyển tiếp: Hàng nhập khẩu Cửa khẩu Hàng chuyển tiếp Địa điểm nội địa hoàn thành thủ tục hải quan để giải phòng hàng 15 Lợi dụng hình thức này một số đối tƣợng gian lận thƣơng mại xin chuyển tiếp. Nhiều công ty, doanh nghiệp không phải xin chuyển tiếp hàng nhập khẩu về khu vực nơi đóng trụ sở hoặc có chi nhánh đại diện mà mục đích chủ yếu là chuyển tiếp đến nơi dễ tiêu thụ và để dễ thực hiện hành vi gian lận. Để chuyển tiếp hàng đến địa điểm nhƣ vậy, các công ty có hàng thƣờng dùng phƣơng thức uỷ thác cho các công ty xuất nhập khẩu trực tiếp khai báo làm thủ tục hải quan. Nhƣ vậy gian lận thƣơng mại đối với hàng chuyển tiếp là loại hình gian lận xảy ra trong hoạt động chuyển tiếp hàng nhập khẩu từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến một địa điểm khác trong nội địa.Thủ đoạn của các đối tƣợng gian lận là lợi dụng xin chuyển tiếp để tuồn hàng nhập khẩu trái phép ra khỏi khu vực kiểm soát của hải quan ở cửa khẩu và tìm cách tiêu thụ nội địa. Một số đối tƣợng đã mua chuộc cán bộ nhân viên thuộc cơ quan chức năng để thông đồng lợi dụng chế độ chuyển tiếp hàng hoá để thu lợi bất chính. + Lợi dụng danh nghĩa kinh doanh loại hàng xuất nhập khẩu này để xuất nhập khẩu trái phép hàng hoá khác. ++ Lợi dụng uỷ thác xuất nhập khẩu hàng quá cảnh mƣợn đƣờng: Lợi dụng xuất nhập cảnh, quá cảnh là những hành vi gian lận đƣợc thực hiện ngay trong chính những hàng hoá là đối tƣợng quá cảnh mƣợn đƣờng. Nhƣ việc nhập khẩu quá cảnh mƣợn đƣờng nhƣng không đƣa hàng ra khỏi lãnh thổ quá cảnh mƣợn đƣờng mà lại để tiêu thụ trong nƣớc hoặc một số hành vi sai trái khác. Ở đây sẽ đề cập đến một số hành vi gian lận: mƣợn danh nghĩa kinh doanh xuất nhập khẩu quá cảnh, mƣợn đƣờng để xuất nhập khẩu mặt hàng khác. Những mặt hàng này có thể là hàng cấm xuất nhập khẩu hoặc hàng xuất nhập khẩu là đối tƣợng phải nộp thuế hoặc vừa là hàng thuộc đối tƣợng xuất nhập khẩu hạn chế vừa là hàng xuất nhập khẩu chịu thuế. Hàng quá cảnh mƣợn đƣờng là hàng hoá thuộc đối tƣợng ƣu đãi và thực hiện theo quy chế riêng. Vì vậy ngoài lợi dụng xuất nhập khẩu quá cảnh mƣợn đƣờng để tiêu thụ, thay thế bằng những hàng khác, các đối tƣợng gian lận thƣơng mại còn gian lận xin phép kinh doanh xuất nhập khẩu những mặt hàng khác thậm chí ngay cả những mặt hàng cùng loại. 16 ++ Lợi dụng nhập khẩu hàng viện trợ: Hàng viện trợ là loại hàng hoá không mang tính thƣơng mại đƣợc tổ chức hoặc cá nhân nƣớc ngoài gửi cho tổ chức cá nhân trong nƣớc vì mục đích nhân đạo và hữu nghị. Về nguyên tắc hàng viện trợ là đối tƣợng không chịu thuế xuất nhập khẩu nhƣng phải đƣợc Bộ Tài chính cho phép. Vì vậy một số cá nhân đã lợi dụng loại hình này để nhập khẩu trái phép. ++ Lợi dụng chế độ ƣu đãi đối với hàng hoá của đối tƣợng ngoại giao: Lợi dụng chế độ riêng đối với hàng hoá của ngoại giao đoàn một số đối tƣợng đã hợp thức hoá giấy tờ để thu lợi. Đối tƣợng thực hiện hành vi gian lận chủ yếu là một số tổ chức cá nhân có nhiệm vụ liên quan và có thân phận ngoại giao nhƣng sa sút đạo đức phẩm chất và danh dự, cấu kết với một số đối tƣợng xấu để gian lận thu lợi bất chính. - Hình thức thứ 7: Xuất nhập khẩu hàng hoá giả mạo và hàng hoá vi phạm bản quyền Hàng giả là những hàng hoá kể cả bao bì mang nhãn hiệu, tên gọi giống hệt nhãn hiệu, tên gọi của những hàng hoá khác nhƣng không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đăng ký nhẵn hiệu, tên gọi của những hàng hoá đó. Hàng hoá vi phạm bản quyền là những hàng hoá đƣợc sản xuất sao chép, tạo dáng trực tiếp hoặc gián tiếp từ những hàng hoá khác nhƣng không đƣợc phép của ngƣời sở hữu bản quyền và vi phạm quy định của pháp luật về quyến sở hữu công nghiệp và trí tuệ. Tình trạng buôn bán trao đổi hàng giả mạo hàng ăn cắp bản quyền trên thị trƣờng ngày càng gia tăng là một tệ nạn xã hội không những gây thiệt hại cho ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng mà còn gây khó khăn nhiều mặt đối với đất nƣớc. Cùng với trao đổi buôn bán hàng giả, hàng ăn cắp bản quyền, hàng không rõ nguồn gốc lai lịch, tình hình xuất nhập khẩu hàng giả đã và đang phát triển phức tạp ở thế giới. Xuất nhập khẩu hàng giả là hành vi xuất khẩu hoặc nhập khẩu những hàng hoá kể cả bao bì mang nhãn hiệu, tên gọi giống hệt nhãn hiệu, tên gọi của những hàng hoá khác của nƣớc xuất khẩu, nhập khẩu nhƣng không thực hiện đúng quy định của của pháp luật nƣớc nhập khẩu, hoặc nƣớc xuất khẩu về đăng ký tên gọi của những hàng nhập khẩu, xuất khẩu. 17 Xuất nhập khẩu hàng hoá vi phạm bản quyền là hành vi xuất khẩu hoặc nhập khẩu những hàng hoá đƣợc sản xuất, sao chép tạo dáng trực tiếp hoặc gián tiếp từ những hàng hoá khác nhƣng không đƣợc phép của ngƣời sở hữu bản quyền và vi phạm quy định của pháp luật nƣớc nhập khẩu hoặc nƣớc xuất khẩu về quyền sở hữu công nghiệp và trí tuệ. Nhƣ vậy, xuất nhập khẩu hàng hoá giả mạo là một loại hình gian lận thƣơng mại rất phức tạp ở trên thị trƣờng quốc tế. Hành vi chủ yếu của các đối tƣợng gian lận loại hình này là lấy nhãn hiệu của loại hàng A gắn vào loại hàng B để mang danh nghĩa loại hàng A. Mục đích của đối tƣợng gian lận nhằm lợi dụng uy tín, chất lƣợng giá cả hoặc ƣu đãi của mặt hàng A để thu lợi bất chính. - Hình thức thứ 8: Tạo chứng cứ giả hoặc khai báo gian dối để đƣợc hoàn thuế hoặc các khoản phí đã nộp cho hải quan. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hình thức nộp thuế và các khoản phí trƣớc làm điều kiện ràng buộc, đảm bảo cho các đối tƣợng xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện đúng chính sách quy định sau đó sẽ đƣợc hoàn lại là một trong những biện pháp quản lý kinh tế bình thƣờng của một quốc gia. Riêng ở một số nƣớc để khuyến khích xuất khẩu. Nhà nƣớc đã có chính sách hoàn lại thuế với những sản phẩm đƣợc chế biến trong nƣớc đƣợc xuất khẩu. Sau khi xuất khẩu những hàng hoá ra nƣớc ngoài các doanh nghiệp sẽ đƣợc hoàn trả một khoản tiền thuế trên cơ sở số lƣợng và chất lƣợng hàng hoá thực xuất. Đây là những biện pháp vừa đảm bảo quản lý các hoạt động kinh tế vừa khuyến khích sản xuất và xuất khẩu phát triển. Thế nhƣng các đối tƣợng gian lận thƣơng mại đã triệt để khai thác, lợi dụng những chính sách để thu lợi bất chính. Nhƣ vậy, tính chất và nội dung của loại hình gian lận thƣơng mại này cũng rất phức tạp. Đặc điểm của loại hình gian lận thƣơng mại này là các đối tƣợng cố ý tạo dựng lên những chứng cứ và ƣu đãi giả tạo để thụ hƣởng bất chính số thuế hoàn trả hoặc trốn tránh nộp thuế liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu. Một số vụ gian lận do có những tiêu cực, những vấn đề thuộc về nội bộ cơ quan chức năng. Một số đối tƣợng lợi dụng việc hoàn thuế giá trị gia tăng đã khai báo gian dối hoặc nâng khống số lƣợng hàng xuất khẩu so với nguyên phụ liệu lúc 18 nhập khẩu hoặc khai báo sai loại hình xuất nhập khẩu để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Hành vi khai báo gian dối hoặc tạo chứng cứ giả để đƣợc hoàn thuế hoặc các khoản phí đã nộp cho Hải quan là cố ý và có xu hƣớng gia tăng phức tạp. - Hình thức thứ chín: Giả mạo giấy tờ để hợp thức hoá hành vi xuất nhập khẩu trái phép. Để buôn bán hàng hoá xuất nhập khẩu trái phép và trốn thuế nhập khẩu một số đối tƣợng gian lận đã tạo “vỏ bọc” hợp pháp bằng các thủ đoạn ký hợp đồng với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc giả mạo hồ sơ giấy tờ kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu. Giả mạo giấy tờ là loại hình gian lận thƣơng mại sử dụng giấy tờ giả để hợp thức hoá hành vi kinh doanh, xuất nhập khẩu, vận tải hàng hoá trái phép qua biên giới. Hành vi gian lận thƣơng mại ở loại hình này là hành vi phạm tội rất nghiêm trọng vì cùng một lúc phạm tội buôn bán, chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu trái phép vừa vi phạm tội giả mạo giấy tờ đƣợc quy định trong Bộ Luật Hình sự của Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Hình thức thứ 10: Xuất nhập khẩu ngoại tệ trái phép và khai khống ngoại tệ khi nhập cảnh. Hành khách khi xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo vàng, ngoại tệ và đồng Việt Nam có giá trị vƣợt định mức theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam thì phải khai báo phần vƣợt định mức đó. Riêng đối với vàng và ngoại tệ khi xuất cảnh, ngoài việc khai báo phần vƣợt phải còn phải có giấy phép mang ngoại tệ của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam hoặc đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam uỷ quyền cấp. Nhƣ vậy việc khai báo với cơ quan Hải quan đúng số lƣợng ngoại tệ mang theo lúc xuất, nhập cảnh là nghĩa vụ của các đối tƣợng xuất nhập cảnh. Nhƣng trên thực tế nhiều trƣờng hợp mang ngoại hối trái phép qua biên giới trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan Hải quan hoặc khai báo gian lận số lƣợng, trọng lƣợng ngoại hối mang theo vì những động cơ bất chính. Xuất nhập khẩu ngoại tệ trái phép và khai khống ngoại tệ vào Việt Nam là một trong những loại hình gian lận thƣơng mại hiện nay ở nƣớc ta. Thủ đoạn chủ yếu của các đối tƣợng ở loại hình gian lận này là giấu giếm, hoặc khai báo gian dối, không trung thực số lƣợng ngoại tệ mang theo 19 lúc xuất cảnh hoặc nhập cảnh nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ phải chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam đối với xuất nhập khẩu ngoại hối. Hành vi giấu giếm, khai báo không đúng số lƣợng ngoại tệ thực tế lúc xuất nhập cảnh là hành vi cố ý. - Hình thức thứ 11: Xuất nhập khẩu hàng hoá bằng cota, giấy phép mua bán trái phép. Tổ chức, cá nhân đƣợc cấp côta, giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá đã nhƣợng bán cho tổ chức cá nhân khác để xuất nhập khẩu. Thủ đoạn chủ yếu của loại hình gian lận thƣơng mại này là thiết lập những hợp đồng kinh tế giả tạo. Bên bán côta, giấy phép “uỷ thác” cho bên mua thực hiện xuất nhập khẩu theo nội dung của các côta giấy phép. Một số đối tƣợng khác đã dùng thủ đoạn liên doanh liên kết kinh tế để hợp thức hoá sử dụng côta giấy phép của nhau. - Hình thức thứ 12: Thành lập các công ty giả để lấy danh nghĩa hoạt động kinh doanh trái phép và lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngƣời khác hoặc lợi dụng việc nhà nƣớc cho phép nợ thuế để xuất nhập khẩu hàng hoá chiếm đoạt số thuế phải nộp ngân sách nhà nƣớc với lý do giả tạo giải thể hoặc phá sản có sự tính toán từ trƣớc (các công ty thành lập và kinh doanh trong thời gian ngắn sau đó trốn doanh thu, trốn nghĩa vụ nộp thuế sau đó giải thể công ty để trốn các nghĩa vụ thanh toán) sau đó lại thành lập nên những công ty mới với thủ đoạn nhƣ cũ. Đây là một trong những loại hình gian lận thƣơng mại khá phổ biến hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Thủ đoạn của các đối tƣợng gian lận thƣơng mại này là lợi dụng sự thiếu thông tin của các đối tác trong nƣớc và lợi dụng sự chƣa hoàn chỉnh của luật pháp Việt Nam trong điều kiện đất nƣớc đang cần tranh thủ sự đầu tƣ hợp tác với bên ngoài để dựng lên những công ty hoặc những thƣơng vụ xuất nhập khẩu “chớp nhoáng”. Hành vi gian lận thƣơng mại này là cố ý nhƣng tính chất đặc biệt nghiêm trọng vì đối tƣợng thực hiện hành vi chuẩn bị rất kỹ.  Gian lận thƣơng mại do lợi dụng tƣ tƣởng thoái hoá biến chất của công chức hải quan: Gian lận thông qua việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá chuyển tiếp; gian lận thông qua việc doanh nghiệp kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất; gian lận thông qua loại hình kinh doanh nhập sản xuất xuất khẩu; gia công hàng xuất khẩu. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng