Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ...

Tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

.PDF
18
321
149

Mô tả:

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm BÀI 4 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Hướng dẫn học Bài này giới thiệu về khái niệm, cách phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Người học cần hiểu được bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và mối liên hệ cũng như sự khác biệt giữa chúng. Ngoài ra, người học cũng phải nắm được các phương pháp kế toán chi phí sản xuất, phương pháp tính giá thành. Từ đó, kế toán đầy đủ và chính xác các chi phí sản xuất phát sinh để làm cơ sở tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Để học tốt bài này, người học cần phải:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm đầy đủ các dạng bài tập và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Giáo trình kế toán tài chính, GS.TS. Đặng Thị Loan chủ biên, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính cùng các văn bản sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp có liên quan.  Thảo luận, làm việc theo nhóm và trao đổi với giáo viên trực tiếp tại lớp hoặc qua email, trang Web môn học. Nội dung Nội dung bài học bao gồm:  Phân tích khái niệm, nội dung của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm;  Trình bày phương pháp và trình tự kế toán chi phí sản xuất;  Phương pháp tính giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ (tính giá kết quả sản xuất thu được). Mục tiêu Sau khi nghiên cứu bài này, người học có thể:  Nắm vững nội dung chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.  Nhận diện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.  Nắm vững phương pháp và trình tự kế toán chi phí sản xuất, các phương pháp tính giá sản phẩm dở dang và phương pháp tính giá thành sản phẩm.  Thực hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất thực tế. 44 TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tình huống dẫn nhập Ngày 11 tháng 11 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2165/QĐ–TTg về khung giá của mức bán lẻ điện bình quân các năm 2013 – 2015. Biểu giá bán lẻ điện bình quân vừa được ban hành, giá bán lẻ điện từ năm 2013 – 2015 (chưa tính thuế VAT) sẽ từ 1.437 – 1.835 đồng/kWh. Theo giá mới, người sử dụng có thể phải trả 2.918 đồng/kWh, tăng khoảng 22% so với mức cao nhất 2.420 đồng/kWh như hiện nay. Giải thích cho mức tăng tối đa gần 22%, một lãnh đạo Bộ Công thương cho rằng, việc tính khung giá dựa trên giá thành sản xuất điện và một số khoản bị "treo", chưa tính vào giá điện. Tuy nhiên, mới đây Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra việc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đưa chi phí xây dựng biệt thự, sân tennis vào giá điện. Chính vì việc chưa minh bạch nên khi EVN muốn tăng giá điện sẽ có nhiều nghi vấn. EVN tăng giá điện để trả nợ cũ hay vì giá thành sản xuất và truyền tải điện cao. 1. Vấn đề đặt ra ở đây là giá thành cao có xứng đáng không? Hay vì EVN dùng công nghệ, thiết bị lạc hậu và chi trả các chi phí không hợp lý? 2. Mức giá bán lẻ điện bình quân có phù hợp với biến động của chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản mục chi phí chưa được tính vào giá bán điện? 3. Vậy, nội dung và việc ghi nhận chi phí sản xuất, tính giá thành điện tại EVN như thế nào? TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 45 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4.1. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 4.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 4.1.1.1. Khái niệm Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động sống. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã hình thành các chi phí tương ứng, đó là chi phí về tư liệu lao động và đối tượng lao động (gọi chung là chi phí về lao động vật hóa), chi phí về lao động sống. Trong điều kiện còn tồn tại nền sản xuất hàng hóa các chi phí trên phải được biểu hiện bằng tiền. Vậy có thể hiểu khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm). 4.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh là việc sắp xếp chi phí sản xuất kinh doanh vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng (tiêu thức phân loại) nhất định. Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có nhiều loại, khác nhau về nội dung, vai trò, công dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tùy theo mục đích và yêu cầu quản lý, chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất kinh doanh ở góc độ kế toán tài chính, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại chủ yếu theo hai tiêu thức sau: Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế (theo yếu tố). Cách phân loại này, căn cứ vào nội dung kinh tế ban đầu của chi phí để sắp xếp các chi phí có nội dung kinh tế ban đầu giống nhau vào một yếu tố chi phí không phân biệt chúng phát sinh ở đâu và sử dụng cho mục đích gì. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 5 yếu tố chi phí:  Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Là toàn bộ giá trị các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.  Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương, tiền công phải trả và các khoản trích theo quy định trên lương của công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả về các dịch vụ mua từ bên ngoài như: tiền điện, tiền nước, điện thoại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 46 TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các chi phí phát sinh trực tiếp bằng tiền dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp mà chưa phản ánh ở các yếu tố trên. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố cho ta biết những chi phí đã dùng vào sản xuất kinh doanh theo đúng nội dung kinh tế ban đầu của chi phí và tỷ trọng của từng loại chi phí đó, là cơ sở để xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, lao động, xây dựng kế hoạch khấu hao tài sản cố định Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng của chi phí (theo khoản mục chi phí). Cách phân loại này là sắp xếp các chi phí có công dụng kinh tế giống nhau vào cùng một khoản mục chi phí không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành các khoản mục chi phí sau:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp để sản xuất, chế tạo sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các dịch vụ.  Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ tiền lương, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo theo tỷ lệ quy định (như trích các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.  Chi phí sản xuất chung: là các chi phí khác ngoài chi phí nguyên vật trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất, như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng.  Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Ví dụ như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao gói sản phẩm tiêu thụ, chi phí công cụ đồ dùng bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng  Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp như: chi phí quản lý hành chính, chi phí quản lý kinh doanh và các chi phí chung khác trong doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp cho quản lý biết được nguyên nhân tăng giảm chi phí ở khoản mục chi phí nào để có biện pháp quản lý và sử dụng chi phí hiệu quả nhất.  4.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 4.1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: Mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất thể hiện mặt hao phí, giá thành sản phẩm thể TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 47 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Do đó, giá thành sản phẩm chính là biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất có liên quan đến (tính cho) khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ bất kể chi phí sản xuất đó phát sinh ở kỳ nào. Vậy chỉ tiêu giá thành sản phẩm bao gồm cả chi phí sản xuất phát sinh từ kỳ trước nhưng cho sản phẩm hoàn thành kỳ này và lại không bao gồm chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ nhưng cho sản phẩm hoàn thành kỳ sau. Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua công thức sau: Giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ  Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau vì chúng đều biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản xuất sản phẩm đã hoàn thành. Trường hợp chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. 4.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán và kế hoạch hóa giá thành sản phẩm, cần phải phân biệt được các loại giá thành. Trong doanh nghiệp giá thành sản phẩm thường được phân loại theo hai tiêu thức sau:  Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu tính giá thành, giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế: o Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh của kỳ kế hoạch dựa trên cơ sở các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch và giá thành thực tế kỳ trước. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. o Giá thành định mức: là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh, là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh. o Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là cơ sở để kiểm tra, đánh giá 48 TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm  tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ (hay còn gọi là giá thành tiêu thụ): o Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất. Do đó, giá thành sản xuất chỉ bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá trị thành phẩm nhập kho hoặc gửi bán, đồng thời là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán khi sản phẩm được tiêu thụ. o Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ bao gồm: giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ được xác định khi sản phẩm đã tiêu thụ, là căn cứ để xác định kết quả (lãi, lỗ) của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. 4.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 4.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, loại sản phẩm, đơn hàng) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể hạch toán riêng cho từng đối tượng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức thường được sử dụng để phân bổ có thể là: phân bổ theo định mức hao phí, theo hệ số, theo trọng lượng, theo số lượng sản phẩm Công thức phân bổ là: Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng  Tỷ lệ phân bổ Trong đó: Tỷ lệ phân bổ = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”.  Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.  Bên Có: o Phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết. TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 49 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đối tượng có liên quan (kết chuyển vào tài khoản tính giá thành sản phẩm). Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí của doanh nghiệp (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, loại sản phẩm). Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện như sau:  Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ o Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các dịch vụ, kế toán ghi: Nợ TK 621(Chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 152: Giá thực tế vật liệu xuất kho o Trường hợp vật liệu mua ngoài xuất thẳng cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ, không qua nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 621(Chi tiết theo đối tượng): Giá thực tế của nguyên vật liệu Nợ TK 133(1331): Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có) o  4.2.2. Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán o Trường hợp vật liệu xuất dùng sử dụng không hết nhập lại kho, kế toán ghi: Nợ TK 152 (Chi tiết vật liệu) Có TK 621 (Chi tiết đối tượng) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 154 (Chi tiết theo đối tượng) Có TK 621 (Chi tiết theo đối tượng) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp ngoài giờ, thêm giờ), tiền ăn ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các dịch vụ. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích theo lương (khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn) do doanh nghiệp chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”  Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ.  Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng có liên quan (kết chuyển vào tài khoản tính giá thành). Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí của doanh nghiệp giống như tài khoản 621. 50 TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện như sau:  Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ: o Tính ra tiền lương, phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất hoặc nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất o Trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định trên tiền lương công nhân sản xuất tính vào chi phí, kế toán ghi: Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386)  Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng có liên quan để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 154 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 622 (chi tiết theo đối tượng) 4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: Phản ánh các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung. Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng để tính giá thành sản phẩm dịch vụ. Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư và còn được mở chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2:  TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí về tiền lương và các khoản trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của nhân viên phân xưởng (Quản đốc, phó quản đốc, nhân viên kinh tế phân xưởng, bảo vệ phân xưởng).    TK 6272 – Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí về vật liệu xuất dùng cho quản lý phân xưởng như xuất sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, xuất phục vụ cho quản lý chung tại phân xưởng (giấy bút, văn phòng phẩm) TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất: Là những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng trong phân xưởng. TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh toàn bộ khấu hao tài sản cố định sử dụng tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp như máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 51 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ các chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại các phân xưởng như: chi phí sửa chữa tài sản cố định, điện, nước, điện thoại  TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác: Là các chi phí khác còn lại phát sinh trực tiếp bằng tiền tại phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí hội nghị, giao dịch, tiếp khách của phân xưởng Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung được thực hiện như sau:  Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ o Tính ra tiền lương, phụ cấp có tính chất lương phải trả nhân viên phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627(6271) Có TK 334: Phải trả người lao động o Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định trên lương của nhân viên phân xưởng tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 627 (6271) Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386) o Chi phí vật liệu xuất dùng chung cho quản lý phân xưởng, ghi: Nợ TK 627 (6272) Có TK 152: Nguyên vật liệu. o Chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất phục vụ cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, ghi: Nợ TK 627 (6273) Có TK 153: Giá thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ. Có TK 242: Phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng kỳ trước vào chi phí. o Trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất, phân xưởng sản xuất, ghi: Nợ TK 627 (6274) Có TK 214: Hao mòn tài sản cố định. o Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho phân xưởng sản xuất: Nợ TK 627 (6277) Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có).  o  Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán dịch vụ. Chi phí bằng tiền khác phát sinh tại phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627 (6278) Có TK 111, 112 Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, như: Hoàn nhập các chi phí trích thừa, giá trị thu hồi từ thanh lý công cụ đồ dùng, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 138, 152 Có TK 627 52 TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 154 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 627 (6271 – 6278) Do chi phí sản xuất chung thường có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ chi phí này cho từng đối tượng (từng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ) theo một tiêu thức hợp lý. Tùy thuộc đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp để lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp. Tiêu thức thường được sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung là: Phân bổ theo định mức, theo số giờ máy hoạt động, theo tiền lương công nhân sản xuất Công thức phân bổ:  Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng 4.2.4. = Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức sử dụng để phân bổ  Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Các phần trên đã thể hiện kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng khoản mục chi phí tương ứng. Tuy nhiên, các chi phí sản xuất này cuối kỳ đều phải được tổng hợp vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng đối tượng tập hợp chi phí hoặc từng đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp và có kết cấu như sau:  Bên Nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ (bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).  Bên Có: o Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm. o Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.  Số dư Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất của sản phẩm, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành (giá trị sản phẩm dở dang). Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất được tiến hành như sau:  Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí: o Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp o Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 622: Chi phú nhân công trực tiếp o Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng có liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627: Chi phí sản xuất chung TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 53 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm   4.3. Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 152: Giá trị phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất nhập kho Nợ TK 1381: Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được Nợ TK 138, 334: Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt bất thường trong sản xuất Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Phản ánh tổng giá thành thực tế các sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 155: Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho Nợ TK 157: Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành gửi bán Nợ TK 632: Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành tiêu thụ trực tiếp Có TK 154: Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ Kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, đang còn nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (thực chất là xác định chi phí sản xuất tính cho khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ). Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp về quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm, tổ chức sản xuất và trình độ kế toán để lựa chọn một trong các phương pháp tính giá sản phẩm dở dang sau:  Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Phương pháp này dựa vào số lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Trên cơ sở đó, kế toán sẽ phân bổ chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác của việc tính giá, phương pháp này chỉ sử dụng để xác định chi phí chế biến, còn chi phí nguyên vật liệu chính (là đối tượng chế biến thường bỏ ra một lần tại khâu ban đầu, không phụ thuộc vào mức độ chế biến) được tính cho sản phẩm dở dang theo số lượng thực tế. Do vậy, giá trị sản phẩm dở dang được tính theo công thức sau: Giá trị sản phẩm dở dang = Chi phí nguyên vật liệu chính tính cho sản phẩm dở dang + Chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang Trong đó: Chi phí nguyên vật liệu chính tính cho sản phẩm dở dang Chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang 54 = Tổng chi phí nguyên vật liệu chính tiêu hao (Đầu kỳ và phát sinh) Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm dở dang Tổng chi phí chế biến (Đầu kỳ và phát sinh) = Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm dở dang  Tỷ lệ % hoàn thành  Số lượng sản phẩm dở dang Số lượng sản phẩm  dở dang  Tỷ lệ % hoàn thành TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm   Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này, khi xác định giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán và thường áp dụng ở các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Phương pháp này tương tự như phương pháp sản lượng ước tính tương đương, nhưng chỉ khác là để đơn giản người ta giả định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang đồng đều là 50%. Giá trị sản phẩm dở dang = Chi phí nguyên vật liệu chính + 50% chi phí chế biến  Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch Phương pháp này căn cứ vào chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch ở từng bước, từng giai đoạn, từng khâu công việc để xác định giá trị sản phẩm dở dang ở giai đoạn, khâu công việc đó. 4.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 4.4.1. Khái niệm Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để xác định giá thành một đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. 4.4.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Việc tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, tùy thuộc vào sự khác biệt giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có thể áp dụng các phương pháp, kỹ thuật tính toán khác nhau. Do đó tạo nên các phương pháp tính giá thành khác nhau. Về cơ bản, có các phương pháp tính giá thành sau đây:  Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn): Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, kế toán chi phí sản xuất theo sản phẩm (đối tượng kế toán chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành). Vì vậy, giá thành sản phẩm được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cộng (+) hoặc trừ (–) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.  Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận, TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 55 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ, bộ phận sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của cả quy trình công nghệ hay quá trình sản xuất (một đối tượng tính giá thành bao gồm nhiều đối tượng kế toán chi phí sản xuất). Vì vậy, giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng các chi phí sản xuất ở từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất ở từng giai đoạn công nghệ tính cho thành phẩm.  Phương pháp hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chi phí sản xuất được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được (một đối tượng kế toán chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành). Vì vậy, để tính giá thành từng loại sản phẩm kế toán phải căn cứ vào hệ số quy đổi giữa các loại sản phẩm để quy đổi các loại sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm (gọi là sản phẩm gốc hay sản phẩm tiêu chuẩn). Từ đó dựa trên chi phí sản xuất đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Trình tự tính giá thành hệ số được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Quy đổi số lượng thực tế của các loại sản phẩm về số lượng sản phẩm gốc Số lượng sản phẩm gốc của từng loại sản phẩm = Số lượng thực tế của từng loại sản phẩm  Hệ số quy đổi về sản phẩm gốc của từng loại sản phẩm Bước 2: Xác định tổng giá thành của nhóm sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm gốc. Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm (nhóm sản phẩm) Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ  Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm = Tổng số lượng sản phẩm gốc của nhóm sản phẩm Bước 3: Xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm  56 = = Số lượng sản phẩm gốc của từng loại sản phẩm  Giá thành đơn vị sản phẩm gốc Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm Số lượng thực tế của từng loại sản phẩm Phương pháp tỷ lệ: Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim để giảm bớt khối lượng công việc, kế toán thường tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Vì vậy, kế toán căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế hoạch (hoặc định mức) để tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm trong nhóm. Công thức tính như sau: Tổng giá thành sản xuất thực tế của nhóm sản phẩm = Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của từng loại sản phẩm Tỷ lệ giá thành  Chi phí sản – xuất dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị kế hoạch (định mức) của từng loại sản phẩm Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm =  100 Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của nhóm sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của từng loại sản phẩm =  Tỷ lệ giá thành Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, vừa thu được sản phẩm chính và vừa thu được sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành), như các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, xay xát lương thực Do đó, để tính chính xác giá thành sản phẩm chính phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Ta có: Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành  + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế của từng loại sản phẩm = Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm  Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm phụ thu hồi – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá trị sản phẩm phụ thu hồi tùy theo từng doanh nghiệp mà có thể sử dụng các phương pháp xác định khác nhau như: giá kế hoạch, giá ước tính hoặc giá bán trên thị trường của sản phẩm phụ. Phương pháp liên hợp: Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm phức tạp. Do đó để tính giá thành sản phẩm hoàn thành, kế toán phải kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau, như kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số với loại trừ sản phẩm phụ, kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 57 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tóm lược cuối bài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán trọng yếu trong công tác kế toán của doanh nghiệp, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và xác định chính xác giá thành sản xuất sản phẩm. Thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm là căn cứ quan trọng giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, khi nghiên cứu bài này cần phải nắm vững các nội dung sau:  Bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và cách phân loại chi phí, giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính.  Nội dung và trình tự kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.  Các phương pháp tính giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong doanh nghiệp. 58 TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh, khái niệm giá thành sản phẩm. Cho biết mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 2. Trong kế toán tài chính, chi phí sản xuất kinh doanh thường được phân loại theo các tiêu thức nào? Trình bày nội dung của các cách phân loại đó. 3. Khi nào cần phải phân bổ chi phí sản xuất? Hãy nêu công thức phân bổ chi phí. Cho ví dụ minh họa. 4. Trình tự kế toán chi phí sản xuất sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. Qua đó hãy khái quát bằng sơ đồ tài khoản chữ T. 5. Các phương pháp tính giá sản phẩm dở dang. Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng của từng phương pháp. 6. Các phương pháp tính giá thành và điều kiện vận dụng. TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 59 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Bài tập thực hành Tại Công ty A có tài liệu về chi phí sản xuất sản phẩm T trong tháng 8/N như sau (đơn vị: 1.000 đồng): I. Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng: 55.000 II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng: 1. Xuất nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm T: 620.000 2. Vật liệu phụ mua ngoài xuất thẳng không qua nhập kho, sử dụng trực tiếp chế tạo sản phẩm T theo giá cả thuế giá trị gia tăng 10% là 33.000, đã thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng. 3. Tiền lương phải trả trong tháng cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 100.000; cho nhân viên quản lý phân xưởng: 8.000. 4. Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ quy định. 5. Xuất dùng công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 1 lần cho phân xưởng sản xuất: 3.500. 6. Chi phí điện mua ngoài phục vụ cho phân xưởng sản xuất theo giá cả thuế giá trị gia tăng 10% là 7.700, chưa thanh toán. 7. Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất 12.300. 8. Cuối kỳ hoàn thành nhập kho 8.500 sản phẩm T, còn dở dang 1.500 sản phẩm (mức độ hoàn thành 60%). III. Yêu cầu: 1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, biết doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. 2. Tính giá thành sản phẩm T hoàn thành trong kỳ theo khoản mục. 3. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Lời giải: Yêu cầu 1: 55.000  620.000  1.500  101.250 8.500  1.500 Yêu cầu 2: Bảng tính giá thành sản phẩm T theo khoản mục Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ  Khoản mục chi phí Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Giá thành đơn vị Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 55.000 650.000 101.250 603.750 71,03  Nguyên vật liệu chính 55.000 620.000 101.250 573.750 67,50  Vật liệu phụ – 30.000 – 30.000 3,53 Chi phí nhân công trực tiếp – 123.000 – 123.000 14,47 Chi phí sản xuất chung – 32.640 – 32.640 8,84 55.000 805.640 101.250 759.390 89,34 Tổng cộng 60 TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Yêu cầu 3: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh 1. Nợ TK 621: 620.000 Có TK 152: 620.000 2. Nợ TK 621: 30.000 Nợ TK 133: 3.000 Có TK 112: 33.000 3. Nợ TK 622: 100.000 Nợ TK 627: 8.000 Có TK 334: 108.000 4. Nợ TK 622: 23.000 Nợ TK 627: 1.840 Có TK 338: 24.840 5. Nợ TK 627: 3.500 Có TK 153: 3.500 TXKTTC01_Bai4_v2.0015109208 6. Nợ TK 627: 7.000 Nợ TK 133: 700 Có TK 331: 7.700 7. Nợ TK 627: 12.300 Có TK 214: 12.300 8. a. Nợ TK 154: 805.640 Có TK 621: 650.000 Có TK 622: 123.000 Có TK 627: 32.640 b. Nợ TK 155: 759.390 Có TK 154: 759.390 61
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan