Mô tả:
MỤC LỤC Nhận xét của đơn vị thực tập 1 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 2 Mục lục 3 Các từ viết tắt 5 Chương I: Tìm hiểu chung về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH Đức Việt 6 1.1.Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán NVL,CCDC tại công ty 6 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL,CCDC 6 1.1.2.Nhiệm vụ của kế toán NVL,CCDC ….8 1.2. Phân loại, đánh giá NVL,CCDC 8 1.2.1.Phân loại NVL 8 1.2.2. Phân loại CCDC 9 1.2.3.Đánh giá NVl, CCDC 10 1.2.3.1. Xác định trị giá vốn thực tế của NVL, CCDC nhập kho 11 1.2.3.2. Xác định trị giá vốn thực tế của NVL, CCDC xuất kho 12 1.3. Hạch toán chi tiết NVL, CCDC 14 1.3.1. Chứng từ sử dụng 14 1.3.2. Hạch toán chi tiết NVL, CCDC 15 1.3.3. Kế toán tổng hợp NVL, CCDC 19 1.3.4. Phương pháp ghi sổ kế toán NVL, CCDC 23 Chương 2: Kế toán NVL, CCDC tại công ty TNHH Đức Việt 28 2.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH Đức Việt 28 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành vá phát triển của công ty TNHH Đức Việt 28 2.1.2. Đặc diểm tổ chức quản lý, sản xuất của công ty 30 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý 30 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất sản phẩm. 32 2.1.3. Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty. 34 2.1.3.1.Hình thức kế toán mà doanh nghiệp sử dụng. 34 2.1.3.2.Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty. 36 2.1.3.3.Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của từng bộ phận phòng kế toán…36 2.1.3.4. Hệ thống chứng từ sổ sách tại công ty. 37 2.2. Thực tế công tác kế toán NVL, CCDC tại công ty 38 2.2.1.Đặc điểm của NVL, CCDC 38 2.2.2.Nhiệm vụ của kế toán NVl, CCDC 38 2.2.3. Phân loại, đánh giá NVL, CCDC trong công ty. 39 2.2.3.1.Phân loại NVL, CCDC 39 2.2.3.2. Đánh giá NVl, CCDC 40 2.2.4.Hạch toán chi tiết NVL, CCDC 41 2.2.4.1. Chứng từ và hệ thống sổ sách kế toán sử dụng 41 2.2.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng. 42 2.2.4.3.Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 43 2.3.Trình tự nhập, xuất NVl, CCDC. 45 2.3.1. Trình tự nhập kho NVL, CCDC. 45 2.3.2. Trình tự xuất kho NVL, CCDC. 52 2.4. Hạch toán chi tiết NVL, CCDC. 57 2.5.Kế toán tổng hợp NVL, CCDC 63 2.5.1.Kế toán tổng hợp nhập kho NVL, CCDC. 63 2.5.2. Kế toán tổng hợp xuất kho NVL, CCDC. 74 Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tại công ty TNHH Đức Việt. 82 3.1. Nhận xét và đánh giá. 82 3.1.1. Ưu điểm 82 3.1.2. Nhược điểm. 83 3.2. Một số ý kiến đóng góp về công tác kế toán tại công ty TNHH Đức Việt……..83 KẾT LUẬN 85 CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH: Trách nhiệm hứu hạn NVL: Nguyên vật liệu CCDC: Công cụ dụng cụ MMTB: Máy móc thiết bị XDCB: Xây dựng cơ bản GTGT: Giá trị gia tăng BQ: Bình quân ĐK: Định khoản VT: Vật tư TK: Tài khoản QĐXL: Quyết định xử lý HĐKD: Hoạt động kinh doanh LN: Lợi nhuận TNDN: Thu nhập doanh nghiệp PX: Phân xưởng CT: Chứng từ TSCĐ: Tài sản cố định PS: Phát sinh ĐVT: Đơn vị tính KT: Kế toán LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới Việt Nam đang dần khẳng định vị trí của mình. Hiện nay nước ta là nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng và nền chính trị ổn định. Đóng góp cho sự thành công này phảI nhắc đến các công ty, tổ chức kinh tế trong cả nước. Thông qua các sản phẩm, dịch vụ làm ra, họ không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn góp phần phát triển đất nước. Vật tư trong doanh nghiệp sản xuất là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, chi phí của nó chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ giá thành của sản phẩm. Chính vì thế việc tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề phức tạp. Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là công cụ sắc bén giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình quản lý và sử dụng hợp lý NVL, CCDC. Từ đó giúp nhà quản lý có những biện pháp cơ bản làm giảm chi phí NVl, CCDC trong việc hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuậm cho doanh nghiệp. Đây là vũ khí mạnh nhất của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh tìm chỗ đứng trên thi trường. Nhận thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của NVL, CCDC trong quá trình sản xuất, cho nên trong thời gian thực tập em đã chọn đề tài “Kế toán NVl, CCDC tại công ty TNHH Đức Việt”. Nhưng do thời gian thực tập có hạn nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những sai xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của công ty và thầy giáo Nguyễn Quốc Cẩn để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!. Hà Nội, ngày tháng năm CHƯƠNG 1 Lý luận chung về công tác kế toán NVL, CCDC tại công ty TNHH Đức Việt 1.1.Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán NVL, CCDC 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL, CCDC 1.1.1.1.Khái niệm NVL trong doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. NVL là đối tượng lao động, là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là cơ sở để cấu thành nên thực thể sản phẩm. CCDC là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn làm TSCĐ về mặt giá trị và thời gian sử dụng. CCDC không trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm. 1.1.1.2. Đặc điểm Về mặt hiện vật: NVL khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ bị tiêu hao và thay đổi hình tháI vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể sản phẩm. CCDC không bị thay đổi hình thái vật chất cho đến khi bị hỏng hoặc hết thời gian sử dụng, CCDC không cấu thành nên thực thể sản phẩm. Về mặt giá trị: NVL khi tham gia vào quá trình sản xuất giá trị NVL chuyển dịch hết một lần vào giá trị của sản phẩm. CCDC giá trị dịch chuyển dần dần vào chi phí sản xuất sản phẩm. 1.1.1.3.Yêu cầu quản lý NVL, CCDC đều là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do đó càn phảI quản lý cả khâu thu mua, kế hoạch thu mua, bảo quản dự trữ và sử dụng. Khâu thu mua: Cần quản lý cả về số lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và kế hoạch thu mua theo tiến độ phù hợp với tiến độ sản xuất kinh doanh. Khâu dự trữ: Cần xây dựng định mức dự trữ đối đa và đối thiểu cho từng loai vật tư để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục. Khâu sử dụng: Có kế hoạch sử dụng hợp lý và tiết kiệm trên cơ sở định mức dự toán nhằm hạ thấp mức tiêu hao vật tư và hạ giá thành sản phẩm. 1.1.2. Nhiệm vụ kế toán vật tư trong công ty Các loại NVL, CCDC trong công ty là những tài sản ngắn hạn dự trữ cho quá trình sản xuất. Doanh nghiệp cần phảI có kế hoạch thu mua, dự trữ đầy đủ, kịp thời các loại vật tư cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và kết cấu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và hiệu quả. Kế toán NVl, CCDC cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau: _ Phản ánh đầy đủ, kịp thời số lượng hiện có và tình hình biến động của các loại NVL, CCDC cả về mặt giá trị và hiện vật. Tính toán chính xác giá thành thực tế của từng loại vật tư nhập xuất, tồn kho đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý vật tư trong công ty. _ Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ, sử dụng từng loại vật tư.