Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử...

Tài liệu Khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử

.DOC
16
3249
91

Mô tả:

hướng dẫn khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử
KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 MỞ ĐẦU Trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay kiến thức lịch sử không chỉ tập trung ở kênh chữ mà còn cả ở kênh hình. Như vậy kênh hình trong dạy học lịch sử hiện nay không chỉ được sử dụng giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà là một trong những nguồn cung cấp kiến thức lịch sử quan trong cho học sinh. Trong dạy học lịch sử, khai thác và sử dụng kênh hình là biện pháp quan trong tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh. Đối với giáo viên khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, không chỉ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần quan trong trong việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh; phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ; giáo dục tư tưởng cảm xúc, cảm nghĩ ở học sinh. Đối với học sinh thông qua “làm việc” với bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ các em sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội, nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hỉnh ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan. Mặc dù việc khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là biện pháp quan trong để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhưng hiện nay vấn đề này vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, song chủ yếu là: - Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa và coi đây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất trong dạy – học lịch sử mà không thấy rằng kênh hình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng cung cấp một lượng thông tin đáng kể, mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động hấp, dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh. - Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất sứ nội dung ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa. Trong các đợt bồi dưỡng thay sách, giáo viên hầu như chỉ được giải thích về cấu tạo chương trình, những điểm mới về nội dung sách giáo khoa mà không được chú trong bồi dưỡng về việc khai thác sử dụng kênh hình, Trang1 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 mặc dù số lượng kênh hình trong sách giáo khoa hiện hành tăng lên đáng kể so với trước. - Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng lại ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng phần nhiều vẫn mang tình hình thức minh hoạ cho bài giảng. Tôi xin trình bày vài kinh nghiệm về vấn đề “Khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở THPT hiện nay nói chung và bộ môn lịch sử 10 nói riêng. Thông qua việc khái thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, truyền thụ tốt những kiến thức lịch sử cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách chủ động tích cực sáng tạo, đồng thời cải tiến dạy học lịch sử theo phương pháp mới. Trang2 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Trong dạy học lịch sử, nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành khái niệm trên cơ sở quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa về sự vật. Nhà giáo dục U-sin-xki đã xem “nguyên tắc trực quan là cách học không chủ dựa vào lời nói, mà còn dựa vào những hình ảnh cụ thể mà học sinh trực tiếp thu nhận được”. Đặc trưng của lịch sử là không lặp lại như cũ, học sinh không thể tri giác trực tiếp được những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, cũng không thể dựng lại lịch sử trong phòng thí nghiệm…, vì vậy phương pháp trực quan lại càng có ý nghĩa quan trọng. Việc “trực quan sinh động” trong nhận thức lịch sử không thể bắt đầu từ cảm giác trực tiếp về hiện thực lịch sử đã qua, mà từ những biểu tượng được tạo nên trên cơ sở các sự việc cụ thể. Cho nên, để có hình ảnh lịch sử cụ thể làm cơ sở cho việc nhận thức quá khứ, cần thiết phải sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan. Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, là hiện thực trong quá khứ tồn tại khách quan nên không thể phán đoán, suy luận để biết về lịch sử. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên trong dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những gì đã diễn ra trong quá khứ một cách chính xác nhưng không kém phần hấp dẫn và sinh động. Trong phương pháp dạy học lịch sử, nội dung của một sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tạo nên hình ảnh của quá khứ bằng những hoạt động của tri giác và cảm giác. Trong sách giáo khoa lịch sử cũ kênh hình hầu như không được chú trọng nếu có cũng chỉ để minh hoạ cho nội dung kênh chữ. Vì vậy khi giảng dạy lịch sử người giáo viên chủ yếu sử dụng lời nói để tái tạo lại các sự kiện, hiện tượng lịch sử nên giờ học thường trở nên nhàm chán và khô cứng. Hiện nay sách giáo khoa đã rất chú trọng đến kênh hình, thể hiện số lượng kênh hình tăng lên đáng kể so với trước, hơn nữa kênh hình trong sách giáo khoa hiện hành không chỉ giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học Trang3 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 mà nó thường chứa đựng những kiến thức lịch sử quan trọng đòi hỏi học sinh phải nắm được thông qua “làm việc” với kênh hình. Vì vậy khi giảng dạy lịch sử đòi hỏi người giáo viên không chỉ sử dụng lời nói mà còn sử dụng những hình ảnh trực quan của quá khứ để tái tạo lại lịch sử nên giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn đối với học sinh. II. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN Muốn đổi mới cách học thì trước hết phải đổi mới cách dạy, phải xác định rõ vai trò của thầy và trò trong dạy – học. Trong phương pháp đổi mới phải có sự kết hợp, hợp tác của thầy – trò và có sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh. Trong sách giáo khoa lịch sử kênh hình gồm nhiều loại: Lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ … Trong một bài học có thể có một hoặc nhiều kênh hình vì vậy giáo viên cần căn cứ vào mục đích yêu cầu của bài học, xác định loại kênh hình để có những cách khai thác sử dụng phù hợp và có hiệu quả. 1. Khai thác, sử dụng lược đồ trong sách giáo khoa. Lược đồ trong sách giáo khoa là phương tiện trực quan rất quan trọng trong dạy học lịch sử. Nó không chỉ góp phần quan trọng tái tạo lại cho học sinh những hình ảnh lịch sử với các nét điển hình đặc trưng nhất mà còn khắc phục được tình trạng nhầm lẫn, hiện đại hoá lịch sử của học sinh. Trên lược đồ các sự kiện luôn được thể hiện trong một không gian, thời điểm, địa điểm cùng một số yếu tố điạ lí nhất định. Đối với học sinh việc sử dụng lược đồ không những chỉ để ghi nhớ, xác định vị các địa điểm lịch sử mà còn để hiểu rõ nội dung của lược đồ. Hiểu lược đồ không chỉ là biết các chú dẫn, các kí hiệu mà cần thấy sau các điều quy ước ấy, những hiện tượng lịch sử sinh động. *Về cách sử dụng lược đồ giáo viên cần lưu ý: Trước hết phải giới thiệu cụ thể tên lược đồ và giải thích rõ cho học sinh các kí hiệu ghi trên lược đồ. Sau đó hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác nội dung lịch sử được thể hiện trên lược đồ theo hai cách sau: Trang4 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ và lên bảng trình bày ngắn gọn nội dung lịch sử có trên lược đồ. Sau đó giáo viên lược thuật một cách ngắn gọn nội dung. - Giáo viên gợi ý học sinh quan sát, khai thác nội dung bằng những câu hỏi gợi ý để học sinh nắm được nội dung lịch sử trên lược đồ. Cuối cùng giáo viên lược thuật một cách ngắn gọn để học sinh hiểu nội dung lịch sử trên lược đồ. Ví dụ: * Khi khai thác sử dụng H35. Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 để dạy phần 4 “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938” trong bài 16: “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc” (sách giáo khoa lịch sử 10, trang 83-86). Trước hết giáo viên giới thiệu tên lược đồ “ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938”, rồi giải thích cho học sinh các kí hiệu trên lược đồ: kí hiệu hình tam giác là bãi cọc ngầm; kí hiệu vòng cung có mũi tên là quân ta mai phục; mũi tên trắng là quân ta tiến công, mũi tên trắng đứt đoạn là quân ta nhử địch vào trận địa; mũi tên đen là địch tiến quân và mũi tên đen đứt đoạn là địch tháo chạy. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và dựa vào các kí hiệu trên lược đồ để khai thác nội dung bằng những câu hỏi như: + Quân Nam Hán tiến vào nước ta bằng con đường nào? + Quân ta đã chuẩn bị chiến đấu chống xâm lươc ra sao? + Diễn biến trận đánh diễn ra thế nào? Có đúng dự định của ta không? + Nét độc đáo trong trận Bạch Đằng này là gì? + Kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ? Sau khi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bằng việc trả lời những câu hỏi nêu trên, để giúp học sinh thấy được toàn cảnh trận Bạch Đằng, giáo viên sử dụng lược đồ kết hợp với lời nói lược thuật ngắn gọn nội dung trận chiến (vì học sinh đã được học kĩ trong chương trình lịch sử THCS). Trong đó, cần nhấn mạnh đến nét độc đáo trong trận chiến này là: trận đánh diễn ra và thắng lợi trong thời gian rất ngắn: một con nước- với chế độ bán nhật triều của vùng này thì chỉ khoảng nửa ngày, hơn nữa ta đã đánh tan toàn bộ quân xâm lược khi Trang5 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 chúng còn chưa kịp đặt chân lên đất nước chúng ta. Sau đó, nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng thông qua đánh giá của các sử gia Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ : “ Tiền Ngô vương có thể lấy quân mới nhóm họp của đất Việt ta mà đánh tan trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương… Thật là mưu giỏi mà đánh cũng giỏi” ; “ Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Những chiến công trong các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt ở lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu” + Sau khi lược thuật giáo viên sử dụng câu hỏi: Vì sao quân ta giành được chiến thắng oanh liệt đó? * Khi khai thác H46 “ Lược đồ trận Ngọc Hồi- Đống Đa” để dạy mục “Kháng chiến chống Thanh (1789)” trong bài 23: “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII” (sách giáo khoa lịch sử 10, trang 116-120). Trước hết, giáo viên giới thiệu tên lược đồ : “Lược đồ trận Ngọc HồiĐống Đa”, rồi giải thích cho học sinh các kí hiệu trên lược đồ: kí hiệu ngọn cờ là quân Tây Sơn tập kết, mũi tên trắng là quân Tây Sơn tiến công, mũi tên đen đứt đoạn là quân Thanh rút chạy… Giáo viên cho học sinh 2’ chuẩn bị, thảo luận và mời 1 học sinh lên bảng trình bày diễn biến trận Ngọc Hồi- Đống Đa. Giáo viên nhận xét, bổ sung rồi đưa ra các câu hỏi như: + Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì? + Em hiểu như thế nào về bài hiểu dụ của vua Quang Trung? + Cuộc kháng chiến chống Thanh có đặc điểm gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bằng việc trả lời những câu hỏi nêu trên, giúp học sinh nhận thức được việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế là nhằm phủ nhận Lê Chiêu Thống, khẳng định quyền làm chủ đất nước của vương triều Tây Sơn và gánh lấy trọng trách lãnh đạo dân tộc tiến hành kháng chiến, bài hiểu dụ thể hiện tinh thần quyết chiến để giữ gìn bản sắc văn hóa dân Trang6 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 tộc và khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước. Sau đó, giáo viên cần nhấn mạnh đến nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Thanh là chiến thuật đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ của vua Quang Trung: tấn công địch trong dịp Tết Nguyên đán, đánh thần tốc, làm cho địch hoàn toàn bất ngờ, không kịp trở tay và nhanh chóng giành chiến thắng hoàn toàn chỉ sau 5 ngày chiến đấu. Sử dụng bản đồ nói chung và lược đồ trong sách giáo khoa nói riêng là điều cần thiết không thể thiếu trong dạy học lịch sử hiện nay bởi nó đem lại nhiều kết quả về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. 2. Khai thác, sử dụng sơ đồ trong sách giáo khoa lịch sử. Sơ đồ trong sách giáo khoa nhằm cụ thể hoá nội dung sự kiện bằng những mô hình, hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử… Thông thường khai thác sử dụng sơ đồ dễ hơn lược đồ; song cũng giống như khi khai thác sử dụng lược đồ trước hết giáo viên cần giới thiệu cho học sinh tên sơ đồ, sau đó hướng dẫn học sinh khai thác sơ đồ bằng những câu hỏi gợi ý để học sinh tư duy và tìm hiểu nội dung. Cuối cùng giáo viên sử dụng sơ đồ chốt lại nội dung cơ bản. Điều khó khăn là trong sách giáo khoa lịch sử 10 không có bất kì sơ đồ nào. Tuy nhiên, giáo viên hoàn toàn có thể khắc phục khó khăn này bằng cách tự tạo sơ đồ đơn giản hoặc lấy từ các sách giáo khoa THCS ví dụ như sơ đồ bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam, sơ đồ Bộ máy hội đồng công xã Pari… Ví dụ: Khi khai thác hình “Sơ đồ bộ máy hội đồng công xã” để dạy bài 38 “Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri 1871” Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ H.30, đọc tên sơ đồ: Bộ máy hội đồng công xã Pa-ri. Giáo viên cho hoc sinh đọc sách giáo khoa, sau đó yêu cầu học sinh dựa vào sơ đồ trình bày về bộ máy nhà nước công xã Pa-ri. Giáo viên sử dụng sơ đồ để giải thích cho học sinh hiểu về cách thức tổ chức hoạt động của công xã Pa-ri sau đó so sánh khái quát nhà nước của công xã Pa-ri với nhà nước của giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản, để học sinh hiểu bản chất nhà nước Công xã Pa-ri. Trang7 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 + Khung tròn: Hội đồng công xã là cơ quan cao nhất của nhà nước mới, được thành lập qua bầu cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu, gồm đại biểu của công nhân, tri thức dân chủ như: viên chức, nhà giáo, thầy thuốc, nhà báo tiến bộ…tiêu biểu cho các tầng lớp nhân dân lao động của thành phố Pa-ri. Trong công xã, công nhân nắm vị trí lãnh đạo. Công xã tập trung trong tay cả quyền lập pháp và quyền hành pháp, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. + Các khung nhỏ có đường nối với Hội đồng công xã là các uỷ ban trực thuộc: quân sự, đối ngoại giáo dục…do Hội đồng công xã lập ra. Đứng đầu là các uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước Hội đồng công xã, trước nhân dân và có thể bị bãi miễn khi không được tín nhiệm. Như vậy, Hội đồng công xã đã nắm quyền vừa ban bố pháp luật, vừa lập các tiểu ban thi hành pháp luật. Khác hẳn với quốc hội của giai cấp tư sản chỉ nắm quyền lập pháp, còn quyền hành pháp quan hệ trực tiếp đến đời sống, quyền lợi của nhân dân thì nằm trong tay chính phủ, nhân dân không kiểm soát được.Bộ máy nhà nước cũ của tư sản là do chế độ đại nghị cử ra, đại biểu được cử ra là đại diện cho giai cấp thống trị để bóc lột nhân dân, họ được hưởng nhiều đặc quyền,đặc lợi, nên ra sức bảo vệ chế độ của giai cấp bóc lột. Còn công xã Pa-ri là nhà nước của dân, do dân và vì dân. 3. Khai thác, sử dụng hình vẽ, tranh, ảnh trong sách giáo khoa lịch sử. Hình vẽ, tranh, ảnh trong sách giáo khoa là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh, mà còn là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng, có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, tư duy cho học sinh. Hiện nay đa số học sinh rất thích xem tranh, ảnh lịch sử, nhưng lại ít biết cách khai thác, sử dụng tranh, ảnh để phục vụ bài học.Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là phải hướng dẫn học sinh cách khai thác, sử dụng. Khi hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng , giáo viên cần giúp học sinh không chỉ biết miêu tả bề ngoài của tranh, ảnh, hình vẽ mà quan trọng hơn là phải biết khai thác nội dung lịch sử chứa đựng bên trong hình vẽ, tranh, Trang8 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 ảnh.Thường thì giáo viên giới thiệu tên tranh, ảnh, hình vẽ, sau đó yêu cầu học sinh quan sát vào tranh, ảnh, hình vẽ để trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên. Ví dụ: Khai thác hình 57: Tấn công ngục Ba-xti trong bài 31: “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” Trước hết, giáo viên giới thiệu về ngục Ba-xti vốn là một pháo đài nằm ở phía Tây nam thủ đô Pa-ri, được xây dựng bằng đá, cao 24m, dày 3m với 8 tháp canh cao 30m và hào sâu 25m bao bọc xung quanh. cổng pháo đài được đóng mở bằng những chiếc cầu treo kéo trên những xích sắc. Từ thế kỉ Xv, pháo đài Ba-xti trở thành nhà ngục quốc gia, nơi giam giữ những người tù chính trị, các nhà tư tưởng tiến bộ. Vì thế, ngục Ba-xti trở thành biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế, phản động. Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bức tranh bằng cách đặt các câu hỏi: - Lực lượng nào tham gia tấn công ngục Ba-xti ? - Theo em, việc đánh chiếm ngục Ba-xti sẽ diễn ra như thế nào? - Từ đó, em có nhận xét gì về không khí cách mạng ở nước Pháp? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tường thuật lại về diễn biến trận chiến diễn ra ác liệt trong hơn 4 giờ đồng hồ và rất nhiều quần chúng đã ngã xuống vì đại bác của kẻ thù. Về sau, đội dân quân mang đại bác đến bắn đứt sợi dây xích, chiếc cầu treo rơi xuống, quần chúng ào ạt tiến vào trong pháo đài. Viên chỉ huy đã định đến kho thuốc súng, châm lửa đốt để dìm tất cả trong biển lửa và máu. Binh lính hoảng sợ, vội can ngăn hành động điên cuồng của hắn. Nỗi căm thù của quần chúng đối với pháo đài Ba-xti lớn đến nỗi người ta đã dùng búa và xà beng phá hủy nó. Một năm sau, pháo đài đã bị san phẳng hoàn toàn, người ta xây dựng trên nền cũ một quảng trường ghi hàng chữ: “Ở đây người ta nhảy múa”. Sử dụng tranh, ảnh như vậy vừa khai thác được nội dung lịch sử thể hiện qua tranh, ảnh, bổ sung cho bài giảng, vừa phát huy năng lực tư duy, kích thích trí tưởng tượng phong phú, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trang9 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 4. Khai thác, sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa. Chân dung các nhân vật lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong việc giảng dạy và học tập lịch sử ở trường trung học cơ sở. Chân dung nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa thường có hai loại: chân dung nhân vật phản diện và chân dung nhân vật chính diện. Khi sử dụng chân dung nhân vật lịch sử giáo viên không nên chú ý đến việc miêu tả bề ngoài của nhân vật mà cần chú ý phân tích nội tâm, tài đức, quan điểm thể hiện ở hành động của nhân vật. Đối với chân dung nhân vật phản diện, khi khai thác, sử dụng vào bài học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận xét những biểu hiện của tính gian ác, tham lam, xảo quyệt của nhân vật ấy, không nên để học sinh bị thu hút về hình thức của nhân vật mà quên đi đó là nhân vật phản diện. Khi khai thác chân dung các nhân vật chính diện như: các anh hùng dân tộc, lãnh tụ cách mạng, nhà phát minh khoa học…, giáo viên phải làm nổi bật tính cách thông qua việc miêu tả bề ngoài, hay nêu khái quát ngắn gọn tiểu sử nhân vật, đặc biệt là những câu chuyện về thời thơ ấu của nhân vật, dễ làm học sinh hứng thú, kích thích óc tò mò, phát triển năng lực nhận thức. Qua việc sử dụng chân dung các nhân vật chính diện giáo viên cần giáo dục ở học sinh lòng biết ơn, sự khâm phục tài trí, đạo đức của nhân vật từ đó có ý thức rèn luyện mình theo gương đó. Ví dụ: Khi sử dụng H.55- G. Oa-sinh-tơn (sách giáo khoa lịch sử 10, trang 149) để dạy bài 30- “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ” Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chân dung của G. Oa-sinhtơn ở trong sách giáo khoa. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bằng các câu hỏi gợi mở như: + Em biết gì về G. Oa-sinh-tơn ? Trang10 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 + G. Oa-sinh-tơn đã có đóng góp gì cho cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? + Người Mĩ đã làm gì để tưởng nhớ công lao của ông? - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên miêu tả và kết luận: G. Oa-sinh-tơn là 1 điền chủ giàu có ở Viếc-gi-ni-a. Trong Đại hội lục địa, Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng chỉ huy quân đội lục địa. Ông có công lớn trong việc tổ chức quân đội lục địa. Họ có tinh thần yêu nước, chiến đấu, hi sinh nhưng kỉ luật kém và thiếu thốn mọi thứ nhất là vũ khí. Oa-sinh-tơn đã thực hiện chiến thuật chiến đấu mới là phân tán lực lượng, bố trí lực lượng kín đáo trong rừng thành từng toán bắn tỉa để chống lại quân đội Anh. Quân Anh chỉ quen cách đánh dàn trận hàng ngang và giáp lá cà nên đã thất bại nhanh chóng. Năm 1789, với tài năng và uy tín của mình, G.Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ. Sau khi giữ chức Tổng thống 2 nhiệm kì, nhiều người đề nghị ông tiếp tục ứng cử nhưng ông đã rút lui để nhường chỗ cho thế hệ mới. Ngày nay, thủ đô của nước Mĩ mang tên ông: Oa-sinh-tơn. Với cách sử dụng những câu chuyện, tiểu sử và những cống hiến của các nhân vật lịch sử như trên vừa có sức truyền cảm giáo dục sâu sắc, vừa khôi phục ở các em trí tưởng tượng về các nhân vật, vĩ nhân trong lịch sử. Trên đây là một số loại kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử cần được giáo viên khai thác sử dụng thường xuyên trong các giờ dạy và học lịch sử. Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Giáo viên viết đề tài, sau đó áp dụng đề tài vào một lớp dạy, rút kinh nghiệm đề tài, bổ sung phần lý thuyết và dạy thực nghiệm lần 2, lần 3 rồi khảo sát kết quả, cuối cùng triển khai dạy đại trà trên toàn bộ đối tượng học sinh. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trong các giờ dạy học lịch sử 10 của năm học 2010-2011 vừa qua, tôi đã áp dụng việc khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa vào bài giảng một cách thường xuyên, đầy đủ, phù hợp với nội dung yêu cầu của bài học và trình độ nhận thức, hiểu biết của học sinh ở khối lớp. Trang11 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 Kết quả là tôi nhận thấy ở hầu hết các giờ học có sử dụng kênh hình nói chung và kênh hình trong sách giáo khoa nói riêng tất cả học sinh đều rất tích cực và hứng thú trong việc học tập đối với bộ môn lịch sử. Khi được giáo viên hướng dẫn “làm việc” với hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa các em luôn chủ động tự giác tích cực tham gia vào những hoạt động do giáo viên tổ chức vì vậy chất lượng của môn học năm học 2010-2011 được nâng cao hơn so với năm học trước. Qua việc áp dụng sáng kiến tôi đã giúp học sinh hiểu sâu nhớ lâu và tiếp thu bài học nhanh và có hiệu quả hơn đồng thời cũng đã hình thành ở học sinh khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ. IV.MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT ĐƯỢC RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC 1. Kinh nghiệm Sau khi vận dụng việc khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử vào các giờ dạy bộ môn lịch sử 8 trong năm học vừa qua, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử gôm nhiều loại khác nhau. Vì vậy để khai thác sử dụng có hiệu quả, giáo viên cần nắm được đặc trưng của từng loại kênh hình và cách sử dụng của mỗi loại. - Khi khai thác, sử dụng kênh hình vào phục vụ bất kì bài lịch sử nào, giáo viên phải căn cứ vào, yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng của bài học, sử dụng phù hợp với trình độ và mức độ hiểu biết của học sinh. - Trong một bài lịch sử thường có nhiều kênh hình, trong đó có những kênh hình chứa đựng nội dung cơ bản của bài học mà giáo viên cần tổ chức cho học sinh khai thác và hiểu rõ, nhưng cũng có kênh hình chỉ mang tính chất minh hoạ cho nội dung bài học.Vì vậy giáo viên cần phải biết lựa chọn kênh hình thể hiện nội dung cơ bản để tập trung thời gian hướng dẫn học sinh khai thác. - Trong khi khái thác, sử dụng kênh hình giáo viên cần tổ chức những hoạt động để học sinh có điều kiện phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, huy Trang12 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 động vốn hiểu biết sẵn có của học sinh vào việc khai thác sử dụng kênh hình; chú ý rèn luyện ở học sinh các kĩ năng thực hành, phát triển trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ và khả năng sáng tạo ở học sinh. - Là người giữ vai trò hướng dẫn tổ chức học sinh khai thác sử dụng kênh hình nên giáo viên cần có sự đầu tư về thời gian công sức, chuẩn bị thật kĩ, nắm chắc giá trị, nội dung, xuất xứ, ý nghĩa của kênh hình trước khi sử dụng. - Khi khai thác và sử dụng kênh hình giáo viên phải luôn theo dõi kiểm tra sự thu nhận của học sinh, giúp học sinh phân tích nêu kết luận khái quát về sự kiện, hiện tượng lịch sử được phản ánh trong kênh hình. Giáo viên cũng cần lưu ý học sinh cách quan sát, khai thác kênh hình, giải thích nội dung kênh hình để lựa chọn những chi tiết phục vụ cho bài học. Trong dạy học lịch sử việc kết hợp chặt chẽ giưa lời nói sinh động của giáo viên với đồ dùng trực qua nói chung và kênh hình trong sách giáo khoa nói riêng là một trong những điều quan trong nhất để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ môn học. 2. Một vài đề xuất Kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa lịch sử là hai nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu cho học sinh. Vì vậy trong dạy học lịch sử giáo viên cần chú ý khai thác triệt để nội dung kênh chứ và kênh hình trong sách giáo khoa để phục vụ bài giảng. - Khắc phục tâm lí ngại sử dung kênh hình của giáo viên, tuyệt đối tránh tình trạng sử dụng mang tín hình thức minh hoạ cho bải giảng. - Để việc khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử thực sự đem lại kết quả như mong muốn đòi hỏi người giáo viên phải làm tốt vai trò của người hướng dẫn và tổ chức. Việc hướng dẫn và tổ chức học sinh khai thác sử dụng kênh hình chỉ đạt kết quả khi giáo viên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, đầu tư về thời gian, công sức. Trước khi khai thác sử dụng kênh hình giáo viên phải căn cứ vào nội dung yêu cầu giáo dưỡng giáo dục của bài học, trình độ nhận biết của học sinh, đặc trưng của từng loại kênh hình để lựa chọn cách khai thác và sử dụng sao cho phù hợp có hiệu quả nhất. Trang13 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 Trang14 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 C. KẾT LUẬN Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử cùng với kênh chữ là những nguồn cung cấp kiến thức kiến thức lịch sử cho học sinh, không chỉ cung cấp kiến thức lịch sử kênh hình còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn. Vì vậy trong mỗi tiết học, bài học lịch sử có kênh hình giáo viên bộ môn nên tuỳ vào yêu cầu nội dung bài học để thiết kế cách khai thác, sử dụng kênh hình có trong bài, từ đó giúp học sinh hình thành, phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ. Trong quá trình dạy học lịch sử nói chung và bộ môn lịch sử ở THPT nói riêng, khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa để phục vụ cho bài giảng là một trong những biện pháp quan trọng để giáo viên nâng cao chất lượng dạy học đối với bộ môn: giúp học sinh tích cực và hứng thú hơn trong học tập; hình thành và phát triển ở học sinh khả năng quan sát, trí tưởng tượng tư duy và ngôn ngữ; khai thác sử dụng được vốn kiến thức sẵn có của học sinh để phục vụ cho bài học. Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử THPT. Do bản thân là giáo viên mới vào nghề, tuổi nghề và kinh nghiệm chuyên môn còn ít nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Trang15 KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Trịnh Đình Tùng: Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử THCS- Nhà xuất bản giáo dục. 2- Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị: Phương pháp dạy học lịch sử- Nhà xuất bản giáo dục. 3- Lịch sử thế giới cận đại- Nhà xuất bản giáo dục. 4- Tạp chí giáo dục Bộ GD&ĐT số 44/11/2002 về công tác bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. 5- Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử 10- Nhà xuất bản giáo dục 6- Tìm hiểu kiến thức lịch sử 10- Nhà uất bản Giáo dục Trang16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng