Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án xử lý nước thải cho đoàn an đ...

Tài liệu Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án xử lý nước thải cho đoàn an điều dưỡng 27 đà nẵng – bộ quốc phòng

.PDF
101
2
119

Mô tả:

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO ĐOÀN AN ĐIỀU DƯỠNG 27 ĐÀ NẴNG – BỘ QUỐC PHÒNG Học viên: Thái Thị Thu Hà Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số: Khóa: K34 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Tóm tắt - Mục đích của đề tài là đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý của nước thải từ khu nghỉ dưỡng để từ đó có những giải pháp kiểm soát, phòng ngừa thích hợp. Nồng độ chất ô nhiễm của nước thải phát sinh từ Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng tại thời điểm lấy mẫu là TSS = 132 mg/L, BOD5 = 82 mg/L. Kết quả từ vận hành mô hình thực nghiệm, tác giả đề xuất phương pháp cơ học (Bể lắng) có sử dụng hóa chất keo tụ và phương pháp sinh học (Bể SBR theo mẻ) để xử lý nước thải phát sinh đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Hệ thống xử lý nước thải đề xuất dự kiến xây dựng tại bãi đất trống (30m2), ít gây ảnh hưởng nhất đến các hoạt động của du khách nghỉ dưỡng tại đây. Các nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình bể lắng, SBR có thể áp dụng xử lý cho các loại nước thải từ ngành nghề dịch vụ lưu trú, diện tích đất xây dựng nhỏ hẹp và thời gian làm việc không liên tục Từ khóa - Ngành nghề dịch vụ lưu trú, xử lý nước thải, công nghệ xử lý, bể lắng, bể SBR theo mẻ SURVEY, CURRENT EVALUATION AND PROPOSAL OF WASTE WATER TREATMENT METHOD FOR DOAN AN DIEU DUONG 27 DA NANG – MINISTRY OF NATIONAL DEFENCE Student: Thai Thi Thu Ha Code: Science: K34 Specialized: Enviromental engineer Polytechnic University – DN University Summary - The purpose of the project is to assess the current state of collection and treatment of wastewater from the hotel so that there are appropriate control and prevention solutions. The concentration of pollutants of wastewater generated from Doan An Dieu duong 27 Da Nang at the time of sampling is TSS = 132 mg/L, BOD5 = 82 mg/L. Results from operating the experimental model, the author proposed mechanical method (Sedimentation tank) using flocculation chemicals and biological methods (SBR tank in batches) to treat generated wastewater to reach QCVN 14 : 2008/BTNMT column A before discharging to receiving source. The proposed wastewater treatment system is expected to be built at the vacant land (30m2), with the least impact on the activities of tourists here. Experimental studies on sedimentation model, SBR can apply treatment for wastewater from accommodation services, narrow construction land and intermittent working time. Key words- Accommodation services, wastewater treatment, treatment technology, sedimentation tank, Sequencing Batch Reactor MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2 5. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn của đề tài..............................................................3 6. Bố cục đề tài .......................................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 4 1.1 Tổng quan về Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng .................................................4 1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................4 1.1.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án .........................5 1.1.3. Các đối tượng xung quanh dự án ..................................................................9 1.1.4. Sơ đồ tổ chức ..............................................................................................10 1.2. Tổng quan về vấn đề quản lý nước thải các khách sạn trên địa bàn Đà Nẵng .......................................................................................................................................11 1.2.1. Tình hình hoạt động của các khách sạn ở Việt Nam ..................................11 1.2.2. Đặc trưng nước thải khách sạn ...................................................................13 1.2.3. Tình hình quản lý nước thải của khách sạn trên địa bàn Đà Nẵng .............16 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 21 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................21 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................21 2.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................21 2.2.1. Khảo sát hiện trạng phát sinh nước thải và hệ thống xử lý nước thải của một số khách sạn trên địa bàn Đà Nẵng ...............................................................................21 2.2.2. Đánh giá hiện trạng thu gom nước thải cho Đoàn An Điều dưỡng 27 .......21 2.2.3. Vận hành thực nghiệm mô hình xử lý nước thải cho Đoàn An Điều dưỡng 27 ...................................................................................................................................21 2.2.4. Lên phương án đề xuất phương án xử lý nước thải cho Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng – Bộ Quốc Phòng ......................................................................................23 2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................23 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, kế thừa ........................................................23 2.3.2. Phương pháp khảo sát, thực địa ..................................................................23 2.3.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích ................................................................23 2.3.4. Phương pháp so sánh đánh giá ...................................................................24 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................24 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 25 3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng thu gom, hệ thống xử lý nước thải của các khách sạn tại địa bàn Đà Nẵng ..............................................................................................25 3.1.1. Lưu lượng phát sinh của các khách sạn khảo sát tại địa bàn Đà Nẵng .......25 3.1.2. Hệ thống xử lý nước thải ............................................................................28 3.1.3. Thành phần nước thải đầu ra của các khách sạn khảo sát ..........................29 3.2. Đánh giá hiện trạng thu gom tại Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng ...............32 3.2.1. Nguồn phát sinh nước thải ..........................................................................32 3.2.2. Hiện trạng thu gom nước thải .....................................................................33 3.3. Kết quả từ mô hình thí nghiệm bể lắng ..............................................................35 3.3.1. Lắng tự nhiên ..............................................................................................35 3.3.2. Lắng kết hợp keo tụ ....................................................................................36 3.3.3. Lựa chọn hóa chất keo tụ ............................................................................41 3.4. Kết quả từ mô hình thí nghiệm bể sinh học xác định thời giạn lưu nước tối ưu .......................................................................................................................................41 3.4.1. Hàm lượng bùn 20% về thể tích bể ............................................................41 3.4.2. Hàm lượng bùn 10% theo thể tích bể .........................................................43 3.5. Đề xuất thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Đoàn An Điều dưỡng 27 – Đà Nẵng ..............................................................................................................................46 3.5.1. Lựa chọn phương pháp ...............................................................................46 3.5.2. Tính toán thiết kế ........................................................................................49 3.5.3. Khai toán chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải .....................................52 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 60 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO) DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU B : Chiều rộng bể (m) E H : Hiệu suất xử lý (%) : Chiều cao bể (m) H’ h L : Chiều cao công tác của bể (m) : Chiều cao bảo vệ của bể (m) : Chiều dài bể (m) : Lưu lượng nước thải(m3/h) : Thể tích của bể (m3) Q Vhd DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1. Tọa độ các điểm ranh giới của Dự án 4 1.2. Diện tích sử dụng của Đoàn An Điều dưỡng 27 5 1.3. Phân bố công năng 6 1.4. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của dự án (m3/ngày.đêm) 7 1.5. Lượng khách đến Đà Nẵng năm 2016-2018 12 1.6. Công suất các trạm xử lý nước thải tại Đà Nẵng 17 3.1. Lưu lượng phát sinh tối đa của một số khách sạn 25 3.2. Phương thức xử lý nước thải của một số khách sạn khảo sát 28 3.3. Nồng độ TSS, BOD5, Amoni, Photphat của một số khách sạn khảo sát 30 3.4. Kết quả phân tích nồng độ các chất ô nhiễm từ ngày 15/12/2018 đến 23/1/2019 34 3.5. Nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải phát sinh 35 3.6. Nồng độ SS (mg/L) sau khi lắng tự nhiên 35 3.7. Nồng độ SS(mg/L) sau khi kết hợp hóa chất PAC 38 3.8. Nồng độ SS(mg/L) sau khi kết hợp hóa chất Phèn nhôm kép 40 3.9. Kết quả phân tích nồng độ BOD5 và hiệu suất (ứng với hàm lượng bùn 20%) 41 3.10. Kết quả phân tích nồng độ BOD5 và hiệu suất (ứng với hàm lượng bùn 10%) 44 3.11. Các hạng mục, thiết bị đề xuất xây dựng 49 3.12. Kết quả tính toán thiết kế kích thước các bể 52 3.13. Khai toán chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải 53 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý Thống kê lượng du khách quốc tế đến Việt Nam Quý Trang 5 1.2. I năm 2012 - 2017 11 1.3. Tình hình hoạt động khách sạn 3-5 sao tại Đà Nẵng 12 1.4. Các TXLNT trên địa bàn Đà Nẵng 17 3.1. Khảo sát khách sạn tại thành phố Đà Nẵng có quy mô từ 2 - 5 sao 28 3.2. Khảo sát phương thức xử lý nước thải một số khách sạn khảo sát 29 3.3. Biều đổ thể hiện nồng độ TSS, BOD5 31 3.4. Biều đổ thể hiện nồng độ Amoni, Photphat 31 3.5. Sơ đồ hiện trạng thu gom nước thải của Đoàn 33 3.6. Nước thải phát sinh từ Đoàn An Điều dưỡng 27 34 3.7. Hàm lượng SS sau lắng 30p 35 3.8. Thí nghiệm với dung dịch PAC 10% 37 3.9. Hiệu suất xử lý SS với dung dịch PAC 38 3.10. Thí nghiệm với dung dịch phèn nhôm kép 1% 39 3.11. Hiệu suất xử lý SS với dung dịch phèn nhôm kép 40 3.12. Kết quả nồng độ BOD5 và hiệu suất xử lý qua thời gian lưu (ứng với hàm lượng bùn 20%) 42 3.13. Nước thải trước và sau khi xử lý (ứng với HRT=4h) 43 3.14. Kết quả nồng độ BOD5 và hiệu suất xử lý 45 3.15. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý đề xuất 47 3.16. Mặt bằng tổng thể Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng 50 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam - chỉ mới mở cửa nền kinh tế hơn một thập kỷ - hiện là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất trong khu vực. Đà Nẵng - Trung tâm kinh tế văn hóa của khu vực miền Trung, những năm gần đây thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Thành phố Đà Nẵng còn được coi như là một trung tâm du lịch lớn của cả nước với các điểm du lịch hấp dẫn và thu hút khách như: khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà, làng nghề truyền thống Non Nước, bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Nam Ô, viện cổ Chàm, khu du lịch Xuân Thiều, Hoà Khánh, Thuận Phước, Nam Thọ... Hơn nữa, trong những năm vừa qua, thành phố Đà Nẵng cũng là nơi được lựa chọn để đầu tư một số dự án du lịch, thương mại, thể thao lớn (như: Khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Trung tâm triển lãm miền Trung, Khu liên hợp thể thao miền Trung...) và đặc biệt dấu ấn quan trọng nhất là sự tăng tốc về quy mô đầu tư cho cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật đã tạo ra cú nhích ban đầu, góp phần đáng kể trong việc khơi dậy nguồn tài nguyên du lịch phong phú của Thành phố. Bộ Quốc Phòng tổ chức xây dựng Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng (viết tắt là Đoàn) nhằm phục vụ An Điều dưỡng cho cán bộ trong toàn quân; đồng thời, sẵn sàng phục vụ các hội nghị tập huấn, hội thao, hội thi do Bộ Quốc phòng và Quân chủng tổ chức tại Đoàn. Ngoài ra, với vị trí sát biển, Đoàn không chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí ngày càng cao của các cán bộ mà còn của du khách trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh Đà Nẵng một thành phố đáng sống, thành phố môi trường và khai thác triệt để thế mạnh về du lịch, nhất là du lịch biển đầy tiềm năng. Tuy nhiên, Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng chưa có sự quan tâm đúng mức đến các hoạt động xử lý nước thải để đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, việc đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý của nước thải từ khu nghỉ dưỡng để từ đó có những giải pháp kiểm soát, phòng ngừa thích hợp là hết sức cần thiết. Đó là lí do tôi lựa chọn đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất công nghệ xử lý nước thải cho Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng - Bộ Quốc Phòng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất công nghệ xử lý cho nước thải phát sinh từ khu nghỉ an dưỡng. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể - Khảo sát hiện trạng và vấn đề quản lý nước thải tại các dự án khách sạn trên địa bàn Đà Nẵng, - Đánh giá hiện trạng nước thải tại Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng, - Đề xuất một số giải pháp cho vấn đề xử lý nước thải tại Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Công tác thu gom, và phương pháp xử lý nước thải cho Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu, kế thừa Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, số liệu từ các kết quả đã nghiên cứu trước đây như các báo cáo đề tài nghiên cứu, các báo cáo có liên quan, các quy định hiện hành về công tác thu gom, xử lý nước thải... ở trong nước và ngoài nước. Các thông tin sẽ được xem xét lựa chọn phù hợp, tin cậy để làm dữ liệu cần thiết cho đề tài. Dữ liệu nền được thu thập: điều kiện tự nhiên, khí tượng thủy văn, tình hình phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm hạ tầng kỹ thuật và hiện trạng quản lý nước thải tại khu vực. 4.2. Phương pháp khảo sát, thực địa - Khảo sát thực tế công tác thu gom, hệ thống xử lý nước thải tại các khách sạn trên địa bàn Đà Nẵng - Quan sát và chụp lại các hình ảnh của quá trình khảo sát và thực nghiệm. 4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu - Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu đã thu thập được. - Dựa vào các số liệu khảo sát thực tế, kết quả sau phân tích để đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp xử lý nước thải. 4.4. Phương pháp lấy mẫu, phân tích - Áp dụng trong quá trình lấy mẫu nước tại hiện trường và phân tích các chỉ tiêu theo các tiêu chuẩn. 3 5. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là các số liệu thông tin cơ sở phục vụ cho công tác đánh giá hiện trạng công tác thu gom, xử lý nước thải của khu vực An Điều dưỡng - du lịch, từ đó hỗ trợ công tác quản lý nước thải nhằm bảo vệ môi trường. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý nước thải tại Đoàn An Điều dưỡng 27 đồng thời đề xuất phương án xử lý nước thải đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường nước. 6. Bố cục đề tài Chương 1: Tổng quan 1.1. Tổng quan về Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng 1.2. Tổng quan về vấn đề quản lý nước thải các khách sạn trên địa bàn Đà Nẵng Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2. Đánh giá hiện trạng thu gom tại Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng 2.3. Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng thu gom, hệ thống xử lý nước thải của các khách sạn tại địa bàn Đà Nẵng 3.2. Đánh giá hiện trạng thu gom tại Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng 3.3. Kết quả từ mô hình thí nghiệm bể lắng 3.4. Kết quả từ mô hình thí nghiệm bể sinh học xác định thời giạn lưu nước tối ưu 3.5. Đề xuất thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Đoàn An Điều dưỡng 27 – Đà Nẵng Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng 1.1.1. Vị trí địa lý Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng được xây dựng trên khu đất có diện tích sàn 5.500 m2 tại 128 Võ Nguyên Giáp, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng. Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 5km về phía Đông Bắc, cách thành phố Hội An 25km về phía Tây Nam. Cách cảng Tiên Sa Đà Nẵng khoảng 12km về phía Đông, cách cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng 8km về phía Bắc. Khu dự án được ranh giới: + Phía Đông giáp : Đường Võ Nguyên Giáp và Biển Đông + Phía Tây giáp : Café Eva + Phía Nam giáp : Nhà hàng 27 Seafood + Phía Bắc giáp : Đường Nguyễn Văn Thoại Tọa độ các điểm ranh giới khu đất của Dự án như sau: Bảng 1.1. Tọa độ các điểm ranh giới của Dự án STT X Y A 16.056273 108.246711 B 16.056103 108.246936 C 16.055881 108.247145 D 16.055716 108.246759 E 16.055557 108.246378 F 16.055783 108.246190 G 16.055979 108.246078 H 16.056144 108.246415 K 16.056335 108.246732 5 Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý Bảng 1.2. Diện tích sử dụng của Đoàn An Điều dưỡng 27 STT Hạng mục Diện tích sử dụng (m2) 1 Khối khách sạn 6.300 2 Khối hành chính 3.759 3 Giao thông 1.237 4 Cây xanh 1.100 5 Đất trống (hiện đang làm kho tạm) 30 6 Khu vực đỗ xe 700 Tổng cộng 13.126 Nguồn: Hồ sơ thiết kế Đoàn An Điều dưỡng 27 1.1.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 1.1.2.1. Các hạng mục công trình chính Đoàn An Điều dưỡng 27 Đà Nẵng bao gồm 02 khối là khối hành chính – chỉ huy và khối khách sạn.  Khối khách sạn: Số tầng: 8 tầng gồm 01 tầng mái, 01 tầng hầm và 07 tầng nổi. Diện tích sử dụng : 6.300 m2. Tổng số phòng : 88 phòng gồm 12 phòng đơn, 66 phòng đôi và 10 phòng ba 6 Công suất tối đa : 174 người/ngày.đêm Số người phục vụ : 50 người/ 03 ca  Khối hành chính – chỉ huy Số tầng : 03 tầng Diện tích sử dụng : 3.759m2 Số cán bộ công nhân viên : 50 người Bảng 1.3. Phân bố công năng Tầng 1 Khối hành chính - Phòng ăn - Phòng trực chỉ huy Khối khách sạn - 05 phòng ngủ ba - Phòng an ninh 2 Khối văn phòng làm việc cấp nhân - 04 phòng đơn viên - 09 phòng đôi 3 Khối văn phòng làm việc cấp chỉ - 04 phòng ngủ đơn huy - 09 phòng ngủ đôi - 01 phòng ngủ ba 4 - 04 phòng ngủ đơn - 09 phòng ngủ đôi - 01 phòng ngủ ba 5 - 13 phòng ngủ đôi - 01 phòng ngủ ba 6 - 13 phòng ngủ đôi - 01 phòng ngủ ba 7 - 13 phòng ngủ đôi - 01 phòng ngủ ba Tổng số người 50 174 1.1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ  Giao thông vận tải - Giao thông xung quanh: Đường Võ Nguyên Giáp và đường Nguyễn Văn Thoại là những tuyến đường giao thông tại khu vực. Đây là 2 tuyến đường quan trọng của Thành phố. Nhìn chung hệ thống giao thông tại khu vực rất thuận lợi cho kinh doanh dịch vụ khách lưu trú. - Giao thông nội bộ: Tổng diện tích sân, đường giao thông nội bộ 1237 m2. Với tính chất khu hành chính – chỉ huy và khách sạn, giao thông được bố trí chạy xung quanh 7 khu nhà ở cao tầng và công cộng phía bên trong.  Cung cấp điện Nguồn điện được lấy từ lưới điện 22kV của thành phố Ngoài ra, dự án còn dự kiến xây dựng 01 trạm phát điện dự phòng đặt tại tầng hầm của tòa nhà để cung cấp điện cho các phụ tải ưu tiên trong tòa nhà. Phòng máy phát điện gồm 01máy phát điện 3 pha dùng dầu diesel 380V/220V, công suất 1250 kVA( liên tục)  Hệ thống cấp nước Bảng 1.4. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của dự án (m3/ngày.đêm) TT Hạng mục Số lượng Định mức Nhu cầu (m /ngày.đêm) 174 350 lít/người/ ngày.đêm 61 150 lít/người 7,5 25 lít/suất 5 I Khối khách sạn 1 Khách lưu trú Khách sạn 2 Nước sinh hoạt của CBCNV phục vụ khối 50 người/03 ca khách sạn 3 Nước cấp cho khu vực phòng ăn (gồm 100 chỗ) * 2 suất/ngày 4 Nước cấp cho khu vực café, bar (gồm 50 chỗ) 5 Nước giặt 200 suất ăn 5% (Qkhách + QCBCNV) 3 3,5 400kg/ngày.đêm 80 lít/7kg 4,6 II Khối hành chính 6 Cán bộ công nhân viên 50 150 lít/người/ ngày.đêm 7,5 7 Nước cấp cho khu vực phòng ăn nhân viên 50 25 lít/suất 1,25 8 Phòng họp 9 Nhu cầu nước tưới cây, đường giao thông 10 10% lượng nước của khu hành chính 0,6 10 l/m2/ lần 2,4 Tổng cộng 100 Nước phòng cháy, chữa cháy 108 8 Lượng nước cấp của Đoàn An Điều dưỡng 27 từ 100 – 150m3/ngđ (theo hóa đơn tiền nước hàng tháng)  Nhu cầu sử dụng nước cho công tác PCCC Theo TCVN 2622:1995, đối với khách sạn có khối tích lớn hơn 25.000m3 thì phải tính toán số họng chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà là 02 họng, lượng nước tại mỗi họng là 2,5 lít/giây. Lượng nước chữa cháy phụ thuộc vào thời gian của mỗi đám cháy, đối với quy mô khách sạn chúng tôi sẽ tính toán thể tích bể đảm bảo dự trữ nước cấp trong thời gian tối thiểu là 03 giờ với lượng nước 54m3. Tương tự, khối chung cư bố trí số họng chữa cháy là 02 họng, lượng nước tại mỗi họng là 2,5 lít/giây. Vậy lượng nước cần cho chữa cháy của chung cư là 54m3. Vậy tổng lượng nước cần cho chữa cháy của dự án là 108 m3. Nước sạch được lấy từ hệ thống chung của thành phố. Nước sạch được hệ thống bơm cấp nước sinh hoạt đưa lên bể nước mái bể có dung tích 500 m3… Một phần nước sạch sẽ được phân phối xuống khối hành chính – chỉ huy và khối khách sạn thông qua hệ thống cấp nước trục và hệ thống bơm duy trì áp lực … Một phần nước sẽ được dự trữ phục vụ cho công tác PCCC. Do công trình là nhà ở cao tầng kết hợp với dịch vụ thương mại nên đối với khu căn hộ. Toàn bộ hệ thông cấp nước cho các căn hộ được lấy từ hệ thông ống phân phối sau đó chảy qua đồng hồ đo lưu lượng rồi mới cấp tới các thiết bị sử dụng. Mạng lưới ống phân phối được thiết kế cho hai trường hợp: Các công trình cao tầng được thiết kế cấp nước thông qua trạm bơm, bể chứa (trạm bơm, bể chứa được đặt trong khu đất dành riêng cho bố trí hạ tầng kỹ thuật) hoặc các trạm bơm, bể chứa bên trong công trình. Có đề xuất hai giải pháp cấp nước cho các nhà cao tầng: - Xây dựng bể chứa, trạm bơm riêng cho từng công trình. - Xây dựng bể chứa, trạm bơm tăng áp cho một nhóm công trình. - Vật liệu sử dụng là ống thép tráng kẽm D200, 50, 32 và các phụ kiện  Hệ thống thoát nước - Thoát nước mưa: Nước mưa của công trình được thu qua các phễu thu chảy vào các ống đứng thoát nước mưa có đường kính D114. Nước từ các ống đứng thoát nước mưa được thu về các hố ga của hệ thống thoát nước ngoài nhà. Từ hố ga ngoài nhà, nước mưa được dẫn đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố trên đường Võ Nguyên Giáp. - Thoát nước thải: + Nước thải từ các WC được xử lý bằng bể tự hoại 9 + Nước thải sinh hoạt tắm giặt, nước thải từ khu dịch vụ ăn uống được chảy trực tiếp vào hệ thống cống chung của thành phố trên trục đường Võ Nguyên Giáp. Đường ống thoát nước có thiết kế như sau: - Đường ống nhánh thoát nước: + Đối với ống nhánh thoát nước thải chậu xí: thiết kế ống nhánh thoát cho 1 xí có đường kính D90, D100, độ dốc 1% về phía ống đứng thoát nước xí. + Đối với ống thoát nước rửa: ống nhánh thoát chậu rửa, rửa sàn, D34, D42, D60, D100 độ dốc 1% về phía ống đứng thoát nước rửa. - Đường ống đứng thoát nước: + Đối với ống đứng thoát nước thải chậu xí có đường kính D100, D125, D160 + Đối với ống đứng thoát nước rửa có đường kính D90, D100. + Ống thông hơi cho bể tự hoại có đường kính D100 1.1.3. Các đối tượng xung quanh dự án 1.1.3.1. Đối tượng tự nhiên Hệ thống sông suối, ao hồ, biển: Gần Đoàn không có hệ thống sông suối, ao hồ. Đoàn cách bãi biển T20 50m về phía Đông 1.1.3.2. Các đối tượng kinh tế- xã hội - Khu dân cư, khu đô thị Dân cư xung quanh khu vực chủ yếu là cán bộ công nhân viên và các tiểu thương buôn bán, kinh doanh tại nhà. Nhìn chung trình độ và mức sống ở đây tương đối cao. - Đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Đoàn An Điều dưỡng 27 nằm trong vùng quy hoạch khu phức hợp Trung tâm Thương mại, cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp khách sạn 5 sao- 6 sao và biện thự cao cấp của Thành phố, vì vậy xung quanh dự án là các khách sạn cao tầng, các nhà hàng sang trọng. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ chủ yếu ở đây phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí của khách du lịch và người dân. 10 1.1.4. Sơ đồ tổ chức Đoàn trưởng Phó Đoàn trưởng Bộ phận thông tin Bộ phận truyền thông hành chính văn phòng Bộ phận kỹ thuật Bộ phận an ninh Bộ phận kinh tế tổng hợp Bộ phận kinh doanh Bộ phận kế toán Bộ phận lễ tân Bộ phận thu mua, vật tư Bộ phận dịch vụ + Bộ phận lễ tân: tiếp nhận thông tin đặt phòng, đón khách, bố trí phòng cho khách lưu trú; + Bộ phận dịch vụ: Tổ chức các dịch vụ cho khách lưu trú tại khách sạn: dịch vụ ăn uống, cà phê, điểm tâm, dịch vụ hội nghị, hội thảo,...Trong bộ phận dịch vụ có bộ phận vệ sinh là bộ phận chịu trách nhiệm quét dọn, vệ sinh hằng ngày của khách sạn và chung cư, tổ chức thu gom rác thải của toàn khách sạn và chung cư; + Bộ phận hành chính - văn phòng: Quản lý công tác văn phòng, nhân sự của khách sạn. + Bộ phận kỹ thuật: Quản lý vận hành các hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, các công trình xử lý và bảo vệ môi trường của khách sạn và chung cư; đảm bảo cho khách sạn hoạt động ổn định, thông suất; + Bộ phận bảo vệ: Đảm bảo các vấn đề an ninh trật tự, bảo quản tài sản của khối khách sạn và khối chỉ huy, quan sát camera phát hiện các sự cố bất thường để có hướng giải quyết hoặc phối hợp với công an địa phương giải quyết kịp thời; + Bộ phận kế toán: Quản lý tài chính, theo dõi doanh thu của khách sạn và chung cư, thực hiện báo cáo thuế...; 11 1.2. Tổng quan về vấn đề quản lý nước thải các khách sạn trên địa bàn Đà Nẵng 1.2.1. Tình hình hoạt động của các khách sạn ở Việt Nam 1.2.1.1. Tình hình trong nước Ngày 26/12/2017, Tổng cục Du lịch đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu đã báo cáo thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2017. Theo đó, năm 2017, ngành Du lịch đã có bức tranh tươi sáng với việc đón khoảng 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2016, phục vụ khoảng 73,2 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đat hơn 510.900 tỷ đồng, tương đương 23 tỷ đô la Mỹ. Đây có thể coi là kỳ tích tăng trưởng về tổng số khách quốc tế và mức tăng trưởng số lượng khách quốc tế trong một năm đạt 3 triệu lượt khách so với năm 2016. Hình 1.2. Thống kê lượng du khách quốc tế đến Việt Nam Quý I năm 2012 - 2017 Với đà tăng trưởng của năm 2017, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện yêu cầu toàn ngành Du lịch cần vào cuộc rốt ráo ngay từ đầu năm 2018 để duy trì đà tăng trưởng. “Năm 2018, con số tăng trưởng tuyệt đối không thể ít hơn 3 triệu khách quốc tế, khoảng hơn 20%. Kế hoạch năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước. Do vậy, chúng ta cần phải có giải pháp duy trì đà tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam, đảm bảo kết thúc năm 2018 đạt ít nhất 16 triệu lượt khách” – Bộ trưởng yêu cầu. [4] 1.2.1.2. Trên địa bàn Đà Nẵng Báo cáo kết quả hoạt động năm 2017 của Sở Du lịch cho thấy, tổng lượt khách đến Đà Nẵng đạt hơn 6,6 triệu lượt, tăng gần 20% so với năm 2016, trong đó khách quốc tế chiếm hơn 2,3 triệu lượt, tăng 39% so với năm 2016, tổng thu du lịch đạt 19.504 tỷ đồng, tăng 21,3% so với năm 2016. Đến cuối năm 2017, thành phố có 689 cơ sở lưu trú với 12 hơn 28.800 phòng, 294 đơn vị kinh doanh lữ hành và hơn 3.200 hướng dẫn viên. Hiện có 27 đường bay quốc tế trực tiếp đang hoạt động đến từ các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông. Với mục tiêu năm 2018, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 7,4 triệu lượt, trong đó 2,7 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu ngành dự kiến 22.500 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2017, các sở ngành tăng cường phối hợp, hỗ trợ các dự án dịch vụ du lịch đi vào hoạt động để tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới mang dấu ấn riêng như: Lễ hội Pháo hoa quốc tế, Marathon quốc tế, các chương trình du lịch hè, triển khai các đề án “Khu phố du lịch An Thượng”, “Đề án phát triển du lịch sinh thái kết hợp với cộng đồng tại khu vực phường Thọ Quang – Mân Thái”; tập trung phát triển du lịch đường thủy nội địa, phát triển tuyến du lịch Ngũ Hành Sơn; hình thành dịch vụ tại các điểm đến Bãi Cát Vàng, K20, vườn rau La Hường…Bên cạnh đó, tiếp tục mở rộng sân bay Đà Nẵng để thu hút các đường bay mới, nâng cấp cầu cảng số 3 Tiên Sa để đón tàu du lịch, đưa lượng lớn du khách đến thành phố. Bảng 1.5. Lượng khách đến Đà Nẵng năm 2016-2018 [6] Tổng lượt khách Năm Doanh thu Quốc tế Trong nước Tổng (đồng) 2016 1.660.000 3.840.000 5.510.000 16.000 tỷ 2017 2.300.000 4.300.000 6.600.000 19.504 tỷ 2018 (ước tính) 2.700.000 4.700.000 7.400.000 22.500 tỷ Trong Quý IV-2017, thị trường khách sạn Đà Nẵng đón nhận thêm 01 khách sạn 5 sao, 01 khách sạn 4 sao và 03 khách sạn 3 sao; cung cấp thêm hơn 1.508 phòng, nâng tổng nguồn cung 3-5 sao tại Đà Nẵng lên 16.402 phòng (tăng 37% so với 2016). [10] Hình 1.3. Tình hình hoạt động khách sạn 3-5 sao tại Đà Nẵng 13 Ghi chú: - ARR (Average room rate) : Giá bán phòng trung bình - RevPar (Revenue Per Available Room) : Doanh thu trên mỗi phòng trống - OCC (Occupancy level) 1.2.2. Đặc trưng nước thải khách sạn : Công suất phòng 1.2.2.1. Nguồn phát sinh Nước thải từ các khách sạn mang tính chất của nước thải đô thị, có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận bởi các hợp chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các hợp chất của ni tơ, phốt pho và vi khuẩn gây bệnh. Các hoạt động phát sinh nước thải tại khách sạn: - Nguồn thải từ sinh hoạt của Khách lưu trú và cán bộ nhân viên làm việc - Nguồn thải từ hoạt động bếp núc,nâu ăn, ăn uống - Nguồn thải từ vệ sinh khách sạn 1.2.2.2. Thành phần nước thải  Thành phần vật lý Gồm các chất không hòa tan ở dạng lơ lửng, có thể ở dạng huyền phù, sợi, giấy, vải… , các tạp chất bẩn dạng keo và các chất bẩn hòa tan ở dạng phân tử hay ion. Nước thải khách sạn thường có mùi hôi khi vận chuyển trong cống sau 2-6 giờ sẽ xuất hiện khí H2S.  Thành phần hóa học - Chất hữu cơ: Các chất hữu cơ trong nước thải chiếm khoảng 50 - 60% tổng các chất. Có 02 loại chất hữu cơ: + Chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy… + Chất hữu cơ động vật: chất thải bài tiết của người... Các chất hữu cơ trong nước thải theo đặc tính hoá học gồm chủ yếu là protein (chiếm 40 – 60%), hydratcacbon (25 – 50%), các chất béo, dầu mỡ (10%). Urê cũng là chất hữu cơ quan trọng trong nước thải. Nồng độ các chất hữu cơ thường được xác định thông qua chỉ tiêu BOD, COD. Bên cạnh các chất trên nước thải còn chứa các liên kết hữu cơ tổng hợp: các chất hoạt động bề mặt mà điển hình là chất tẩy tổng hợp (Alkyl bezen sunfonat- ABS) rất khó xử lí bằng phương pháp sinh học và gây nên hiện tượng sủi bọt trong các trạm xử lí nước thải và trên mặt nước nguồn – nơi tiếp nhận nước thải.[9] - Các chất vô cơ trong nước thải chiếm 40-42% chủ yếu gồm cát, đất sét, các axit, bazo vô cơ… 14 Nước thải khách sạn vừa xả ra thường có tính kiềm nhưng theo thời gian dần có tính axit do thối rữa.  Thành phần vi sinh vật Trong nước thải khách sạn có tồn tại nhiều dạng vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, nấm men, trứng giun sán,… và có thể gây bệnh nguy hại cho con người như thương hàn, kiết lỵ… Về thành phần hóa học thì các loại vi sinh vật thuộc nhóm các chất hữu cơ. Thành phần và tính chất của nước thải khách sạn phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt của người dân, mức độ sống, mức độ hoàn thiện của thiết bị, trạng thái thu gom nước thải. Lưu lượng nước thải khách sạn được tính dựa vào lượng khách trong khách sạn và tiêu chuẩn thải nước. Và khi tính toán nồng độ chất bẩn của nước thải thì dựa theo lượng chất bẩn cho một người trong một ngày đêm. Đại lượng STT Khối lượng (g/người.ngày đêm) 1 TSS 60 – 65 2 BOD5 30 – 35 3 Ni tơ của các muối Amoni (N-NH4) 4 Photphat 8 3.3 (Nguồn: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7957:2008 – Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế) 1.2.2.3. Ảnh hưởng của nước thải từ khách sạn đến môi trường  Ảnh hưởng của chất hữu cơ: Đối với các chất hữu cơ dễ phân hủy như chất béo, protein, carbonhydrat thì chủ yếu là làm suy giảm oxi hòa tan trong nước, dẫn đến hệ sinh thái dưới nước bị ảnh hưởng. Đối với các chất hữu cơ khó phân hủy: như các chất hữu cơ có vòng thơm, đa vòng ngưng tụ, phospho hữu cơ… hầu hết có tính độc đối với sinh vật và con người. Nếu tồn tại lâu dài trong môi trường và cơ thể vi sinh vật gây độc tích lũy và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.  Ảnh hưởng của vi khuẩn Số lượng vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn có trong nước thải rất lớn, ngoài việc đóng vai trò phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và làm sạch nguồn nước thải thì chúng cũng tồn tại một số loại vi sinh vật gây bệnh.  Ảnh hưởng của chất tẩy rửa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan