Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án nghệ thuật chạ khắ hoa văn trên đô thơ đa trong lăng mô thê ky xvii ...

Tài liệu Luận án nghệ thuật chạ khắ hoa văn trên đô thơ đa trong lăng mô thê ky xvii xviii ơ bắ bô

.PDF
266
1
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Xuân Giáp NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC HOA VĂN TRÊN ĐỒ THỜ ĐÁ TRONG LĂNG MỘ THẾ KỶ XVII - XVIII Ở BẮC BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Xuân Giáp NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC HOA VĂN TRÊN ĐỒ THỜ ĐÁ TRONG LĂNG MỘ THẾ KỶ XVII - XVIII Ở BẮC BỘ Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Ngô Văn Doanh Hà Nội - 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sỹ với đề tài Nghệ thuật chạm khắc hoa văn trên đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ là công trình do chính tôi viết. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Xuân Giáp ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................ iv MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................... 7 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................. 7 1.1.1. Những nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc và hoa văn trang trí ....... 7 1.1.2. Những nghiên cứu về lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ .......... 13 1.1.3. Những nghiên cứu về đồ thờ .............................................................. 18 1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài .......................................................... 22 1.2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................... 22 1.2.2. Một số khái niệm ............................................................................... 25 1.3. Khái quát về đối tượng khảo cứu ......................................................... 30 1.3.1. Về hiện trạng đồ thờ trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ ...... 30 1.3.2. Về thể loại đồ thờ trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ........................... 33 1.3.3. Về bốn lăng mộ được lựa chọn ............................................................. 45 Tiểu kết ....................................................................................................... 55 Chương 2. NHẬN DIỆN ĐỀ TÀI HOA VĂN CHẠM KHẮC TRÊN ĐỒ THỜ ĐÁ Ở MỘT SỐ LĂNG MỘ TIÊU BIỂU THẾ KỶ XVII - XVIII. 58 2.1. Đề tài hoa văn ...................................................................................... 58 2.1.1. Hệ thống đề tài động vật .................................................................... 58 2.1.2. Hệ thống đề tài thực vật ..................................................................... 70 2.1.3. Hệ thống đề tài hình học .................................................................... 76 2.1.4. Một số đề tài khác .............................................................................. 78 2.2. Đề tài hoa văn trên đồ thờ đá ở một số lăng mộ tiêu biểu ............... 84 2.2.1. Đề tài hoa văn trên đồ thờ lăng Vũ Hồng Lượng ............................... 84 2.2.2. Đề tài hoa văn trên đồ thờ lăng Đặng Trung Túc ............................... 90 2.2.3. Đề tài hoa văn trên đồ thờ lăng Đỗ Bá Phẩm ..................................... 95 2.2.4. Đề tài hoa văn trên đồ thờ lăng Nguyễn Danh Thưởng ..................... 98 2.3. Những đặc điểm về hệ đề tài ............................................................ 102 2.3.1. Đa dạng về chủ đề, đề tài ................................................................. 102 iii 2.3.2. Phong phú về kỹ thuật, nghệ thuật ................................................... 105 2.3.3. Yếu tố đặc thù ................................................................................... 111 Tiểu kết ..................................................................................................... 114 Chương 3. ĐẶC TRƯNG CỦA NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC HOA VĂN TRÊN ĐỒ THỜ ĐÁ TRONG LĂNG MỘ THẾ KỶ XVII, XVIII, GIÁ TRỊ VÀ MỘT SỐ BÀN LUẬN ....................................................... 116 3.1. Đặc trưng ........................................................................................... 116 3.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật........................................................................ 116 3.1.2. Thủ pháp tạo hình hoa văn ............................................................... 121 3.1.3. Chất liệu, kỹ thuật tạo tác ................................................................ 121 3.2. Giá trị ................................................................................................. 127 3.2.1. Giá trị nghệ thuật ............................................................................. 127 3.2.2. Giá trị văn hóa, tín ngưỡng .............................................................. 128 3.3. Một số bàn luận ................................................................................. 139 3.3.1. Về vấn đề “biểu tượng hoá” trong chạm khắc hoa văn trang trí ...... 150 3.3.2. Nghệ thuật chạm khắc hoa văn trang trí đồ thờ trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII trong cái nhìn so sánh .......................................................... 159 Tiểu kết ..................................................................................................... 166 KẾT LUẬN............................................................................................... 168 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................. 172 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 173 PHỤ LỤC ................................................................................................. 198 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ GS Giáo sư H. Hình HCM Hồ Chí Minh NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư PL Phụ lục TK Thế kỷ Tp Thành phố tr Trang TS Tiến sĩ 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Bắc Bộ là một trong những trung tâm mỹ thuật và văn hóa lớn của đất nước, là nơi chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa quý giá mang tính truyền thống dân tộc sâu sắc. Chính các giá trị hiện hữu và sống động đó đã lôi cuốn các họa sĩ hướng về nghiên cứu, thể hiện, sáng tạo trên nền tảng văn hóa dân tộc nói chung và mỹ thuật truyền thống nói riêng vào sáng tạo tác phẩm của mình. Những giá trị mỹ thuật truyền thống đến nay vẫn còn được lưu giữ khá đầy đủ, phong phú, đa dạng ở Bắc Bộ trong các di tích cổ kính như đình, chùa, đền, miếu, lăng mộ… Trong đó, lăng mộ là một phần di sản mỹ thuật quan trọng để có thể học hỏi và kế thừa. 1.2. Đồ thờ trong các di tích của người Việt là công cụ chuyển tải tâm linh giữa con người và thần linh. Chúng gắn liền với các công trình kiến trúc như đình, chùa, đền, miếu... và thể hiện sự tương quan về kết cấu, hình dáng, phong cách và niên đại với quy mô, loại hình kiến trúc. Là tác phẩm của những người thợ thủ công tài khéo, đồ thờ đá trong các lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ cùng hệ thống các hình trang trí (hay các hoa văn) chạm khắc trên đó là công cụ trung gian để con người bày tỏ ước vọng của mình với thế giới siêu nhiên. Sự biểu hiện phong phú, đa dạng của các biểu tượng trong văn hóa nghệ thuật cổ đã tạo nên sự hấp dẫn cho các tác phẩm nghệ thuật như đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII nói riêng và kiến trúc, điêu khắc, đồ thờ của mỹ thuật Việt Nam nói chung. Thế nhưng, cho đến nay, các hiện vật đồ thờ đá mang trên mình những hình hoa văn trang trí đặc sắc ở các lăng mộ giai đoạn này còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. 1.3. Đồ đá gắn với người Việt xưa trong suốt chiều dài lịch sử, đây là một chất liệu quan trọng trong mỹ thuật cổ. Nhờ có sự bền vững của chất liệu này mà nhiều tác phẩm mỹ thuật cổ còn tồn tại đến ngày nay. Trong kiến trúc, điêu khắc và đồ thờ ở các lăng mộ đá thế kỷ XVII - XVIII, các hoa văn trang trí (tiếng Anh, Pháp, Nga… là ornament) chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Mỗi đồ án, mô-típ thể hiện trong chạm khắc trang trí trên đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII đều gần như mang một lúc nhiều chức năng. Đó cũng không phải là những hình ảnh mô tả chân thực cuộc sống, mà là sự ước lệ, biến đổi, đơn giản hóa, ký hiệu hóa; có 2 khi là sự điều chỉnh qua tác động của thời gian, sự giao lưu, tiếp biến, thậm chí là năng khiếu khái quát hoặc thiên hướng thẩm mỹ của người nghệ nhân chạm khắc thể hiện, làm chúng xuất hiện dưới nhiều hình ảnh khác nhau. Những quan niệm giải thoát của nhà Phật, tư tưởng hòa vào với thiên nhiên, vũ trụ của Đạo giáo hay những khát khao về danh vọng của Nho giáo,… vẫn ẩn hiện đâu đó trên những mảng chạm khắc trang trí trên đồ thờ giai đoạn này. Các tác phẩm này còn ẩn chứa với rất nhiều lớp nghĩa phong phú, việc tìm hiểu và giải mã chúng cho phép chúng ta tìm hiểu về tư duy, quan niệm và thẩm mỹ của người xưa. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài Nghệ thuật chạm khắc hoa văn trên đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ nhằm góp một phần công sức trong việc giúp các nghệ sĩ tiếp cận với một mảng hoa văn vốn cổ, khơi dậy năng lực liên tưởng, tư duy sáng tạo từ các họa tiết hoa văn nghệ thuật truyền thống trong bối cảnh văn hóa hiện đại. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu chính Luận án nghiên cứu về yếu tố tạo hình biểu hiện trên các hoa văn chạm khắc trên đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ thông qua những đồ thờ trong một số lăng mộ tiêu biểu đã được lựa chọn. Khẳng định những giá trị của nghệ thuật chạm khắc hoa văn trên đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu khái quát hệ thống đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII XVIII ở Bắc Bộ. - Nghiên cứu hệ thống các đề tài hoa văn được chạm khắc trên các đồ thờ đá trong các lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII thông qua các đồ thờ của bốn lăng mộ tiêu biểu đã được lựa chọn. - Nghiên cứu những đặc điểm và giá trị của nghệ thuật chạm khắc hoa văn trên các đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ từ góc độ của nghệ thuật tạo hình, thông qua những đồ thờ của bốn lăng mộ tiêu biểu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật chạm khắc hoa văn của người Việt trên 3 đồ thờ bằng đá trong các lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ, đó là các lăng mộ của chủ yếu là các quan lại phong kiến, đồ thờ đá trong các lăng mộ này mang vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống Việt Nam, trong đó, lấy bốn lăng mộ tiêu biểu là lăng Vũ Hồng Lượng, lăng Đặng Trung Túc, lăng Đỗ Bá Phẩm, lăng Nguyễn Danh Thưởng được lựa chọn làm đối tượng chính. Đây là 4 lăng mộ được các nhà nghiên cứu về lăng mộ và hoa văn đánh giá cao về nghệ thuật tạo tác đồ thờ và chạm khắc hoa văn trên đồ thờ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án là ở Bắc Bộ, chủ yếu ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc. Chúng tôi lựa chọn Bắc Bộ vì những lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII chủ yếu được tập trung xây dựng ở nơi đây. Về địa điểm nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi lựa chọn 4 lăng mộ tiêu biểu là các di tích có hiện vật đồ thờ có số lượng lớn và có chất lượng tạo hình đảm bảo, hoa văn chạm khắc trên đồ thờ đa dạng, phong phú, nhiều thể loại và có chất lượng về kỹ thuật, nghệ thuật. - Khảo sát trường hợp cụ thể 4 lăng (2 lăng thuộc thế kỷ XVII và 2 lăng thuộc thế kỷ XVIII). + Thế kỷ XVII: Lăng Đặng Trung Túc (Bắc Ninh), lăng Vũ Hồng Lượng (Hưng Yên). + Thế kỷ XVIII: Lăng Đỗ Bá Phẩm (Hà Nội), lăng Nguyễn Danh Thưởng (Vĩnh Phúc). - Luận án tập trung nghiên cứu về đồ thờ phi nhân dạng trong các lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII bao gồm: + Hương án + Đẳng thờ + Sập thờ + Ngai thờ + Bài vị + Lư hương - Phạm vi thời gian: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu về đồ thờ bằng đá trong 4 phạm vi các lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII, trích dẫn so sánh với một số tác phẩm giai đoạn trước và sau thế kỷ XVII - XVIII. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Nội dung và hình thức thể hiện của các hoa văn được chạm khắc trên các đồ thờ đá ở các lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII là gì và được thể hiện như thế nào? - Nghệ thuật chạm khắc hoa văn trên đồ thờ bằng đá trong các lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ có những đặc trưng gì? - Nghệ thuật chạm khắc hoa văn trên đồ thờ đá tại các lăng mộ thế kỷ XVII XVIII ở Bắc Bộ có vai trò và đóng góp gì cho nghệ thuật tạo hình truyền thống của người Việt? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Hoa văn chạm khắc trên đồ thờ vừa có chức năng làm đẹp, vừa biểu hiện ước vọng của con người qua những đề tài, nghệ thuật, kỹ thuật chạm khắc đã phản ánh quan niệm về sự sống và cái chết, nhân sinh quan, thế giới quan của người xưa thông qua hình thức nghệ thuật. Sự đa dạng của hệ thống đề tài cùng nghệ thuật tạo tác đã thể hiện ở cả số lượng và chất lượng của hoa văn chạm khắc trên đồ thờ đánh dấu sự thay đổi về nghệ thuật so với giai đoạn trước và các giai đoạn sau thế kỷ XVII - XVIII. Nghệ thuật này được biểu hiện qua các yếu tố tạo hình của hoa văn được chạm khắc như: ngôn ngữ khối và xử lý bề mặt khối, bố cục tạo hình hoa văn, các thủ pháp tạo hình, các biểu tượng trong văn hóa nghệ thuật cổ... Đồ thờ đá trong các lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII là công cụ trung gian chuyển tải giữa thế giới tâm linh và con người. Nghệ thuật chạm khắc hoa văn đã đảm bảo những chức năng vốn có khi xuất hiện trên đồ thờ đồng thời tạo nên sự hấp dẫn cho các đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII nói riêng và kiến trúc, điêu khắc, đồ thờ của mỹ thuật Việt Nam nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài luận án, NCS sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp điền dã: Tiến hành khảo sát đồ thờ đá ở các lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ, quan sát, phỏng vấn, ghi âm, chụp hình, đo đạc, thu thập số 5 liệu và tài liệu tại địa phương. Chọn điều tra, khảo cứu thực địa kỹ một số lăng mộ, NCS chọn nghiên cứu trường hợp: Lăng Đặng Trung Túc (Bắc Ninh) và lăng Vũ Hồng Lượng (Hưng Yên) tiêu biểu cho thế kỷ XVII; lăng Đỗ Bá Phẩm (Hà Nội), lăng Nguyễn Danh Thưởng (Vĩnh Phúc) tiêu biểu cho thế kỷ XVIII để nghiên cứu chi tiết về: chủ nhân, lịch sử xây dựng, cấu trúc và đặc biệt là các đồ thờ (mô tả, ảnh chụp, bản vẽ… chi tiết). Thông qua các tư liệu thực tế và cụ thể giải quyết nội dung mà luận án đề ra; so sánh đối chiếu các đề tài hoa văn, kỹ thuật tạo tác, phong cách tạo hình giữa đồ thờ các lăng mộ với nhau; nêu lên được những giá trị đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc trên đồ thờ. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích về mặt lịch sử, thời đại, phong cách, đặc thù chất liệu, tính biểu cảm nghệ thuật, ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật chạm khắc hoa văn trên đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII. Tổng hợp tri thức của nhiều lĩnh vực trên cơ sở tương tác, đan xen của các ngành khoa học nhằm có được nhìn nhận, đánh giá vấn đề nghiên cứu một cách tổng thể và hệ thống. Từ đó, có được cơ sở để kiểm chứng các giả thuyết, lý thuyết khoa học, bổ sung chỉnh lý các giả thuyết ban đầu về đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu so sánh: Được áp dụng để so sánh hình thức thể hiện kiểu dáng tạo tác của đồ thờ và kỹ thuật, nghệ thuật chạm khắc hoa văn trang trí trên đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của chạm khắc đồ thờ giữa các lăng mộ cùng giai đoạn theo chiều ngang lịch đại, so sánh với giai đoạn trước và sau theo trục dọc thời gian, giữa các đồ thờ cùng giai đoạn nhưng khác chất liệu tạo tác. Việc so sánh hình thức tạo tác và ngôn ngữ nghệ thuật sẽ giúp làm sáng tỏ đặc trưng của hoa văn trang trí trên đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII, giải quyết các câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ luận án đề ra. 6. Những đóng góp mới của luận án - Góp phần vào việc hệ thống hóa các tư liệu nghiên cứu của đề tài có liên quan và làm rõ giá trị của hoa văn trên đồ thờ đá thế kỷ XVII - XVIIII đối với đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người Việt. Bước đầu phân loại các hoa văn trên đồ thờ bằng đá thế kỷ XVII - XVIII làm rõ giá trị ứng dụng của những hoa văn 6 này trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như nghệ thuật, giáo dục, lịch sử, kinh tế... - Bổ sung những thông tin về lý luận mỹ thuật, tài liệu ảnh, bản vẽ, bản rập cho các họa sĩ sáng tác, cán bộ nghiên cứu, các giảng viên, học viên ngành văn hoá nghệ thuật. Khẳng định một cách tiếp cận, nghiên cứu mới đối với lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, bổ sung tư liệu và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, giúp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của ngành văn hoá nghệ thuật, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hoá dân tộc trong thời đại hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu (6 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (6 trang) và phụ lục (76 trang). Nội dung luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về đối tượng nghiên cứu (51 trang). Chương 2: Nhận diện đề tài hoa văn chạm khắc trên đồ thờ đá ở một số lăng mộ tiêu biểu thế kỷ XVII - XVIII (58 trang). Chương 3: Đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc hoa văn trên đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII, giá trị và một số bàn luận (52 trang). 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Đề tài Nghệ thuật chạm khắc hoa văn trên đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ mà NCS lựa chọn thuộc về mã ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật. Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu về giá trị của nghệ thuật chạm khắc đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ và những đóng góp về tạo hình của nghệ thuật chạm khắc đồ thờ đá. Để có thể giải quyết thấu đáo vấn đề đặt ra cũng như khẳng định quan điểm và kết quả nghiên cứu của đề tài không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó, NCS đã thực hiện việc sưu tầm và tham khảo những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Những nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc và hoa văn trang trí * Về nghệ thuật chạm khắc Nghệ thuật chạm khắc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỹ thuật cổ Việt Nam, tạo nên vẻ đẹp và linh hồn cho các công trình kiến trúc, điêu khắc xưa. Vì thế, đây là hướng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã tham khảo một số tài liệu như: Phan Cẩm Thượng (1997), Điêu khắc cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. Cuốn sách phác thảo về lịch sử điêu khắc Việt Nam với 5 nội dung chính: Điêu khắc Tiền sử; Điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên; Điêu khắc Phù Nam và Chân Lạp; Điêu khắc Champa; Điêu khắc từ thế kỷ XI - XIX. Hiện tại kho tàng điêu khắc này vẫn được lưu giữ trong các bảo tàng, đặc biệt trong các đền chùa vẫn được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo. Phần viết về điêu khắc từ thế kỷ XI - XIX đề cập đến một phần nội dung về chạm khắc trang trí hoa văn trong lăng mộ mà luận án định hướng nghiên cứu [114]. Phan Cẩm Thượng, Lê Quốc Việt, Cung Khắc Lược (1999), Đồ họa cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. Sách viết về lịch sử đồ họa Việt Nam từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX; Các loại hình và thể loại; Hình mẫu và ý tưởng; Phần minh họa giới thiệu hơn 300 tác phẩm đồ họa tôn giáo và dân gian từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX. Trong đó, phần chạm khắc chữ và hình trên một số tác phẩm đồ họa Phật giáo là 8 những phần tham khảo quan trọng đối với luận án [115]. Chu Quang Trứ (2000), Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. Sách viết khá toàn diện về tượng cổ Việt Nam trong tiến trình lịch sử; Môi trường tồn tại của tượng cổ Việt Nam; Nghệ thuật tạo tượng, cách tạc tượng của cha ông xưa, một số quy cách về tạo tượng Phật. Phần điêu khắc trong lăng mộ đã đề cập đến nghệ thuật chạm khắc trong các lăng mộ qua một số thời kỳ trong đó có nghệ thuật lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII [125]. Luận án Tiến sĩ nghệ thuật Nghệ thuật chạm khắc đá truyền thống ở Thanh Hóa của tác giả Lê Tạo (2006), Viện Văn hóa Thông tin đã hệ thống các hiện vật điêu khắc đá gồm: tượng người, tượng thú, đồ thờ, bia đá… ở Thanh Hoá, phân tích những đặc trưng tiêu biểu, làm rõ đặc trưng về hình thức nghệ thuật tạo hình và giá trị văn hóa [99]. Cuốn Một số đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc đá truyền thống ở Thanh Hóa của tác giả Lê Văn Tạo (2008), Nxb Thanh Hóa đã phân tích đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc đá truyền thống ở Thanh Hóa gồm có lăng mộ thời Lê Sơ và Lê - Trịnh ở đây. Tác giả đã đánh giá và kiến giải giá trị thông tin, các biểu tượng văn hóa thể hiện trên tác phẩm được chạm khắc trên đá [100]. Trương Duy Bích, Trương Thị Minh Hằng (2013), Nghệ thuật chạm gỗ và tạc tượng đồng bằng sông Hồng, Nxb Văn hoá Thông tin. Cuốn sách viết về đặc trưng nghệ thuật chạm gỗ và tạc tượng đồng bằng sông Hồng và giới thiệu một số làng nghề tiêu biểu vùng đồng bằng sông Hồng. Tác giả lựa chọn 4 làng có các nghề sử dụng nguyên liệu gỗ là nghề đóng đồ mộc, nghề chạm gỗ, nghề chế tác tượng Phật hoặc tượng các con rối… thuộc 4 xứ “Đông, Nam, Đoài, Bắc” của châu thổ sông Hồng: Làng nghề chạm gỗ La Xuyên, Làng nghề Chàng Sơn, Làng nghề chạm gỗ Phù Khê… tìm hiểu những vấn đề cốt lõi của nghệ thuật chạm khắc gỗ và tạc tượng với mục đích làm rõ những đặc trưng riêng biệt và sự đóng góp của những làng nghề trong đời sống vật chất và tinh thần xã hội Việt xưa và nay. Cuốn sách cung cấp nhiều kiến thức về kỹ thuật và nghệ thuật chạm khắc nói chung và chạm khắc gỗ nói riêng [16]. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. Sách nghiên cứu mỹ thuật đình làng từ góc độ trong mối 9 quan hệ với văn hóa làng, nhằm phát hiện và khẳng định giá trị đặc sắc của mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ. Tác giả tập trung vào hai thành tố cơ bản của mỹ thuật đình làng là kiến trúc và điêu khắc đình làng. Nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố văn hóa tác động, chi phối thẩm mỹ và biểu tượng kiến trúc. Tìm hiểu ý nghĩa và biểu tượng của các môtíp trang trí, qua đó tìm hiểu đặc điểm, tính chất của mỹ thuật đình làng trên nền cảnh của văn hóa làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó, chương 2. Mỹ thuật đình làng - sự hiện hữu của tư duy và thẩm mỹ dân tộc gồm ba vấn đề: kiến trúc, điêu khắc, tranh vẽ ở đình làng giúp NCS có thể tham khảo về nghệ thuật chạm khắc trong các di tích mỹ thuật cổ [33]. Nguyễn Quang Hồng (chủ biên) (1992), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Sách mô tả và lược thuật gần 2.000 văn bản khắc vào bia đá, chuông đồng, biển gỗ. Cổ nhất là bia tạo năm 618 đời Tuỳ ở Đông Sơn, Thanh Hoá, mới nhất bia đề năm 1974 ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Sắp xếp theo 6 phần: đình (gồm cả hội quán), chùa, đền miếu (gồm cả am thờ và đạo quán), lăng mộ và từ đường, văn chỉ và vũ chỉ, chợ búa, cầu đò, hang động và vách núi. Kèm thêm các bản sách dẫn và phụ lục: sách dẫn niên đại, sách dẫn nhân danh bao gồm tên thật, tên hiệu, tên gọi theo chức tước, học vị... của các nhân vật chủ yếu được ghi ở các bản văn khắc, sách dẫn nguồn di tích cho biết nơi tồn tại hoặc lưu giữ các đơn vị văn khắc được mô tả và xếp số thứ tự trong sách, bảng kê các chữ kiêng huý, nguyên văn các bài thơ chữ nôm... Đây là cuốn sách quý, giúp cho phần tài liệu về văn bia của một số lăng mộ trong luận án cùng nghệ thuật chạm khắc chữ trên một số hiện vật trong lăng mộ [59]. Như vậy, nghệ thuật chạm khắc đã được tiếp cận từ nhiều hướng và nhiều phương thức. Các tác giả cũng lựa chọn những đối tượng riêng để tìm hiểu về nghệ thuật này, ví dụ như chỉ lựa chọn chạm khắc, tạo tượng đề tài Phật giáo hay chạm khắc ở các làng nghề… Khảo sát một số tài liệu trên cũng cho thấy nghệ thuật chạm khắc đồ thờ đá trong các lăng mộ thực chất vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu chuyên sâu. * Về hoa văn trang trí Nghiên cứu hoa văn trang trí của mỹ thuật Việt Nam cũng là tìm về một mạch nguồn bản sắc văn hóa Việt Nam, qua đó phản ánh được tính chất xuyên suốt, đa 10 dạng trong thống nhất của lịch sử nghệ thuật và văn hóa Việt Nam. Đây cũng là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực quan tâm, tìm hiểu. Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã tham khảo một số cuốn sách viết về chủ đề này như: Jeannine Auboyer (Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Thiếu Hương dịch) (1995), Mỹ thuật châu Á quy pháp tạo hình, phong cách, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. Sách giới thiệu khái quát về lịch sử văn hóa và nghệ thuật của từng quốc gia châu Á trên cơ sở những tài liệu của các công trình nghiên cứu về mỹ thuật đã được công bố, cung cấp hệ thống hình vẽ minh họa có chú thích bao gồm hình vẽ các công trình kiến trúc, điêu khắc, trang trí cùng với các sản phẩm mỹ thuật đá, ngọc, đồng, vàng, bạc, sơn mài, gỗ... Cuốn sách có nội dung hữu ích giúp cho nghiên cứu sinh trong quá trình triển khai luận án khi cần phải tra cứu, tham khảo, hay đối chiếu [70]. Hoàng Minh (2003), Hoa văn trang trí thông dụng, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. Sách giới thiệu hơn 1000 mẫu hoa văn được chọn lọc từ những hoa văn trang trí nội thất và kiến trúc ở các công trình Việt Nam và nước ngoài. Những mẫu hoa văn gồm hoa lá, động vật, đồ vật được cách điệu thành những hình dáng mềm mại, cân đối, xếp đặt các họa tiết hoặc bằng kỹ thuật vi tính, mang giá trị tham khảo lớn cho hoạt động nghiên cứu mỹ thuật. Một số hoa văn trang trí đã được xếp thành đồ án có thể sử dụng trang trí các loại gạch men, thảm... Một số hình ảnh hoa dây sử dụng trang trí đường diềm, áo, váy, khung tranh... Và nhiều hình ảnh hoa văn đã ứng dụng trong các công trình kiến trúc như đầu hồi nhà, tường nhà, cột kèo, cửa sổ, cửa ra vào... đồ mỹ nghệ như: mẫu thảm, mẫu thêu, chạm gỗ, trang trí trên gốm... [82]. Hoài Phương (2004), Mẫu hoa văn dân gian biểu thị những điều tốt lành, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. Sách lựa chọn những mẫu hoa văn tiêu biểu như: Hình tượng rồng bay phượng múa, phúc lộc thọ, như ý cát tường, vĩnh kết đồng tâm, tứ quý bình an… thường thấy trên các bức phù điêu, tượng đá, bình cổ, chạm trổ, tranh vẽ… sống động là những biểu tượng mang những ý nghĩa tốt lành trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng. Sách giúp cho nghiên cứu sinh tài liệu tham khảo, tra cứu giá trị, hữu ích, bổ sung thêm nhận thức về nét văn hóa đặc trưng này, hiểu thêm được những ý nghĩa hàm chứa, ẩn dụ qua mỗi hình tượng đặc sắc, mang đậm dấu ấn dân tộc… [92]. Nguyễn Hữu Thông (2001), Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu 11 tượng trang trí, Nxb Thuận Hoá, Huế. Cuốn sách khảo cứu chi tiết về hoa văn, họa tiết trong các di tích ở Huế tiếp cận từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí. Tác giả đã phân loại các dạng hoa văn theo từng chủ đề lớn: hoa văn động vật, hoa văn thực vật, kỷ hà, minh văn… và đi sâu phân tích từng hình tượng tiêu biểu ở mỗi loại hoa văn. Đây là cuốn sách giúp cho nghiên cứu sinh tham khảo về cách phân loại hoa văn và ý nghĩa của hoa văn trong luận án [112]. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. Sách được tác giả chia làm 3 chương lớn: Hoa văn thời tiền sử, Hoa văn thời sơ sử, Hoa văn nửa đầu thời phong kiến. Hai chương đầu, tác giả phân loại theo hình mẫu trang trí như hoa văn bọ gậy, hoa văn sóng nước, hoa văn hình về loài cỏ, hoa văn các loại hình người nhảy múa... Chương 3, tác giả phân loại hoa văn theo mô típ như rồng, phượng, hoa cúc, hoa sen... Từ đó, tác giả phân tích sâu về các biểu tượng của mô típ này trong xã hội, về mối quan hệ của hoa văn Việt Nam với các nền văn hóa khác trong khu vực. Tuy nhiên, nội dung cuốn sách dừng lại ở các hoa văn thế kỷ XV, thiếu phần từ thế kỷ XVI đến hết thời Nguyễn và nửa đầu thế kỷ XX. Đây là một trong những tài liệu tham khảo tốt cho việc phân loại và định dạng hoa văn trang trí [29]. Thái Dịch An (Gia Linh dịch) (2003), Tổng hợp hoa văn rồng phượng, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. Cuốn sách trình bày chi tiết về nguồn gốc và lịch sử phát triển họa tiết hoa văn rồng phượng, sử dụng hơn 600 bức vẽ để phân tích hoa văn rồng phượng qua các triều đại Trung Quốc, đồng thời có thêm một số bức hoa văn rồng phượng của nước ngoài. Sách có giá trị rất lớn trong quá trình tra cứu, tham khảo khi nghiên cứu sinh thực hiện luận án của mình [8]. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa dân tộc - Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội. Cuốn sách chia làm 4 phần chính, phần thứ nhất giới thiệu về hoa văn trong giai đoạn tiền sử (hoa văn trên đồ gốm) và giai đoạn sơ sử (hoa văn thời Đông Sơn (đồ đồng) bao gồm hoa văn hình mặt trời, hình người, hình chim, các loại động vật, thực vật khác…). Phần 2 nghiên cứu về trang trí hoa văn trong giai đoạn tự chủ, như biểu tượng về lực lượng tự nhiên và triết học và hình tượng linh vật trong di tích cổ truyền Việt (rồng, phượng, lân, rùa, hổ, voi, trâu, hươu). Phần 3 là hình tượng cây cỏ trong cách trang 12 trí hoa văn. Ở đây là những loại cây cỏ mang ý nghĩa thanh cao như: sen, tre, mẫu đơn, tùng, trúc, mai, cúc, lan, đào. Phần 4 viết về đề tài con người, từ những “con người vũ trụ” (thần linh hoặc linh nhân nơi thiên quốc) là những nhạc sĩ, vũ nữ thiên thần, nhạc công đầu người mình chim… chuyển dần sang thiên thần dưới dạng thế nhân. Đây là tài liệu quan trọng giúp NCS định hướng khi chọn đối tượng nghiên cứu cũng như trong quá trình thực hiện những chuyến đi khảo sát di tích, tìm hiểu hoa văn chạm khắc trang trí [20]. Lê Văn Thao (chủ biên) (2003), Đồ án trang trí mỹ thuật ở hai đền Vua Đinh - Vua Lê (Hoa Lư - Ninh Bình), Nxb Thế giới, Hà Nội. Sách giới thiệu sơ lược về hai đền thờ vua Đinh, vua Lê ở Hoa Lư - Ninh Bình. Đi sâu tìm hiểu về nghệ thuật trang trí hoa văn cổ trong hai ngôi đền này theo một số khía cạnh như chạm khắc gỗ trang trí kiến trúc, điêu khắc trên đá, đúc nổi trên gạch và đắp vữa cũng như những hoa văn trang trí trên đồ thờ tự. Riêng phần minh họa với ảnh chụp và bản vẽ là những tài liệu quý cung cấp hình ảnh đẹp và kinh nghiệm về khai thác hình ảnh qua kỹ thuật chụp, phương pháp vẽ họa tiết, cách thức trình bày khoa học, hiệu quả cho những nghiên cứu về hoa văn trang trí [102]. Trần Hậu Yên Thế (chủ biên), Nguyễn Đức Hoà, Hồ Hữu Long (2017), Phác họa Nghê - gã linh vật bên rìa (Nhìn từ đền Vua Đinh, Vua Lê), Nxb Thế giới, Hà Nội. Cuốn sách viết về một trong số những linh vật quan trọng của người Việt, nghiên cứu những con nghê tại đền Vua Đinh, Vua Lê ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình, từ đó mở rộng sang các vùng miền khác, gồm cả nghê ở đền, miếu, lăng tẩm, đình chùa và các kiến trúc cung đình. Sách cung cấp tư liệu, hình ảnh, những bản đạc họa, sơ đồ về nghê Việt, sưu tầm hình tượng nghê từ thời Lý đến thời Nguyễn, nghê xuất hiện từ Bắc đến Nam, so sánh với một số linh vật của các nước trong khu vực [105]. Trần Hậu Yên Thế, Trần Trung Hiếu (2018), Nét Việt trên bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. Cuốn sách cung cấp hình ảnh 82 tấm bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua bốn hình thức: ảnh chụp, bản rập, bản nét, bản phác họa với diện mạo vô cùng khác lạ sinh động. Tác giả phân tích, đánh giá, xếp loại theo niên đại các dạng họa tiết hoa lá, chim chóc, muông thú khắc trên bia cùng với những dòng chữ giải nghĩa cho từng họa tiết và các đặc điểm đặc trưng của 82 tấm bia ở Quốc Tử Giám. Cuốn sách cung cấp kiến thức về hoa văn trang trí cùng 13 phương pháp làm việc khoa học để nghiên cứu về nghệ thuật cổ Việt Nam [106]. Trần Hậu Yên Thế (chủ biên), Nguyễn Đức Hoà, Hồ Hữu Long (2020), Nghê Việt tinh tuyển, Nxb Thế giới, Hà Nội. Sách khẳng định về danh tính, hình tướng và chức năng của nghê, viết về sự phát triển của hình tượng nghê qua từng giai đoạn lịch sử, vẻ đẹp của nghê trong văn hóa Việt. Cuốn sách giới thiệu những tượng nghê tiêu biểu ở một số di tích, cung cấp thông tin khoa học và hình ảnh từ những chuyến điền dã công phu [107]. Trần Thị Biển (2019), Nghệ thuật trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá trong chùa của người Việt (thời kỳ nhà Trần - cuối thế kỷ XIV), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Sách đưa ra những kiến giải khoa học với mục đích đi tìm ý nghĩa, giải mã các chủ đề trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá cuối thế kỷ XIV là bằng chứng lịch sử chứa đựng những dấu ấn của mỹ thuật. Tác giả đã chỉ ra những đặc điểm mang dấu ấn nghệ thuật tạo hình, đặc biệt trên chất liệu đá bền chắc và chứa đựng tính thiêng. Chạm khắc trên bàn thờ Phật bộc lộ rõ sắc thái dân gian kết hợp với ngôn ngữ tạo tình truyền thống, giàu chất chân thực. Những trang trí cùng kỹ thuật tạo hình trên đá ưa chuộng hướng lan tỏa theo chiều rộng (đồ án trang trí chạy xung quanh than bàn thờ Phật). Đây là một tài liệu tham khảo để NCS so sánh về chạm khắc trên đồ thờ giữa thế kỷ XVII -XVIII với giai đoạn trước đó - thế kỷ XIV [26]. Ngoài ra, một số cuốn sách khác như: Marcel Bernanose (1962), Nghệ thuật trang trí Bắc Kỳ, tư liệu dịch của Viện Mỹ thuật; Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1991), Mỹ thuật ở làng, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội; Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội; Đinh Hồng Hải (2012), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hoá truyền thống Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội… cũng là những tham khảo quan trọng trong quá trình NCS thực hiện tìm hiểu về chạm khắc hoa văn trong các lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII. Những cuốn sách về hoa văn trang trí nói trên là tài liệu quan trọng giúp cho phần nghiên cứu về từng loại hoa văn được lựa chọn, khảo sát trong luận án của chúng tôi. 1.1.2. Những nghiên cứu về lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ Các công trình nghiên cứu về lăng mộ được sự quan tâm của các học giả tiếp 14 cận theo nhiều hướng: Khảo cổ học, Mỹ thuật học, Văn hoá học,... * Nghiên cứu theo hướng khảo cổ học Nghiên cứu của các học giả người Pháp tiêu biểu có: Cadìere (1905), H.Parmentier et V.Goulubew (1923), M.E.Gaspardone (1935), E.d.Castgnol (1939), L.Bezacier (1942)… Công trình nghiên cứu của Cadìere, năm 1905 với cuốn Tableau Chronique des dynasties d’AnNam đã viết về 8 lăng mộ của các vua và hoàng hậu nhà Lê Sơ ở Lam Kinh, xác định chủ nhân và vị trí từng ngôi mộ. Bezacier L. trong tác phẩm Nghệ thuật Việt Nam có phần viết riêng về Các lăng vua đời Hậu Lê viết về các lăng mộ nhà Hậu Lê [13]. Năm 1937, sách Những tượng đá trong các lăng tẩm của người An Nam của học giả người Pháp Ed Castagnol, khảo cứu về lăng mộ của các vua Việt Nam ở hai nơi là Lam Kinh, Thanh Hóa (TK XV) và ở Huế (TK XIX, đầu TK XX) mô tả khá kỹ về những pho tượng tìm thấy ở Bắc Kỳ vào năm 1929 trong các cuộc khảo sát. Nghiên cứu của các học giả người Việt tiêu biểu có Phạm Như Hồ, Đỗ Đình Truật (1972), Đặng Kim Ngọc và Phạm Như Hồ (1980), Đặng Kim Ngọc (1980), Nguyễn Huy Hạnh (2000)… cùng với những chương trình khảo sát và khai quật khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học, Viện Mỹ thuật và Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Trong Báo cáo về chuyến đi nghiên cứu Lam Sơn, Thanh Hóa của nhóm nghiên cứu cổ đại (1968) của Viện Mỹ thuật đã phân tích về nghệ thuật điêu khắc tượng thú trong các lăng mộ thế kỷ XV, nghệ thuật đã có sự chuyển biến rõ rệt về phong cách, trường hợp từ lăng Lê Thái Tổ đến lăng Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học 1972, hai tác giả Phạm Như Hồ, Đỗ Đình Truật có khảo sát “Điều tra di tích thời Trần ở Thái Bình” đã viết về dấu tích văn hóa thời Trần ở Thái Bình, tác giả cho rằng số lượng và phong cách của lăng mộ nơi đây khá phong phú, đặc biệt là các khu lăng mộ cổ ở Tam Đường và Thâm Động ở huyện Hưng Hà [58, tr.293-294]. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Khảo cổ học Lăng đá Hà Bắc - kiến trúc và điêu khắc của Nguyễn Huy Hạnh (2004) đã thống kê có hơn 40 di tích lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Giang và 9 lăng mộ ở Bắc Ninh [52].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất