Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp – vận dụng cho ...

Tài liệu Luận án tiến sĩ hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp – vận dụng cho doanh nghiệp việt nam

.PDF
199
40
113

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr-êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  hÖ thèng tiªu chÝ nhËn diÖn v¨n hãa doanh nghiÖp - vËn dông cho doanh nghiÖp viÖt nam Chuyªn ngµnh: QU¶N TRÞ KINH DOANH M· sè: 62340102 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.ts. NGUYÔN M¹NH QU¢N Hµ néi, n¨m 2014 i LỜI CÁM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân, người hướng dẫn khoa học của luận án, đã giúp tôi những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tác giả Đỗ Hữu Hải ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Đỗ Hữu Hải iii MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ .................................................................. viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ................................................................................. 9 1.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp .............................................................9 1.1.1. Khái niệm văn hóa .....................................................................................9 1.1.2. Khái niệm về văn hóa kinh doanh ...........................................................11 1.1.3. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp .......................................................12 1.2. Cách tiếp cận về văn hóa doanh nghiệp .....................................................16 1.3. Các mô hình nghiên cứu điển hình về văn hóa doanh nghiệp ..................19 1.3.1. Mô hình ba lớp văn hóa doanh nghiệp của Schein ..................................19 1.3.2. Mô hình văn hóa đa chiều của Hofstede..................................................20 1.3.3. Công trình nghiên cứu văn hóa của Trompenaars ...................................23 1.3.4. Mô hình nghiên cứu của Cameron và Quinn ...........................................26 1.3.5. Mô hình DOCS của Denison (Denison Organisational Culture Survey) 30 1.3.6. Một số mô hình nghiên cứu khác trên thế giới ........................................36 1.3.7. Các nghiên cứu về tiêu chí nhận diện văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam ............................................................................................................40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 47 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA CÁC TIÊU CHÍ ............................................................................. 48 2.1. Định hướng nghiên cứu của luận án ...........................................................48 iv 2.2. Phát triển câu hỏi nghiên cứu......................................................................66 2.3. Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu ..............................................64 2.4. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................66 2.5. Các nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu ...............................70 2.6. Thiết kế bảng hỏi ..........................................................................................72 2.6.1. Xác định các thông tin cần tìm và cách thức sử dụng chúng ..................73 2.6.2. Nội dung thang đo lường hệ thống nhận diện VHDN .............................74 2.7. Thiết kế mẫu .................................................................................................85 2.8. Phương pháp xử lý dữ liệu...........................................................................86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 89 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHÍ TRONG NHẬN DIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .... 90 3.1. Giới thiệu .......................................................................................................90 3.2. Mô tả mẫu .....................................................................................................90 3.3. Phân tích đánh giá công cụ đo lường ..........................................................94 3.3.1. Hệ số tin cậy Cronbach alpha ..................................................................95 3.3.2. Phân tích nhân tố .....................................................................................97 3.3.3. Phân tích hồi quy ...................................................................................115 3.3.4. Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình mẫu nghiên cứu của các yếu tố cấu thành hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN theo loại hình doanh nghiệp. ........120 3.4. Hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN và thực trạng VHDN ở Việt Nam 122 3.4.1. Hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN .....................................................122 3.3.2. Thực trạng VHDN ở Việt Nam .............................................................129 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 137 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM........................................................................................ 138 4.1. Khuyến nghị khi ứng dụng hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN ở Việt Nam .............................................................................................................138 4.2. Giải pháp phát triển VHDN với yếu tố Tổ chức ......................................139 v 4.3. Giải pháp phát triển VHDN với yếu tố Quản lý ......................................143 4.4. Giải pháp phát triển VHDN với yếu tố Lãnh đạo ...................................145 4.5. Tạo lập và thay đổi văn hóa trong các loại hình doanh nghiệp Việt Nam .............................................................................................................149 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 156 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................... 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 161 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 165 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN DN Doanh nghiệp EU Liên minh châu Âu ILO Tổ chức lao động quốc tế NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ VNPT Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VINACONEX Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam VHDN Văn hóa doanh nghiệp WTO Tổ chức thương mại thế giới UNESCO Tổ chức khoa học, giáo dục và văn hóa Liên hợp quốc vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bẩy phương diện chính của văn hóa ........................................................ 23 Bảng 1.2: Cách thức thể hiện 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp của Cameron và Quinn ... 27 Bảng 1.3: Bốn phương diện chính của văn hóa doanh nghiệp.................................. 32 Bảng 1.4: Cách thức thể hiện của 4 phương diện chính của văn hóa doanh nghiệp 33 Bảng 2.1: Bảng thống kê các tiêu chí của một số tác giả .......................................... 50 Bảng 2.2: Hệ thống khía cạnh văn hóa dự kiến nghiên cứu ..................................... 63 Bảng 2.3: Bảng mô tả thang của nhóm tiêu chí tổ chức ........................................... 75 Bảng 2.4: Bảng mô tả khía cạnh văn hóa của nhóm tiêu chí Quản lý ...................... 79 Bảng 2.5: Bảng mô tả khía cạnh văn hóa của nhóm tiêu chí Lãnh đạo .................... 81 Bảng 3.1: Loại hình doanh nghiệp ............................................................................ 91 Bảng 3.2: Các thông tin nhân khẩu của đối tượng hồi đáp ....................................... 92 Bảng 3.3: Kiểm định KMO và Bartlett - thang đo yếu tố Tổ chức .................... 98 Bảng 3.4: Phân tích chỉ số Eigenvalues của 37 biến quan sát trong bộ thang đo yếu tố Tổ chức.................................................................................................................. 99 Bảng 3.5: Rotated Component Matrix – Yếu tố Tổ chức ....................................... 101 Bảng 3.6: Kiểm định KMO và Bartlett cho yếu tố Quản lý .............................. 105 Bảng 3.7: Phân tích chỉ số Eigenvalues của 23 biến quan sát trong bộ thang đo yếu tố Quản lý ................................................................................................................ 106 Bảng 3.8: Rotated Component Matrix – Yếu tố Quản lý........................................ 107 Bảng 3.9: Kiểm định KMO và Bartlett cho yếu tố Lãnh đạo ................................. 109 Bảng 3.10: Phân tích chỉ số Eigenvalues của 42 biến quan sát trong bộ thang đo yếu tố Lãnh đạo .............................................................................................................. 110 Bảng 3.11: Rotated Component Matrix– Yếu tố Lãnh đạo .................................... 112 Bảng 3.12: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong bộ thang đo 116 Bảng 3.13: Tổng hợp chỉ số phân tích hồi quy bội bộ thang đo ............................. 118 Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ................................................ 120 viii Bảng 3.15: Giá trị trung bình mẫu nghiên cứu của các yếu tố cấu thành hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN theo loại hình doanh nghiệp. ......................................... 121 Bảng 3.16: Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình mẫu nghiên cứu của các yếu tố cấu thành hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN theo loại hình doanh nghiệp. ..... 122 Bảng 3.17: Tổng hợp hệ thống các tiêu chí nhận diện VHDN ............................... 123 DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 01: Qui trình thực hiện nghiên cứu .................................................................... 6 Hình 1.1: Mô hình tổng thể đánh giá văn hoá doanh nghiệp của Denison ............... 31 Hình 1.2: Các thành tố, hệ thống của VHDN và vai trò của chúng .......................... 46 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu hệ thống nhận diện VHDN ...................................... 64 Biểu đồ 3.1: Phân loại theo loại hình doanh nghiệp ................................................. 91 Biểu đồ 3.2: Các thông tin nhân khẩu của đối tượng hồi đáp ................................... 93 Biểu đồ 3.3: Sự phân bổ các tiêu chí vào 3 yếu tố Tổ chức, Quản lý, Lãnh đạo .... 114 1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu tóm tắt về nghiên cứu Sự hội nhập kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây đã mang lại cho các doanh nghiệp trong nước nhiều cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình một chiến lược tạo sự khác biệt để phát triển bền vững thông qua xây dựng giá trị riêng mà ưu thế là giá trị bắt nguồn từ con người, từ văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc. Thực tế đã cho thấy văn hoá doanh nghiệp đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế và thương hiệu của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế và thương hiệu của doanh nghiệp trên thương trường. Nghiên cứu này tập trung phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố Tổ chức, Quản lý, Lãnh đạo đối với việc tạo lập và thay đổi văn hoá của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó xây dựng bộ tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp giúp các nhà quản lý xác định dấu hiệu đặc trưng về văn hoá của doanh nghiệp. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này là: phương pháp hệ thống hoá dụng để tổng kết các lý thuyết về tiêu chí nhận diện văn hóa doanh nghiệp; phương pháp nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các khía cạnh của từng yếu tố cấu thành hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN; phương pháp nghiên cứu định lượng để đanh giá độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo các yếu tố tổ chức, quản lý, lãnh đạo đồng thời kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được bộ tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp gồm 79 biến quan sát thuộc ba nhóm nhân tố Tổ chức, Quản lý, Lãnh đạo; trong đó, nhân tố Tổ chức gồm 36 biến quan sát, nhân tố Quản lý 17 gồm biến quan sát, nhân tố Lãnh đạo gồm 26 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố Tổ chức là yếu tố nổi bật nhất trong văn hoá của các doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh đó, yếu tố Lãnh đạo và Quản lý trong văn hoá doanh nghiệp còn yếu và chưa thực sự được chú trọng. Cuối cùng nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp phát triển văn hoá trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. 2 2. Lý do lựa chọn đề tài Đất nước ta sau hơn 25 năm đổi mới từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã gặt hái được nhiều thành công to lớn về phương diện chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế, văn hoá và xã hội. Trong những năm tới, nhìn một cách tổng thể tương lai của nền kinh tế Việt Nam là tốt đẹp với đà tăng trưởng cao và bền vững. Sự phát triển kinh tế đưa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta càng trở nên sâu và rộng. Tham gia vào hệ thống kinh tế toàn cầu, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các “chuỗi giá trị toàn cầu” gồm các doanh nghiệp trên thế giới. Để có được vị thế trong hệ thống kinh tế thế giới và để duy trì được mối quan hệ bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải sở hữu những lợi thế nhất định và thể hiện những đóng góp tích cực cho “chuỗi”. Những nguyên tắc kinh doanh và các phương pháp quản lý doanh nghiệp truyền thống, phổ biến khó có thể giúp các doanh nghiệp nước ta tạo ra lợi thế cạnh tranh. Với quan điểm “kinh tế thị trường toàn cầu hoá là một hệ thống kinh tế - xã hội – đa văn hoá” [13], các nhân tố đặc trưng về văn hoá, xã hội của một quốc gia, một doanh nghiệp đã, đang và sẽ trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho mục đích tạo lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay. Trước những cơ hội và thách thức mà nền kinh tế toàn cầu mang lại, các nhà quản lý đã có những động thái và xu thế thay đổi nhất định, khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành quản lý được thu hẹp. Các mô hình quản lý, các chiến lược kinh doanh được ứng dụng vào những vấn đề rất đơn giản và gần gũi với cuộc sống. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh quốc gia, khẳng định vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu, một trong điều kiện cần và đủ chính là sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp thông qua việc xây dựng giá trị riêng mà ưu thế là giá trị bắt nguồn từ con người, từ văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc. Mặt khác xuất phát từ nhu cầu phục vụ đối tượng quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp – đó là con người, văn hoá nói chung và văn hoá doanh nghiệp nói riêng ngày càng trở nên quan trọng, thực tế đã chứng minh rằng văn hoá doanh 3 nghiệp mạnh sẽ là nền tảng cho việc nâng cao vị thế, thương hiệu của doanh nghiệp trên thương trường và là yếu tố thu hút những lao động có tâm huyết gắn bó với doanh nghiệp. Từ lâu, con người đã ý thức rất rõ về vai trò quan trọng của văn hoá đối với cuộc sống. Văn hoá ra đời gắn liền với sự xuất hiện của nhân loại, vừa là mục tiêu vừa là động lực vào sự phát triển xã hội. Văn hoá ngày càng thấm sâu vào mọi mặt cuộc sống, kim chỉ nam cho hoạt động sáng tạo của con người. Bước sang kỷ nguyên toàn cầu hoá, văn hoá được các doanh nghiệp ở các quốc gia sử dụng như một nguồn lực và giá trị trong các hoạt động của mình. Tại Việt Nam, hiện nay có nhiều doanh nghiệp tiến hành xây dựng và phát triển mô hình văn hoá doanh nghiệp. Dựa trên đặc điểm, thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp xây dựng những nét văn hoá riêng cho mình. Thành quả của họ đã được cộng đồng và xã hội chấp nhận tuyên dương. Tuy nhiên, với xuất phát điểm từ một nền kinh tế phần lớn là nông nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại, chúng ta không thể tránh khỏi ảnh hưởng của sự trì trệ, tác phong tuỳ tiện, tư duy lạc hậu khiến cho hiệu quả mang lại từ quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp chưa cao. Mặc dù vấn đề văn hoá trong quản lý và quản trị doanh nghiệp đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu, tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng một nền tảng lý luận vững chắc và các phương pháp thực hành hữu hiệu đối với các người quản lý ở cấp vĩ mô và doanh nghiệp. Nhận thức về văn hoá trong quản lý doanh nghiệp còn mơ hồ, lẫn lộn làm cho quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ở các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Điều đó không có nghĩa các doanh nghiệp Việt Nam chưa hề ý thức được về giá trị của nhân tố văn hoá, hay trong các doanh nghiệp Việt Nam, văn hoá doanh nghiệp chưa hiện diện hoặc hình thành. Trái lại, các yếu tố về văn hoá luôn thể hiện rất đậm nét trong các sản phẩm và hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Khó khăn chính là ở việc còn thiếu một cách thức nhận diện, đánh giá hợp lý có thể giúp chỉ ra những đặc điểm từ góc độ quản lý về văn hoá doanh nghiệp của một tổ chức và có thể phục vụ cho việc xây dựng và phát huy các 4 yếu tố văn hoá như một thế mạnh của tổ chức thông qua các biện pháp quản lý doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế nêu trên, do văn hoá doanh nghiệp là lĩnh vực khoa học mới có phạm vi rất rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và còn chưa thống nhất về nhiều vấn đề lý luận, nghiên cứu giới hạn phạm vi ở việc nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí để xác minh những dấu hiệu đặc trưng về văn hoá doanh nghiệp của một doanh nghiệp, tổ chức; từ đó giúp người quản lý trong việc tạo lập và thay đổi văn hóa doanh nghiệp ở tổ chức của mình... Vì lý do đó nghiên cứu sinh đã chọn “Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp - Vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. Nghiên cứu được lựa chọn với mong muốn cung cấp một căn cứ về lý luận cần thiết là cơ sở cho việc làm sáng tỏ nhận thức thống nhất về hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp và quan trọng hơn, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá về phương pháp và kết quả xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua những kết quả phân tích tài liệu và quan sát thực tế, tác giả tin tưởng rằng việc nghiên cứu đề tài trên là cần thiết và kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp thiết thực. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án trên cơ sở tổng hợp những công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn là: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến tiêu chí nhận diện VHDN. - Xây dựng hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN trong các doanh nghiệp Việt Nam. - Kiểm chứng hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN tại các doanh nghiệp Việt Nam, đưa ra bộ tiêu chí nhận diện VHDN. Đây là giá trị lý luận mà luận án đóng góp. Luận án cũng kỳ vọng sẽ đưa ra những đề xuất trong việc sử dụng hệ thống tiêu chí văn hóa như một căn cứ, định hướng đối với các nhà quản lý trong các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh bằng bản sắc văn hóa riêng (thương hiệu cá nhân) mang đậm bản sắc dân tộc (thương hiệu quốc gia). Đây chính là giá trị thực tiễn mà luận án có thể đóng góp. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống tiêu chí nhận diện văn hóa trong doanh nghiệp. Về bản chất, việc nghiên cứu hệ thống này là nghiên cứu các nhân tố thuộc các yếu tố về quản lý, tổ chức và lãnh đạo tác động đến văn hóa trong doanh nghiệp thông qua các tiêu chí nhận diện VHDN. Về phạm vi không gian và thời gian: Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ 6/2012 đến hết tháng 11/2012 và thực hiện chủ yếu ở 5 thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. 5. Phương pháp nghiên cứu Hình 01 trình bày qui trình thực hiện nghiên cứu. Theo đó, nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương pháp: - Phương pháp hệ thống hóa, tổng quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chứng với thực tiễn và tư duy hệ thống được sử dụng để tổng kết các lý thuyết về tiêu chí nhận diện văn hóa doanh nghiệp (chương 1); xây dựng bộ tiêu chí nhận diện văn hóa doanh nghiệp và vận dụng bộ tiêu chí ấy ở Việt Nam (chương 3 và chương 4). - Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia với sự tham gia của một nhóm giảng viên chuyên ngành quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế Quốc dân và phỏng vấn sâu một nhóm nhân viên, quản lý, lãnh đạo đang làm việc trong các doanh nghiệp Việt Nam để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các khía cạnh của từng yếu tố cấu thành hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN (chương 2). - Phương pháp nghiên cứu định lượng (chương 2 và chương 3) được thực hiện nhằm khẳng định các yếu tố cũng như các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo các yếu tố tổ chức, quản lý, lãnh đạo; kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. 6 Vấn đề nghiên cứu Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hóa doanh nghiệp – Vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam Cơ sở khoa học của nghiên cứu - Mô hình của Denison - Mô hình nghiên cứu của Cameron và Quin - Mô hình ba lớp văn hóa doanh nghiệp của Schein - Xây dựng mô hình nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính - Phương pháp nghiên cứu định lượng - Từ câu hỏi nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu Kiểm định mô hình nghiên cứu (Nghiên cứu định lượng) - Đánh giá sơ bộ thang đo (Cronbach alpha và EFA) - Phân tích các nhân tố khám phá (EFA) - Kiểm định ANOVA Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài Đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam - Giải pháp về Tổ chức - Giải pháp về Lãnh đạo - Giải pháp về Quản lý Cơ sở thực tiễn hoạch định giải pháp - Thực trạng văn hóa doanh nghiệp VN, nhận diện VHDN, đề ra bộ tiêu chí nhận diện VHDN Hình 01: Qui trình thực hiện nghiên cứu Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các giai đoạn: + Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn các nhân viên với nhiều công việc, vị trí khác nhau và hiện đang làm việc toàn thời gian tại các doanh nghiệp Việt Nam. Kích thước mẫu n = 1000 được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. + Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 18, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo, qua đó loại bỏ các biến quan sát không giải thích cho khái niệm nghiên cứu (không 7 đạt độ tin cậy) đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các nhân tố (thành phần đo lường) phù hợp, làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo. + Phương pháp kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định sự khác biệt giữa giá trị trung bình mẫu với trị số trung bình của thang đo (=3) của các yếu tố cấu thành hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN theo các loại hình doanh nghiệp. 6. Những đóng góp và tính mới của luận án  Về phương diện lý thuyết: Một là, nghiên cứu là một sự tổng kết, phân tích và đánh giá các lý thuyết, các kết quả nghiên cứu về tiêu chí nhận diện văn hóa doanh nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam. Vì vậy, kết quả của nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hệ thống hóa và phát triển các lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp. Góp phần làm rõ khái niệm về VHDN, nhằm thống nhất về mặt lý luận, nhận thức đối với một phạm trù mới trong khoa học quản lý đối với các nhà quản lý và thực hành ở Việt Nam. Hai là, nghiên cứu đã góp phần phát triển hệ thống thang đo các yếu tố Tổ chức, Quản lý, Lãnh đạo trong việc xây dựng bộ tiêu chí nhận diện văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam. Ba là, nghiên cứu là một thể nghiệm về sự kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm với nghiên cứu ứng dụng. Đó là xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu và thang đo các yếu tố. Phát triển thêm một bước về mặt phương pháp luận và công cụ nghiên cứu, khảo sát về một lĩnh vực rất được quan tâm nhưng hầu như chưa được nghiên cứu. Luận án được nghiên cứu lần đầu tiên nhằm cung cấp một phân tích học thuật về văn hoá doanh nghiệp để từ đó rút ra hệ thống tiêu chí nhận diện văn hóa trong doanh nghiệp. Từ đây, tác giả mong muốn hệ thống này sẽ đóng góp vào việc xây dựng văn hóa ở các doanh nghiệp Việt Nam.  Về phương diện thực tiễn: Một là, kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị chiến lược có cách nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về một phương thức tiếp cận và đo 8 lường các yếu tố tạo nên văn hóa cho doanh nghiệp của mình. Đồng thời nhận diện các tiêu chí chính xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hai là, nghiên cứu này đề xuất một hệ thống tiêu chí có thể sử dụng làm chuẩn mực cho việc nghiên cứu, đánh giá, xây dựng và phát triển VHDN cho các DNVN. Đây cũng là một thể nghiệm vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, từ những phương pháp truyền thống như: khái quát hóa, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp và tư duy hệ thống, vv., đến các phương pháp hiện đại sử dụng kỹ thuật định lượng như điều tra phỏng vấn, phân tích Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định ANOVA. Mỗi phương pháp được vận dụng phù hợp theo từng nội dung nghiên cứu. Vì vậy, hy vọng nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo về phương pháp luận, về thiết kế nghiên cứu, thang đo, mô hình nghiên cứu và xử lý dữ liệu nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên và sinh viên trong lĩnh vực quản trị nói chung. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu bốn chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tiêu chí nhận diện Văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp thông qua các tiêu chí Chương 3: Kết quả nghiên cứu các tiêu chí trong nhận diện VHDN của doanh nghiệp Việt Nam Chương 4: Đề xuất các giải pháp phát triển Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là khái niệm đa nghĩa bởi góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Do đó, khi nghiên cứu một vấn đề có liên quan đến văn hóa, người ta thường phải hiểu rõ nghĩa của thuật ngữ này. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa ở phương Tây, khái niệm văn hóa có nguồn gốc từ tiếng Latinh nghĩa là Culture. Dần dần, khái niệm văn hóa được sử dụng ngày càng phổ biến để chỉ trình độ học vấn, học thức, phép lịch sự. Rồi do nhu cầu phản ánh các hoạt động xã hội, khái niệm văn hóa được mở rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong quan niệm mácxít, văn hóa là những vấn đề biến đổi của bản thân con người, là yếu tố làm hình thành nên lịch sử của con người. Văn hóa gắn liền với sản xuất xã hội. Theo nghĩa đó, văn hóa là một hình thái ý thức xã hội gắn liền với các hoạt động nhiều mặt của con người. Nguồn gốc của mọi hiện tượng, mọi quan hệ văn hóa đều gắn với các hoạt động sống của con người. Văn hóa được biểu thị như phương thức hoạt động của con người, bao chứa toàn bộ các sản phẩm vật chất và tinh thần của con người cũng như năng lực phát triển của chính bản thân con người. Trong bài phát biểu tại lễ phát động Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa (1988 – 1997) của UNESCO ở Pari năm 1988, ông Federico Mayor Zaragoza, Tổng Giám đốc UNESCO khi đó, đã khẳng định: “Văn hóa đã phản ánh cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [13, tr 26]. Trong lĩnh vực khoa học, “văn hoá” luôn là một chủ đề nghiên cứu của nhiều ngành, nghề, đối tượng, chuyên môn khác nhau. Từ đó, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, phản ánh cách nhìn và cách tiếp cận đa dạng và phong phú từ nhiều góc độ. 10 Các định nghĩa có thể được phân chia theo tính chất thành các nhóm khác nhau, như: (a) Các định nghĩa mang tính miêu tả: chú trọng đến những gì được bao hàm trong nghĩa văn hoá, văn minh; (b) Các định nghĩa chú trọng yếu tố lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống và tính ổn định; (c) Các định nghĩa dựa vào chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị; (d) Các định nghĩa thể hiện đặc điểm tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người; (e) Các định nghĩa nghiên cứu về cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa; (f) Các định nghĩa căn cứ vào nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ xuất xứ của nó. Văn hoá theo cách tiếp cận của UNESCO là “tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua nhiều thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành một hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [13, tr 27]. Có thể rút ra một số kết luận sau về “văn hoá”: + Văn hoá là một phạm trù có vai trò quan trọng và tác động rất lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống con người. Chính vì vậy, nó luôn là đối tượng được con người nghiên cứu và việc nghiên cứu vai trò và biện pháp gây ảnh hưởng của nó đến hành vi và sự phát triển của con người có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện cuộc sống con người; Được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, các định nghĩa về khái niệm “văn hoá” vẫn còn thiếu thống nhất. Điều đó phản ánh tính chất bao trùm, đa dạng và biến hoá của “văn hoá”; + Tuy nhiên, dù cách nhìn có khác nhau đến đâu, vẫn có thể nhận thấy rằng: văn hoá luôn được thể hiện và có thể nhận diện thông qua những dấu hiệu rất đặc trưng - biểu trưng về bản sắc văn hoá - nhất định. Như vậy, theo nghĩa rộng, “Văn hóa được hiểu là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần của hoạt động của con người trong các quan hệ với môi trường 11 thiên nhiên và môi trường xã hội được lưu giữ, truyền thụ, tiếp biến từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm duy trì và phát triển cuộc sống của cộng đồng, hướng đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Từ những hoạt động của con người trong các mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội đã hình thành nên một lối sống, một cách thức ứng xử, một thái độ... của con người đối với vũ trụ và đối với nhau, được biểu hiện thành những giá trị, những hệ thống chuẩn mực xã hội, những quan niệm và những biểu tượng hay hệ tư tưởng và triết lý sống”. Bản chất của văn hóa là tính người và tính xã hội, văn hóa là sự thể hiện trình độ phát triển hướng đến những giá trị chân, thiện, mỹ của con người. 1.1.2. Khái niệm về văn hóa kinh doanh Trên thế giới hiện nay tồn tại rất nhiều khái niệm về văn hóa kinh doanh. Có thể phân loại thành hai cách hiểu về văn hóa kinh doanh như sau: Cách hiểu thứ nhất: coi doanh nghiệp là chủ thể chính của hoạt động kinh doanh vì mọi hoạt động kinh doanh của xã hội đều tập trung ở doanh nghiệp cho nên họ đồng nhất văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, Edgar H. Schein, một chuyên gia nghiên cứu các tổ chức, đưa ra định nghĩa: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh” [12, tr 259]. Và, Georges de Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp” [12, tr 259]. Hoặc, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO – International Labour Oraganization) lại coi “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen, truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết” [12, tr 259]. Cách hiểu như trên là hiểu theo nghĩa hẹp. Trên thực tế, kinh doanh không chỉ là những hoạt động diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp mà còn liên quan đến các đối tượng hữu quan khác trong xã hội. Vì vậy, khái niệm văn hóa kinh doanh không thể đồng nhất với khái niệm văn hóa doanh nghiệp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất