Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học các steroid phân cực từ...

Tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học các steroid phân cực từ loài sao biển archaster typicus

.PDF
134
50
112

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU Biển và Đại dương chiếm hơn 70% bề mặt trái đất, chứa đựng nguồn tài nguyên sinh vật biển đa dạng với gần 300.000 loài thực vật, động vật và vi sinh vật khác nhau...Sự đa dạng này đã biến biển và đại dương trở thành nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý báu, cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp thiết yếu như thực phẩm, mỹ phẩm, hóa dược…Tuy nhiên, trước đây, giá trị cung cấp dược liệu và các chất có hoạt tính sinh học cao cho ngành hóa dược của nguồn tài nguyên này còn chưa được quan tâm đúng mức. Ngày này, nhờ sự hỗ trợ của các kỹ thuật tiên tiến, rất nhiều hợp chất từ sinh vật biển đã được phân lập, xác định cấu trúc và thử hoạt tính sinh học. Trong số đó, nhiều hợp chất thể hiện các hoạt tính sinh học phong phú, có thể tạo ra hoặc cung cấp mẫu hình cho các thế hệ thuốc mới, cũng như các sản phẩm khác phục vụ cho cuộc sống [1-3]. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với hơn 1 triệu km2 vùng biển, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mật độ cửa sông dày đặc là những điều kiện lý tưởng cho hệ sinh vật biển đa dạng về chủng loại và giàu về trữ lượng. Ngay từ những năm 1970 đã có một vài công trình nghiên cứu về các hợp chất thiên nhiên từ sinh vật biển. Tuy nhiên, so với nguồn tiềm năng sinh vật biển ở nước ta thì đến nay những công trình nghiên cứu trong nước vẫn quá ít và tản mát, đặc biệt là những nghiên cứu về ngành Da Gai. Các sinh vật thuộc ngành Da Gai (Echinoderm) bao gồm năm lớp: Sao Biển (Asteroidea), Sao Biển Rắn (Ophiuroidea), Cầu Gai (Echinoidea), Hải Sâm (Holothuria) và Huệ Biển (Crinoidea), là một trong những nguồn cung cấp dồi dào các steroid phân cực. Các hợp chất steroid phân cực này có cấu trúc rất đa dạng và thể hiện nhiều hoạt tính sinh học thú vị khác nhau như: kháng vi khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, giảm đau, giảm huyết áp, chống khối u, chống vi rút, tan máu, tác động đến sự vận chuyển tín hiệu thần kinh...[8, 11, 22, 26, 27, 69, 77, 107]. Lớp chất 2 steroid phân cực từ sao biển đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Italia. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về lớp chất này. Với mục đích tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học từ sinh vật biển thuộc ngành Da gai nhằm tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực phát hiện và phát triển dược phẩm mới, luận án này tập trung nghiên cứu nhóm chất steroid phân cực từ loài sao biển Archaster typicus, một loài sao biển rất phổ biển ở vùng biển Việt Nam, thuộc lớp sao biển Asterodea, ngành Da gai Echinodermata. Nội dung của luận án bao gồm: • Phân lập các hơp chất steroid phân cực từ loài sao biển Archaster typicus của Việt Nam. • Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được. • Thử nghiệm một số hoạt tính sinh học của các chất phân lập được. 3 CHƯƠNG I – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về sao biển (Asteroidea) Sao biển là loài động vật không xương sống, thuộc ngành Da gai (Echinodermata, lớp Asteroidea) sống ở đáy biển. Cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng, có hình sao và có đối xứng bậc 5 hay nhiều cánh xếp xung quanh. Cánh sao biển dài 1- 1,5 cm, có khi tới 80 cm. Lỗ miệng có màu sặc sỡ, khi bò trên giá thì miệng hướng về phía dưới. Bên trong quanh miệng là vòng ống nước, từ đó phát ra năm ống nước nhánh hình nan quạt tỏa ra năm cánh, mỗi ống nước nhánh có hai dãy chân ống. Sao biển đi được nhờ hoạt động của các chân ống một cách nhịp nhàng, tốc độ di chuyển rất chậm từ 5 đến 10 cm trong 1 phút [2]. Lớp Asteroidea được chia thành 7 bộ (order): Brisingida, Forcipulatida, Notomyotida, Paxillosida, Spinulosida, Valvatida và Velatida. Đến nay đã thống kê được có có khoảng 1800 loài sao biển phân bố ở tất cả các đại dương trên thế giới. Những nơi có nhiều sao biển phải kể đến các vùng biển Ôxtrâylia, Đông Thái Bình Dương và Bắc Mỹ, đặc biệt vùng biển nhiệt đới Ấn Độ-Thái Bình Dương là nơi tập trung đại đa số các loài sao biển [2, 6]. Ở Việt Nam có khoảng 60 loài sao biển khác nhau, phân bố dọc bờ biển từ Bắc đến Nam. Theo tác giả Lamarck (1816) loài sao biển Archaster typicus thuộc họ Archasteridea trong bộ Valvatida. Bộ Valvatida bao gồm 14 họ: Acanthasteridea, Archasteridae, Asterinidae, Asterodiscididae, Chaetasteridae, Ganeriidae, Leilasteridae, Goniasteridae, Mithrodidae, Odontasteridae, Ophidiasteridae, Oreasteridae, Poraniidae, Pseudarchasteridae, với hàng trăm loài khác nhau. Trong số đó, Archasteridea là một họ nhỏ với duy nhất một chi ArchasterTM gồm 3 loài: Archaster angulatus, Archaster laevis và Archaster typicus. Cho đến nay, trên thế giới đã có khoảng 80 loài sao biển khác nhau được nghiên cứu về thành phần hóa học [14, 33, 40, 51, 77, 80]. Một số loài được quan tâm nghiên cứu như Asterina pectinifera [26, 104, 115], Linckia laevigata [14, 24, 25, 36, 37, 43, 46, 48, 86, 87, 114]. Trong số hơn 200 hợp chất thu được có đến trên 4 50% các chất thuộc lớp chất steroid, trên 20% là các ceramide. Ngoài ra, sao biển còn chứa một số hợp chất khác như: ancaloit, axit béo…Qua đó cho thấy, steroid và ceramide là những lớp chất chính có trong thành phần hóa học của Sao biển. Các hợp chất ceramide có đường (cerebroside) từ sao biển thường mang hoạt tính gây độc tế bào, kháng khuẩn, kháng nấm...Cho đến nay, vai trò sinh học của các cereboside vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Người ta cho rằng, những hợp chất này có thể tham gia vào các quá trình truyền tín hiệu màng tế bào, sinh trưởng và biệt hóa tế bào, duy trì hình thái và chức năng của tế bào...Về mặt sinh thái học, các cerebroside từ biển thể hiện khả năng chống hà rất tốt, một loài thường gây rất nhiều khó khăn cho tàu thuyền và các phương tiện đánh cá [99]. Lớp chất steroid từ sao biển, đặc biệt nhóm steroid phân cực, thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới bởi những hoạt tính thú vị của chúng, như: hoạt tính gây độc tế bào, chống ung thư, chống virut, tan máu, tăng sinh các tế bào thần kinh, kháng viêm, giảm đau, hạ huyết áp...Một vài hợp chất khác lại thể hiện có hoạt tính kháng vi khuẩn gram dương rất tốt. Trong vài năm trở lại đây, một số lượng lớn các hợp chất thuộc lớp chất này được phân lập từ các loài sao biển. Các steroid phân cực thường được chia làm 4 loại: polyhydroxy steroid, steroid sulfate, glycoside polyhydroxy steroid và các asterosaponine. Trong đó, các glycoside polyhydroxy steroid và các asterosaponine thường thấy ở các loài thuộc chi Echinaster và các polyhydroxy steroid được thấy có mặt ở hầu hết các loài sao biển đã được nghiên cứu [28]. Nghiên cứu về mối tương quan giữa cấu trúc và hoạt tính chỉ ra rằng, hoạt tính của các steroid có đường phụ thuộc chủ yếu vào số lượng các tiểu phân đường và cấu tạo của mạch nhánh. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của cấu trúc các loại đường và phần anglycon đến hoạt tính vẫn chưa được làm sáng tỏ. Gần đây các nhà khoa học Nga đã tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa cấu trúc của các polyhydroxy steroid với hoạt tính độc tế bào và tan máu. Tám hợp chất từ bốn loài sao biển khác nhau đã được thử nghiệm hoạt động làm tan hồng cầu chuột và gây độc giao tử (trứng và tinh trùng) của loài cầu gai Strongylocentrotus intermedius. Các tác giả đã phát hiện ra rằng, hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất tăng tỷ lệ nghịch với số lượng nhóm OH ở phần aglycon. Mặt khác, có mối 5 liên hệ giữa độc tính tế bào và hoạt động làm tan máu của các steroid thử nghiệm. Nồng độ muối, nhiệt độ và giá trị pH là yếu tố quan trọng quyết định hoạt động làm tan máu của các steroid gắn đường này. Những nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng những steroid này đóng vai trò là thành phần màng tế bào của các loài sao biển, có đóng góp cho việc bền hóa màng kép tế bào [28, 95, 104]. Gần đây, mười hợp chất polyhydroxy steroid, kí hiệu là certonardoside A-J, đã được phân lập từ loài sao biển Certonadoa semiregularis ở đảo Komun, Hàn Quốc. Các hợp chất này đều thể hiện phổ kháng virut rộng như HIV, HSV, CoxB, EMCV và VSV, trong số đó, hai hợp chất certonardoside I và J thể hiện hoạt tính mạnh nhất. Hợp chất ganglioside, LMG-4, phân lập từ loài Luidia maculata có hoạt tính gây độc đối với tế bào PC12 trong sự có mặt của các yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF [6]. Ngoài ra còn có một số hợp chất polyhydroxy steroid gắn đường thể hiện hoạt tính kháng một số dòng vi khuẩn và hoạt tính gây độc tế bào tương đối tốt. Bảng 1.1: Tổng hợp hoạt tính sinh học của các hợp chất steroid phân cực STT 1 Hoạt tính sinh học Hoạt tính gây độc tế bào Nhóm chất Polyhydroxy steroid steroid sulfate Glycoside polyhydroxy steroid Asterosaponine 2 Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm Polyhydroxy steroid steroid sulfate Sao biển chứa hợp chất có hoạt tính Certonardoa semiregularis; Hippasteria phrygiana; Luidia quinaria; Anthenea chinensis TLTK [16], [21], [62], [79], [102], [108111], [12], [13], Certonardoa [110], [111] semiregularis; Anasterias minuta; Glycoside polyhydroxy steroid Asterosaponine 3 Hoạt tính tán Polyhydroxy steroid Henricia [33], [40], 6 4 huyết Glycoside polyhydroxy steroid Asterosaponine leviuscula; Culcita [67], [101] novaeguineae Hoạt tính neuritogenic Glycoside polyhydroxy steroid Linckia laevigata; [23], [24], [46], [81], [85-87] Những thông tin trên cho thấy khả năng ứng dụng tiềm tàng của sao biển nói chung và đặc biệt về lớp chất steroid phân cực từ sao biển nói riêng trong công nghiệp dược phẩm. Các hợp chất này có cấu trúc vô cùng đa dạng và luôn mang những đặc điểm riêng biệt. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật biển rất phong phú, nhưng đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về hóa học và hoạt tính sinh học của lớp chất steroid phân cực từ sao biển. Do đó, nhằm tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực phát hiện và phát triển dược phẩm mới, trong luận án này chúng tôi đặt ra mục tiêu nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của lớp chất steroid phân cực từ loài sao biển Archaster typicus sinh sống tại vùng biển Việt Nam. 1.2. Những nghiên cứu trước đây về lớp chất steroid phân cực có trong các loài sao biển 1.2.1. Các nghiên cứu về thành phần hóa học Từ các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài sao biển cho thấy, lớp chất chính có trong sao biển là steroid. Dựa vào cấu trúc hóa học của các steroid phân lập được người ta chia chúng thành các nhóm như sau: polyhydroxy steroid, steroid sulfate, glycoside polyhydroxy steroid và các asterosaponine [96, 105]. 1.2.1.1. Các hợp chất Polyhydroxy steroid Trước năm 2000 đã có một số công bố về nhóm chất này từ sao biển [90]. Trong vài năm gần đây, khoảng 50 hợp chất polyhydroxy steroid mới đã được phân lập từ nguồn tài nguyên này. 7 Năm 2003, từ loài sao biển Certonardoa semiregularis thu thập được ở gần đảo Komun, Hàn Quốc, Wang và cs đã phân lập được 13 hợp chất polyhydroxy steroid mới là certonardosterol A-M (1-13) [111]. Mạch nhánh của các hợp chất 9, 10 lần đầu tiên được tìm thấy trong các hợp chất sterol thiên nhiên [108, 111]. Cũng từ loài này, vào năm 2004 nhóm nghiên cứu đã tách được thêm được 23 hợp chất polyhydroxy steroid mới 14-36. Trong số đó, có năm hợp chất 14,15,19-21 thuộc nhóm tetrol, là một nhóm chất rất hiếm [107, 108]. Các hợp chất steroid 25-31 có chứa nhóm xeton tại vị trí C-8 trong khung steroid cũng là cấu trúc rất ít gặp ở sao biển. Các hợp chất 28-31 ở vị trí C-8/C-14 có chứa một liên kết đôi [108]. Cấu trúc đặc biệt này cũng được tìm thấy trong một số loài hải miên. Các hợp chất 9, 10, 34 có chứa mạch nhánh rất đặc biệt không chỉ ở sự ankyl hóa hay đề ankyl hóa mà còn ở vị trí bất thường của các nhóm –OH. 8 Năm 2004, từ loài sao biển Astropecten triseriatus thu thập từ vùng biển FiJi, nhóm nghiên cứu của Levina EV và cộng sự đã phân lập được một polyhydroxy steroid liên hết với triseramide 37 [63]. Hợp chất này mới chỉ được tìm thấy trong một số loài thực vật bậc thấp. Các hợp chất steroid tương tự cũng được nhóm nghiên cứu Finamore E và cộng sự tìm thấy trong loài sao biển Myxoderma platyacantum [19]. Từ năm 2002-2005, nhóm nghiên cứu Stonik và cộng sự đã phân lập được một dãy các hợp chất polyhydroxy steroid từ các mẫu sao biển của vùng Viễn Đông, LB Nga [60, 66]. Từ hai loài sao biển Henricia sanguinolenta và H.leviuscula đã phân lập được 2 hợp chất steroid phân cực mới, kí hiệu 38-39 [60, 67]. Trong đó, hợp chất tetrol 38 có cấu trúc phần nhân 3β,6β,15β-trihydroxy steroid rất hiếm thấy còn hợp chất 39 có chứa nhóm xeton ở vị trí C-15 giống như các hợp chất 25-31. Từ loài sao biển Henricia tumida, nhóm nghiên cứu này cũng đã phân lập được 2 hợp chất polyhydroxy steroid mới, kí hiệu 40-41 [66]. Từ loài sao biển Hippasteria phrigyana đã phân lập được phrygiasterol 42 [62]. Đây là hợp chất polyhydroxy steroid chứa vòng xyclopropan lần đầu tiên được phân lập từ loài da gai. Nhóm hợp chất này có mối quan hệ với các sterol tự do được tìm thấy trong Hải miên, San hô cứng và san hô mềm. Từ dịch chiết MeOH của loài sao biển Henricia leviuscula đã phân lập được 2 polyhydroxy steroid 43-44 có chứa 2 nhóm –OH ở vị trí C23, C24 và C24, C25 của phần mạch nhánh [20, 33, 72, 94]. 9 Cũng từ loài sao biển này, gần đây, nhóm nghiên cứu Kicha A.A. và cs đã phân lập thêm được hợp chất 45. Một hợp chất polyhydroxy steroid khác 46 có chứa 15,16-isopropylidenedioxy được phân lập từ loài sao biển Asterina pectinifera ở vùng DaMaDao, Qungdao, Trung Quốc [115]. Tuy nhiên, có thể hợp chất 46 là sản phẩm của phản ứng với aceton trong quá trình chiết tách. 10 Sự hiện diện một loạt các dẫn xuất polyhydroxy steroid trong các loài sao biển khác nhau cho thấy sự đa dạng về cấu trúc của nhóm chất này trong lớp Sao biển Asteroidea cũng như tầm quan trọng của chúng đối với sự tồn tại của sao biển. 1.2.1.2. Các hợp chất steroid sulfate Năm 2001 từ 2 loài sao biển Leptasterias alaskensis asiatica và L. fisheri thu thập được ở vùng Viễn Đông, nhóm nghiên cứu người Nga đã phân lập được ba dẫn xuất cholesterol sulfate [41]. Hợp chất cholesterol sulfate (47) được tìm thấy là một sterol sulfate chủ yếu trong dịch chiết từ 2 loài sao biển Leptasterias alaskensis asiatica và L. fisheri với hàm lượng tương ứng là 53,4% và 37,8%, tuy nhiên 5αcholestan-3β-ol sulfate (48) (24,3 và 28,2%) và 5α-cholestan-7-ene-3β-ol sulfate (49) (11,2 and 20,0%) cũng được xem như là thành phần nổi trội của 2 loài sao biển này. Từ dịch chiết của loài sao biển Lethasterias nanimensis chelifera đã phân lập được một cặp ion rất độc đáo có tên là alkaloid steroid bao gồm một cation alkaloid và một anion steroid đã được phân lập bằng phương pháp sắc ký lỏng pha đảo [50]. Cấu trúc của chúng được xác định là 1-methyl-6,7-dihydroxy-1,2,3,4tetrahydroisoquino-linium salts of asterone sulfate (50), isoasterone sulfate (51) và tornasterol A sulfate (52). Tiếp tục nghiên cứu về loài sao biển này, nhóm tác giả đã phân lập được rất nhiều hợp chất sulfate steroid khác (53-58) trong đó có 3 hợp chất mới là 54, 56, 57 [44]. Các steroid 53-55 được xác định là muối sulfate tương ứng của các hợp chất asterone sulfate, isoasterone sulfate và tornasterol A sulfate. Các hợp chất 56-58 được chứng minh là muối tyrammonium của các sulfate steroid tương ứng. 11 Từ loài sao biển Asterias amurensis rất phổ biến ở Trung Quốc đã phân lập được nhiều hợp chất muối sulfate đã biết, bao gồm: cholesterol sulfate (47), asterone sulfate (53), 24,25-dihydromarthasterone sulfate (59) và tornasterol A sulfate (55), 3β-O-sulfo-6α-hydroxy-cholesta-9(11),20(22)-dien-23-one (60) và 3βO-sulfo-6α-hydroxy-ergost-9(11)-en-23-one (61) [69]. Một nhóm khác của monosulfate steroid mới được đặc trưng bởi các hợp chất polyhydroxy steroid có chứa thêm một nhóm sulfate ở các vị trí khác nhau trong nhân steroid và trên mạch nhánh cũng được tìm thấy trong nhiều loài sao biển. VD 12 như: Từ loài sao biển Henricia leviuscula đã phân lập được 2 hợp chất mới (62-63) với nhóm sulfate ở mạch nhánh [33]. Từ 2 loài sao biển Hippasteria phrigyana [58] và Trofodiscusuber [61] cũng đã phân lập được 2 hợp chất polyhydroxy steroid mới với nhóm sulfate ở nhân tại các vị trí lần lượt là C6, C15. 24R, 25S hoặc 24S, 25R  68 Từ loài sao biển Ctenodiscus crispatus ở vùng biển Thái Bình Dương thu được 4 hợp chất polyhydroxy steroid sulfate (62,66-68) có chứa nhóm OH ở vị trí C-26 [51]. Hợp chất 66 là một sulfate hexaol đã biết có cấu hình tuyệt đối tại C-24, C-25 là (24R, 25R), trong khi đó hợp chất 67 là đồng phân quang học của hợp chất 66 với có cấu hình tại C24,C25 là (24R, 25S) hoặc (24S,25R) được xác định là một sulfate hexaol mới. Hợp chất 6-O-Sulfated heptaol (69) được phân lập từ loài sao biển Hippasteria kurilensis [45]. Từ dịch chiết EtOH của loài sao biển Pteraster pulvillus thu thập ở vùng biển Viễn Đông đã phân lập được 2 hợp chất disulfate steroid mới (70,71) [34] và hai hợp chất muối sulfate steroid rất hiếm gặp là (20R)-5α-cholestane-3α,21-diol 3,21- 13 disulfate (72), và hỗn hợp sodium -tyrammonium (1:1) của (20R)-cholest-5-ene3α,21-diol 3,21-disulfate (73). Các hợp chất này đều thể hiện hoạt tính tán huyết đối với hồng cầu chuột. Từ loài sao biển Diplopteraster multiples của vùng Viễn Đông đã phân lập được 6 hợp chất sulfate steroid loại ophiuroid, trong đó hợp chất (74) là một ancol steroid mới [56]. Bốn hợp chất steroid mới (75-78) được phân lập từ loài sao biển Pteraster obscurus và Asteronyx loveni, có chứa 2 nhóm sulfate tại vị trí C3 và C-21, được xem là là đại diện cho một nhóm mới trong lớp steroid có nguồn gốc từ sinh vật biển [64]. Hợp chất trihydroxy steroid disulfate (79) được phân lập từ loài sao biển Plazaster borealis [98] là hợp chất disulfate đầu tiên có cả 2 nhóm sulfate gắn vào nhân 4 vòng của hợp chất steroid. 1.2.1.3. Các hợp chất glycoside polyhydroxy steroid Các hợp chất polyhidroxysterodglycoside là các chất chuyển hóa đặc trưng trong thành phần chính của sao biển. Theo qui luật, các hợp chất này bao gồm một nhân steroid, một hoặc 2 đơn vị đường đính vào hệ đa vòng hoặc gắn đồng thời vào phần nhân steroid và phần mạch nhánh. Năm 1996, từ loài Herrica downeaye, ở Mexico Palagiano và cs đã phân lập được 20 glycoside. Trong vài năm gần đây khoảng 80 hợp chất polyhydroxy steroid glycoside mới được phân lập từ sao biển. 14 Từ loài sao biển Certonardoa semiregularis Wang và cs đã phân lập được 10 hợp chất glycoside mới, là certonardosides A-J (80-89) [110] cùng 4 hợp chất glycoside là certonardosides K-N (90-93) [112]. Một nhóm nghiên cứu khác của 15 Trung Quốc cũng đã phân lập thêm từ loài sao biển này được 10 certonardosides mới, kí hiệu 94-103 [107, 108]. hợp chất 16 Từ loài sao biển Linckia laevigata của Nhật bản, một loạt các glycoside steroid được phân lập [24, 85-87]. Trong số đó, có 16 hợp chất glycoside mới được kí hiệu là linckoside A-K, M-Q (106-121). Một hợp chất glycoside steroid là granulatoside A (122) cũng đã được phân lập lừ loài sao biển này [85]. Từ loài sao biển L.laevigata thu thập được ở vùng biển Việt nam, Kicha và cs đã phân lập được 7 hợp chất glycoside mới kí hiệu linckosides L1-L7 (123-129) [43, 46,47]. Các hợp chất monosides linckosides L1 và L2 (123, 124) đều có nhóm 2-O-methyl-β-xylopyranose gắn vào C-3 của nhân steroid [46]. Cũng từ loài này ở 17 gần vùng Okinawa, Qi và cs đã phân lập được các hợp chất linckosides L3-L6 (125128) [47]. Từ loài sao biển Anasterias minuta ở vùng biển Golfo San Jorge, Argentina đã phân lập được 2 hợp chất minutosides A (130) và B (131). Trong số đó, 131 là một polyhydroxy steroid xyloside đầu tiên chứa nhóm amid ở mạch nhánh [12]. Từ loài sao biển Lysastrosoma anthosticta thu thập ở vùng biển Nhật bản Levina và cs đã phân lập được 6 hợp chất steroid phân cực, trong đó có một hợp chất là một glycoside mới là lysastroside A (132) [57]. Hợp chất này có phần aglycol là polyhidroxy và có một phân tử đường β-D-xylopyranose gắn vào vị trí C- 18 26 của mạch nhánh. Từ hai loài sao biển Henricia sanguinolenta và H. leviuscula leviuscula ở vùng biển Viễn Đông đã phân lập được ba hợp chất steroid glycoside mới là sanguinosides A (133), B (134) and C (135) [40, 67]. Hợp chất 133 có mạch nhánh rất hiếm gặp còn ở các hợp chất 134 và 135 chứa gốc đường permethyl hóa rất độc đáo. Từ loài sao biển Hippasteria phrygiana thu thập được ở vùng biển Okhotsk đã phân lập được một glycoside mới phrygioside A (136) và một hợp chất đã biết là Phrygioside B (137). Hợp chất này có chứa 3-O-methyl-β-D-xylopyranosyl-(1→2)α-L-arabinofuranosyloxy ở phần mạch nhánh và một nhóm sulfate ở vị trí C-6 [58]. 19 Hợp chất 137 có chứa 3-O-methyl-4-O-sulfo-β-D-xylopyranosyl tại vị trí C-24 của phần mạch nhánh [62]. Từ hai loài sao biển Henricia aspera và H.tumida thu thập tại vùng biển Thái Bình Dương đã phân lập được các hợp chất glycosyl polyol mới tương ứng là asperosides A (138) và B (139) cùng tumidoside A (140) và B (141) [66]. Trong đó, hai hợp chất 138 và 141 có chứa 2 đơn vị đường là 2,3-di-O-methyl-β-Dxylopyranosyl ở vị trí C-3, còn ở hai hợp chất 139 và 140 có hai đơn vị đường là 2,4-di-O-methyl-β-D-xylopyranosyl ở vị trí C-3 [48]. Bốn hợp chất glycosylated polyols khác, kí hiệu là 142-145, được nhóm nghiên cứu người Nga phân lập từ các loài sao biển tương ứng là Patiria (Asterina) pectinifera, Aphelasterias Japonica, Asterias rathbuni [31, 32, 49]. 20 Từ loài sao biển Fromia milleporella thu thập ở vùng biển Ấn Độ Dương phân lập được 2 hợp chất là milleporosides A (146) and B (147) cùng có mạch đường là 3-O-methyl-β-D-xylopyranosyl-(1→4)-3-O-methyl-β-D-xylopyranosyl và chỉ khác nhau ở phần mạch nhánh [65]. Hai hợp chất trofosides A (148) and B (149) từ loài sao biển Trofodiscus uber là những monosides với một đơn vị đường 3-O-methyl-β-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất