Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án vai trò nhà nước trong chính sách phát triển công nghiệp văn hóa tại việ...

Tài liệu Luận án vai trò nhà nước trong chính sách phát triển công nghiệp văn hóa tại việt nam theo tinh thần công ước unesco 2005 về đa dạng văn hóa

.PDF
300
1
127

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Phương Hòa VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM THEO TINH THẦN CÔNG ƯỚC UNESCO 2005 VỀ ĐA DẠNG VĂN HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Phương Hòa VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM THEO TINH THẦN CÔNG ƯỚC UNESCO 2005 VỀ ĐA DẠNG VĂN HÓA Ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9229042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Văn Tình GS.TS. Từ Thị Loan Hà Nội – 2022 i LỜI CAM ĐOAN Luận án Vai trò Nhà nước trong chính sách phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam theo tinh thần Công ước UNESCO 2005 về đa dạng văn hóa là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các trích dẫn, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. Nghiên cứu sinh Nguyễn Phương Hòa ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN ............................................... v MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG ƯỚC UNESCO 2005 .......................................................................... 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................. 10 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về đa dạng văn hóa, chủ nghĩa đa văn hóa 10 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về Công ước UNESCO 2005 ...................... 13 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về vai trò Nhà nước trong các mô hình chính sách văn hóa trên thế giới .......................................................................................... 16 1.1.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa và sáng tạo tại các nước được lựa chọn phân tích .................................................... 18 1.1.5. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách văn hóa và công nghiệp văn hóa tại Việt Nam......................................................................................................... 22 1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................................ 27 1.2.1. Hệ thống khái niệm .......................................................................................... 27 1.2.2. Các mô hình lý thuyết ....................................................................................... 46 1.2.3. Vai trò của Nhà nước trong quy trình chính sách............................................ 52 1.2.4. Chủ nghĩa đa văn hóa ...................................................................................... 55 1.3. Khái quát về Công ước UNESCO 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa................................................................................................................... 58 1.3.1. Bối cảnh ra đời ................................................................................................. 58 1.3.2. Các mục tiêu của Công ước UNESCO 2005.................................................... 61 1.3.3. Ý nghĩa sự ra đời của Công ước UNESCO 2005 ............................................. 62 Tiểu kết ................................................................................................................................ 65 Chương 2: VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG CÁC MÔ HÌNH CHÍNH SÁCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA THEO TINH THẦN CÔNG ƯỚC UNESCO 2005 .......................................................... 68 2.1. Vai trò của Nhà nước trong các mô hình chính sách tiêu biểu trên thế giới nhằm phát triển CNVH theo tinh thần Công ước UNESCO 2005 và bài học kinh nghiệm ................... 68 2.1.1. Mô hình “Nhà bảo trợ” - Vương quốc Anh ..................................................... 69 2.1.2. Mô hình “Kiến trúc sư” – Pháp ....................................................................... 78 2.1.3. Mô hình “Kỹ sư” chuyển đổi mang đặc sắc Trung Quốc ................................ 88 2.1.4. Mô hình “Người tạo điều kiện” – Hoa Kỳ ....................................................... 99 2.1.5 Bài học kinh nghiệm ............................................................................................ 102 iii 2.2. Vai trò Nhà nước Việt Nam trong việc gia nhập và thực thi Công ước 2005.......... 105 2.2.1. Mô hình chuyển đổi tại Việt Nam và sự cần thiết gia nhập Công ước .......... 105 2.2.2 Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc thực thi Công ước UNESCO 2005 và các tác động của Công ước đến chính sách phát triển công nghiệp văn hóa ..... 110 Tiểu kết .............................................................................................................................. 126 Chương 3: GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC VÀ MÔ HÌNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM .................................................. 128 3.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước .................................................................................. 128 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo.................................................................................................. 129 3.1.2. Bối cảnh trong nước ....................................................................................... 133 3.2. Giải pháp của Nhà nước về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam ........................................................................................................................................... 136 3.2.1. Nâng cao nhận thức và sử dụng khái niệm mới “các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo” tại Việt Nam ................................................................................. 136 3.2.2. Đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện đồng bộ thể chế, gắn kết chính sách công nghiệp văn hóa sáng tạo trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế xã hội quốc gia .................................................................................................................................. 140 3.2.3. Cải cách bộ máy tổ chức, tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo ...................................... 145 3.2.4. Tăng cường đầu tư cho văn hóa, sử dụng các công cụ tài chính, ưu đãi thuế, thu hút các nguồn lực, xây dựng và mở rộng thị trường văn hóa ............................ 150 3.2.5. Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển văn hóa số, gắn kết với truyền thông mới .................................................................................................................................. 156 3.2.6. Đào tạo nguồn nhân lực và các kỹ năng cho các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo .................................................................................................................... 160 3.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế ........................................................................... 164 3.3. Đề xuất mô hình chính sách văn hóa “Nhà nước đầu tư xã hội” vì sự phát triển bền vững của Việt Nam ............................................................................................ 168 Tiểu kết .............................................................................................................................. 171 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 175 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................................ 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 179 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 199 iv Chữ viết tắt DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ CNVH Công nghiệp văn hóa CNVHST Công nghiệp văn hóa và sáng tạo CSVH Chính sách văn hoá KGST Không gian sáng tạo KHCN Khoa học công nghệ KTXH Kinh tế - xã hội Nxb Nhà xuất bản QLNN Quản lý Nhà nước Tp Thành phố Tr Trang UBND Ủy ban nhân dân UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development UNESCO VHNT United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Văn hóa nghệ thuật VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch v DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Bảng 1.1: Bảng so sánh các hệ thống phân ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo ... 455 Bảng 1.2. Các mô hình chính sách văn hóa kinh điển ................................................. 49 Bảng 3.1. Mô hình Nhà nước đầu tư xã hội ............................................................... 171 Hình 1.1: Hệ thống khái niệm của Luận án .................................................................. 46 Hình 3.1: Các xu hướng vận động của chính sách văn hóa ....................................... 131 Sơ đồ 1.1: Khung phân tích của luận án ...................................................................55 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ công nghệ số biến đổi chuỗi giá trị văn hóa .................................... 129 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày 20 tháng 10 năm 2005, Đại hội đồng lần thứ 33 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã bỏ phiếu chính thức thông qua Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hoá, thường được biết đến là Công ước về đa dạng văn hóa (dưới đây gọi tắt là Công ước UNESCO 2005) với 148 phiếu thuận và 2 phiếu chống1, hình thành một công cụ pháp lý quốc tế mang tính ràng buộc nhằm bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, biểu hiện cụ thể hoặc được truyền tải qua các hoạt động văn hóa, hàng hóa và dịch vụ văn hóa – phương tiện của văn hóa đương đại. Mục tiêu của Công ước là khẳng định chủ quyền của quốc gia trong việc đưa ra các chính sách văn hóa, công nhận tính hai mặt của hàng hóa và dịch vụ văn hóa, tăng cường sự đoàn kết và hợp tác quốc tế để khuyến khích, nuôi dưỡng sự biểu đạt văn hóa của tất cả các quốc gia, cụ thể là hỗ trợ các quốc gia mà hàng hóa và dịch vụ văn hóa thiếu sự tiếp cận với các phương tiện để sáng tạo, sản xuất và phổ biến ở cấp quốc gia và quốc tế. Sự ra đời của văn kiện pháp lý quốc tế này đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của đa số các nước, trong đó có các nước đang phát triển và chính thức có hiệu lực vào tháng 3 năm 2007. Đa số các nước ủng hộ cách tiếp cận mang tính văn hóa đối với thị trường. Các nước đang phát triển coi đây là thắng lợi chung của cộng đồng quốc tế, đặc biệt của các nước nghèo về kinh tế, nhưng giàu về văn hóa. Việt Nam là một trong những nước hưởng ứng tích cực, tham gia vào quá trình soạn thảo Công ước và phê chuẩn việc gia nhập Công ước ngay từ tháng 8 năm 2007. Là quốc gia có nền văn hóa đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc, Việt Nam nhận thấy sự phù hợp về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách văn hóa của Nhà nước đối với các nội dung của Công ước, cũng như những lợi ích mà Công ước đem lại đối với các nước đang phát triển về đối xử ưu đãi, hợp tác phát triển, hợp tác quốc tế, hỗ trợ tài chính thông qua Quỹ Quốc tế về Đa dạng Văn hóa .v.v... 1 Hai nước bỏ phiếu chống là Hoa Kỳ và Israel 2 Trước sự vận động chính trị mạnh mẽ của khối Pháp ngữ, đồng thời, với mong muốn khẳng định vai trò chủ động và tích cực tại một thể chế đa phương trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam là một trong những nước sớm nhất trong khu vực phê chuẩn việc gia nhập Công ước UNESCO 2005. Sau 15 năm gia nhập Công ước, Chính phủ Việt Nam đã làm gì để thực hiện các mục tiêu mà Công ước đề ra? Việc thực hiện Công ước đã đặt ra những vấn đề gì về sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chính sách văn hóa (CSVH) tại Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH), đóng góp vào sự đa dạng của văn hóa thế giới? Nhận thức “văn hóa là nguồn lực quan trọng” cho sự phát triển đất nước, Việt Nam có nhu cầu nội sinh đòi hỏi phải hình thành và phát triển những thương hiệu sản phẩm văn hóa Việt Nam đáp ứng nhu cầu hưởng thụ trong nước và mở rộng ra thị trường thế giới, lan tỏa sức mạnh mềm của văn hóa quốc gia. Để thực hiện điều này, đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách vừa đồng bộ, vừa mang tính đột phá để khai thác được sức sáng tạo, xây dựng một hệ sinh thái cho các ngành công nghiệp văn hóa phát triển. Luận án đặc biệt quan tâm đến những tác động về mặt chính sách mà Công ước UNESCO 2005 có thể đem lại đối với hệ thống chính sách văn hóa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là những vấn đề đặt ra đối với vai trò của Nhà nước trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Đây là đề tài mới, từ trước tới nay ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, với việc lựa chọn nghiên cứu về đề tài này, tác giả mong muốn từ đó có thể đưa ra những khuyến nghị đối với Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, góp phần vào việc xây dựng “Chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp” về mặt lý luận và thực tiễn nhằm phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, qua đó, đóng góp vào sự phát triển đa dạng văn hóa chung ở cấp độ toàn cầu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu nhằm đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp mà Chính 3 phủ Việt Nam cần thực hiện để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo tinh thần của Công ước UNESCO 2005. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò của Nhà nước trong chính sách phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam theo tinh thần Công ước UNESCO 2005: giới thuyết các khái niệm then chốt; trình bày những vấn đề lý luận về đa dạng văn hóa, vai trò của Nhà nước trong quy trình chính sách, các mô hình chính sách văn hóa, chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo trên thế giới và tại Việt Nam, nền tảng lý thuyết và các mục tiêu của Công ước UNESCO 2005. - Đúc rút kinh nghiệm quốc tế về vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng môi trường văn hóa, hệ thống chính sách, pháp luật nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo, phát huy sự đa dạng văn hóa, rút ra những bài học và gợi mở cho Việt Nam. - Đánh giá vai trò của Nhà nước Việt Nam trong quá trình gia nhập và thực thi Công ước, phân tích các tác động của Công ước về mặt chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đối với Việt Nam kể từ khi gia nhập đến nay. - Đề xuất các giải pháp đối với Nhà nước nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách và khuyến nghị mô hình chính sách trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam, góp phần vào sự đa dạng văn hóa trên thế giới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là vai trò Nhà nước trong việc ban hành và thực thi các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa quốc gia và tăng cường thương mại hàng hóa, dịch vụ văn hóa trên thế giới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về mặt thời gian: từ khi Công ước có hiệu lực và Việt Nam gia nhập Công ước vào năm 2007 đến nay. - Phạm vi về mặt không gian: khảo sát, nghiên cứu chính sách văn hóa của Việt Nam ở cấp độ quốc gia và tham khảo, tìm hiểu chính sách văn hóa của các nước 4 Anh, Pháp, Trung Quốc, với trọng tâm là các biện pháp, chính sách phát triển các ngành CNVH. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Công ước UNESCO 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa không đề cập đến toàn bộ khía cạnh của “đa dạng văn hóa”, mà tập trung vào sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được thể hiện và chia sẻ qua các hoạt động văn hóa, hàng hóa và dịch vụ văn hóa – hình thức truyền tải đương đại của văn hóa. Về bản chất, Công ước xác lập quyền của quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển các ngành CNVH. Do đó, luận án chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống các biện pháp, chính sách mà các Chính phủ đưa ra nhằm phát triển các ngành CNVH. Các nội dung khác của Công ước như thúc đẩy các quyền văn hóa, bình đẳng giới, gắn văn hóa với chương trình nghị sự phát triển bền vững của Liên Hợp quốc sẽ không được phân tích trong khuôn khổ Luận án. Các lĩnh vực như di sản văn hóa và thiên nhiên, di sản văn hóa phi vật thể, tài sản văn hóa…được điều chỉnh bởi 7 công ước quốc tế khác của UNESCO. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Tinh thần chính của Công ước UNESCO 2005 là gì và có đóng góp ra sao trong lý luận về đa dạng văn hóa? - Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện Công ước 2005 như thế nào? Các nước trong các mô hình chính sách văn hóa trên thế giới đã có những chính sách, biện pháp và hành động gì để thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa theo tinh thần Công ước UNESCO 2005? - Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc triển khai Công ước UNESCO 2005 ra sao? Các giải pháp, chính sách và mô hình chính sách cần thực hiện để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa quốc gia? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Công ước UNESCO 2005 thúc đẩy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa thông qua việc trao cho các quốc gia chủ quyền duy trì và ban hành các chính sách và biện pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Sự ra đời của Công ước là bước phát triển của lý luận về đa dạng văn hóa. 5 - Nhà nước trong bất cứ mô hình chính sách văn hóa nào cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc kiến tạo môi trường chính sách và hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành CNVH quốc gia. - Dưới tác động của Công ước UNESCO 2005, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc kiến tạo môi trường chính sách và hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành CNVH quốc gia. Tuy nhiên cần có một hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ, hiệu quả và hướng tới một mô hình chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển các ngành CNVH Việt Nam. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cách tiếp cận Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành, trong đó chủ đạo là cách tiếp cận của ngành quản lý văn hóa dựa trên các mô hình chính sách văn hóa theo phương thức quản trị; kết hợp với chuyên ngành chính sách công, thiết kế, phân tích, triển khai, đánh giá các chính sách; kinh tế học với các biện pháp, chính sách kinh tế gắn với các mô hình tăng trưởng; kinh tế-chính trị xem xét mối quan hệ sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ văn hóa và các mục tiêu xã hội; xem xét góc độ của ngành luật quốc tế quy định các quyền, nghĩa vụ quốc gia khi tham gia một công ước quốc tế... Luận án áp dụng mô hình phân tích chính sách văn hóa gắn với cấu trúc và phương thức quản trị dựa trên các mô hình chính sách văn hóa tiêu biểu do Hillman-Chartrand và McCaughey đưa ra năm 1989 [78]. Đó là mô hình “người tạo điều kiện” (Facilitator), mô hình Nhà bảo trợ (Patron) hay còn gọi là mô hình quản lý gián tiếp theo nguyên tắc “cánh tay nối dài”, mô hình “Kiến trúc sư” tương ứng với mô hình “phúc lợi nhà nước” và mô hình “Kỹ sư” (Engineer) hay còn gọi là mô hình kế hoạch hóa tập trung. Đặc trưng để xếp loại các quốc gia theo các mô hình này dựa vào kết cấu bộ máy quản trị và mức độ can thiệp của Nhà nước thông qua các phương thức quản lý tập trung thống nhất hay phân quyền, phân cấp trong hoạch định và thực thi chính sách văn hóa. Luận án sẽ lựa chọn các quốc gia tiêu biểu của từng mô hình chính sách và là thành viên của Công ước UNESCO 2005 để phân tích vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và thực thi các chính sách văn hóa, cũng như mức độ can thiệp của 6 Nhà nước trong các biện pháp nhằm bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, trong đó có việc tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa nội địa, hàng hóa và dịch vụ văn hóa trên lãnh thổ quốc gia được tiếp cận hiệu quả trong quá trình sáng tạo, sản xuất, phân phối, và thụ hưởng văn hóa. Vương quốc Anh - đại diện cho mô hình “Nhà bảo trợ” và Pháp - đại diện cho mô hình “Kiến trúc sư” được lựa chọn để phân tích quá trình triển khai các mục tiêu của Công ước UNESCO 2005. Cần lưu ý các mô hình chính sách không phải bất biến, và không có quốc gia nào theo đuổi một cách rập khuôn, máy móc. Do hoàn cảnh lịch sử, mô hình “Kỹ sư” với cách quản lý kế hoạch hóa tập trung kiểu Liên Xô và các nước thuộc phe XHCN hiện không còn. Trung Quốc đã tiến hành công cuộc đổi mới, cải tổ toàn diện, trong đó có lĩnh vực văn hóa với nhiều đặc điểm gần gũi với Việt Nam, đồng thời cũng là một thành viên khá tích cực của Công ước UNESCO 2005. Việc nghiên cứu các hành động của chính quyền Trung Quốc trong việc thực thi Công ước UNESCO 2005 và phát triển các ngành CNVH của nước này sẽ đưa đến những bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam. Do Hoa Kỳ không phải là thành viên Công ước và không có chính sách văn hóa, nên mô hình “Người tạo điều kiện” không được xem xét theo khung phân tích mà Luận án đưa ra, tuy nhiên, sẽ được phân tích trong tương quan so sánh để trả lời câu hỏi liệu có hay không sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước đối với lĩnh vực VHNT tại quốc gia này. Luận án sử dụng phương pháp phân tích chính sách dựa trên quy trình chuỗi giá trị mà UNESCO áp dụng để đánh giá hiệu quả của các chính sách và biện pháp trong lĩnh vực văn hóa. Chuỗi giá trị mô tả quy trình khép kín gồm toàn bộ các hoạt động để đưa một sản phẩm hoặc dịch vụ từ khi hình thành ý tưởng, thông qua các khâu trung gian sản xuất đến phân phối tới tay khách hàng. Qua mỗi khâu, giá trị được gia tăng vào sản phẩm ban đầu khi kết hợp các nguồn lực khác như công cụ, tri thức, kỹ năng…Phân tích chuỗi giá trị là một công cụ có nhiều mục tiêu, giúp cho các nhà hoạch định chính sách, chủ các doanh nghiệp hiểu được những nguyên nhân thất bại thị trường, đánh giá được những rào cản và thiếu hụt trong các khâu của quy trình, từ đó, quyết định can thiệp thông qua các biện pháp chính sách hoặc các đề án, dự án hỗ trợ nhu cầu của các bên liên quan. 7 Luận án tiến hành nghiên cứu quyết định về mặt chính sách của chính quyền các nước trong mối tương quan với các bên tham gia vào quy trình hoạch định và thực thi chính sách, từ đó làm rõ vai trò Nhà nước đảm nhiệm trong từng mô hình chính sách và đưa ra khuyến nghị về các biện pháp và sự can thiệp của Nhà nước tại Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp Thu thập, tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu, bài viết, đề tài khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, báo cáo số liệu của các cơ quan, tổ chức liên quan, hệ thống chính sách văn hóa của một số quốc gia điển hình, đặc biệt các báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện Công ước UNESCO 2005 để xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án, phân tích, đánh giá các tác động về mặt chính sách; nghiên cứu tác động của hệ thống các văn bản nghị quyết, chiến lược, chính sách văn hóa của Việt Nam lên thực tiễn phát triển các ngành CNVH trong nước và sự đa dạng văn hóa. - Phương pháp nghiên cứu so sánh Thông qua việc phân tích khung thể chế, bao gồm khuôn khổ pháp lý, các thiết chế văn hóa và biện pháp, chính sách của một số quốc gia để đưa ra các điểm chung và điểm khác biệt trong vai trò can thiệp của Nhà nước đối với sự phát triển của các ngành CNVH và đảm bảo sự đa dạng văn hóa. Trong nghiên cứu so sánh, tác giả xác định mối quan hệ giữa nguyên nhân và tác động của các biện pháp chính sách trong chuỗi giá trị văn hóa. - Phương pháp lịch sử Nghiên cứu bối cảnh và quá trình hình thành Công ước UNESCO 2005, bối cảnh và quá trình xây dựng các chủ trương, chính sách trên lĩnh vực văn hóa của Việt Nam và một số nước được lựa chọn. - Phương pháp phỏng vấn sâu Đối tượng phỏng vấn là những người tham gia vào quá trình soạn thảo và triển khai Công ước UNESCO 2005, bao gồm các cán bộ của tổ chức UNESCO, 8 các nhà hoạch định chính sách và chiến lược văn hóa của Việt Nam, các nhà quản lý tại Bộ chuyên ngành, một số nhà nghiên cứu, hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, doanh nghiệp văn hóa, nhà báo và nghệ sỹ độc lập…Nội dung phỏng vấn xoay quanh các lợi ích, tác động của việc Việt Nam gia nhập Công ước, đánh giá quá trình triển khai Công ước tại Việt Nam và những khuyến nghị để thực thi Công ước tốt hơn tại Việt Nam. Danh sách và nội dung phỏng vấn được nêu tại Phụ lục của Luận án. 6. Đóng góp mới của luận án - Trên phương diện khoa học: + Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu sâu về đề tài Công ước UNESCO 2005 tại Việt Nam, phân tích từ bối cảnh ra đời, lý do tham gia và đánh giá việc triển khai Công ước tại Việt Nam. + Đề tài đóng góp vào hiểu biết rõ hơn các khái niệm về công nghiệp văn hóa, đa dạng văn hóa, đưa ra một cách lý giải về sự phát triển của lý thuyết đa dạng văn hóa trong bối cảnh đương đại ở cấp độ toàn cầu và đề xuất một khái niệm mới về công nghiệp văn hóa và sáng tạo cho Việt Nam. + Góp phần làm sáng tỏ lý luận về mô hình phân tích chính sách văn hóa gắn với cấu trúc và phương thức quản trị thông qua việc phân tích vai trò của các Chính phủ trong việc hoạch định chính sách văn hóa và thực thi một Công ước quốc tế ở các mô hình chính sách khác nhau. + Làm rõ vai trò của Nhà nước trong quy trình hoạch định, ban hành và thực thi chính sách nhằm thúc đẩy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa và đưa ra khuyến nghị về mô hình chính sách văn hóa của Việt Nam, góp phần hình thành một mô hình mới trong lý thuyết về mô hình chính sách văn hóa của thế giới. + Bước đầu đánh giá tác động từ một văn bản pháp lý quốc tế đến việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách quốc gia. - Trên phương diện thực tiễn Với việc áp dụng phương pháp đánh giá chính sách của UNESCO đối với việc thực thi Công ước tại một số quốc gia và Việt Nam; rút ra các bài học kinh nghiệm và 9 khuyến nghị về mặt chính sách, luận án đã đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ, toàn diện, vừa có tính đột phá, khả thi, góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành CNVH ở Việt Nam. Luận án có giá trị thực tiễn trong việc áp dụng các khuyến nghị, giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển các ngành CNVH và cơ chế quản lý văn hóa tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, quản lý và giảng dạy về các chủ đề liên quan. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu (9 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham khảo (18 trang), nội dung luận án được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về Công ước UNESCO 2005 (58 trang). Chương 2: Vai trò của Nhà nước trong các mô hình chính sách văn hóa trên thế giới và tại Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa theo tinh thần Công ước UNESCO 2005 (61 trang). Chương 3: Giải pháp của Nhà nước và mô hình chính sách phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam (47 trang). 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG ƯỚC UNESCO 2005 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về đa dạng văn hóa, chủ nghĩa đa văn hóa Trên thế giới, chủ nghĩa đa văn hóa là một học thuyết mới hình thành và tiếp tục diễn ra các tranh luận về học thuật cũng như trên diễn đàn chính trị với tư cách là một chính sách xã hội. Tài liệu về vấn đề này khá đa dạng. Chủ nghĩa đa văn hóa và quan điểm chính trị về sự công nhận của Charles Taylor trong công trình Chủ nghĩa đa văn hóa do Amy Gutmann chủ biên (Nxb Đại học Princeton, 1992) đặt nền móng cho chủ nghĩa đa văn hóa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa cộng đồng. Quan điểm về “sự công nhận” và quyền được công nhận một cách bình đẳng đối với một cá nhân, một thành viên của nhóm văn hóa, các nhóm xã hội chính là hạt nhân của học thuyết đa văn hóa và là “nhu cầu sống còn của con người” [131]. Các tác phẩm Chủ nghĩa tự do, Cộng đồng và Văn hóa (Nxb Đại học Oxford, New York, 1989), Công dân đa văn hóa: một học thuyết tự do về quyền của nhóm thiểu số (1995) của Will Kymlicka góp phần hình thành chủ nghĩa đa văn hóa từ góc độ của những người theo chủ nghĩa tự do mới. Tiếp tục làm rõ nhu cầu được công nhận và bảo vệ quyền tập thể về văn hóa của các nhóm thiểu số phù hợp với các nguyên tắc tự do dân chủ, Kymlica cũng lý giải sự phản đối từ góc độ của tự do cá nhân, công bằng xã hội và sự thống nhất dân tộc. Ông tranh luận và phân chia các cấp độ khác nhau liên quan đến các quyền về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, tính đại diện và sự công nhận đối với các nhóm thiểu số như người nhập cư khác với người bản địa, hoặc các dân tộc thiểu số khác [106], [107]. Chandran Kukathas trong các công trình Quyền của các nền văn hóa thiểu số (Nxb Đại học Oxford, 1995) và đặc biệt là Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa đa văn hóa: quan điểm trung lập (1998) tiếp tục đưa ra những luận giải làm sáng tỏ chủ 11 nghĩa đa văn hóa trên quan điểm triết học của chủ nghĩa tự do mang tính trung lập. Theo học giả người Australia, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa đa văn hóa không có xung đột, vì bản chất, cả hai chủ nghĩa này đều là học thuyết đa nguyên. Chủ nghĩa tự do là một trong những phản ứng của thế giới đối với các vấn đề về đạo đức, tôn giáo và đa dạng văn hóa. Tuy nhiên, những luận giải và kiến nghị của ông nghiêng về góc độ của học thuyết chính trị hơn là khía cạnh văn hóa [104], [105]. Một trong những tài liệu được xem là quan điểm chính thống của UNESCO về vấn đề này là nghiên cứu của Christine Inglis được UNESCO xuất bản vào năm 1996 với tiêu đề Chủ nghĩa đa văn hóa: chính sách mới đối với sự đa dạng. Chủ nghĩa đa văn hóa được nhìn nhận là một chính sách dân chủ để giải quyết những vấn đề về đa dạng văn hóa và xã hội. Phân tích sâu các chính sách đa văn hóa như một phản ứng có hệ thống và toàn diện đối với sự đa dạng về văn hóa và sắc tộc, có tính đến giáo dục, ngôn ngữ, kinh tế, xã hội và những thiết chế đặc thù tại một số nước như Australia, Canada và Thụy Điển, tác giả đã đánh giá những ưu việt cũng như hạn chế của các chính sách này trong việc quản lý các xã hội đa văn hóa và đa sắc tộc [100]. Các công trình quan trọng của Bhikhu Pareck về Chủ nghĩa đa văn hóa là gì (1999) [169], Tái tư duy về chủ nghĩa đa văn hóa: đa dạng văn hóa và học thuyết chính trị (2000) [123] do Nhà in Đại học Havard xuất bản, đưa ra quan điểm đa nguyên về đa dạng văn hóa với tư cách là một học thuyết, đồng thời áp dụng lý luận của học thuyết đó trong phân tích khách quan về những vấn đề chính sách gai góc của xã hội đương đại như nhập cư, tái định cư văn hóa... Bài viết “Một cam kết đối với đa nguyên văn hóa” của học giả Bhikhu Parekh được UNESCO đặt hàng làm tài liệu cơ sở cho Hội nghị liên Chính phủ về Chính sách văn hóa vì sự phát triển, Stockholm, 1998 đã lý giải các điều kiện để xã hội đa văn hóa có thể giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa sự đa dạng và thống nhất, đồng thời đưa ra các đề xuất cho UNESCO, tổ chức có vai trò quan trọng ở cấp độ khu vực và quốc tế trong việc thúc đẩy các ý tưởng mới, các nghiên cứu và các thực tiễn chính sách tốt về cách giải quyết xung đột trong xã hội đa văn hóa [122]. 12 Hệ thống Báo cáo Văn hóa Thế giới do UNESCO xuất bản vào các năm 1998, 2000 là những phân tích tổng thể và toàn diện về sự cần thiết và cơ sở để ban hành những chính sách mới trước các thách thức nảy sinh trên toàn cầu, trong đó có vấn đề liên quan đến sáng tạo, thị trường, đa dạng văn hóa và chủ nghĩa đa nguyên. [138], [139]. Ở cấp độ khu vực, công trình Phân biệt sự đa dạng: nghiên cứu về chủ đề chính sách văn hóa và đa dạng văn hóa do Tony Bennett thực hiện là báo cáo đầu tiên do Hội đồng Châu Âu đặt hàng và xuất bản năm 2001 [70] sử dụng một cách tiếp cận mang tính đồng bộ để xem xét mối quan hệ giữa chính sách văn hóa và đa dạng văn hóa từ quan điểm so sánh quốc tế. Từ việc xem xét tiến trình lịch sử và chính trị của sự thích ứng văn hóa ở một số quốc gia trong Cộng đồng châu Âu, cho đến việc xem xét những nỗ lực quốc tế nhằm tìm kiếm hợp tác liên chính phủ, phương pháp tiếp cận này đã đưa đến kết luận về vấn đề quyền công dân và bản chất của chính sách công trong xã hội đa dạng văn hóa, chính đa dạng văn hóa đã trao cho chính sách văn hóa quốc gia nghĩa vụ phải xác định những điều kiện mới về công bằng đối với quyền tiếp cận và tham gia các hoạt động văn hóa. Công trình nghiên cứu này cung cấp phương pháp luận để tiếp cận những vấn đề mà luận án quan tâm như chính sách văn hóa, đa dạng văn hóa, hành động của các Chính phủ và phản ứng của 1 tổ chức quốc tế. Tài liệu “Đa nguyên và chủ nghĩa đa văn hóa” của 02 học giả Carla Fernandez Duran và Lorena Pacheco chuẩn bị cho Hội thảo lần thứ nhất về Cố kết xã hội của châu Mỹ La-tin (01/2015) đã tóm tắt quan điểm và cách tiếp cận của liên minh Châu Âu và châu Mỹ La-tinh về chủ nghĩa đa văn hóa trong xã hội đương đại. Tại Việt Nam, những năm qua đã bắt đầu có những nghiên cứu về chủ nghĩa đa văn hóa qua các bài viết của các tác giả Hà Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Phương, Bùi Thị Minh Phương trên Thông tin Khoa học xã hội [21], [36], [41]. Đây là những nghiên cứu có chất lượng về cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển của chủ nghĩa đa văn hóa trên thế giới, bước đầu đưa ra các đánh giá về mặt tích cực và hạn chế của lý thuyết này cũng như các lưu ý đối với mô hình chính sách nhằm quản lý 13 tính đa dạng văn hóa và sắc tộc trong xã hội. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về Công ước UNESCO 2005 Tại Việt Nam, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về Công ước UNESCO 2005 ngoài phần trình bày của tác giả tại một số hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng UNESCO Hà Nội, hoặc Tổ chức Pháp ngữ OIF tổ chức. Vì vậy, tài liệu nghiên cứu về Công ước này chủ yếu sử dụng từ nguồn tài liệu nước ngoài và là các tài liệu công bố trên trang web chính thức của UNESCO. Điều thuận lợi là theo quy định tại Điều 9 Công ước về chia sẻ thông tin và minh bạch, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nộp Báo cáo quốc gia 4 năm một lần về việc triển khai Công ước. Tuy nhiên, hạn chế của các báo cáo này mới dừng lại ở việc phần lớn chỉ nêu những kết quả đạt được của những chính sách, biện pháp mà quốc gia thực thi, chưa thấy những hạn chế, vấn đề đặt ra cần phải đối mặt trong việc bảo vệ và phát huy sự đa dạng văn hóa. Thông qua hệ thống báo cáo này, Ban Thư ký Công ước tổng hợp, phân tích và thúc đẩy việc chia sẻ các thực tiễn tốt về việc bảo vệ và phát huy sự đa dạng của biểu đạt văn hóa ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Kỷ yếu hội thảo 2 ngày diễn ra tại Đại học Masstrict tháng 3/2007 khi Công ước 2005 bắt đầu có hiệu lực về Bảo vệ sự đa dạng văn hóa: quan điểm châu Âu và quốc tế được Hildegard Schneider và Peter van den Bossche biên tập [127] đã tập hợp một số công trình nghiên cứu khá công phu về nhiều nội dung của Công ước từ góc độ luật quốc tế và dự liệu quy mô, tác động của Công ước đối với chính sách đa dạng văn hóa. Công trình cung cấp hiểu biết sâu hơn về sự hình thành Công ước, thảo luận quan hệ giữa Công ước UNESCO và các văn bản pháp lý của WTO, bàn luận về mâu thuẫn giữa “văn hóa” và “thương mại”, cũng như những xung đột pháp lý quốc tế có thể xảy ra, phân tích Công ước với vai trò một động lực mới để bảo vệ đa dạng văn hóa dựa trên cách tiếp cận đa chiều giữa thương mại, văn hóa và bản quyền tác giả, chỉ ra sự mất cân bằng trong hệ thống luật pháp về quyền tác giả có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng văn hóa… Bên cạnh các bài nghiên cứu từ góc độ toàn cầu, kỷ yếu cũng cung cấp các nghiên cứu phân tích về giá trị của đa dạng văn hóa được quy định và thực thi trong hệ thống luật pháp của Liên minh châu Âu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất