Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) trong đo lường thành qu...

Tài liệu Luận văn vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) trong đo lường thành quả hoạt động tại công ty tnhh mtv sx tm việt thổ​

.PDF
121
57
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ KIỀU OANH VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD) TRONG ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV SX TM VIỆT THỔ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ KIỀU OANH VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD) TRONG ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV SX TM VIỆT THỔ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐÌNH TRỰC Thành phố Hồ Chí Minh - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Vận dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) trong đo lường thành quả hoạt động tại Công ty TNHH MTV TM SX Việt Thổ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Đình Trực và chưa được công bố trước dưới bất kỳ hình thức nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2017 Tác giả Lê Thị Kiều Oanh MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD) ....................................................................... 8 1.1. Tổng quan về thẻ điểm cân bằng ......................................................... 8 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của thẻ điểm cân bằng ....................... 8 1.1.2. Khái niệm thẻ điểm cân bằng .......................................................... 9 1.1.3. Sự cần thiết vận dụng thẻ điểm cân bằng để đo lường, đánh giá thành quả hoạt động .................................................................................. 10 1.1.4. Vai trò của thẻ điểm cân bằng ....................................................... 12 1.1.4.1 Thẻ điểm cân bằng là hệ thống đo lường ........................................ 12 1.1.4.2 Thẻ điểm cân bằng là hệ thống quản lý chiến lược ........................ 13 1.1.4.3 Thẻ điểm cân bằng là công cụ trao đổi thông tin ............................ 14 1.2. Thành quả hoạt động - Thước đo thành quả hoạt động................... 14 1.2.1. Thành quả hoạt động doanh nghiệp .............................................. 14 1.2.2. Thước đo thành quả hoạt động...................................................... 15 1.3. Quy trình đo lường đánh giá thành quả hoạt động của thẻ điểm cân bằng ............................................................................................................. 16 1.3.1. Xác định tầm nhìn, chiến lược của doanh nghiệp......................... 16 1.3.1.1. Tầm nhìn .......................................................................................... 16 1.3.1.2. Chiến lược ........................................................................................ 16 1.3.2. Xác định mục tiêu, thước đo ở từng phương diện của thẻ điểm cân bằng 17 1.3.2.1. Phương diện tài chính ....................................................................... 17 1.3.2.2. Phương diện khách hàng ................................................................... 18 1.3.2.3. Phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ......................... 20 1.3.2.4. Phương diện học hỏi và phát triển .................................................... 23 1.3.3. Mối quan hệ giữa các mục tiêu, các thước đo trong các phương diện của thẻ điểm cân bằng ........................................................................ 25 1.3.3.1. Bản đồ chiến lược các mục tiêu trong thẻ điểm cân bằng ................. 25 1.3.3.2. Mối quan hệ nhân quả của các thước đo trong thẻ điểm cân bằng..... 27 1.4. Quy trình xây dựng và triển khai thẻ điểm cân bằng ....................... 27 1.5. Kinh nghiệm áp dụng thẻ điểm cân bằng của một số doanh nghiệp 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV SX TM VIỆT THỔ...................................... 34 2.2 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ ...................... 34 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ ...................................................................................................... 34 2.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ.......................................................................................... 35 2.2.2.1 Mục tiêu hoạt động ........................................................................... 35 2.2.2.2 Thị trường và sản phẩm .................................................................... 35 2.2.2.3 Công tác cung ứng vật tư, nguyên vật liệu ........................................ 36 2.2.2.4 Công tác sản xuất ván ép .................................................................. 36 2.2.2.5 Công tác quản lý chất lượng: ............................................................ 37 2.2.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tại Công ty TNHH MTV TM SX Việt Thổ ................................................................................................ 37 2.2.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ 40 2.3 Thực trạng đo lường, đánh giá thành quả hoạt động của Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ................................................................................. 42 2.3.1 Phương diện tài chính .................................................................... 43 2.3.1.1 Tình hình tài chính của công ty......................................................... 43 2.3.1.2 Thực trạng đo lường, đánh giá thành quả hoạt động ở phương diện tài chính 43 2.3.2 Phương diện khách hàng................................................................ 45 2.3.2.1 Tình hình khách hàng của công ty .................................................... 45 2.3.2.2 Thực trạng đo lường, đánh giá thành quả hoạt động ở phương diện khách hàng ................................................................................................... 46 2.3.3 Phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ................... 47 2.3.4 Phương diện học hỏi và phát triển................................................. 49 2.3.4.1 Tình hình nhân sự và công nghệ thông tin tại công ty ....................... 49 2.3.4.2 Thực trạng công tác đo lường thành quả hoạt động của công ty về phương diện học hỏi và phát triển ................................................................ 51 2.4 Những hạn chế của thực trạng đo lường quả hoạt động của Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ ................................................................... 52 2.4.1 Phương diện tài chính .................................................................... 52 2.4.2 Phương diện khách hàng................................................................ 53 2.4.3 Phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ................... 53 2.4.4 Phương diện học hỏi và phát triển................................................. 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................. 55 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNGTHẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD) ĐỂ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV SX TM VIỆT THỔ ........................................................... 56 3.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng thẻ điểm cân bằng để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ ............ 56 3.1.1 Quan điểm xây dựng thẻ điểm cần bằng để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ ............................................. 56 3.1.2 Mục tiêu xây dựng thẻ điểm cân bằng để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ ............................................. 57 3.2. Tầm nhìn và chiến lược của công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ57 3.3. Quy trình xây dựng và triển khai thẻ điểm cân bằng tại Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ gồm: ......................................................... 59 3.4. Xây dựng thẻ điểm cân bằng để đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ ...................................... 61 3.4.1 Xác định mục tiêu và bản đồ chiến lược của thẻ điểm cân bằng tại Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ ....................................................... 61 3.4.1.1 Mục tiêu phương diện tài chính ........................................................ 61 3.4.1.2 Mục tiêu phương diện khách hàng .................................................... 62 3.4.1.3 Mục tiêu phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ .......... 63 3.4.1.4 Mục tiêu phương diện học hỏi và phát triển ..................................... 64 3.4.1.5 Bản đồ chiến lược các mục tiêu của thẻ điểm cân bằng tại Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ ........................................................................ 66 3.4.2 Xác định các thước đo, chỉ tiêu kế hoạch và hành động cần thực hiện để đo lường, đánh giá thành quả hoạt động .................................................. 68 3.4.2.1 Phương diện tài chính ....................................................................... 68 3.4.2.2 Phương diện khách hàng................................................................... 71 3.4.2.3 Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ ......................................... 73 3.4.2.4 Phương diện học hỏi phát triển ......................................................... 75 3.5. Một số vấn đề liên quan đến việc thiết lập và triển khai sử dụng thành công thẻ điểm cân bằng tại Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................. 80 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BSC: Thẻ điểm cân bằng SX: Sản xuất TM: Thương Mại TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên VCSH: Vốn chủ sở hữu PD: Phương diện HĐKD: Hoạt động kinh doanh CL: Chất lượng SP: Sản phẩm CN: Công Nhân KH: Khách hàng CP: Chi phí DT: Doanh thu DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Một số mục tiêu và thước đo đo lường thành quả hoạt động của phương diện tài chính ................................................................................... 18 Bảng 1.2: Một số mục tiêu và thước đo đo lường thành quả hoạt động của phương diện khách hàng............................................................................... 19 Bảng 1.3: Một số mục tiêu và thước đo đo lường thành quả hoạt động của phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ..................................... 21 Bảng 1.4: Một số mục tiêu và thước đo đo lường thành quả hoạt động phương diện học hỏi và phát triển ............................................................................. 24 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Thẻ điểm cân bằng đưa ra một mô hình giúp biến chiến lược thành hành động trên bốn phương diện .................................................................. 10 Hình 1.2: Bản đồ chiến lược mô tả cách một tổ chức tạo ra giá trị cho cổ đông và khách hàng............................................................................................... 27 Hình 3.1: Bản đồ chiến lược các mục tiêu thẻ điểm cân bằng của Công ty TNHH MTV TM SX Việt Thổ ..................................................................... 67 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay Việt Nam đã tham gia một số tổ chức, định chế quốc tế và khu vực trên thế giới. Hội nhập càng sâu rộng sẽ mang lại cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước những thuận lợi. Tuy nhiên đi kèm theo là các tổ chức doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những khó khăn xuất phát từ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không những với những tổ chức trong nước mà còn đối với các tổ chức trên thế giới. Thực tế cho thấy để tồn tại và phát triển thì không có một doanh nghiệp nào mà không cần đến “chiến lược”.Vì thế trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, để có thể đứng vững và phát triển thì việc lựa chọn cho mình một chiến lược đúng đắn là việc làm quan trọng đối với các tổ chức. Nhưng để biến chiến lược thành hành động thì cần phải làm gì? Và việc đánh giá thành quả hoạt động như thế nào để giúp cho các tổ chức xác định con đường họ đang đi là đúng. Cho đến nay để đánh giá thành quả hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam đa số đều chỉ dựa vào các chỉ tiêu tài chính như doanh thu, lợi nhuận… Tuy nhiên phương pháp này không còn phù hợp vì hiện tại giá trị doanh nghiệp được đánh giá có xu hướng dựa trên tài sản vô hình, tài sản phi vật chất (giá trị thương hiệu, sự hài lòng của khách hàng, sự trung thành của nhân viên, năng lực của hệ thống thông tin…) thay cho dựa trên tài sản hữu hình, tài sản vật chất như trước đây. Hệ thống thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược. BSC chính là phương pháp chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược thành mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá và hoạt động cụ thể thông qua hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc thông qua 4 phương diện tài chính, khách hàng, qui trình hoạt động nội bộ và học hỏi- phát triển. Hệ thống này được TS.Robert Kaplan và David Norton thuộc trường Đại học Harvard Mỹ nghiên cứu và đưa ra vào năm 1992.Thẻ điểm cân bằng vẫn giữ lại các thước đo tài chính, tuy nhiên bổ sung thêm những thước đo phi tài chính và những mục tiêu và thước đo của thẻ điểm cân bằng nảy sinh từ tầm nhìn và chiến lược của tổ chức.Thẻ điểm 2 cân bằng đã đáp ứng được nhu cầu của tổ chức trong việc chuyển chiến lược thành hành động và xây dựng được hệ thống thước đo đánh giá thành quả hoạt động phù hợp. Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ là công ty sản xuất ván ép cao cấp xuất khẩu.Với lịch sử gần 15 năm tồn tại và phát triển công ty đang dần khẳng định vị thế của mình. Tuy nhiên thời gian gần đây trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường chính là Thổ Nhĩ Kỳ có nền chính trị bất ổn đã đặt ra cho Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ không ít thách thức.Thị trường tiêu thụ ván ép thu hẹp, ván ép phủ phim rớt giá là những nguyên nhân khách quan khiến doanh thu, lợi nhuận của Công ty TNHH MTV TM SX Việt Thổ sụt giảm trong nhiều năm liền. Nguyên nhân chủ quan là Công ty chưa chú trọng tới thực hiện hiệu quả những quy trình quan trọng, các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống thông tin… nhằm tạo ra giá trị mang lại cho khách hàng khiến số lượng khách hàng giảm sút, công ty không đạt được mục tiêu tài chính. Hiện nay Công ty vẫn đang sử dụng hệ thống đo lường thành quả hoạt động truyền thống, tập trung chủ yếu vào các thước đo tài chính. Hơn nữa, do công ty chưa xây dựng được chiến lược cạnh tranh nên các mục tiêu và thước đo cũng không phù hợp, không xuất phát từ chiến lược cạnh tranh. Vì vậy để vượt qua khó khăn ngoài việc chú trọng thực hiện mục tiêu tài chính, công ty cần chú trọng tới việc thực hiện những mục tiêu của các khía cạnh khác nhằm thúc đẩy đạt được mục tiêu tài chính và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty. Để thực hiện được các mục tiêu thì cần hệ thống đo lường thành quả hoạt động phù hợp, xây dựng hệ thống đánh giá thành quả hoạt động toàn diện. Thông qua ứng dụng thẻ điểm cân bằng sẽ giúp Công ty khắc phục được những tồn tại trong hệ thống đo lường thành quả hoạt động, có thể vượt qua khó khăn, đứng vững và phát triển tốt trong môi trường cạnh tranh. Do vậy, việc xây dựng và triển khai BSC để đo lường, đánh giá thành quả hoạt động trong công ty là cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Vận dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) trong đo lường thành quả hoạt động tại Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Vận dụng thẻ điểm cân bằng vào việc đo lường thành quả hoạt động tại công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ một cách phù hợp, giúp công ty đo lường các giá trị hữu hình và vô hình, tài chính và phi tài chính từ đó có kế hoạch sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, đánh giá đúng về mức độ đóng góp của các cá nhân, bộ phận vào việc thực thi chiến lược của công ty. Để thực hiện mục tiêu tổng quát cần giải quyết mục tiêu cụ thể sau: - Giới thiệu thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) như một hệ thống đo lường thành quả hoạt động của một tổ chức để định hướng cho việc ứng dụng lý thuyết này vào thực tiễn. - Phân tích thực trạng về việc đo lường thành quả hoạt động tại công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ. - Vận dụng 4 phương diện của thẻ điểm cân bằng BSC trong đo lường thành quả hoạt động tại công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thẻ điểm cân bằng là gì? Tại sao thẻ điểm cân bằng lại là phương pháp toàn diện để đo lường thành quả hoạt động tại doanh nghiệp hiện nay? Câu hỏi 2: Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ hiện nay như thế nào? Câu hỏi 3: Thẻ điểm cân bằng được xây dựng và triển khai như thế nào nhằm đo lường đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ? 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: Trong chương 1, tác giả thu thập, so sánh, chọn lọc các lý thuyết liên quan đến thẻ điểm cân bằng. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh được sử dụng để hệ thống hóa các lý luận của cơ sở lý thuyết về thẻ điểm cân bằng áp dụng trong 4 các doanh nghiệp của Robert S.Kaplan và David P.Norton, làm nổi bật lên những điểm chính của hệ thống này dựa trên bốn phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển. Trong chương 2, tác giả mô tả, đúc kết những vấn đề chung, tầm nhìn, chiến lược và thực trạng đo lường đánh giá thành quả hoạt động tại công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ. Từ đó so sánh, đối chiếu với cở sở lý thuyết ở chương 1. Cuối cùng, phân tích và quy nạp để đưa ra những nhận xét về thành quả, hạn chế của thực trạng hệ thống đo lường thành quả hoạt động tại công ty. Trong chương 3, dựa trên cơ sở luận đã xây dựng ở chương 1, thực trạng đo lường thành quả hoạt động tại công ty ở chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, suy luận, chọn lọc và quy nạp thành những quan điểm để vận dụng BSC trong đo lường đánh giá thành quả hoạt động tại công ty. Căn cứ vào nền tảng lý thuyết về thẻ điểm cân bằng và tình hình thực tiễn tại Công ty tác giả đề xuất mô hình thẻ điểm cân bằng cho Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ. Sau khi xây dựng được mô hình, tác giả tiến hành xin ý kiến nhà quản lý các cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng bảng câu hỏi khảo sát đồng thời so sánh ý kiến nhà quản lý các cấp và sau đó tổng hợp các ý kiến phản hồi nhằm xây dựng tầm nhìn, chiến lược và các mục tiêu, thước đo, chỉ tiêu của bốn phương diện trên thẻ điểm cân bằng tại Công ty 5. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu về mặt lý thuyết là cơ sở lý thuyết liên quan đến thẻ điểm cân bằng (BSC). - Đối tượng nghiên cứu về mặt thực tiễn là đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ . 6. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động trên góc độ tổng thể Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ, không đi sâu và phân tầng ở cấp độ các phòng ban. 5 - Về hướng tiếp cận, luận văn chỉ tiếp cận ở khía cạnh đo lường, đánh giá thành quả hoạt động của công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ dựa trên định hướng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2017 - 2030 của công ty. 7. Các nghiên cứu trước đây có liên quan 7.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới, thẻ điểm cân bằng đã được áp dụng rộng rãi và phổ biến. Có rất nhiều các nghiên cứu ứng dụng BSC vào các tổ chức trên nhiều lĩnh vực.Và tại Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về ứng dựng triển khai BSC vào các tổ chức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với điều kiện giới hạn của tác giả, trong luận văn này tác giả kế thừa, phát triển chủ yếu từ những công trình nghiên cứu sau: + Nguyễn Thanh Hà, 2014. Vận dụng thẻ điểm cân bằng tại công ty CP vận tải dầu khí Cửu Long. Luận văn thạc sĩ kinh tế.Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.Đây là nghiên cứu liên quan tới ứng dụng triển khai BSC trong công ty thương mại, dịch vụ. Luận văn đã khảo sát, phân tích thực trạng đánh giá thành quả hoạt động trên từng phương diện, đưa ra được mục tiêu, thước đo của từng phương diện BSC. + Ngô Bá Phong, 2013. Ứng dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty TNHH kiểm toán AS. Luận văn thạc sĩ kinh tế.Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.Nghiên cứu này liên quan đến việc triển khai BSC trong công ty thuộc lĩnh vực kiểm toán. Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại công ty, xây dựng được mục tiêu, thước đo cũng như nêu rõ được cách tính từng thước đo cho từng phương diện BSC. + Lê Thị Cẩm Tú, 2014. Xây dựng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) để đo lường thành quả hoạt động tại công ty cổ phần pin ắc quy miền Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế.Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Đây là nghiên cứu liên quan tới triển khai BSC trong các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất, xây dựng. Luận văn là đã khảo sát và cho thấy mức độ đồng thuận của ban lãnh đạo công ty về các mục tiêu, thước đo trên từng phương diện BSC. Tác giả mở rộng, triển khai BSC 6 xuống cấp độ phân xưởng. Tuy nhiên việc đề xuất chiến lược dựa trên ý kiến chủ quan mà chưa đưa khảo sát ý kiến từ ban lãnh đạo. + Lê Thị Thúy Hằng, 2013. Nghiên cứu và ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng và chỉ số hiệu suất cốt yếu vào đánh giá thành quả nhân viên tại Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Ưu điểm của luận văn là đã khảo sát và đánh giá khả năng ứng dụng BSC, KPI tại công ty. Bên cạnh đó, luận văn đã phân tầng BSC xuống cấp độ phòng ban. + Huỳnh Thị Thảo Trang, 2014. Ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) trong thực thi chiến lược kinh doanh tại công ty Pv OIL Mekong. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Thông qua khảo sát Dephil, luận văn đã cho thấy được sự đồng thuận của ban lãnh đạo đối với các mục tiêu, thước đo cho từng phương diện. - Yansheng Zhang và Longyi Li, 2009.Study on Balanced Scorecard of Commercial Bank in Performance Management System. Nghiên cứu đã đề cập đến nội dung vận dụng thẻ điểm cân bằng trong quản lý hiệu suất hoạt động tại ngân hàng thương mại, những ưu điểm của BSC so với những thước đo truyền thống, cách triển khai BSC. Tuy nhiên khuyết điểm của nghiên cứu này là chưa đề cập đến thiết kế ứng dụng BSC. - Jusoh, 2008. The performance consequence of multiple performance measures usage: evidence from the Malaysian manufacturers. International Journal of Productivity and Performance Management, 57:119 – 136. Kết quả nghiên cứu cho thấy có rất nhiều công ty sản xuất của Malaysia vẫn tập trung chính vào các thước đo tài chính hơn là các thước đo phi tài chính. Hầu hết các doanh nghiệp khảo sát đều khẳng định rằng thước đo tài chính không đủ để đo lường hoạt động của công ty và khi công ty kết hợp các thước đo từ cả bốn phương diện của BSC thì hiệu quả hoạt động của họ tốt hơn khi chỉ dựa vào các thước đo của một phương diện nào đó. 7 Nhìn chung, các đề tài đều hướng tới mục tiêu xây dựng BSC để cải thiện hệ thống đo lường thành quả hiện tại, nâng cao hiệu quả thực thi chiến lược tại một đơn vị cụ thể. Tuy nhiên, mỗi công ty có những đặc điểm khác nhau, và chiến lược của mỗi công ty cũng khác nhau, vì vậy việc xây dựng BSC cho mỗi công ty có những đặc điểm riêng. Trên cơ sở kế thừa những cơ sở luận của các công trình trên, tác giả sắp xếp, xây dựng thành cơ sở luận của luận văn. Từ đó sử dụng để tiếp cận thực tế, đề xuất giải pháp vận dụng thẻ điểm cân bằng vào công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ. Và tác giả thực hiện đề tài với điểm mới đó là nhằm xây dựng BSC phù hợp với tầm nhìn, chiến lược của Công ty TNHH MTV TM SX Việt Thổ. Đóng góp mới của đề tài Bên cạnh hệ thống hóa lý thuyết về thẻ điểm cân bằng, đề tài đã nêu được thực trạng đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ. Từ đó đối chiếu giữa thực tế và lý thuyết để vận dụng được thẻ điểm cân bằng cho Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ. Đây là công cụ giúp chuyển tầm nhìn, chiến lược của Công ty thành những mục tiêu và thước đo cụ thể trong từng phương diện để đo lường thành quả hoạt động trong năm 2016 và hướng tới đánh giá thành quả hoạt động trong tương lai. Khi được triển khai cụ thể, đây cũng sẽ là công cụ giúp phát huy năng lực và tăng cường sự hợp tác giữa các phòng ban, các nhân viên của công ty hướng đến thực hiện thành công chiến lược đã đề ra. * Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài chia làm ba chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thẻ điểm cân bằng (Balaced Scorecard) Chương 2: Thực trạng đo lường, đánh giá thành quả hoạt động của Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ Chương 3: Xây dựng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) để đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty TNHH MTV SX TM Việt Thổ 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD) 1.1. Tổng quan về thẻ điểm cân bằng 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của thẻ điểm cân bằng BSC (Thẻ điểm cân bằng) được xây dựng và phát triển bởi Robert Kaplan, giáo sư đại học Harvard chuyên ngành kế toán và David P. Norton, chuyên gia tư vấn vùng Boston. Công trình này lần đầu tiên được đăng có tên “Thẻ điểm cân bằng – Những thước đo thúc đẩy hiệu quả hoạt động” (The Balanced Scorecard - Measures That Drive Performance) trên báo Harvard Business Review ( số tháng 1 và tháng 2 năm 1992). Công trình này là kết quả của cuộc nghiên cứu khảo sát mười hai công ty trong năm 1990 về “Đo lường hiệu suất hoạt động của tổ chức trong tương lai”. Đại diện các công ty này thuộc các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, công nghiệp nặng, công nghệ cao định kỳ 2 tháng một lần gặp Robert Kaplan và David P. Norton nhằm phát triển mô hình đo lường hiệu quả hoạt động mới. Họ đã thảo luận và cho rằng các thước đo tài chính truyền thống đã lạc hậu, không còn phù hợp và hiệu quả trong nền kinh tế toàn cầu luôn thay đổi. Và họ tin rằng việc phụ thuộc hoàn toàn vào thước đo tài chính đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tạo ra, duy trì và nâng cao giá trị của doanh nghiệp.Nhóm nghiên cứu đã thảo luận và chốt lại với ý tưởng thẻ điểm đa chiều. Thẻ điểm này được mở rộng và đặt tên là “Thẻ điểm cân bằng” trên 4 phương diện: tài chính, khách hàng, kinh doanh nội bộ và học hỏi phát triển giúp cho doanh nghiệp cân bằng được giữa các thước đo tài chính và phi tài chính, giữa mục tiêu ngắn và dài hạn. Sau khi được công bố và giới thiệu, BSC được các công ty lớn đã áp dụng và đạt được kết quả hữu hiệu.Và các tổ chức này sau khi áp dụng BSC họ thấy rằng nó đã bổ sung cho hệ thống đo lường tài chính với những yếu tố gia tăng hiệu suất cho tương lai, hơn nữa đây cũng chính là công cụ giúp tổ 9 chức truyền đạt, thực hiện và quản lý chiến lược thông qua các thước đo được lựa chọn. Vì BSC có những ưu điểm vượt trội, là cộng cụ đo lường hiệu suất hoạt động hiệu quả nên nhiều doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới ứng dụng rộng rãi. Không những các doanh nghiệp mà các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức chính phủ cũng sử dụng BSC. BSC được tạp chí Harvard Business Review đánh giá là một trong 75 ý tưởng có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 (Paul R.Niven, 2009, trang 41-42). 1.1.2. Khái niệm thẻ điểm cân bằng Thẻ điểm cân bằng là phương pháp lập kế hoạch và đo lường thành quả hoạt động nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược chung của tổ chức thành những mục tiêu và thước đo cụ thể trên bốn phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển (Kaplan and Norton, 1996). Sự cân bằng được tạo ra từ bốn phương diện đó là: - Thứ nhất cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn; - Thứ hai là cân bằng giữa đánh giá bên ngoài liên quan đến các cổ đông, khách hàng và những đánh giá nội bộ liên quan đến qui trình xử lý, đổi mới, học hỏi và phát triển; - Thứ ba là cân bằng giữa kết quả mong muốn đạt được (tương lai) và những kết quả đạt được trong thực tế (quá khứ); - Và cuối cùng là cân bằng giữa những đánh giá khách quan và những đánh giá chủ quan. Thẻ điểm cân bằng cung cấp một khung mẫu toàn diện giúp biến tầm nhìn và chiến lược của một công ty thành một tập hợp chặt chẽ các thước đo hiệu quả hoạt động. Điều này được minh họa ở hình 1.1.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất