Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số gen dự tuyển trên khả năng sản xuất trứng của ch...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số gen dự tuyển trên khả năng sản xuất trứng của chim cút nhật bản

.PDF
71
353
88

Mô tả:

Chim cút thuộc loài chim có kích thước nhỏ nhưng có giá trị kinh tế quan trọng nhờ khả năng cung cấp trứng và thịt. Chim cút từng là loài cung cấp sản phẩm thịt chủ lực cho châu Á và châu Âu trong vài thế kỷ (Woodard et al., 1973). Chăn nuôi chim cút có nhiều thuận lợi do dễ chăm sóc, không yêu cầu diện tích chuồng nuôi lớn và chi phí ban đầu thấp (Kumari et al., 2008). Đặc điểm của chim cút là phát triển nhanh, thời gian thế hệ ngắn, năng suất trứng cao, cút mái có thể cho 280-300 trứng ở năm đầu tiên trong điều kiện chăm sóc tốt (Sezer, 2007). Trên thế giới, chăn nuôi chim cút còn hạn chế so với chăn nuôi gia cầm nhưng tốc độ phát triển tương đối nhanh, chăn nuôi chim cút chủ yếu để lấy trứng. Trung Quốc là quốc gia có sản lượng chim cút lớn nhất. Ở Việt Nam, chăn nuôi chim cút phát triển mạnh ở miền Nam. Hiện nay, trong cả nước số lượng chim cút đạt hàng chục triệu con và tốc độ phát triển ngày càng tăng (Bùi Hữu Đoàn, 2009). Chăn nuôi chim cút lấy trứng ở Việt Nam còn hạn chế do tính trạng quan tâm chỉ được xác định qua con mái trưởng thành. Do đó sử dụng kỹ thuật di truyền để chọn lọc cá thể cút là công cụ hữu hiệu giúp tiết kiệm thời gian và chi phí chăn nuôi. Một số nghiên cứu trên gene nhằm nâng cao chất lượng cũng như số lượng đàn chim cút đã được tiến hành. Trong đó tập trung ở các gene Growth hormone (GH) (Johari et al. 2013), Insulin-like growth factor 1 Receptor (IGF1R) (Moe et al. 2007, Jatoi et al. 2013), BMPR-1B (Zhang et al. 2007) đối với chim cút Nhật Bản (coturnix japonica) trên tính trạng chất lượng thịt và khả năng sinh sản. Ở nước ta do chim cút là đối tượng chăn nuôi mới nên có rất ít công trình nghiên cứu về loài chim này được công bố (Bùi Hữu Đoàn, 2000). Để góp phần chọn lọc chim cút có khả năng sinh sản cao, phục vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi. Ứng dụng các chỉ thị phân tử trong công tác chọn giống để đẩy nhanh tiến bộ di truyền của các đàn chim cút tạo ra và loại bỏ các kiểu gen ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sản xuất của những đàn chim cút nuôi. Vì vậy đề tài: ―Nghiên cứu ảnh hưởng của một số gen dự tuyển trên khả năng sản xuất trứng của chim cút Nhật Bản” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu đề tài

Tài liệu liên quan