Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần hoá học của tinh dầu lá ổi psidium guajaval ở Nghệ An...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần hoá học của tinh dầu lá ổi psidium guajaval ở Nghệ An

.DOC
43
3657
130

Mô tả:

LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ Lời cảm ơn Luận văn này được thực hiện và hoàn thành tại phòng thí nghiệm Hoá hữu cơ- khoa Hoá và khoa Nông Lâm Ngư Trường Đại Học Vinh. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: PGS. TS Hoàng Văn Lựu khoa Hoá - Trường Đại Học Vinh đã giao đề tài và hướng dẫn tận tình chu đáo, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. PGS.TS Lê Văn Hạc đã quan tâm và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho quá trình làm luận văn. Th.S NCS Nguyễn Thị Chung đã góp nhiều ý kiến quý giá cho quá trình làm luận văn. Th.S Trần Đình Thắng đã giúp đỡ trong quá trình xác định thành phần hoá học cuả tinh dầu lá ổi. Các thầy cô trong khoa Hóa đã quan tâm và giúp đỡ Tôi trong quá trình làm luận văn cũng như gia đình và tập thể lớp luôn tạo mọi điều kiện và động viên giúp đỡ tôi đã hoàn thành luận văn này. Vinh, ngày tháng năm Sinh viên Hoàng Thị Ngọc Hoµng ThÞ Ngäc 1 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ Mục lục Trang Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài:………………………………………………… 4 2. Nội dung nghiên cứu:…………………………………………….. 5 3. Đối tượng nghiên cứu:……………………………………………… 5 chương 1. tổng Quan 1.1.Vài nét chung về mặt thực vật và hoá học của họ sim…… 6 1.1.1.Thực vật học…………………………………………………… 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thành phần hoá học các cây họ Sim ở Việt Nam 8 1.2.Vài nét về mặt thực vật và hoá học của cây ổi (psidium guajavaL) 12 1.2.1. Mô tả cây ổi…………………………………………………… 12 1.2.2. Phân bố và sinh thái……………………………………………… 14 1.2.3. Cách trồng và chăm sóc…………………………………………… 15 1.2.3.Thành phần hóa học……………………………………………… 17 1.2.3.Tác dụng sinh lý………………………………………………………19 CHƯƠNG 2. 2.1. phương pháp nghiên cứu Phương pháp tách tinh dầu……………………………………… Hoµng ThÞ Ngäc 2 22 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ 2.2. Các phương pháp sắc ký và khối phổ…………………………… 22 2.2.1. Sắc ký khí (GC)………………………………………………… 22 2.2.2. Sắc ký khí – Khối phổ ký liên hợp (GC_MS)……………………… 24 Chương 3 Thực nGHIệm 3.1. Hoá chất……………………………………………………… 26 3.2. Dụng cụ ……………………………………………………… 26 3.3. Lấy mẫu……………………………………………………… 26 3.3.1. Lấy và bảo quản mẫu lá ổi đào………………………………… 26 3.3.2. Thời gian và địa điểm lấy mẫu lá ổi đào………………………… 27 3.3.3. Tách và bảo quản tinh dầu……………………………………… 27 3.3.4. Tiến hành……………………………………………………… 28 Chương 4. 4.1. thảo luận và kết quả Xác định thành phần hoá học của tinh dầu lá ổi (Psidium Guajava L.) ở Đô lương - Nghệ An……………………………………… 31 4.1.1. Nguyên liệu thực vật……………………………………………… 31 4.1.2. Thành phần hoá học cuả tinh dầu lá ổi Đô Lương……… 4.2. 31 Xác định thành phần hoá học của tinh dầu lá ổi (Psidium Guajava L.) ở Nghi Lộc - Nghệ An……………………………………………… 36 4.2.1. Nguyên liệu thực vật……………………………………………. 36 4.2.2. Thành phần hóa học cuả tinh dầu lá ổi Nghi Lộc………………… 36 Kết luận:…………………………………………………………… 43 Tài liệu tham khảo……………………………………………………… 44 Tiếng Việt……………………………………………………………… 44 Tiếng Anh……………………………………………………………… 45 Hoµng ThÞ Ngäc 3 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Nước ta có diện tích khoảng 330.000km 2, nằm ở Đông nam châu á và trải dài trên 150độ vĩ (1650km), có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao (trên 220c), lượng mưa hàng năm lớn (trung bình 1200-2800mm), độ ẩm tương đối cao (trên80%). Những điêù kiện thuận lợi như vậy đã tạo cho nước ta một hệ thực vật phong phú và đa dạng. Theo số liệu thống kê gần đây hệ thực vật Việt Nam có trên 10.000 loài, trong đó có khoảng 3200 loài cây được sử dụng trong y học dân tộc và 600 loài cây cho tinh dầu. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu của đất nước. Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Chúng được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, hương liệu và mỹ phẩm… Mặt khác như chúng ta biết Việt Nam là một nước đang phát triển. Do đó nhà nước đã có chủ trương tăng cường sản xuất thuốc, hương liệu…trong nước, hạn chế nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm để phục vụ nhân dân. Nguồn nguyên liệu sản xuất là sử dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên. Vì vậy vấn đề đang được đặc biệt quan tâm là nghiên cứu các hợp chất được tách ra từ sản phẩm thiên nhiên. Cây ổi là loại cây quen thuộc trong đời sống người dân nước ta, đặc biệt là ở các vùng nông thôn trồng để lấy quả ăn, chế biến làm nước giải khát, làm mứt ổi…Ngoài ra các bộ phận của cây ổi có Hoµng ThÞ Ngäc 4 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ búp non, lá non, vỏ rễ và vỏ thân còn được dùng làm thuốc chữa bệnh kháng khuẩn làm săn xe niêm mạc và cầm đi lỏng. Cây ổi lá xanh quanh năm, hiện nay người ta trồng ổi xen trong các vườn cây có múi ( cây cam, quýt, bưởi…) để ngăn cản được rầy chống cánh. Cho đến nay trên thế giới , cũng như ở nước ta các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu tinh dầu của nhiều loài thực vật. Tuy nhiên vẫn còn ít công trình nghiên cứu về thành phần hoá học của tinh dầu lá ổi. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hoá học của tinh dầu lá ổi (Psidium guajava L.)" ở Nghệ An. Nhằm điều tra cơ bản, tìm ra nguồn nguyên liệu cho ngành hóa dược, hương liệu, mỹ phẩm… 2. Nội dung nghiên cứu. Tổng quan tài liệu về cây ổi (Psidium guajavaL) thuộc họ sim (Myrtaceae). Chưng cất lôi cuốn hơi nước để thu tinh dầu lá ổi ở Nghi Lộc, Đô Lương Nghệ An. Xác định hàm lượng tinh dầu trong lá ổi có hướng khai thác và sử dụng. Xác định thành phần hoá học của tinh dầu lá ổi để tìm ra những hợp chất chính. Đề xuất khả năng ứng dụng của lá ổi hoặc những thành phần chủ yếu có trong tinh dầu. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là lá cây ổi (PsidiumguajavaL). Hoµng ThÞ Ngäc 5 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ Chương 1 tổng quan 1.1. Vài nét về mặt thực vật và hoá học của họ sim. 1.1.1. Thực vật học. Họ sim (Myrtaceace). Cây gỗ hoặc cây bụi, lá mọc đối, không có lá kèm, đơn nguyên, có điểm tuyến. Đặc biệt ở nhu mô vỏ của các cành non, dưới biểu bì của lá hoặc trong các bộ phận của hoa, quả, có nhiều túi tiết chất dầu thơm. Về cấu tạo giải phẫu có vòng libe trong, mạch có bản ngăn đơn. Cụm hoa hình chùm, ở nách lá hoặc đầu cành, đôi khi hoa mọc đơn độc, mẫu 5 hoặc 4. Các lá đài dính lại với nhau ở dưới thành hình chén. Cánh hoa rời nhau đính trên mép ống đài. Nhị rất nhiều, bất định và xếp không theo một trật tự nào, nhị thường cuộn lại ở trong nụ, chỉ nhị rời hay dính nhau ở phần dưới thành ống ngắn (Chi Melaleuca). Bộ nhụy có số lá noãn thường bằng số cánh hoa, hoặc ít hơn (là 2 ở chi Eugnia), dính lại với nhau thành bầu dưới hoặc bầu giữa, với số ô tương ứng số lá noãn, đính noãn trụ giữa, một vòi, một đầu nhụy; Quả mọng, quả thịt, thường do đế hoa phát triển thành, cũng có khi là qủa khô mở (Chi Eucalyptus) quả mang đài tồn tại ở đỉnh. Hạt không có nội nhũ. Họ sim cùng với họ tử vi, họ Bần (Sonneratiaceace), và họ Lựu, hình thành một nhóm họ có quan hệ chặt chẽ (về cấu tạo của phôi) đồng thời cũng có nhiều điểm chung với các họ Đước, Bàng và Mua. Họ sim là một họ lớn gồm khoảng 100 chi và gần 3000 loài phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới và ở châu úc. ở nước ta, các cây họ này phân bố rất rộng rãi ở rừng, ở đồi, có khoảng 13 chi với gần 100 loài. Hoµng ThÞ Ngäc 6 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ Chi Eucalyptus (bạch đàn) gồm các cây nhập nội, cho dầu thơm và gỗ tốt, có thể trồng lấy bóng mát. Đó là cây gỗ lớn, có khi rất lớn, đặc trưng bởi cánh hoa tạo thành chỏm (mũ) đậy trên hoa, sớm rụng, quả khô, lá mọc cách, phổ biến là bạch đàn lá liễu (E.exerlaF.V.Muell), nhập nội vào nước ta năm 1959, gỗ màu hồng nhạt, lá hẹp, cây bạch đàn đỏ (E.robustasmith) cây lớn, vỏ nứt nhiều, lá rộng, gỗ màu nâu đỏ cứng, lá và cành non chứa 0,16% dầu thơm, vỏ nhiều chất chát (29,5%) có thể trồng làm rừng chắn gió; cây bạch đàn trắng (E.resiniferasmith) thân trắng nhẵn, vỏ bong nhiều, mọc nhanh, chịu được nhiệt độ cao cũng thuộc chi Eucalyptus này có nhiều cây gỗ rất lớn ở châu úc (cao tới 150m). Chi có nhiều loài nhất ở nước ta là Eugenia (gần 30 loài) chúng có quả mọng chứa 1-2 hạt, cuống hoa có đốt ở gốc, lá mọc đối, phổ biến nhất có cây gioi đường (Eujavanica Lamk) quả nhiều nước hơn, màu lục, xanh trắng, đỏ hay hồng. Một loài gioi khác là Eu.jambos Linn, Syzygium jambos (Linn.) Alston, có thịt quả xốp, ít nước hơn, màu vàng lục, quả gần hình cầu. Cây sắn, sắn thuyền (Eu.resinosaGagn.) là cây gỗ nhỡ, lá nhẵn, thuôn hình mũi mác, nếm có vị chát, quả hình cầu mọng, nhỏ, khi chín có màu nâu tím, đựng một hạt, ăn được, cây được trồng ở nhiều vùng nông thôn nước ta.Vỏ dùng để trát thuyền. Cây trâm (Eu.brachyata Roxb.) là cây gỗ lớn, quả nạc hình cầu màu hồng, ăn được, gỗ có thể sử dụng được, ở miền nam còn gặp một số loài trâm khác. Chi Psidium cũng có quả thịt nhưng nhiều hạt và cuống hoa không có đốt, gân lá hình lông chim nổi rõ. Cây phổ biến là cây ổi (Psidium guajavaL.) cây ăn quả, lá và quả non chứa nhiều chất chát, dùng chữa tiêu chảy. Chi Rhodomyrtus đặc trưng bởi có gân lá hình cung, quả mọng nhiều hạt. Cây sim (Rh.tomentosa(Ait)Hassk.) cây bụi, lá hình bầu dục, mọc đối, mặt Hoµng ThÞ Ngäc 7 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ dưới bạc, có lông mịn. Hoa lớn màu tím đẹp. Quả mọng màu tím mang đài tồn tại, quả ăn được. Cây mọc nhiều trên các đồi hoang, chứa nhiều tanin để thuộc da. Ngoài ra trong họ này còn một số cây quen thuộc khác như. Cây chuổi xể (Baeckia frutecns Linn) cây bụi thấp, phân nhánh nhiều, lá hình sợi dễ rụng. Cây mọc dại trên các đồi khô ở miền trung du. Thân cây dùng làm chổi và cất được một thứ dầu thơm pha với rượu gọi là rượu chổi để xoa bóp. Cây Tràm (Melaleuca leucadendron Linn) cây to, vỏ xốp dễ bóc, lá hình mác nhọn cuống ngắn, gân hình cung. Hoa nhỏ màu vàng nhạt mọc thành bông. Quả khô hình cầu mở 3 mảnh, cây mọc thành rừng thuần loại ở đất phèn ven biển vùng Quảng Bình (Bình Trị Thiên) và miền nam. Vỏ cây dùng để xảm thuyền lá cất lấy dầu thơm. Cây Vối (cleistocalyx operculatus Merr và Perry ) trồng lấy lá và nụ để nấu nước uống. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thành phần hoá học cây họ sim ở Việt Nam. Cây Gioi (Eugeniajambos). Nguyễn Quang Tuệ đã nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu lá gioi ở Nghệ an và Hà tĩnh có hơn 30 hợp chất, trong đó đã xác định được 18 hợp chất, thành phần chính là  pinen (16,8-18,8%), pinen (5,3-11,0%), ocimen (26,5-14,0%), terpinen (26,5-14,5%).Thành phần tinh dầu hoa gioi là nerolidol (16,4%), caryophyllen (89,8%) và  humulen (7,1%), tinh dầu gỗ gioi là terpinen (11,8%) và caryophyllen (8,3%). Từ dịch chiết ete dầu hỏa của hoa gioi có hai flavonoit chiếm hàm lượng khá cao là 8-hydroxy, 6-metoxy flavanon (14,5%) và 5,7-đi metoxy flavanon (9,59%), phần chính còn lại là các este axit béo như 9,12-octađecadienoic Hoµng ThÞ Ngäc 8 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ metyl este (8,31%) và hexadecanoic metyl este (8,20%). Thành phần chính của dịch chiết metanol của hoa gioi là flavonoit gồm có 6 hợp chất 8-hydroxy, 6-metoxy flavanon (19,84%); 5,7-đi hydroxy Flavanon (16,65%); 6,8-đi hydroxy; 5-metyl flavanon (4,45%); 5,7-đi metoxy flavanon (3,64%); 5-hydroxy; 7-metoxy-6,8-đimetyl-flavanon (1,8%). Ngoài ra còn xác định một ancaloit là xetone phenyl-2-phenyl pyaolo 1,5-a pyridin-3-yl. Thành phần hoá học của tinh dầu lá cây Gioi ở thị trấn Đức Thọ - Hà tĩnh. Hợp chất Thujen Camphen Myrcen terpinen oximen Linalool Borneol Terpinol % 1,5 0,4 0,4 0,5 14,0 0,5 0,1 2,2 Hợp chất pinen pinen phelandren pcymen terpinen Campho Terpinen4ol Caryophyllen % 18,8 11,1 0,4 0,5 14,5 0,5 0,6 11,3 Humulen 0,4 Trans-Nerolidol 1,8 Bảng 1 Cây Vối (Eugenia operculata Roxb) (Syn. Cleistocalyx operculatus Roxb.Merr.Etperry). Hoàng Văn Lựu và cộng sự đã nghiên cứu thành phần hoá học của tinh dầu lá cây vối. Kết quả được dẫn ra ở bảng 2: Thành phần hoá học của tinh dầu lá vối (E.operculata) ở Thành phố Vinh Nghệ An. Hợp chất pinen Hoµng ThÞ Ngäc % 3,7 Hợp chất gujunen 9 % Vết LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ Sabinen Myrcen p-cymen Limonen (Z)--ocimen (E)--ocimen Terpinolen Linalool Perillen Allo-ocimen terpineol Neryl acetat Geranyl acetat copaen Vết 0,6 24,6 0,3 32,1 9,4 Vết 0,5 Vết 1,0 0,1 0,2 0,7 Vết Caryophyllen humulen Allo-acromadendren Germacren D selinen Leden muurolen cadinen Calamenen cadinen Epi-globulol (Z)-nerolidol Caryophyllen oxit Chưa xác định 14,5 2,7 0,3 0,4 0,1 1,0 Vết 0,3 Vết 0,6 0,1 0,2 2,9 3,8 Bảng 2. Kết quả trên cho thấy có bốn thành phần chính chiếm 80% tinh dầu: p-cymen, Eocimen, caryophyllen, pinen. Cây chổi xuể (Baeckea frutescensL.). Tinh dầu của cây chổi xuể (Baeckea frutescensL.) thu ở Quảng Bình. Lá tươi và cành nhỏ được chưng cất lôi cuốn hơi nước thu được tinh dầu với hàm lượng 0,94%. Thành phần hoá học được phân tích bằng phương pháp GC, GC/EI-MS, IR và 1H-NMR. Monoterpenoit là thành phần chủ yếu của tinh dầu. Hợp chất chính của tinh dầu Baeckea là: thujen (5,9%), (+)limonen (11,1%); 1,8cineol (10,1%); terpineol (2,2%); caryophylen (1,1%); humulen (1,5%). Ngoài các thành phần chính còn có các chất khác linalool oxit furanoit A, linalool oxit furanoit B, exo-fenchol, endo-fenchol, transpinocarveol, terpineol, copaen, cypenren, muurolen, cadinen, Hoµng ThÞ Ngäc 10 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ elemol, caryophyllen oxit, humulen epoxit I, humulen epoxitII, eudesmol, eudesmol, eudesmol. Bạch đàn trắng (Eucalypus camaldulesis petford.). Thành phần hoá học của tinh dầu lá cây Eucalypus camaldulesis petford ở Việt Nam được dẫn ra ở bảng 3: Hợp chất Thujen Pinen Camphen Pinen Myrcen Phellandren pCymen 1,8-cineol UnknownMW=154 Terpinen Fenchon Linalool Fenchol (Z)-p-menthen-2-ol (E)-p-menthen-2-ol Camphor Borneol Crypton Terpinen-4-ol Terpineol Citronelol Bảng 3. % Vết 6,91 0,22 7,67 0,38 0,17 1,20 64,79 Vết 4,50 0,12 1,47 0,07 0,43 0,31 0,09 0,08 0,27 1,67 1,99 Vết Hợp chất Nerol Cuminal Geraniol Cinnamic alcohol Piperiton Terpinyl acetat Aromadendren Elemen Caryophyllen Bergamoten Humulen hoặc selinen SesquiterpenMW=204 SesquiterpenMW=204 Elemol Spathulenol Caryophyllen oxit Globulol Eudesmol Eudesmol (Z)-cadinol Hợp chất khác % 0,09 0,90 Vết Vết Vết 0,83 Vết 0,29 0,25 Vết 0,13 1,68 0,35 Vết 0,36 0,07 0,15 0,35 0,24 0,20 1,77 1.2. Vài nét về mặt thực vật và hoá học của cây ổi (Psidium guajavaL.). 1.2.1. Mô tả cây ổi. Hoµng ThÞ Ngäc 11 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ Cây ổi có tên khoa học là Psidium guajavaL, trong dân gian còn gọi là phan thạch lựu, thu quả, kê thị quả, phan nhẫm, bạt tử, phan quỷ tử…Thuộc họ sim (Myrtaceae). Cây ổi cao từ 3-6m. Thân có vỏ mỏng, trơn nhẵn, khi già bong ra từng mảng. Cành non vuông, có lông mềm, cành già hình trụ, nhẵn. Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc hình trứng, dài 9-11cm, rộng 3-6cm, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mặt trên màu lục sẩm, mặt dưới nhạt có gân nổi rõ. Hoa màu trắng, mọc đơn độc hoặc tập trung 2-3 cái ở kẽ lá, cuống có lông mịn, đài nhỏ có ống, 4-5 răng không đều, tràng 5 cánh dày, có lông mềm, nhị rất nhiều, xếp thành nhiều dãy, chỉ nhị rời, bao phấn có trung đới rộng, bầu hạ, dính vào ống đài, 5 ô. Quả mọng, hình cầu hoặc hình trứng, khi chín màu vàng, ruột màu đỏ, trắng hoặc vàng, hạt rất nhiều, hình bầu dục. Mùa hoa: tháng 3-4; mùa quả: tháng 8-9. Hoµng ThÞ Ngäc 12 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ Hình ảnh: Cây ổi đào (Psidium guajavaL.) ở Đô Lương. 1.2.2. Phân bố và sinh thái. ổi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Theo Đecanolle vùng phát sinh của ổi có lẽ ở giữa Mexico và Peru. Chính những người tây Ban Nha đã đưa cây đến các đảo ở Thái Bình Dương và Philippin còn người Bồ Đào Nha du nhập cây vào ấn độ và sau đó phát triển rộng ra khắp các vùng nhiệt đới khác. Trong quá trình du nhập, trồng trọt và lai tạo giống, người ta tạo nên rất nhiều giống ổi khác hẳn nhau. Bên cạnh quần thể trồng trọt rất phong phú, còn có quần thể ổi mọc hoang dại khá đa dạng ở các nước nhiệt đới châu Mỹ, châu á. ở Việt Nam ổi là loại cây rất quen thuộc trong đời sống đặc biệt ở các vùng nông thôn. Là cây ăn quả quan trọng, được trồng hầu như khắp các địa phương, cả vùng đồng bằng lẫn ở miền núi, trừ vùng cao trên 1500m. Chỉ tính riêng quần thể ổi trồng đã có khoảng 7-10 giống khác nhau. Quần thể ổi mọc hoang dại thường chỉ thấy ở vùng trung du và núi thấp. Chúng mọc lẫn với nhiều loại cây bụi khác ở các vùng đồi, đất sau nương rẫy, hay dọc theo các đường đi, ổi mọc hoang dại có hoa quả nhưng chất lượng quả kém (quả nhỏ, nhiều hạt, vị chát…) nên ít được chú ý. ổi là loại cây ưa sáng, lá xanh quanh năm, sinh trưởng phát triển tốt trong một giới hạn rộng của khí hậu vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới giới hạn về nhiệt độ từ 15-450c, nhưng nhiệt độ tốt nhất cho cây sinh trưởng và cho quả nhiều là từ 23-280c. ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1500-4000mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất. Nếu trời hạn mức nước ngầm thấp, ổi có khả năng Hoµng ThÞ Ngäc 13 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3-4m và hơn. Nếu mưa nhiều mực nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do đó không bị ngạt. Thậm chí bị ngập hẳn vài ngày ổi cũng không chết, có thể lợi dụng đặc điểm này chủ động điều khiển mạch nước ngầm bằng phương pháp tưới tiêu để cho rễ ăn nông ở lớp đất mặt nhiều màu mỡ; ổi ra hoa quả nhiều hàng năm. Cụm hoa thường xuất hiện trên những cành non mới ra cùng năm. Nhìn chung hoa nở có thể kéo dài 2 ngày, trong khoảng thời gian đó, sự thụ phấn xẩy ra bất cứ lúc nào; gió và côn trùng là tác nhân thụ phấn. Trong khi đó, chim, động vật (kể cả người) là tác nhân phát tán hạt giống đi khắp nơi. Vòng đời của cây ổi có thể tồn tại 40-60 năm. Các nước trồng nhiều ổi nhất thế giới là Braxin, Mêxicô, Thái Lan, Inđonesia (java) và một số nước khác ở châu á. Ước tính mỗi năm có khoảng vài trăm ngàn tấn quả được đưa ra thị trường thế giới. Hoa kỳ, Nhật bản và Châu âu là những nước thường xuyên nhập khẩu ổi từ các nước nhiệt đới . 1.2.3. Cách trồng và chăm sóc. ổi được trồng phổ biến ở tất cả các xứ nóng trừ những nơi quá lạnh. Cây chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt như khô hạn hoặc úng ngập, nhưng không được tươi tốt và ít hoa quả ổi trồng được ở nhiều loại đất, PH thích hợp từ 4,5 đến 8,2 tất nhiên muốn đạt sản lượng cao chất lượng tốt phải chọn đất tốt, sâu và phải bón phân đủ và hợp lý. ổi có thể nhân giống bằng hạt, ghép, chiết hoặc giâm cành. Hạt ổi vừa lấy ở quả nên gieo ngay, tỷ lệ nảy mầm sẽ cao và mọc khoẻ. Tuy nhiên cây gieo từ hạt biến dị lớn cả về năng suất, chất lượng và hương vị vì vậy chỉ nên dùng hạt để gieo lấy cây con làm gốc ghép. Khi cây con có đường kính 6-10mm thì tiến hành ghép. Cành ghép sau khi cắt xong nên ghép ngay; Hoµng ThÞ Ngäc 14 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ ổi miền nam có thể ghép quanh năm còn ở miền bắc ghép vào tháng 4-10 tránh những lúc mưa quá nhiều. ổi rất dễ chiết, ngoài ra cũng có thể trồng bằng hom rễ, giống như hồng. Phương pháp nhân giống tốt nhất là giâm cành (búp). Trên cây mẹ, cắt hết cành có đường kính dưới 1cm, bón phân tổng hợp nhiều đạm, sau 50 ngày thu một đợt cành giâm có 4-6 lá và 35 ngày sau có thể thu được đợt thứ hai. Châm cành giâm phải cắt bằng dao thật sắc, nhúng vào dung dịch IBA hoặc NAA (100ppm) trong 12 giờ hay chấm vào hỗn hợp bột talc và IBA (2000ppm), sau đó cắm sâu 2cm xuống cát sạch với mật độ 50 hom/m2 . Cành cắt xong cần giâm ngay không để héo, không cắt lá. Khi giâm, không để lá tiếp xúc với cát. Giữ ẩm thường xuyên, tốt nhất bằng cách phun mù. Sau khoảng 40 ngày, khi cành giâm đã ra rễ, chuyển sang bầu, chăm sóc thêm 6-7 tháng, rồi đưa đi trồng. ở miền Bắc trồng vào tháng 2-3, ở miền Nam tháng 4-5 là tốt nhất, khi trồng đào hố với kích thước 50-60x50-60cm và khoảng cách 3-5x3-5m tuỳ điều kiện đất đai, chăm sóc, tập quán và giống. Mỗi hốc nên bón lót 20-25kg phân chuồng hoai mục; 0,1 kg Supe lân và 0,1 kg Sulfat kali. Chú ý không làm vỡ bầu và đặt cây sao cho sau khi đất lún, cổ cây vẫn ngang với mặt đất. Muốn có năng suất cao, cần bón nhiều phân. Trồng qui mô lớn, thường dùng phân hỗn hợp NPK12-15-18, mỗi năm bón 4 lần. Lượng phân bón mỗi lần cho mỗi cây ở năm thứ nhất là :100g NPK+50g amoni Sulfat. Năm thứ hai là: 200gNPK+100g amoni Sulfat. Năm thứ ba là: 300gNPK+150g amoni Sulfat+50g magie Sulfat. Những năm sau cần bón nhiều hơn để bù đắp cho lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch. Trồng quy mô nhỏ có thể bón phân chuồng mục hoặc nước giải. Vườn ổi luôn sạch cỏ để tránh rễ ổi ăn quá sâu, không tận dụng được dinh dưỡng trên tầng mặt đất. Hoµng ThÞ Ngäc 15 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ ổi không có bệnh đặc biệt nguy hiểm, nhưng cần chú ý một số loại rệp, sâu, nhất là sâu róm hại lá, có thể phun các loại thuốc chứa lân hữu cơ hoặc carbomat để phòng trừ. ổi chỉ ra quả ở cành non, vì vậy hàng năm sau khi thu hoạch cần tiến hành đốn tỉa cành già; ổi trồng bằng hạt có quả sau 3-4 năm, trồng bằng cành chiết có quả sau 1-2 năm. Quả chín tập trung vào mùa hè, nhưng cũng có những giống cho quả chín quanh năm. Khi quả mềm thì có thể thu hoạch được. Quả ổi nói chung không bảo quản được lâu, cần tiêu thụ ngay sau khi hái. Năng suất quả tươi có thể đạt 20 tấn/ha vào năm thứ 3-5 và 50 tấn/ha vào năm thứ 6-7. 1.2.4.Thành phần hoá học. Thành phần hoá học của cây ổi: Trong quả và lá đều chứa Sitosterol, Quercetin, Guaijaverin, Leucocyanidin và Avicularin, lá còn có Valatileoil, Eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin C và các polisacarut như Fructozơ, Xylozơ, Glucozơ, Rhamnozơ, Galactozơ…, rễ có chứa Arjunolic acid; vỏ rễ chứa Tanin và axit hữu cơ. Theo “ sách cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ” cuả Đỗ Tất Lợi, phân tích thành phần quả ổi ở ấn độ thấy có những chất sau: Nước (81,7%), protein (0,9%), chất béo (0,3%), sợi (5,2%), các hyđrat carbon (11,2%), các chất vô cơ (0,7%), Ca (10), Mg(8), axit oxlic (14), phospho (28), sắt (1,4), natri (5,5), kali (91), Cu (0,3), Sulfua (14), cholorin (4), thiamin (0,03), riboflavin (0,03), axit nicotinic (0,4), vitamin C212 mg/100g. Vitamin C của quả ổi nhiều gấp 410 lần quả chanh. Hàm lượng vitamin C thay đổi khá nhiều trung bình từ 1001000mg/100g, nhiều nhất ở phần vỏ quả rồi đến phần cùi. Vitamin C cũng tăng dần theo độ chín của quả, đạt tối đa lúc quả chín và giảm dần khi quả chín mềm cụ thể 245,5mg/100g trong quả xanh, 304 mg/100g ở quả chín, Hoµng ThÞ Ngäc 16 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ 225mg/100g ở quả chín mềm. Axit citric có nhiều, axit tartric và axit malic với hàm lượng ít hơn. Các chất hyđrat carbon chủ yếu là dạng đường khử. Phân tích một số loại ổi ở Uttar pradesh (ấn độ) thấy độ axit là 0,2-0,5% (tính theo axit citric), đường khử (2,4-6,1%), đường (0,5-5,3%). Tanin với hàm lượng cao khi quả còn xanh và thấp nhất ở quả chín. Pectin của ổi gồm axit galacturonic (72%), d.galactozơ (12%) và l.arabinozơ (4,4%). Carotenoit ở ổi thường là caroten và xanthophyl với hàm lượng thấp (0,2g/g). Loại ổi màu hồng có nhiều caroten nhưng nhiều loại chỉ có lycopen. Leucocyanin và axit ellagic là những hợp chất phenolic có hàm lượng cao trong quả ổi chín. Loài ổi có màu đỏ có các chất cyanidin, diglucosit, mecocyanin, quercetin, dẫn chất 3-arabino guaijaverin, axit gallic và arabino este của axit ellagic. Quả ổi xanh có leuco cyanidin. Hạt ổi chiếm 6-12% trọng lượng quả và có khoảng 14% một chất dầu béo mùi thơm. Hạt ổi trồng ở Philippin có các thành phần như nước (10,3%), protein (15,2%), chất béo (14,3%), tanin (1,4%), glucozơ (0,1%); tinh bột (13,2%), sợi (42%) và tro (3%). Phân tích dầu béo của một loại ổi thấy có các hằng số sau d 200,9365; nD1,4687, chỉ số xà phòng 198,7; chỉ số axit 6,4; chỉ số iod 96,4; phần không xà phòng hoá 0,68%. Các axit béo gồm axit béo no 16,0%, oleic 55,8%; linolenic 0,4%. Các axit béo no là axit myristic, palmitic và stearic. Lá ổi chứa catechol, tanin loại pyrrogalol (8-15%), một loại tinh dầu màu vàng xanh hoặc vàng đỏ có mùi dễ chịu. Tuỳ theo từng loại ổi, hàm lượng tinh dầu trong lá từ 0,2-0,31%. Thành phần tinh dầu lá ổi gồm d và dl limonen, Hoµng ThÞ Ngäc 17 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ caryophylen, sesquiterpen alcol bậc 2 và sesquiterpen alcol bậc4. Lá ổi còn chứa sáp, nhựa, đường, caroten, các vitaminB , B, B, niacin và vitaminC, sitosterol, quercetin, các arabiosit của guaijaverin và avicularin, một số các axit triterpen như axit ursolic, oleanolic, cratagolic và guaijavolic, axit ellagic và glucosit 4.gentiobiosit của axit ellagic là amritosit. CH3 CH3 CH3 COOH CH3 CH3 HO H3C CH3 Acid cratagolic Vỏ thân ổi chứa 11-27%tanin được dùng trong kỹ nghệ sản xuất tanin và kỹ nghệ nhuộm vải. Vỏ cành có leucoanthocyanidin, axit lutelic, axit ellagic và amritosid (The Wealth of India VIII-1969,291,293). 1.2.5. Tác dụng dược lý. Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp tính ấm, có công dụng Hoµng ThÞ Ngäc 18 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng) cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, thấp độc, thấp chuẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết… Dưới đây xin được giới thiệu một số cách dùng cụ thể: Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính: (1) Lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần. (2) Lá ổi một nắm, gừng tươi 6-9g muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống. (3) Quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g, sắc uống. Cửu lỵ: (1) Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống. (2) Lá ổi tươi 30-60g sắc uống. (3) Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính, dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml. Trẻ em tiêu hoá không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo (tây thảo) 30g, hồng trà 10-12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Uống mỗi ngày từ 1-6 tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày. Tiêu chảy: (1) Búp ổi hoặc vỏ dọp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12 g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống. Hoµng ThÞ Ngäc 19 LuËn v¨n tèt nghiÖp Chuyªn nghµnh Hãa H÷u C¬ Búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với (2) 200ml nước, cô còn 100ml. Trẻ em 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml cách 2 giờ uống 1 lần. Người lớn mỗi lần uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần. Với tiêu chảy do lạnh, dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng (3) cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày, hoặc búp ổi hay lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 10g, gừng tươi 10g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng, hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g, riềng 20g, ba thứ sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm, hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g và hắc hương 18g, sắc uống. Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt), dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, (4) lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn, hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc uống nóng, hoặc bột vỏ dộp ổi 80 phần, bột gạch nô 20g phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần. (5) Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu, dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, co còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. (6) Với trẻ em đi lỏng, dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g, sắc kỹ lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10-15ml trẻ từ 1-2 tuổi uống 15-20 ml, mỗi ngày uống 3 lần. Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống. Băng huyết: quả ổi khô sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g pha với nước ấm. Tiểu đường: Hoµng ThÞ Ngäc 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan