Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nhân tố hấp thụ lên t...

Tài liệu Nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nhân tố hấp thụ lên tăng trưởng kinh tế tt

.PDF
24
522
143

Mô tả:

1 GIỚI THIỆU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Dòng vốn FDI tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các quốc gia trên Thế giới trong đó có Việt Nam. Sự dịch chuyển mục tiêu của các dòng vốn FDI đặt ra các thách thức vô cùng quan trọng dành cho các quốc gia đang có nhu cầu cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã làm cho nhiều nước rơi vào tình trạng rất khó khăn để thoát ra khỏi suy thoái càng sớm càng tốt. Suy thoái kinh tế gây ra nhiều hậu quả từ chính trị đến thể chế xã hội nếu chính phủ không nhanh chóng tìm giải pháp giải quyết vấn đề và vực dậy nền kinh tế. Dòng vốn FDI có đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy vấn đề tăng trưởng không? Cơ chế tác động của dòng vốn FDI tới tăng trưởng như thế nào? Đặc biệt là trong giai đoạn hậu khủng hoảng hay không? Làm cách nào để thu hút FDI và sử dụng hiệu quả trong môi trường mà dòng vốn FDI mang tính chất rất năng động, luôn dịch chuyển theo thời gian. Đó là vấn đề cần phải tìm hiểu để tìm ra giải pháp trong tình hình kinh tế hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án Tình hình nghiên cứu trong nước: Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào dòng vốn FDI để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, đã có không ít các nghiên cứu tìm hiểu về cơ chế truyền dẫn FDI tác động lên tăng trưởng nền kinh tế trong những năm vừa qua, tiêu biểu là Nguyễn Mại (2003), Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) và Freeman (2002). Các nghiên cứu có kết luận chung rằng FDI ở Việt Nam có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực. Tác động lan tỏa (spillover) của FDI cũng xuất hiện ở ngành công nghiệp chế biến nhờ di chuyển lao động và áp lực cạnh tranh. Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003) rút ra một số bài học cho Việt Nam bằng cách so sánh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt Nam trong thời kỳ 1979-2002. Đoàn Ngọc Phúc (2004) phân tích thực trạng của FDI trong thời kỳ 1988-2003 và kết luận tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn FDI. Xét về phương pháp luận, hầu hết các nghiên cứu về FDI ở Việt Nam sử dụng phương pháp phân tích định tính, tổng kết tình hình FDI vào Việt Nam dựa vào số liệu thống kê. Các kết luận về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tỷ trọng của FDI so với tổng đầu tư xã hội và đóng góp của khu vực có vốn FDI vào GDP hoặc vào tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành – những nghiên cứu này không trực quan, kết luận 2 không đủ vững để thuyết phục. Các nghiên cứu định lượng khác để kiểm định tác động tràn của FDI hầu như rất ít. Sự thiếu vắng các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình hóa có thể là do thiếu các dữ liệu cần thiết. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) là một trong số rất ít nghiên cứu dùng cả hai phương pháp định tính và định lượng. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ lượng hóa được tác động của FDI tới tăng trưởng của các tỉnh Việt Nam nhằm mục đích cuối cùng là tìm mối quan hệ giữa FDI và xóa đói giảm nghèo. Không phải theo dõi yếu tố tác động và cơ chế của FDI tác động lên GDP. Hầu như vẫn chưa có nghiên cứu nào thực sự đề cập đến các nhân tố hấp thụ FDI và định lượng về vấn đề này. Bên cạnh đó, lý thuyết về sự truyền dẫn này ở Việt Nam cũng chưa đề cập đến yếu tố về những cú sốc khủng hoảng như để khẳng định cho tính bền vững của lý thuyết. Tình hình nghiên cứu nước ngoài: Về lý thuyết, vốn FDI dường như đem lại nhiều lợi ích hơn so với các dòng vốn khác. Ngoài tác dụng làm gia tăng tổng vốn của một quốc gia, FDI còn có tác động tích cực là làm tăng năng suất của nền kinh tế thông qua việc chuyển giao công nghệ cũng như kinh nghiệm và kĩ năng quản lý (De Mello, 1997). Ngoài ra, vốn FDI có xu hướng ổn định hơn các loại vốn đầu tư khác, đồng nghĩa với việc quốc gia tiếp nhận vốn sẽ ít bị tổn thương hơn trước những rủi ro khi dòng vốn đầu tư bị gián đoạn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm, ở cả góc độ vi mô lẫn vĩ mô về tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế lại cho kết quả không đồng nhất. Ở một số nghiên cứu, vốn FDI đã được chứng minh là vừa có những tác động có lợi cũng như bất lợi đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó một vài nghiên cứu khác lại cho rằng FDI không ảnh hưởng đến tăng trưởng. Những nghiên cứu ở mức độ doanh nghiệp (firm level) thường cho rằng FDI không làm cải thiện tăng trưởng kinh tế (Görg & Greenaway, 2004). Ngược lại, nhiều nghiên cứu vĩ mô lại phát hiện vốn FDI có vai trò tích cực đối với hiệu suất hoạt động của nền kinh tế (Anis Omri, 2014). Tuy vậy, vẫn có một số kết quả khác như nghiên cứu của Akinlo (2004); Herzer, Klasen & Nowak-Lehmann (2008); Carkovic & Levine (2005) đã chỉ ra rằng các dòng vốn nước ngoài không thực sự có ảnh hưởng đáng kể lên tăng trưởng kinh tế. Carkovic & Levin (2005) nhấn mạnh rằng mối quan hệ đồng biến giữa FDI và hiệu suất hoạt động của nền kinh tế được tìm thấy trong những nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo hầu hết đều chưa thể giải quyết vấn đề nội sinh và bỏ sót biến trong mô hình nghiên cứu. Bên 3 cạnh đó, có những bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng thu được từ những nghiên cứu sử dụng hồi quy dữ liệu bảng cho kết quả rất yếu. Do những kết quả không thống nhất và còn bỏ ngỏ này nên cần có sự thận trọng khi đưa ra kết luận tổng quát về tác động của vốn FDI. Những chính sách dựa trên giả định rằng FDI sẽ đem lại hiệu ứng lan tỏa tích cực trong mọi hoàn cảnh có thể dẫn đến kết quả không như mong muốn. Một số nghiên cứu – trong đó nổi bật nhất là của Lipsey và Sjöholm (2005) - đã chỉ ra rằng kết quả thực nghiệm thu được khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng nếu tiến hành trên các mẫu khác nhau thì cho ra kết quả khác nhau, ngay cả khi áp dụng cùng một phương pháp hồi quy, cùng một mô hình trong cùng một thời kỳ. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm tiếp tục đóng góp vào những tranh luận hiện nay về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, góp phần lấp những khoảng trống trong nghiên cứu tác động của FDI và những nhân tố hấp thụ lên tăng trưởng kinh tế. Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ FDI trong một nền kinh tế thu nhập trung bình - thấp, bằng cách xây dựng mô hình thực nghiệm vừa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước vừa khai thác những nhân tố phù hợp. Thông qua các bằng chứng thực nghiệm có thể nhận diện vai trò của nguồn vốn FDI và vai trò của các nhân tố hấp thụ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và các nước có thu nhập trung bình – thấp. Từ kết quả của Lipsey và Sjöholm (2005), luận án tiến hành nghiên cứu về vấn đề FDI trên các khía cạnh khác: tại sao nền kinh tế các quốc gia lại có tác động khác nhau đối với FDI? Do đặc điểm riêng có hay trình độ phát triển kinh tế đã ảnh hưởng đến việc hấp thụ FDI của các quốc gia? Những đặc điểm riêng này được nhắc đến trong các nghiên cứu thực nghiệm về “khả năng hấp thụ” (absorptive capacities) hay còn gọi là “nhân tố địa phương” (local factors): bao gồm các vấn đề về chính sách kinh tế, cấu trúc của nền kinh tế và những đặc trưng khác cho từng quốc gia. Các vấn đề nói trên luôn là mối quan tâm của những nhà đầu tư. Những nhân tố giúp một quốc gia thụ hưởng lợi ích từ dòng vốn FDI cũng có tác động trong việc thu hút dòng vốn này. Tiếp tục mở rộng và đi sâu hơn đối với nghiên cứu của Lipsey và Sjöholm (2005), luận án tìm cách trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia và của Việt Nam không? 4 (2) Các kênh nào hấp thụ FDI vào nền kinh tế để từ đó thúc đẩy kinh tế của một quốc gia, trong đó có Việt Nam, tăng trưởng? (3) Liệu các có yếu tố nào không phản ánh đúng dự đoán về cơ chế hấp thụ FDI, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? (4) Các kênh hấp thụ FDI ở Việt Nam có gì khác biệt so với các quốc gia khác? Nguồn vốn FDI đã mang tới cho các nước rất nhiều cơ hội đầu tư nhưng cũng làm phát sinh một số lo ngại về hiệu quả lâu dài của vốn FDI trong việc phát triển kinh tế. Yêu cầu đặt ra là cần nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng của FDI và xác định lợi ích lâu dài mà FDI mang tới. Muốn đạt được những điều đó chúng ta cần phải xem xét những yếu tố nào thúc đẩy lợi ích từ FDI để có những giải pháp thích hợp. Về mặt thực tiễn, luận án đưa ra các khuyến nghị chung đối với Chính phủ của 33 quốc gia trong mẫu nghiên cứu và xem xét riêng từng tác động hấp thụ đối với Việt Nam. Từ đó, dựa trên bối cảnh đặc trưng của quốc gia mình, xem xét đưa ra những chính sách nhằm phối hợp một cách hài hòa các thành tố trong công thức tăng trưởng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu o Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án: Mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Xem xét mối quan hệ đó trong tác động của các nhân tố hấp thụ và một số biến kiểm soát nhằm xem xét tính vững trong khủng hoảng thể hiện qua các nhân tố như tăng trưởng kinh tế, FDI, thể chế kinh tế, giáo dục, tự do kinh tế, cơ sở hạ tầng, minh bạch chính phủ và tập hợp các biến kiểm soát có liên quan. o Phạm vi nghiên cứu: • Không gian nghiên cứu: Dữ liệu được thu thập cho nghiên cứu gồm 33 quốc gia theo các tiêu chí: thứ nhất, những quốc gia được Ngân hàng Thế giới phân loại vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình hoặc thấp bao gồm các quốc gia có tổng thu nhập quốc gia trên đầu người từ 876 đến 3.465 USD một năm. Thứ hai, các quốc gia có dân số vào năm 2014 trên 3,5 triệu người để bộ dữ liệu đồng bộ, tránh trường hợp những quốc gia có dân số quá ít, có khả năng có GDP trên đầu người quá cao dẫn đến kết quả thống kê bị lệch lạc. Thứ ba, những quốc gia được chọn trong mẫu nghiên cứu có thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại với trọng tâm là thu hút vốn FDI, căn cứ theo mục tiêu hành động trong giai đoạn và chính sách thu hút đầu tư FDI của các quốc gia đó. Ngoài ra, chọn lọc các quốc gia trong mẫu 5 nghiên cứu trên có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhưcùng gắn liền với một số hiệp định thương mại và lưu chuyển dòng vốn, cùng đặc điểm dân cư,… để có thể so sánh. • Khoảng thời gian: Dữ liệu về các biến trong mô hình được thu thập từ bộ dữ liệu World Development Indicators (WDI) phát hành bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank), ngoại trừ chỉ số tự do kinh tế Index of economic freedom (IEF) do tổ chức The Heritage Foundation và Wall Street Journal thu thập và tính toán, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2014. 5. Kết cấu của luận án Luận án được trình bày trong sáu phần. Cụ thể: i. Phần giới thiệu: đặt vấn đề, lý do lựa chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài; ii. Chương 1: Tác động của FDI và các nhân tố hấp thụ lên tăng trưởng kinh tế: khung lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm. iii. Chương 2: Thực trạng về FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1988 – 2014. iv. Chương 3 : Mô hình và phương pháp nghiên cứu v. Chương 4: Phân tích tác động của FDI và các nhân tố hấp thụ lên tăng trưởng kinh tế vi. Chương 5: Tổng kết và hàm ý chính sách. 6. Một số phát hiện và đóng góp lý luận của nghiên cứu Xét về yếu tố FDI, kết quả cho thấy ở những quốc gia có thu nhập trung bình thấp, FDI không có tác động tức thời lên tăng trưởng kinh tế mà phải sau khoảng một năm thì FDI mới thực sự phát huy vai trò thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, sau khoảng hai năm, có vẻ như các quốc gia đã không sử dụng tốt nguồn vốn này nên dẫn tới việc làm thu hẹp và hạn chế tăng trưởng kinh tế. Vì vậy có thể nói rằng, việc quá kỳ vọng tác động tích cực sẽ kéo dài sẽ là điều sai lầm ở các quốc gia này. Nền kinh tế tự do (ECOFREE), có tác động cùng chiều lên sự phát triển kinh tế tại nhóm nước trong mẫu nghiên cứu, thể hiện tác động tăng cường của ECOFREE đến hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng của FDI. Đối với Việt Nam, cần tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng nhằm mở rộng quan hệ ngoại thương, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. 6 Chất lượng lao động (chỉ số phát triển con người – HDI), có tác động lên tăng trưởng kinh tế trong hầu hết trường hợp. Kết quả cho thấy ở Việt Nam, việc phát triển con người cao hơn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn FDI, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ Việt Nam cũng như từng địa phương cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực vừa đảm bảo và không nên quá tập trung vào số lượng để đảm bảo chất lượng phục vụ tăng trưởng kinh tế, hướng đến những chuẩn mực của thế giới, nhất là khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và toàn cầu. Về yếu tố Minh bạch chính phủ. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp nói chung (trong đó có Việt Nam), thì hệ số của biến tương tác gặp phải nghịch lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hệ số tương tác (FDI*TRANS*VN) có ý nghĩa kinh tế rất cao và có tương quan dương điều đó thể hiện trong những năm gần đây, khi Chính phủ thực sự chú trọng đến việc tăng cường hiệu quả quản lý đã tạo được tác động tích cực góp phần gia tăng hiệu quả của dòng vốn FDI vào GDP. Cơ sở hạ tầng (INFRAS) thể hiện sự đổi mới công nghệ, đầu tư xây dựng cơ bản của quốc gia có tác động cùng chiều và là nhân tố giúp hấp thụ FDI. Theo như hệ số của biến tương tác thì khi Việt Nam xây dựng tốt cơ sở hạ tầng thì sẽ đón nhận được hiệu quả lớn hơn từ FDI mang lại. Điều này dẫn đến khuyến nghị về việc cần phải hoạch định xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại hoá trong tương lai. CHƯƠNG 1. TÁC ĐỘNG CỦA FDI VÀ CÁC NHÂN TỐ HẤP THỤ LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Giới thiệu Nội dung chương 1 trình bày một số lý thuyết kinh tế cho thấy vai trò của vốn đầu tư là một nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng và trình bày các nghiên cứu thực nghiệm góp phần khẳng định lý thuyết đánh giá tác động của dòng vốn FDI và các nhân tố hấp thụ FDI lên tăng trưởng kinh tế. Các lý thuyết này là tiền đề để định hình hướng phát triển luận án để lựa chọn mô hình, lập luận và lựa chọn biến cho mô hình. Kết quả của các nghiên cứu trước đây, cho thấy dòng vốn FDI và các nhân tố hấp thụ có thể tác động cùng chiều, ngược chiều, không tác động hoặc chỉ tác động trong một số điều kiện nhất định lên tăng trưởng kinh tế. 7 1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 1.2. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.3. Các lý thuyết về vai trò của vốn đầu tư lên tăng trưởng kinh tế 1.3.1. Mô hình Lý thuyết tăng trưởng cổ điển Lý thuyết này cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ kết thúc bởi vì sự gia tăng dân số và sự giới hạn nguồn tài nguyên trên trái đất. Những nhà kinh tế học cổ điển tin rằng sự gia tăng tạm thời trong GDP thực trên đầu người sẽ gây ra sự bùng nổ dân số và dẫn đến làm giảm GDP thực. 1.3.2. Mô hình Harrod – Domar Mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp ở các nước phát triển. Mô hình này cũng đề xuất những quan điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các nhu cầu về vốn tư bản, đặc biệt là vai trò của vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Mô hình Harrod-Domar được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển nhằm xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các nhu cầu về vốn. 1.3.3. Mô hình Solow – Swan (tân cổ điển – tăng trưởng ngoại sinh) Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển của Solow đi đến các kết luận chính: i) tốc độ tích lũy vốn tác động mức thu nhập dài hạn; ii) tốc độ tích lũy vốn không ảnh huởng đến tốc độ tăng trưởng; iii) tốc độ tăng trưởng được quyết định bởi tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động và thay đổi công nghệ, cả hai đều là ngoại sinh hay nằm ngoài mô hình; và iv) với tỉ lệ tiết kiệm và thay đổi công nghệ như nhau, các quốc gia có hệ số vốn trên sản lượng thấp hơn (đang phát triển) sẽ tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia có hệ số vốn trên sản lượng cao hơn (quốc gia giàu); v) do dó phải có sự hội tụ mức thu nhập trên mỗi lao động. 1.3.4. Mô hình tăng trưởng nội sinh Ngoài những giả định về tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ tăng trưởng cung lao động, trình độ và kỹ năng lao động, và sự thay đổi công nghệ một cách ngoại sinh, mà trong đó, một hay nhiều biến này được xác định ngay trong mô hình, trở thành biến nội sinh của mô hình. Các mô hình cải tiến này khác với mô hình Solow ở chỗ giả định rằng nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc vào suất sinh lợi tăng dần theo quy mô. 1.3.5. Một số nhánh lý thuyết khác 8 Lý thuyết tăng trưởng đồng nhất Tương tác giữa tiến bộ công nghệ và sự gia tăng quy mô dân số đã góp phần tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng cân đối (Blanced growth) Lý thuyết giả định rằng chính phủ của các quốc gia chưa phát triển cần đầu tư lớn vào đồng thời một số ngành. Bân cạnh đó, nghiên cứu của Ragnar Nurkse (1941) cũng đã chỉ ra các yếu tố xác định quy mô thị trường bao gồm: cung tiền, dân số, vị trí địa lý, chi phí giao dịch và rào cản thương mại, khuyến khích bán hàng, năng suất, đảm bảo cho sự tăng trưởng về kinh tế. Mô hình “Big Push” Mô hình này nhấn mạnh đến quyết định của doanh nghiệp liệu để công nghiệp hoá hoặc không dựa vào kì vọng của các doanh nghiệp khác. Mô hình tập trung vào các yếu tố cung tiết kiệm, cầu và hàm yếu tố sản xuất. Mô hình tăng trưởng Schumpeterian Sự đổi mới không tự thân tạo ra tăng trưởng. Cần có hai yếu tố để biến sự đổi mới thành các khoản đầu tư thực là doanh nghiệp và ngân hàng, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chính. Mô hình tăng trưởng có mối liên hệ với thể chế Chỉ ra được mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng GDP và điều hành thể chế. Mô hình tăng trưởng có mối liên hệ với nguồn lực con người Nguồn nhân lực có mối quan hệ vô cùng mật thiết đối với tăng trưởng kinh tế. Mô hình tăng trưởng và tiêu thụ năng lượng. Theo lý thuyết kinh tế năng lượng, tiêu thụ năng lượng và sự hữu dụng của năng lượng có liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế. 1.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI 1.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm có kết quả kết luận FDI có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế 1.4.2. Các nghiên cứu thực nghiệm có kết quả kết luận FDI không tác động đến tăng trưởng kinh tế 1.4.3. Các nghiên cứu thực nghiệm có kết quả kết luận FDI có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế 1.4.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ hỗn hợp giữa FDI và tăng trưởng kinh tế 9 1.5. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố hấp thụ tác động đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu thực nghiệm, ở cả góc độ vi mô lẫn vĩ mô về tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế cho kết quả không đồng nhất. Ở một số nghiên cứu, vốn FDI đã được chứng minh là vừa có những tác động có lợi cũng như bất lợi đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó một vài nghiên cứu khác lại cho rằng FDI không ảnh hưởng đến tăng trưởng. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã đề ra cách thức giải quyết bằng cách đưa vào mô hình các nhân tố hấp thụ nhằm kiểm soát các yếu tố vừa đóng vai trò là nhân tố thu hút vốn FDI vừa là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.5.1. Môi trường thể chế kinh tế Xuất phát từ lý thuyết tăng trưởng kinh tế và thể chế mà Acemoglu và cộng sự (2005) đặt nền tảng. Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của thể chế (institution), đặc biệt là tự do hoạt động kinh tế, trong quá trình tăng trưởng. Một mặt, cải cách thể chế kinh tế có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất hoạt động của nền kinh tế, mặt khác cải cách là tín hiệu để thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Một trong những khía cạnh quan trọng của một thể chế kinh tế tốt là sự mở cửa thị trường và mức độ phát triển của thị trường tài chính. Việc mở cửa thị trường giúp tạo điều kiện cho dòng vốn FDI gia tăng nhanh hơn và vì thế thúc đẩy tăng trưởng cao hơn (Quinn,1997). Ở một khía cạnh khác, một vài tác giả thì cho rằng thị trường tài chính phát triển là điều kiện tiên quyết để FDI có thể thúc đẩy tăng trưởng. Lập luận này cho rằng FDI chỉ có thể thúc đẩy tăng trưởng khi thị trường tài chính ở quốc gia nhận đầu tư phát triển một cách đầy đủ và có khả năng giúp chu chuyển dòng vốn đến các hoạt động đầu tư sản xuất có hiệu quả. Hơn nữa, hiệu ứng lan tỏa về kiến thức (knowledge spillovers) chỉ xảy ra khi các doanh nghiệp trong nước có khả năng đầu tư vào việc tiếp thu công nghệ nước ngoài và điều này có thể bị hạn chế khi thị trường tài chính trong nước kém phát triển (Adams, 2009; Alfaro, Chanda, Kalemli-Ozcan, & Sayek, 2009; Hermes & Lensink, 2003). Alfaro và cộng sự (2004) cũng cho rằng tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thuận lợi ở các quốc gia đã phát triển thị trường tài chính. 1.5.2. Về giáo dục Lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã nhấn mạnh vai trò của vốn con người lên tăng trưởng kinh tế, và vốn con người thường được đo lường 10 bằng trình độ giáo dục. Vì vậy mà nhân tố giáo dục luôn được xem xét đến trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, ở cả góc độ vi mô lẫn vĩ mô. FDI góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia khi lực lượng lao động đạt được mức độ nhất định của tiêu chuẩn giáo dục. Doanh nghiệp đa quốc gia cũng có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp trong nước thông qua đào tạo các nhà cung cấp địa phương để đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn của kiểm soát chất lượng theo yêu cầu công nghệ của các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, chuyển giao công nghệ và hiệu quả lan tỏa không xuất hiện tự động mà phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nước sở tại được quyết định chủ yếu bởi các điều kiện về nguồn nhân lực. Đối với các nghiên cứu từ góc độ doanh nghiệp, ở góc độ vi mô, vấn đề được quan tâm là liệu nhân tố giáo dục có thúc đẩy hiệu ứng lan truyền xảy ra hay không. Nghiên cứu của Blomstrom, Globerman, và Kokko (2001) là một đại diện tiêu biểu cho hướng tiếp cận này. Kết quả thu được từ các tác giả này cho thấy nhân tố giáo dục thật sự có vai trò thúc đẩy tăng trưởng thông qua cơ chế lan tỏa của FDI, và điều này đã được kiểm chứng bởi một số nghiên cứu khác có cùng cách tiếp cận. Tuy nhiên, các nghiên cứu theo cách tiếp cận vi mô này chỉ chứng minh được rằng hiệu ứng lan tỏa và vai trò của giáo dục với hiệu ứng này tồn tại ở một số ngành cụ thể, tại một số quốc gia cụ thể chứ chưa cung cấp được bằng chứng thực nghiệm để có thể đi đến kết luận tổng quát rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.5.3. Chất lượng cơ sở hạ tầng Chất lượng cơ sở hạ tầng địa phương, đặc biệt là truyền thông và giao thông vận tải cũng là nhân tố có liên quan đến tăng trưởng kinh tế (Easterly, 2001; Li & Liu, 2004). Theo các kết quả đạt được từ một khảo sát về tác động của cơ sở hạ tầng của World Bank, 1994, đã có những bằng chứng đáng kể cho thấy cơ sở hạ tầng là một nhân tố cốt lõi cho hoạt động kinh tế. Cơ sở hạ tầng được định nghĩa bao gồm giao thông vận tải, viễn thông, nước và vệ sinh môi trường, năng lượng và khí đốt, và các công trình khác, và có thể đo lường bằng nhiều chỉ số khác nhau. 1.5.4. Quá trình đô thị hóa Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ lâu đã thu hút quan tâm của nhiều nghiên cứu trên thế giới, vấn đề này đã được đề cập trong lý thuyết hiện đại hóa (modernization theory). Hoselitz (1960) cho rằng đô thị hóa là một hiện tượng tất yếu của 11 quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt điều này diễn ra khá mạnh mẽ ở các nước đang phát triển khi họ từng bước áp dụng mô hình tăng trưởng từ các nước công nghiệp. Các thành phố lớn thường sẽ có nhiều thuận lợi cho việc hấp thụ nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như ngoài nước vì thị trường tiêu thụ rộng lớn, cấu trúc dân số đa dạng, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, nguồn lao động chất lượng cao, khả năng thích nghi văn hóa mới và dễ dàng tiếp cận với các kênh giao tiếp chính trị và những nhà làm luật khác. (Crenshaw, 1991; Dicken, 1986; Edington, 1984; Leung, 1990). Đặc biệt là mối liên hệ giữa đô thị hóa và sự phát triển hệ thống thể chế. Khi một quốc gia chuyển đổi từ một nền kinh tế sản xuất nông nghiệp thâm dụng lao động sang một nền kinh tế sử dụng lao động cho công nghiệp và dịch vụ. Hoạt động sản xuất giảm được sự thâm dụng đất đai và thường được tập trung ở các thành phố lớn. Vì vậy, đô thị hóa làm dịch chuyển dân cư từ khu vực nông thôn sang thành thị với môi trường kinh tế cũng như chính trị tốt hơn. 1.5.5. Môi trường kinh tế vĩ mô Ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô lên hoạt động kinh tế cũng như khả năng thu hút dòng vốn nước ngoài đã được đề cập đến trong nhiều bài nghiên cứu (Demekas, Horvath, Ribakova, & Wu, 2007). Sự bất ổn vĩ mô có thể sẽ gây cản trở cho quá trình tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế. Những chỉ báo cho độ bất ổn kinh tế vĩ mô thường được dùng là lạm phát, tỷ lệ nợ nước ngoài cao và thâm hụt ngân sách. Những nhân tố này được cho là làm gia tăng tính bất ổn, làm xấu đi môi trường kinh doanh và do đó làm giảm tốc độ tăng trưởng. Hơn nữa, chúng còn tạo ra sự không chắc chắn, từ đó, không chỉ ngăn cản việc tiếp cận dòng vốn nước ngoài, mà còn làm giảm hiệu ứng thúc đẩy năng suất của FDI, theo nghiên cứu của Prufer và Tondl (2008). Các nghiên cứu trước đây cũng cho ra 2 luồng bằng chứng thực nghiệm: nhóm các nghiên cứu tìm thấy mối tương quan dương giữa ổn định vĩ mô và tăng trưởng (Bleaney, 1996; Fischer, 1993) và một nhóm khác cho rằng ổn định vĩ mô có vai trò không đáng kể trong tăng trưởng kinh tế (Easterly and Levine, 2003, Hausmann và cộng sự, 2005). Những lập luận nghi ngờ về vai trò của ổn định vĩ mô đối với tăng trưởng kinh tế cho rằng trong dài hạn vai trò của ổn định vĩ mô sẽ dần giảm đi nếu có sự thay đổi về thể chế. Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy lập luận về vai trò của ổn định vĩ mô đến với tăng trưởng cần mang tính thận trọng. Kết luận 12 Các nghiên cứu đã góp phần khẳng định lý thuyết đánh giá tác động của dòng vốn FDI và các nhân tố hấp thụ FDI lên tăng trưởng kinh tế, với nhiều nguồn dữ liệu và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy dòng vốn FDI và các nhân tố hấp thụ có thể tác động cùng chiều, ngược chiều, không tác động hoặc chỉ tác động trong một số điều kiện nhất định lên tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian có những hạn chế do số lượng quan sát không nhiều nên kết quả ước lượng có thể bị chệch và sử dụng để dự báo sẽ không chính xác. Các nghiên cứu dạng dữ liệu bảng có thể khắc phục được nhược điểm của dữ liệu chuỗi thời gian. Tuy nhiên, khi thực hiện ở nhiều quốc gia cũng có những tồn tại do mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng có về khả năng hấp thụ như về thể chế, sự ổn định kinh tế vĩ mô, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, trình độ lực lượng lao động … do đó, việc xác định vai trò của các nhân tố tác động trực tiếp, hay gián tiếp lên tăng trưởng chưa được rõ ràng. Do đó, luận án sử dụng dữ liệu dạng bảng với mẫu nghiên cứu bao gồm các quốc gia có nhiều điểm tương đồng với nhau như: về mức thu nhập, về thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại với trọng tâm thu hút vốn FDI, dân số… và các quốc gia này có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam để có thể so sánh. Bên cạnh đó, mô hình được xây dựng sao cho tác động của dòng vốn FDI và các nhân tố hấp thụ lên tăng trưởng kinh tế cũng như vai trò của các nhân tố này tác động lên mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được tách biệt rõ ràng. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Giới thiệu Chương 2 tiến hành phân tích về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nhìn chung, có thể thấy rằng FDI có mối quan hệ cùng chiều với GDP. GDP tăng mạnh nhất và tập trung mạnh nhất ở các lĩnh vực mà FDI đầu tư vào, điều đó càng thể hiện rõ hơn tác động của FDI tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khi GDP tăng thì hầu như tất cả các chỉ số vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam cũng biến động theo hướng tích cực. 2.1. Thực trạng về FDI tại Việt Nam 2.1.1. Tình hình đăng ký và thực hiện FDI tại Việt Nam 2.1.2. Hình thức đầu tư 2.1.3. Lĩnh vực đầu tư 13 2.2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2014 2.2.1. Biến động về tăng trưởng GDP 2.2.2. Biến động về GDP bình quân 2.2.3. Tỷ lệ đóng góp của các nhóm ngành kinh tế trong GDP 2.3. Tác động của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam 2.3.1. Tác động tích cực 2.3.1.1. Về mặt kinh tế 2.3.1.2. Về mặt xã hội 2.3.2. Tác động tiêu cực CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giới thiệu 3.1. Hồi quy với dữ liệu bảng 3.1.1. Dữ liệu Mẫu nghiên cứu lựa chọn được gồm 33 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2014 (từ năm 1995, dữ liệu cho toàn bộ các quốc gia được chọn nghiên cứu mới đầy đủ). Các quốc gia trong mẫu nghiên cứu trên có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như cùng gắn liền với một số hiệp định thương mại và lưu chuyển dòng vốn, cùng đặc điểm dân cư,… để có thể so sánh. Dữ liệu được tập hợp theo dạng dữ liệu bảng (panel data) nhằm tiến hành phân tích mối quan hệ theo dữ liệu các quốc gia trên thế giới qua các năm. 3.1.2. Phương pháp Generalized Method of Moment 3.2. Mô hình 3.2.1. Giới thiệu mô hình Mô hình được xây dựng sao cho tác động của dòng vốn nước ngoài và các nhân tố hấp thụ lên tăng trưởng kinh tế, cũng như vai trò của những nhân tố này lên mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, được tách biệt rõ ràng. Cụ thể, mô hình như sau: GGDPi,t = α + β.FDIi,t +Σθi.Fi,t+ Σλi.FDIi,tFi,t+ Σδi.Xi,t + Στi.Zi,t + i,t Trong đó: - GGDPi,t biểu diễn tăng trưởng kinh tế của quốc gia i có bao gồm thời gian t gắn liền với độ trễ. - FDIi,t biểu diễn dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của quốc gIa i có bao gồm thời gian t gắn liền với độ trễ. 14 - Fi,t biểu diễn các nhân tố hấp thụ của quốc gia i có bao gồm thời gian t gắn liền với độ trễ. - Xi,t biểu diễn biến kiểm soát. - Zi,t biểu diễn các biến giả trong mô hình. - i,t biểu diễn các yếu tố không chắc chắn và nhiễu (white-noise) trong mô hình GMM. 3.2.2. Mô tả biến Biến phụ thuộc Các biến độc lập Các biến tương tác Các biến kiểm soát Biến giả 3.2.3. Nguồn dữ liệu các biến 3.2.4. Thống kê mô tả 3.2.4.1. Thống kê mô tả các biến 3.2.4.2. Hệ số tương quan giữa các biến 3.2.5. Kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA FDI VÀ CÁC NHÂN TỐ HẤP THỤ LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Giới thiệu Nội dung chương 4 phân tích các mô hình, bắt đầu tư mô hình tổng thể để hiểu được lý thuyết tổng quát về các yếu tố tác động lên tăng trưởng, trong đó có nguồn vốn FDI. Từ mô hình, có thể thấy được hầu hết các yếu tố có tác động cùng chiều giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP. Trong đó, ngoại trừ HDI không có ý nghĩa thống kê, thì 3 yếu tố còn lại như sự tự do kinh tế, cơ sở hạ tầng và minh bạch chính phủ đều có tác động đáng kể trong việc góp phần làm tăng GDP. Tuy nhiên, tác động này chưa rõ rệt, bởi theo giả thiết thì đối với GDP những yếu tố này được cho là có tác động gián tiếp thông qua kênh FDI giúp khuếch đại tác động thực của FDI. Để kiểm chứng, luận án đã tiến hành phân tích thêm các yếu tố có tác động hấp thụ vốn FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết quả nhận được khá đúng với kì vọng. Các yếu tố hấp thụ tương tác của FDI được khuếch đại, góp phần hỗ trợ cho tăng trưởng GDP. Biến giả Việt Nam được sử dụng nhằm bóc tách tác động gián tiếp này để phân tích riêng tình hình ở Việt Nam. 15 4.1. Tác động của FDI và các yếu tố vĩ mô lên tăng trưởng kinh tế - mô hình tổng thể Trong mô hình này, kết quả cho thấy FDI trễ 1 năm tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, điều này phù hợp với hầu hết các lý thuyết kinh tế về tăng trưởng và dòng vốn.Tuy nhiên, trong mô hình này, ta cũng thấy được, qua 2 năm thì dòng vốn FDI không có tác động cùng chiều thúc đẩy tăng trưởng nữa, mà FDI lại có tác động ngược chiều Về vai trò của yếu tố giáo dục, mặc dù đây chỉ là biến kiểm soát nhưng lại thể hiện rõ ràng, việc đầu tư giáo dục sẽ góp phần làm tăng trưởng GDP. Biến số minh bạch của chính phủ, mặc dù có ý nghĩa thống kê cao nhưng lại không có ý nghĩa kinh tế khi được phân tích độc lập. Biến số này sẽ được xem xét kỹ hơn trong mô hình phân tích thành phần. Trong điều kiện khủng hoảng, nền kinh tế ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp vẫn tiếp tục tăng trưởng và không có dấu hiệu sụt giảm. Qua đó có thể thấy rằng, Việt Nam cũng như các quốc gia có thu nhập trung bình thấp chịu tác động yếu từ các cuộc khủng hoảng kinh tế (20072008 và 1997-1999). Mô hình cũng cho thấy chất lượng lao động mới là yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế chứ không phải là số lượng dân số (POPUL). Bảng 4.1: Kết quả hồi quy tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế GGDPt-1 INTGDP FDI FDIt-1 4.1a 4.1b 4.1c 4.1d 4.1e 4.1f .0813075 .1433978 .0760219 .0769725 .076179 .063204 [1.57] [2.52] [1.47] [1.49] [1.49] [1.17] 2.57e-07 7.76e-07 3.45e-07 1.37e-06 1.53e-06 3.16e-06 [0.897] [0.43] [0.16] [0.59] [0.60] [1.18] .0021683 .0087465 .0024429 .0030972 .0006775 -.0003048 [0.919] [0.35] [0.908] [0.14] [0.03] [-0.01] .0635848 .0672726 .0650436 .0653744 .0644754 .0687032 [2.57] [2.25] [2.66] [2.72] [2.65] [3.10] - - .0795834 .0798962 [-1.82] [-2.57] .0033987 .0034798 .0035746 .0046711 .003388 .0053172 [8.27] [1.43] [3.73] [3.56] [8.09] [5.88] .0009246 .0013564 .0013205 .0024185 .000648 .0049578 [0.74] [1.15] [0.59] [1.21] [0.51] [2.34] -.0813002 FDIt-2 EDU POPUL ECOFREE [-2.62] - -.080481 [-2.54] .0802874 [-2.57] -.083507 [-2.48] 16 .0000463 [-0.26] .0232033 HDI [-1.02] .0001709 INFRAS [-0.72] -.0087883 TRANS DUM_CS [-2.80] .0449504 .0449474 .044787 .0444137 .0442892 [10.19] [10.37] [10.22] [10.35] [9.98] .0245117 .0251598 .0315142 .0258542 .0418182 [2.18] [2.09] [2.17] [2.76] [2.15] VN Obs 587 587 587 587 587 578 AR(1) -3.97 -4.10 -3.93 -3.95 -3.93 -3.76 AR(2) -1.23 -1.11 -1.29 -1.29 -1.27 -1.14 Sargan test (P-value) 0.016 0.037 0.013 0.013 0.012 0.004 Hansen test (P-value) 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 4.2. Các yếu tố hấp thụ FDI - mô hình phân tích thành phần 4.2.1. Tác động của nhân tố thể chế kinh tế (ECOFREE) Biến ECOFREE không có tác động riêng lẻ giúp cho tăng trưởng nền kinh tế. Để có thể thúc đẩy tăng trưởng thì ECOFREE phải kết hợp với FDI. Kết quả này cho thấy rằng, từ việc thông thoáng trong kinh tế như tự do vốn, thủ tục, tự do hoạt động phát triển trong khuôn khổ pháp luật tốt… sẽ giúp cho nguồn vốn đầu tư có tác động tích cực và gia tăng sự tăng trường kinh tế. Ở Việt Nam, ECOFREE có tác dụng hấp thụ FDI tốt hơn các quốc gia khác trong số nước có thu nhập trung bình thấp. Bảng 4.2: Kết quả hồi quy tác động của nhân tố thể chế kinh tế (ECOFREE) GGDPt-1 INTGDP FDI 4.2a 4.2b 4.2c 4.2d 4.2e .0738199 .0776342 .0729177 .0581047 .0590937 [1.41] [1.48] [1.39] [1.08] [1.09] 7.62e-07 1.50e-06 3.15e-06 4.02e-06 5.67e-06 [0.33] [0.59] [1.09] [1.34] [1.73] -.1463475 -.0970862 -.16978 -.1696114 -.1661016 [-1.74] .0636929 FDIt-1 [2.71] -.0797676 FDIt-2 [-2.45] [-0.91] [-2.00] [-1.73] [-1.38] .0642675 .0628899 .0688973 .0685293 [2.71] [2.76] [3.26] [3.30] -.0809612 -.0802538 -.0861925 -.086818 [-2.52] [-2.40] [-2.49] [-2.47] 17 EDU POPUL FDI*ECOFREE ECOFREE .0037736 .0046319 .0040538 .0044255 .004893 [3.99] [3.21] [4.26] [3.96] [3.27] .002931 .0021933 .0033719 .0044391 .0044325 [1.14] [0.81] [1.27] [1.60] [1.48] .0028256 .001899 .0032253 .0031524 .0030638 [2.03] [1.05] [2.35] [1.94] [1.53] -.0001335 .0001585 -.0001918 .0004624 .0005205 [-0.67] [0.39] [-0.96] [1.74] [1.07] -.03772 -.0133069 [-0.80] [-0.28] HDI -.000263 INFRAS [-1.09] TRANS DUM_CS FDI* ECOFREE *VN -.0001585 [-0.64] -.0160953 -.0158567 [-3.39] [-3.22] .0439809 .0435696 .0430488 .0421574 .0414776 [9.98] [10.21] [9.90] [9.69] [9.69] .0713865 .0846269 .0861778 .1182696 .1313666 [2.19] [2.41] [2.55] [2.29] [2.31] Obs 587 587 587 578 578 AR(1) -3.94 -3.94 -3.94 -3.73 -3.72 AR(2) -1.35 -1.31 -1.37 -1.13 -1.13 Sargan test (P-value) 0.013 0.012 0.010 0.004 0.003 Hansen test (P-value) 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 4.2.2. Tác động của nhân tố con người (HDI) Kết quả từ mô hình này cho thấy ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, HDI không có tác động hấp thụ FDI. Tuy nhiên, theo tình hình ở Việt Nam thì việc tăng cường phát triển dân số toàn diện có tác động đáng kể đối với việc hấp thụ FDI. Bảng 4.3: Kết quả hồi quy tác động nhân tố con người (HDI) 4.3a GGDPt-1 INTGDP FDI FDIt-1 4.3b 4.3c 4.3d 4.3e .0782177 .0810262 .0781893 .0626122 .0652313 [1.52] [1.58] [1.52] [1.16] [1.24] 1.17e-06 1.53e-06 3.19e-06 2.47e-06 5.23e-06 [0.49] [0.60] [1.17] [0.92] [1.70] - -.0333797 -.0323732 .0046534 [-0.28] [-0.29] [-0.05] .0650511 .0650425 .0644915 .0684554 .0697561 [2.68] [2.66] [2.69] [3.04] [3.18] .0391015 -.0321961 [0.29] [-0.22] 18 -.081925 - -.0824708 -.0849067 -.0865802 [-2.46] .0819457 [-2.42] [-2.37] [-2.43] .0046943 .0042817 .0052422 FDIt-2 [-2.50] .0044435 EDU POPUL .0048173 [3.40] [3.40] [3.62] [3.19] [3.56] .0025023 .0010192 .0025193 .0043949 .001938 [1.11] [0.40] [1.07] [1.65] [0.74] .0143714 .0638633 .0573375 -.079982 [- [0.07] [0.26] [0.19] 0.29] -.0200693 - -.0238359 .0234427 -.039625 [-0.94] .0525322 [-1.12] [1.03] [-0.98] .0657836 FDI*HDI [0.28] HDI [-1.32] ECOFREE .0003286 .0008342 [1.09] [2.14] INFRAS -.000225 -.0000906 [-0.97] [-0.39] TRANS -.0103656 -.01583 [-2.96] [-3.33] .0440381 .0436619 .0432466 .0434437 .0420479 [9.83] [10.16] [9.87] [9.47] [9.74] .1051191 .6214861 7.019438 .5818242 .961785 FDI*HDI *VN [2.31] [2.55] [2.77] [2.08] [2.49] Obs 587 587 587 578 578 AR(1) -3.95 -3.95 -3.74 -3.74 -3.74 AR(2) -1.26 -1.25 -1.10 -1.10 -1.05 Sargan test (P-value) 0.011 0.012 0.003 0.003 0.003 Hansen test (P-value) 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 DUM_CS 4.2.3. Tác động của nhân tố minh bạch chính phủ (TRANS) Kết quả từ phân tích mô hình cho thấy, nhìn chung ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, tương tác của yếu tố này vào FDI không có ý nghĩa thông kê. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, sự minh bạch có tác động rất lớn đến việc cải thiện hiệu quả trong sử dụng dòng vốn nước ngoài và góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Bảng 4.4: Kết quả hồi quy tác động nhân tố minh bạch chính phủ (TRANS) GGDPt-1 INTGDP FDI 4.4a 4.4b 4.4c 4.4d 4.4e .0640752 .0604154 .0596146 .0630875 .0625597 [.88] [1.13] [1.09] [1.16] [1.13] 3.25e-06 3.79e-06 2.77e-06 5.56e-06 5.46e-06 [1.43] [1.28] [0.99] [1.86] [1.64] -.0432762 -.0734335 -.0809262 -.0656258 -.0621534 19 FDIt-1 FDIt-2 EDU POPUL FDI*TRANS TRANS [.83] [-1.10] [-1.05] [-0.70] [-1.20] .0673005 .0684063 .0669171 .0662468 .0684702 [3.13] [3.13] [3.07] [3.14] [3.22] -.0823549 -.0844693 -.0814056 -.0823935 -.0857913 [-2.41] [-2.49] [-2.38] [-2.36] [-2.52] .0053762 .0042938 .0041953 .005553 .0050515 [5.63] [3.81] [3.12] [5.97] [3.46] .0052628 .0031436 .0048422 .0054034 .003008 [2.18] [1.29] [2.00] [2.17] [1.19] .0164863 .0268012 .0302947 .0241126 .0221878 [0.57] [1.25] [1.22] [0.80] [0.87] -.0090932 -.0173308 -.0126929 -.0098151 -.0169167 [-2.46] [-3.37] [-2.81] [-2.68] [-3.27] ECOFREE .0005902 .0007414 [2.29] [1.79] .0334271 HDI -.0267962 [1.29] [-0.61] -.0002568 INFRAS -.0001284 [-1.13] [-0.54] .0434658 .0427392 .0436362 .0425907 .0419789 [9.59] [9.91] [9.53] [9.66] [10.00] 1.978243 1.965967 1.744795 2.220522 2.271096 [2.25] [2.46] [2.03] [2.48] [2.47] Obs 578 578 578 578 578 AR(1) -3.78 -3.73 -3.75 -3.79 -3.74 AR(2) -1.16 -1.10 -1.17 -1.18 -1.08 Sargan test (P-value) 0.004 0.003 0.003 0.003 0.003 Hansen test (P-value) 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 DUM_CS FDI*TRANS *VN 4.2.4. Tác động của nhân tố cơ sở hạ tầng (INFRAS) Cuối cùng, biến cơ sở hạ tầng kết hợp với FDI và biến giả Việt Nam có ý nghĩa thống kê cao. Biến cơ sở hạ tầng cho thấy ý nghĩa kinh tế của việc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm qua, điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi để dòng vốn FDI trở nên hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP. Chính vì vậy, để có thể thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn FDI, thì bên cạnh các yếu tố nêu trên thì phát triển cơ sở hạ tầng có ý nghĩa rất quan trọng. Bảng 4.5: Kết quả hồi quy tác động của nhân tố cơ sở hạ tầng (INFRAS) 4.5a 4.5b 4.5c 4.5d 4.5e GGDPt-1 .0777454 [1.49] .0777017 [1.49] .0790579 [1.51] .0680296 [1.25] .0675875 [1.28] INTGDP 1.90e-06 2.22e-06 3.43e-06 4.68e-06 4.74e-06 20 [0.73] [0.87] [1.23] [1.79] [1.56] FDIt-2 .0019148 [0.09] .0636637 [2.56] -.0804036 [2.44] .0017497 [0.08] .0636318 [2.58] -.0805246 [-2.42] 2.541 [0.14] .0636966 [2.61] -.0809248 [-2.40] -.0015997 [-0.07] .0658958 [2.86] -.0847608 [-2.35] -.000404 [-0.02] .0681692 [2.95] -.0872812 [-2.49] EDU .0034317 [7.76] .0036416 [3.94] .0046772 [3.67] .0051975 [5.95] .0049034 [3.34] POPUL .000648 [0.41] .0011267 [0.48] .0020691 [0.99] .0043444 [1.79] .0018101 [0.79] -.0003287 [0.09] -.0002108 [[0.72] -.0002889 [-0.08] -.0002268 [-[0.81] -.000045 [-0.29] -.0005689 [-0.15] -.0002491 [-0.88] -.0000174 [-0.00] -.0002472 [-0.92] -.0006485 [-0.16] -.0000954 [-0.35] .0007966 [2.14] -.0345952 [-0.88] -.0076939 [-2.60] -.0148258 [-3.16] FDI FDIt-1 FDI*INFRAS INFRAS ECOFREE -.0216504 [-1.05] HDI TRANS DUM_CS .043607 [9.99] .043574 [9.88] .0432639 [9.86] .0427221 [9.50] 0420925 [9.80] FDI*INFRAS *VN .1465192 [3.05] .1507162 [2.85] .1735306 [2.78] .1910896 [2.86] .2011345 [2.62] Obs 587 587 587 587 586 AR(1) -3.93 -3.95 -3.97 -3.80 -3.76 AR(2) -1.28 -1.30 -1.30 -1.12 -1.04 Sargan test (P-value) 0.011 0.009 0.011 0.003 0.003 Hansen test (P-value) 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 Tóm lại, trong toàn bộ các mô hình, khi thay đổi các biến ước lượng trong mô hình nhưng lý thuyết vẫn được giữ vững đối với dữ liệu của 33 quốc gia có thu nhập trung bình thấp (trong đó có Việt Nam). Kết quả cho thấy: - FDI năm t-1 có tác động cùng chiều, làm thúc đẩy tăng trưởng GDP. - FDI năm t-2 có mối quan hệ ngược chiều làm suy giảm sự tăng trưởng GDP. Theo Brecher và Alejandro (1977), thì lợi nhuận từ các khoản đầu tư FDI không được quản lý kĩ sẽ được chuyển quá mức về quốc gia mẹ, gây thâm hụt cán cân thanh toán và suy giảm tăng trưởng của các nước đầu tư. - Thể chế nền kinh tế có tác động cùng chiều làm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. - Đối với biến số thể hiện chất lượng lao động. Kết quả không có mối quan hệ hấp thụ FDI ở các nước có thu nhập trung bình thấp, hay tác động trực tiếp lên tăng trưởng nền kinh tế. Tuy nhiên, khi phân tích đặc thù hấp thụ nhân tố FDI ở Việt Nam biến này lại có ý nghĩa thống kê cao.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan