Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thiết kế trạm trộn bê tông năng suất 60 m3-h ,khắc phục sự cố và phươ...

Tài liệu Nghiên cứu thiết kế trạm trộn bê tông năng suất 60 m3-h ,khắc phục sự cố và phương pháp bảo dưỡng

.PDF
120
555
148

Mô tả:

nghiên cứu thiết kế trạm trộn bê tông năng suất 60 m3-h ,khắc phục sự cố và phương pháp bảo dưỡng
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BÊ TÔNG VÀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BÊ TÔNG VÀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BÊ TÔNG VÀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG 1.1 Khái niệm chung về bê tông. Trong lãnh vực xây dựng, bê tông là một nguyên vật liệu vô cùng quan trọng, thông qua chất lượng bê tông cơ thể đánh giá chất lượng của toàn bộ công trình. Chất lượng bê tông phụ thuộc vào các thành phần như: cát, đá, nước, xi măng… Bê tông là một hỗn hợp được tạo thành từ cát, đá, xi măng, nước… Trong đó cát và đá chiếm 80% - 85%, xi măng chiếm 8% - 15%, còn lại là khối lượng của nước, ngoài ra còn có chất phụ gia thêm vào để đáp ứng yêu cầu cần thiết. Có nhiều loại bê tông tùy thuộc vào thành phần của hỗn hợp trên. Mỗi thành phần cát, đá, xi măng … khác nhau sẽ tạo thành nhiều Mác bê tông khác nhau. 1.2 Các thành phần cấu tạo bê tông. 1.2.1 Xi măng. Việc lựa chon xi măng là đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất ra bê tông, có nhiều loại xi măng khác nhau, xi măng mác càng cao thì khả năng kết dính càng tốt và làm chất lượng thiết kế bê tông tăng lên tuy nhiên giá thành của xi măng mác cao là rất lớn. Vì vậy khi thiết kế bê tông vừa phải đảm bảo chất đúng yêu cầu kĩ thuật và giải quyết tốt bài toán kinh tế. 1.2.2 Cát. Cát dùng trong sản xuất bê tông có thể là cát thiên nhiên hay cát nhân tạo, kích thước hạt cát là từ 0.4 – 5 mm. Chất lượng cát phụ thuộc vào thành phần khoáng, thành phần tạp chất, thành phần hạt… Trong thành phần của bê tông cát chiếm khoảng 29%.S 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BÊ TÔNG VÀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG 1.2.3 Đá dăm. Đá dăm có nhiều loại tùy thuộc vào kích cỡ của đá, do đó tùy thuộc vào kích cỡ của bê tông mà ta chọn kích thước đá phù hợp. Trong thành phần bê tông đã dăm chiếm khoảng 52%. 1.2.4 Nước. Nước dùng trong sản xuất bê tông phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn để không ảnh hưởng xấu đến khả năng ninh kết của bê tông và chống ăn mòn kim loại. 1.2.5 Chất phụ gia. Phụ gia sử dụng có dạng bột, thường có hai loại phụ gia: • Loại phụ gia hoạt động bề mặt: Loại phụ gia hoạt động bề mặt này mặc dù được sử dụng một lượng nhỏ nhưng có khả năng cải thiện đáng kể tính chất của hỗn hợp bê tông và tăng cường nhiều tính chất khác của bê tông. • Loại phụ gia rắn nhanh: Loại phụ gia rắn nhanh này có khả năng rút ngắn quá trình rắn chắc của bê tông trong điều kiện tự nhiên cũng như nâng cao cường độ bê tông. Hiện nay trong công nghệ sản xuất bê tông người ta còn sử dụng phụ gia đa chức năng. 1.2.6 Ví dụ về tỷ lệ pha trộn các thành phần trong bê tông. Tính cho 1 m3 bê tông Thành phần Mac bê tông Đơn vị 100 150 2 200 250 300 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BÊ TÔNG VÀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG Xi măng Kg 225.2 268.7 325.2 368.8 410.1 Cát Kg 820.8 792.3 782.8 769.5 756.2 Đá Kg 1668.2 1639.7 1628.3 1580.8 1571.3 Nước Lít 146.4 174.7 208.2 228.7 246.1 Bảng 1.1 Tỷ lệ pha trộn bê tông với xi măng P400. 1.3 Một số tính chất đặc thù của bê tông. 1.3.1 Cường độ của bê tông. Cường độ của bê tông là độ cứng rắn của bê tông chống lại các lực từ ngoài mà không bị phá hoại. Cường độ của bê tông phản ánh khả năng chịu lực của nó. Cường độ của bê tông phụ thuộc vào tính chất của xi măng, tỷ lệ nước và xi măng, phương pháp đổ bê tông và điều kiện đông cứng. Đặc trưng cơ bản của cường độ bê tông là "mác" hay còn gọi là "số liệu". Mác bê tông ký hiệu M, là cường độ chịu nén tính theo (N/cm2) của mẫu bê tông tiêu chuẩn hình khối lập phương, kích thước cạnh 15cm, tuổi 28 ngày được dưỡng hộ và thí nghiệm theo điều kiện tiêu chuẩn (t0 20±20C), độ ẩm không khí W 90÷100%. Mác M là chỉ tiêu cơ bản nhất đối với mọi loại bê tông và mọi kết cấu. Tiêu chuẩn nhà nước quy định bê tông có các mác thiết kế sau: - Bê tông nặng: M100, M150, M200, M250, M300, M350, M400, M500, M600. Bê tông nặng có khối lượng riêng khoảng 1800 ÷2500kg/m3 cốt liệu sỏi đá đặc chắc. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BÊ TÔNG VÀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG - Bê tông nhẹ: M50, M75, M100, M150, M200, M250, M300 bê tông nhẹ có khối lượng riêng trong khoảng 800 ÷1800kg/m3, cốt liệu là các loại đá có lỗ rỗng, keramzit, xỉ quặng... Trong kết cấu bê tông cốt thép chịu lực phải dùng mác không thấp hơn M150. Cường độ của bê tông tăng theo thời gian, đây là một tính chất đáng quý của bê tông, đảm bảo cho công trình làm bằng bê tông bền lâu hơn những công trình làm bằng gạch, đá, gỗ, thép. Lúc đầu cường độ bê tông tăng lên rất nhanh, sau đó tốc độ giảm dần.Trong môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) thuận lợi sự tăng cường độ có thể kéo dài trong nhiều năm, trong điều kiện khô hanh hoặc nhiệt độ thấp thì cường độ bê tông tăng không đáng kể. 1.3.2 Tính co nở của bê tông. Trong quá trình rắn chắc, bê tông thường phát sinh biến dạng thể tích, nở ra trong nước và co lại trong không khí. Về giá trị tuyệt đối độ co lớn hơn độ nở 10 lần một giới hạn nào đó, độ nở có thể làm tốt hơn cấu trúc của bê tông còn hiện tượng co ngót luôn kéo theo hậu quả xấu. Bê tông bị co ngót do nhiều nguyên nhân: trước hết là sự mất nước hoặc xi măng, quá trình Cacbon hoá Hyđroxit trong đá xi măng. Hiện tượng giảm thể tích tuyệt đối của hệ xi măng - nước. Co ngót là nguyên nhân gây ra nứt, giảm cường độ, chống thấm và để ổn định của bê tông, và bê tông cốt thép trong môi trường xâm thực. Vì vậy đối với những công trình có chiều dài lớn, để tránh nứt người ta đã phân đoạn để tạo thành các khe co dãn. 1.3.3 Tính chống thấm của bê tông. Tính chống thấm của bê tông đặc trưng bởi độ thẩm thấu của nước qua kết cấu bê tông. Độ chặt của bê tông ảnh hưởng quyết định đến tính chống thấm của nó. Để tăng cường tính chống thấm phải nâng cao độ chặt của bê tông bằng cách đầm kỹ, lựa chọn tốt thành phần cấp phối hạt của cốt liệu, giảm tỷ lệ nước, xi măng ở vị trí số tối thiểu. Ngoài ra để tăng tính chống thấm người ta còn trộn bê tông một số chất phụ gia. 1.3.4 Quá trình đông cứng của bê tông và biện pháp bảo quản. 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BÊ TÔNG VÀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG Quá trình đông cứng của bê tông phụ thuộc vào quá trình đông cứng của xi măng thời gian đông kết bắt đầu không sớm hơn 45 phút… Vì vậy sau khi trộn bê tông xong cần phải đổ ngay để tranh hiện tượng vữa xi măng bị đông cứng trước khi đổ thời gian từ lúc bê tông ra khỏi máy trộn đến lúc đổ xong 1 lớp bê tông (không có tính phụ gia) không quá 90' khi dùng xi măng pooclăng không quá 110', khi dùng xi măng pooclăng xỉ, tro núi lửa, xi măng pulơlan. Thời gian vận chuyển bê tông (kể từ lúc đổ bê tông ra khỏi máy trộn) đến lúc đổ vào khuôn và không nên lâu quá làm cho vữa bê tông bị phân tầng. Thời gian vận chuyển cho phép của bê tông (không có phụ gia). Nhiệt độ 0 ( C) Thời gian vận chuyển (phút) 20-30 45 10-20 60 5-10 90 Bảng 1.2 Thời gian vận chuyển cho phép của bê tông 1.4 Giới thiệu về trạm trộn bê tông. 1.4.1 Trạm trộn bê tông nhựa nóng (Asphalts). 5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BÊ TÔNG VÀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG Bê tông nhựa nóng là hỗn hợp bao bồm: nhựa đường (hắc ín), đá, chất phụ gia… tạo thành, nó được ứng dụng phổ biến trong xây dựng đường xá, các công trình giao thông, cầu, cảng… được rải lên bề mặt. Hình 2.1: Trạm trộn bê tông nhựa nóng. Trạm trộn bê tông nhựa nóng có cấu tạo gọn, không chiếm nhiều diện tích lắp đặt như trạm trộn bê tông tươi, tuy nhiên nó có cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều. Khác với trạm trộn bê tông tươi, hiện nay trong nước có rất ít công ty có khả năng sản xuất trực tiếp hoàn toàn một trạm trộn bê tông nhựa nóng. Các trạm nhựa nóng hiện nay chủ yếu được nhập từ nước ngoài, chủ yếu là của Hàn Quốc như Dongsung được phân phối bởi một số công ty như Pesco…. 6 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BÊ TÔNG VÀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG Giá thành nhập của một trạm nhựa nóng hiện nay là rất cao, vì vậy chi phí đầu tư là rất lớn, chỉ những công trình cần đầu tư hàng chục ngàn tấn bê tông nhựa nóng trở lên mới nên đầu tư dây chuyền này. Còn biện pháp phổ biển cho công trình cần ít lượng bê tông nhựa nóng là mua bê tông thương phẩm của các công ty chuyên cung cấp bê tông này. 1.4.2 Trạm trộn bê tông xi măng tự động. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang làm thay đổi diện mạo đất nước ta hàng ngày, và trạm trộn bê tông xi măng đóng vai trò hết sức quan trọng, vì nó cung cấp bê tông cho hầu hết các công trình trọng điểm. Dưới đây là một số hình ảnh về một số dạng trạm trộn bê tông xi măng đang có trên thị trường: Trạm trộn bê tông xi măng cấp liệu băng tải, loại này được dùng phổ biến hiện nay, tuy nhiên ở những nơi có diện tích lắp đặt hẹp, thì không sử dụng được. Và tại những nơi có diện tích lắp đặt hẹp, người ta sử dụng trạm trộn bê tông dùng tời kéo skip chứa vật liệu lên thùng trộn bê tông, đây cũng là một loại dùng phổ biến hiện nay. 7 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BÊ TÔNG VÀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG Hình 2.2: Trạm trộn bê tông xi măng cấp liệu bằng tời kéo. Hình 2.3: trạm trộn bê tông xi măng cấp liệu băng tải. 8 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG CHƯƠNG II KHÁI QUÁT VỀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG 2.1 Giới thiệu chung. Trạm trộn bê tông xi măng là một tổng thành nhiều cụm và thiết bị, các cụm thiết bị này phải phối hợp nhịp nhàng với nhau để hoà trộn các thành phần: cát, đá, nước, phụ gia và xi măng tạo thành hỗn hợp bê tông xi măng * Các yêu cầu chung về trạm trộn - Đảm bảo trộn & cung cấp được nhiều mác bê tông với thời gian điều chỉnh nhỏ nhất - Cho phép sản xuất được sản xuất được hai loại hỗn hợp bê tông khô hoặc ứơt - Hỗn hợp bê tông không bị tách nước hay bị phân tầng khi vận chuyển - Trạm làm việc êm không ồn, không gây ô nhiểm môi trường - Lắp dựng sữa chữa đơn giản - Có thể làm việc ở hai chế độ là tự động hoặc bằng tay 2.2 Các loại thiết bị trong trạm trộn bê tông xi măng tự động. Ở trạm trộn bê tông hiện đại bao gồm các cụm, thiết bị chính như sau: - Cụm cấp liệu - Thiết bị định lượng (cát, đá, xi măng, nước và phụ gia) - Hệ thống điều khiển - Thiết bị trộn- máy trộn - Kết cấu thép 9 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG 2.2.1 Cụm cấp liệu. 2.2.1.1 Cấp cát đá lên thùng trộn bê tông: Việc cấp cát, đá cho trạm trộn có nhiều phương án khác nhau song tham khảo thực tế ta có hai phương án sau: a. Cấp liệu kiểu gầu cào-skíp - Nguyên lý: vật liệu đá, cát được t ập kết ngoài bãi ơ các ngăn riêng biệt, sau đó được gầu cào đổ vào thiết bị định lượng , sau khi được định lượng vật liệu được xả vào skíp, từ skíp vật liệu đổ vào thùng trộn - Ưu-Nhược điểm của phương pháp này: + Ưu điểm:  Cấp liệu trực tiếp từ bãi chứa mà không qua thiết bị vận chuyển trung  Diện tích mặt bằng cho toàn trạm không cần lớn lắm gian + Nhược điểm:  Vật liệu ở bãi chứa phải được vun cao cho đủ lượng dự trữ  Việc cấp liệu cho máy trộn không liên tục  Bãi chứa phải có vách ngăn phân chia vật liệu - Với phương án này chỉ áp dụng cho trạm trộn có năng suất thấp. b. Cấp liệu kiểu boongke - băng tải - Nguyên lý: vật liệu (cát, đá) đựoc tập kết ngoài bãi sau đó được máy xúc gầu lật đổ vào bunke, thiết bị định lượng. Sau khi được định lượng đúng yêu cầu thì băng tải vận chuyển đổ vào thùng trộn - Ưu - Nhược điểm: 10 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG + Ưu điểm:  Cấp liệu cho máy trộn được liên tục  Vật liệu ở bãi chứa không cần phải vun caovà không cần phải có tấm phân cách vật liệu + Nhược điểm:  Việc cấp liệu cho bunke phải có thiết bị chuyện dùng  Khoảng cách giữa bunke và thùng trộn tương đối lớn dẫn đến khả năng tiếp xúc của vật liệu với môi trường nhiều, sẽ gậy ô nhiễm môi trường nếu không được che chắn ky - Phương án này áp dụng cho các trạm trộn có năng suất lớn 2.2.1.2 Cấp xi măng. a. Dùng băng gầu tải: - Nguyên lý: xi măng từ bao bì nhỏ đổ vào phễu được băng gầu vận chuyển đổ vào xiclô nhỏ vào thiết bị định lượng, sau đó được xả vào thùng trộn. - Ưu - Nhược điểm: + Ưu điểm:  Có thể cấp xi măng cho trạm với khối lượng nhỏ  Kết cấu đơn giản , giá thành hạ + Nhược điểm:  Do cấp xi măng từ bao bì nên gây ô nhiểm  Năng suất vận chuyển thấp không thích hợp với trạm trộn có năng suất cao 11 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG b. Dùng xiclô: - Nguyên lý: xi măng rời từ xi téc được vận chuyển bằng khí nén vào xiclô sau đó được vít tải vận chuyển đổ vào thiết bị định lượng trước khi vào thùgn trôn - Ưu - Nhược điểm: + Ưu điểm:  Không gây ô nhiểm môi trường  Tiết kiệm được chi phí vận chuyển do nạp xi măng với khối lượng lớn + Nhược điểm:  Khi cần nạp liệu với khối lượng nhỏ không thuận lợi  Kết cấu phức tạp, giá thành đắt - Phương pháp này được dùng phổ biến ở các trạm trộn bê tông 2.2.2 Cấp nước và cấp phụ gia. Việc cấp nước và phụ gia hầu như điều dựa trên phương pháp cấp nước từ bồn chứa: nước từ bồn chứa theo đường ống xả xuống thiết bị định lượng và vào buồng trộn 2.2.3 Thiết bị định lượng. 2.2.3.1 Thiết bị định lượng kiểu thể tích. - Nguyên lý: vật liệu được xả vào trong thùng chứa có thể tích phù hợp với thể tích vật liệu cho một mẻ trộn - Ưu - Nhược điểm: + Ưu điểm: kết cấu đơn giản, gía thành hạ 12 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG + Nhược điểm: định lượng thành phần cốt liệu thiếu chính xác dẫn đến chất lượng bê tông không được đảm bảo - Định lượng theo thể tích thường dùng để định lượng nước & phụ gia hoặc dùng để định lượng vật liệu ở các trạm trộn bê tông nhỏ lẻ, nhưng hiện nay ít sử dụng 2.2.3.2 Thiết bị định lượng kiểu khối lượng. Phương pháp này có sự kết hợp giữa cơ và điện nên độ chính xác cao - Nguyên lý: vật liệu được xả vào bàn cân, trên bàn cân có gắn thiết bị cảm biến, tín hiệu nhận từ cảm biến được xử lý bởi máy tính sau đó kết quả được hiển thị trên bộ chỉ thị Ở đây cát đá được định lượng theo kiểu cộng dồn, còn nước, phụ gia và xi măng được định lượng độc lập - Ưu - Nhược điểm: + Ưu điểm: định lượng vật liệu có độ chính xác cao; có thể cộng dồn nhiều loại vật liệu trong một mẻ + Nhược điểm: kết cấu phức tạp, giá tành đắt - Hiện nay ngưòi ta dùng phương pháp định lượng kiểu khối lượng là chủ yếu 2.2.4 Hệ thống điều khiển Hệ thống điều khiển dùng ở trạm trộn chủ yếu dùng để điều khiển động cơ điện, điều khiển đóng mở cửa xả liệu ở bunke, thùng trộn….. Nói chung trên trạm trộn bao gồm các hệ thống điều khiển sau: 2.2.4.1 Hệ thống điều khiển kiểu truyền động điện: Chủ yếu dùng để điều chỉnh tốc độ, đóng mở các động cơ điện 2.2.4.2 Hệ thống điều khiển kiểu truyền động thuỷ lực. Chủ yếu dùng để đóng, mở cơ cấu chấp hành như cửa xả thùng trộn hay bunke 13 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG - Nguyên lý: việc đóng mở cơ cấu chấp hành được thực hiện nhờ áp lực của dòng chất lỏng - Ưu - Nhược điểm: +Ưu điểm:  Có khả năng truyền lực lớn và đi xa  Truyền động êm dịu  Do lực tác động lớn nên khắc phục được hiện tượng kẹt vạt liệu tại cửa  Tuổi thọ của hệ thống cao do được bôi trơn tốt xả + Nhược điểm:  Khó làm kín khít đường ống nên có hiện tượng rò rỉ chất công tác vào vật liệu làm giảm chất lượng bê tông  Các bộ phận của thiết bị thườgn đắt tiền 2.2.4.3 Hệ thống điều khiển kiểu truyền động khí nén. - Nguyên lý: việc đóng mở cơ cấu chấp hành được tiến hành nhờ áp lực của dòng khí nén - Ưu - Nhược điểm: + Ưu điểm:  Khoảng cách truyền động tương đối xa  Chất công tác là không khí có sẵn trong thiên nhiên  Bộ truyền động sạch không ảnh hưởng đến chất lượng bê tông  Tác động nhanh 14 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG  Giá thành hạ + Nhược điểm:  Áp lực truyền nhỏ  Đòi hỏi an toàn về chống nổ bình khí khắt khe  Lực va đập lớn 2.2.5 Thiết bị trộn- Máy trộn. Dùng để trộn cát, đá, xi măng, phụ gia và nước tạo thành hỗn hợp bê tông có 2 loại máy trộn được dùng chủ yếu hiện nay: 2.2.5.1 Máy trộn cưỡng bức hoạt động chu kỳ. - Cấu tạo: thùng trộn có dạng trụ đứng, động cơ điện bố trí phía trên thùng trộn liên kết với trục trộn qua họp giảm tốc. Các cánh trộn bố trí phía trên trục trộn và quay tròn còn thùng trộn đúng yên Cửa nạp liệu bố trí phía trên nắp thùng trộn cửa xả liệu ở đáy thùng trộn. - Phạm vi ứng dụng : loại này được dùng để trộn bê tông cho các xưởng bê tông đúc sẵn hoặc trộn bê tông cho các công trình đòi hỏi chất luợng cao, quá trình trộn đều đồng thời tiết kiệm được khoang 20%-30% xi măng 2.2.5.2 Máy trộn cưỡng bức liên tục. - Cấu tạo: thùng trộn có dạng trụ ngang, quá trình trộn được thực hiện nhờ hai trục trộn ăn khớp với nhau nhờ cặp bánh răng ăn khớp, chiều dài thùng trộn được đảm bảo sao cho thời gian cốt liệu đi từ cửa nạp đến cửa xả đúng bằng thời gian trộn - Phạm vi ứng dụng: trộn bê tông cho các công trình xây dựng đòi hỏi khối lượng bê tông lớn chất lươ bê tông cao và trôn bê tông liên tục 2.2.6 Kết cấu thép. 15 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG - Dùng để đỡ toàn bộ các cụm thiết bị thuộc trạm như: Thiết bị định lượng, bunke phụ, máy trộn, băng tải, cabin điều khiển (nếu có)...v.v…Ngoài ra còn có kết cấu thép đỡ xiclô, kết cấu thép đỡ bunke chính, cầu thang lên xuống và lan can. - Tùy theo khả năng công nghệ của từng nhà cung cấp mà thép sử dụng cũng không giống nhau, tuy nhiên vấn đề đảm bảo chất lượng và an toàn luôn được tuân thủ. 2.2.7 Một số cụm thiết bị khác. 2.2.7.1 Cụm chứa nước. Thường thì trong mỗi trạm trộn bê tông xi măng đều có một bể chứa nước chính, và một bể nước dự phòng có thể tích nhỏ hơn rất nhiều. Bể nước chính có thể được làm bằng thép hoặc bê tông, nên có thể thích từ 5m3 trở lên tùy theo năng suất của trạm đó lớn hay nhỏ. Bể nước dự phòng được sử dụng trong trường hợp, không thể cấp nước được từ bể nước chính, và nó có thể tích khoảng hơn 0.5m3 trở lên tùy theo trạm. 2.2.7.2 Cụm boongke chứa liệu. Thường là các phễu có nhiều ngăn tùy theo năng suất của trạm và yêu cầu sử dụng của nhà đầu tư mà thể tích của phễu này sẽ lớn hoặc nhỏ. Mỗi phễu thường có 3 khoang trong đó có hai khoang chứa đá và khoang còn lại chứa cát. Nhận xét luận văn: Trạm trộn bê tông là một thiết bị máy xây dựng không thể thiếu hiện nay, và trong tương lai vẫn chưa có một thiết bị nào khác có thể thay thế được nó. Do vậy em tin rằng việc chọn đề tài này là rất hữu ích trong vấn đề công nghệ và khả năng cung ứng bê tông chất lượng cao ngày càng tốt hơn. 16 CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ PHẦN II: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VÀ THIẾT KẾ MỘT SỐ CỤM CHI TIẾT CỦA TRẠM TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG Ở đây do thời gian hạn chế và không có nhiều cơ sở để tính toán nên luận văn này của em chủ yếu đi sâu vào phân tích các cụm và đưa ra các phương án cho nhiều cụm đó. Cơ sở tính toán dựa trên khảo sát thực tế các trạm trộn bê tông 60m3/h của công ty Cổ phần Công Nghệ Cao - Hitechco và các số liệu được đo trực tiếp tại nhà máy và công trường lắp đặt trạm CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 3.1 Lựa chọn nguyên lý thiết kế. 3.1.1 Nguyên lý 1: Sơ đồ nguyên lý. Xem hình dưới. 3.1.2 Ưu nhược điểm: Ưu điểm. + Dùng vít tải cấp xi măng, đây là một tron những phương pháp mang lại sự ổn định cao và ít ảnh hưởng đến môi trường. + Được dùng phổ biến trong các công ty sản xuất bê tông thương phẩm, nhờ hệ thống cấp liệu băng tải, nhờ băng tải mà vật liệu được vận chuyển liên tục và giảm tiếng ồn. + Dùng trong các trạm có năng suất lớn, đòi hỏi lượng bê tông nhiều. + Ngày nay, mọi người đang có xu hướng sử dụng phương án này để thiết kế trạm trộn, nhờ có tính thẩm mỹ cao, và khả năng đáp ứng năng suất cao của nó. 17 CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ + Sử dụng silô để chứ xi măng, vừa đáp ứng được nhu cầu xi măng trong nhiều giờ hoạt động liền, và không gây ô nhiễm môi trường. Silô ximăng Bể chứa ước Bãi chứa đá Bãi chứa cát Vít tải xiên Máy bơm Máy xúc gầu lật Máy xúc gầu lật Phễu cân ximăng Phễu cân nước Bonke gom đá Bonke gom cát Băng tải cân liệu Băng tải chuyển Ô tô chở BT Máy trộn Phễu trung gian Hình 3.1: Sơ đồ 1 Nhược điểm + Kết cấu dài, do sử dụng băng tải cấp liệu, do vậy ở những nơi có diện tích lắp đặt nhỏ thì sử dụng phương án này là không phù hợp. + Tiêu thụ điện năng cao do, băng tải cần công suất lớn để vận chuyển. + Giá thành cao hơn một chút, so với phương án không sử dụng kết cấu băng tải cấp liệu. 3.2 Nguyên lý 2 18 CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 3.2.1 Sơ đồ nguyên lý. Xilô ximăng Bể chứa nước Bãi chứa đá Bãi chứa cát Vít tải Máy bơm Gầu cào Gầu cào Thùng cân ximăng Thùng cân nước Bonke gom đá Bonke gom cát Bonke cân cát, đá Tời kéo Ô tô chở BT Máy trộn Hình 3.2: Sơ đồ 2 3.2.2 Ưu - nhược điểm Ưu điểm. + Có kết cấu nhỏ gọn, do sử dụng phương pháp chuyển vật liệu lên thùng trộn bằng tời kéo skip, do vậy thích hợp sử dụng ở những nơi có địa hình nhỏ hẹp, phương án này hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến nhờ đặc điểm nổi trội này, đặc biệt trong các công tình xây dựng dân dụng. + Tiết kiệm điện năng hơn so với phương pháp cấp liệu bằng băng tải do, động cơ dùng để kéo skip chuyển liệu có công suất thấp hơn trong trạm trộn bê tông có cùng năng suất. 19 CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ + Giá thành thấp, nhờ sử dụng tời kéo trên, do vậy phương án này có tính cạnh tranh cao về sức tiêu thụ trên thị trường. + Rất thích hợp trong các công trình cần lượng bê tông thấp, và cho các công trình vừa và nhỏ. + Sử dụng gầu ngoặm, có thể cấp liệu từ các xà lan dọc bờ sông, nên trong một số trường hợp sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển. Nhược điểm. + Cấp liệu không liên tục, do vậy không thể sử dụng trong các trạm trộn có năng suất cao, nên chủ yếu dùng trong các công trình nhỏ không phù hợp với những công trình đòi hỏi áp lực cao về năng suất trạm trộn. + Dùng tời kéo gây tiếng ồn lớn ảnh hưởng trực tiếp đến những người vận hành và xung quanh. + Sử dụng gầu cào cấp liệu vào các boongke, dẫn đến tính linh động không cao vì ở phương pháp sử dụng xe xúc lật có nhiều ưu điểm về khả năng linh hoạt trong di chuyển. 3.3 Lựa chọn phương án thiết kế. Căn cứ vào tình hình thực tế nhu cầu vể sử dụng trạm trộn bê tông ở nước ta và những ưu nhược điểm của các phương pháp mà ta vừa nêu, em chọn phương án 1 là phương án thiết kế, vì nó phù hợp với nền công nghiệp hóa nước nhà. Chúng ta đang tiến hành hiện đại hóa đất nước, trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng, nên trong tương lai sẽ cần các trạm trộn bê tông có công suất lớn mới đáp ứng được nhu cầu về bê tông trên thị trường. Mặc dù so với các trạm trộn cùng năng suất có kết cấu nhỏ hơn, thì phương án này sẽ làm tốn diện tích lắp đặt, nhưng điều đó ảnh hưởng không đáng kể vì hiện nay khi lên phương án lắp đặt trạm đa phần các nhà đầu tư đã chuẩn bị đầy đủ mặt bằng tại công trường. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan