Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng

.PDF
88
34
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------------- NGUYỄN HỒNG KHUÊ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------------- NGUYỄN HỒNG KHUÊ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Mã số ngành: 8.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Văn Điền CHỮ KÝ PHÒNG QLĐTSĐH CHỮ KÝ KHOA CHUYÊN MÔN Thái Nguyên - 2020 CHỮ KÝ GVHD i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. HỌC VIÊN Nguyễn Hồng Khuê ii LỜI CẢM ƠN Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo Thạc sĩ ngành Khoa học môi trường có đủ năng lực, trí sáng tạo và nâng cao trình độ, kiến thức làm việc. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Sau đại học và Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, cùng với nguyện vọng của bản thân, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng”. Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới: - Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, Khoa Môi trường cùng các giảng viên đã tận tình chỉ dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. - Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS. TS Trần Văn Điền – người hướng dẫn và cũng là người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. - Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót; tôi rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô, các cán bộ quản lý và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cao Bằng, ngày 10 tháng 10 năm 2020 HỌC VIÊN Nguyễn Hồng Khuê iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................... vii MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3 1.1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................3 1.1.2. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................13 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................14 1.2.1. Tổng quan thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới ................14 1.2.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ................................17 1.2.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Cao Bằng ....................... 20 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 22 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................22 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................22 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................22 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng......22 2.2.2. Hiện trạng quản lý bao gồm tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. .........................22 iv 2.2.3. Diễn biến khối lượng chất thải sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng đến năm 2025 .22 2.2.4. Những tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng ................................................................22 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...............................................................23 2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.............................................................24 2.3.3. Phương pháp dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trong tương lai ...... 24 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu và thông tin ..........................................................25 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 26 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.........26 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 26 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..................................................................... 30 3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng ....34 3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng . 34 3.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng ............................................................................... 35 3.2.3. Phí vệ sinh môi trường ........................................................................ 58 3.2.4. Nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường tại thành phố Cao Bằng ..........................................................................................................................60 3.4. Những vấn đề tồn tại và đề xuất một số giải pháp nâng cáo hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng ............................................................................................................65 3.4.1.Những vấn đề tồn tại ............................................................................ 65 3.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng .................................................................. 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 72 1. Kết luận .................................................................................................... 72 2. Kiến nghị .................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 74 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt .............................................................6 Bảng 1.2: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt .................................................................7 Bảng 1.3: Các cấp độ quản lý CTR tại châu Á - Thái Bình Dương..........................14 Bảng 1.4: Chi phí quản lý chất thải rắn theo các nhóm nước trên thế giới...............17 Bảng 1.5: Chi phí thu gom và vận chuyển ước tính (USD/tấn) ................................19 Bảng 3.1: Tài nguyên đất ..........................................................................................29 Bảng 3.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số thành phố Cao Bằng năm 2019 ........30 Bảng 3.3: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng ....................36 Bảng 3.4: Tổng khối lượng rác thải rắn sinh hoạt của thành phố Cao Bằng trong 5 năm gần đây .............................................................................................37 Bảng 3.5: Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cúa các xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Bằng ..........................................................................................39 Bảng 3.6: Tần suất thu gom CTRSH của các xã, phường ........................................43 Bảng 3.7: Điểm tập kết CTRSH của các xã, phường................................................45 Bảng 3.8: Phương tiện vận chuyển CTRSH trên địa bàn thành phố Cao Bằng........47 Bảng 3.9: Mức thu phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn Thành phố Cao Bằng hiện nay ................................................................58 Bảng 3.10: Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý CTRSH trên địa bàn TP Cao Bằng .....................................................................................60 Bảng 3.11: Đánh giá của người dân về chất lượng thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Cao Bằng ........................................................62 Bảng 3.12: Dân số thành phố Cao Bằng từ năm 2020 - 2025...................................63 Bảng 3.13: Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh của thành phố Cao Bằng từ năm 2020 – 2025 .............................................................................................64 Bảng 3.14: Thói quen xử lý CTRSH của người dân .................................................66 Bảng 3.15: Phân loại rác tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố Cao Bằng .................................................................................................................66 Bảng 3.16: Những vấn đề bất cập trong công tác QLCTRSH trên địa bàn Thành phố Cao Bằng .................................................................................................66 Bảng 3.17: Những khó khăn trong công tác QLCTRSH trên địa bàn TPCB ...........67 Bảng 3.18: Tổng hợp một số ý kiến, đề xuất của người dân và các nhà quản lý......68 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ chôn lấp rác .....................................................................................10 Hình 1.2: Biểu đồ phát sinh chất thải rắn trên đầu người trên thế giới .....................15 Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Cao Bằng ...................................................26 Hình 3.2: Sơ đng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành p .....................34 Hình 3.3: Biểu đồ khối lượng CTRSH của TP Cao Bằng 5 năm gần đây ................38 Hình 3.4: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh cúa các xã, phường trên trên địa bàn thành phố Cao Bằng năm 2018 ...................................................40 Hình 3.5: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh cúa các xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Bằng năm 2019 .........................................................40 Hình 3.6: Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTRSH tại TPCB .........................................42 Hình 3.7: Điểm tập kết CTRSH tại cổng Bệnh viện tỉnh Cao Bằng .........................46 Hình 3.8: Điểm tập kết CTRSH tại cổng Trường Mầm non 3 - 10 ..........................46 Hình 3.9: Phương tiện vận chuyển CTRSH trên địa bàn thành phố Cao Bằng ........48 Hình 3.10: Quy trình công nghệ bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Nà Lần – Chu Trinh ........................................................................................................52 Hình 3.11: Bãi xử lý rác Nà Lần – Chu Trinh ..........................................................54 Hình 3.12: Trạm xử lý nước rỉ rác ............................................................................54 Hình 3.13: Sơ đồ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt.....................55 Hình 3.14: Lò đốt CTRSH bằng khí tự nhiên CNC500 tại Bãi rác Nà Lần – Chu Trinh .................................................................................................................57 Hình 3.15: Mức quan tâm của người dân đến công tác QLCTRSH trên địa bàn thành phố Cao Bằng ..........................................................................................61 vii DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt HTX Hợp tác xã IGES Institute for Global Environmental Strategies – Viện chiến lược môi trường toàn cầu KHCN Khoa học công nghệ MT Môi trường NĐ - CP Nghị định Chính phủ QL Quản lý TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân UNCRD United Nations Centre for Regional Development – Trung tâm phát triển vùng Liên hợp quốc UNEP United Nations Environment Programme - Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc WB World Bank - Tổ chức Ngân hàng thế giới 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc của Việt Nam với trung tâm kinh tế, hành chính là thành phố Cao Bằng. Thành phố Cao Bằng được thành lập năm 2012, là đô thị loại III, hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 8 phường: Đề Thám, Duyệt Trung, Hòa Chung, Hợp Giang, Ngọc Xuân, Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang và 3 xã: Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang. Thành phố Cao Bằng với diện tích 107,12 km2, dân số năm 2018 là 123.275 người, mật độ dân số 660 người/km2. Thành phố trẻ Cao Bằng đang chuyển mình về kinh tế - xã hội, năm 2018 năm bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 với những mục tiêu quan trọng của Đại hội đảng bộ thành phố Cao Bằng lần thứ 12, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Cao Bằng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực, tất cả 17/17 chi tiêu kinh tế, xã hội cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh, thành phố sự ưu tiên đầu tư thể hiện trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đã được thực hiện tương đối đồng bộ. Cùng với sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của đô thị, dân cư ngày một gia tăng, theo đó lượng rác thải sinh hoạt được thải ra từ cộng đồng cư dân thành phố Cao Bằng ngày càng lớn và tăng dần qua các năm. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được các cấp rất quan tâm nhưng vẫn còn những tồn tại, cần có sự tham gia, vào cuộc của cả cộng đồng. Rác thải sinh hoạt là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên và nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý chất thải rắn thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường để hướng tới phát triển bền vững, được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 - Đánh giá được hiện trạng công tác quản lý bao gồm thu gom, vận chuyển và xứ lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - Xác định được những hạn chế/tồn tại và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài nghiên cứu góp phần mang lại thông tin thực tế, bổ sung vào nguồn kiến thức. - Giúp học viên gắn lý thuyết với thực tiễn để củng cố thêm các kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập tại nhà trường. Kết quả nghiên cứu của đề tài là những tư liệu khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài mang tính thực tiễn cao, vì vậy kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin thực tế về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, từ đó có các biện pháp nâng cao hiệu quả, giảm thiểu các tác động đến môi trường. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1 Khái niệm về môi trường - Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Quốc hội, 2014). - Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (Quốc hội, 2014). - Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường (Quốc hội, 2014). - Quy chuẩn kĩ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường (Quốc hội, 2014). - Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường (Chính phủ, 2015). 1.1.1.2 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt - Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người (Chính phủ, 2015). - Chất thải rắn đô thị là chất thải rắn thông thường phát sinh từ cư dân, doanh nghiệp, tổ chức trong khu vực đô thị (Bộ KH&CN, 2009) - Quản lý chất thải là quá trình hoạt động kiểm soát chất thải từ khi phát sinh đến thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải theo các quy định hiện hành của cơ quan quản lý có thẩm quyền (Chính phủ, 2015). - Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau (Chính phủ, 2015). 4 - Thu gom chất thải rắn sinh hoạt là hoạt động tập hợp và lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. - Lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt là việc giữ chất thải rắn sinh hoạt trong một khoảng thời gian nhất định ở các địa điểm được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý. - Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là quá trình chuyên chở chất thải rắn sinh hoạt từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. - Tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải rắn sinh hoạt. - Tái chế chất thải rắn sinh hoạt là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải sinh hoạt. - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. - Chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh. - Chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. - Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. - Chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt. - Chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt bao gồm chi phí đầu tư phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và vận hành cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vị khối lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển (Bộ KH&CN, 2009) 1.1.1.3 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt và các vấn đề môi trường - Chức năng môi trường: Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất con người. 5 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. Môi trường là nơi lưu giữ cung cấp thông tin cho con người (Lưu Đức Hải, 2009) - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). Ô nhiễm tiếng ồn là tập hợp các âm thanh các cường độ tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc nghỉ ngơi của con người. Hay những âm thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra có cường độ quá lớn, vượt qua mức chịu đựng của con người (Lương Văn Hinh và Cs, 2016). - Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Các nguồn phát sinh chủ yếu chất thải rắn sinh hoạt trong môi trường bao gồm: + Từ các khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, hay những hộ dân cư riêng biệt tách rời. Nguồn rác thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, đồ nhựa, lon hộp đựng thức ăn và các chất thải nguy hại… + Từ các trung tâm thương mại: Các quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan hay khách sạn… Các nguồn thải này cũng có thành phần tương tự như đối với khu vực dân cư. + Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng: Trường học, bệnh viện, hay các cơ quan hành chính… lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tương tự nhưng có khối lượng ít hơn. + Từ các dịch vụ đô thị, sân bay. + Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố. 6 + Từ các khu công nghiệp: Nguồn chất thải phát sinh từ sinh hoạt của các nhân viên làm việc trong khu vực này. + Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại hay vườn cây… Rác thải chủ yếu là thực phẩm dư thừa, rác nông nghiệp, các chất thải từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch và chế biến các sản phẩm hay sinh hoạt của người dân. - Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Bảng 1.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phần Định nghĩa Ví dụ Các chất cháy được Các loại giấy Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy. Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh… Hàng dệt, vải Có nguồn gốc từ các sợi. Vải, len, nylon… Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm. Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô… Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, đồ chơi, vỏ dừa… Phim cuốn, túi chất dẻo, chai, lọ, chất dẻo, dây điện… Cỏ, gỗ củi, rơm Các vật liệu và sản phẩm được chế rạ tạo từ gỗ, tre, rơm… Các vật liệu và sản phẩm được chế Chất dẻo tạo từ chất dẻo. Các vật liệu và sản phẩm được chế Da và cao su Bóng, giày, ví, băng cao su… tạo từ da và cao su. Các chất không cháy Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút. Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ… Các vật liệu phi Các vật liệu không bị nam châm hút. từ tính Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ Thuỷ tinh thuỷ tinh. Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng… Chai lọ, đồ đựng bằng thuỷ tinh, bóng đèn… Bất kỳ các loại vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thuỷ tinh. Vỏ chai, ốc, xương, gạch, đá, gốm… Các kim loại sắt Đá và sành sứ Tất cả các vật liệu khác không phân loại trong bảng này. Loại này có thể Các chất hỗn hợp chia thành hai phần: kích thước lớn hơn 5mm và loại nhỏ hơn 5mm. Đá cuội, cát, đất… (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và Cs, 2012) - Phân loại chất thải rắn sinh hoạt 7 Chất thải rắn sinh hoạt được phát sinh từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách khác: – Theo vị trí hình thành: Tuỳ theo vị trí hình thành mà người ta phân ra rác thải đường phố, rác thải vườn, rác thải từ các hộ gia đình… – Theo thành phần hoá học và vật lý: Theo tính chất hoá học có thể phân ra gồm chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim… Bảng 1.2: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt Phân loạirác Khái niệm Nguồn gốc Ví dụ Cách xử lý Rác hữu cơ là - Phần bỏ đi của - Các loại rau, Thu gom riêng loại rác dễ thực phẩm sau khi củ quả đã bị hư, vào vật dụng phân hủy và có lấy đi phần chế thối… chứa rác để tận thể đưa vào tái biến được thức ăn - Cơm/ canh/ dụng làm phân chế để đưa vào cho con người. thức ăn còn thừa compost. sử dụng cho - Phần thực phẩm hoặc bị thiu…. việc chăm bón thừa hoặc hư hỏng Các loại bã chè, và làm thức ăn không thể sử dụng bã cafe cho động vật. cho con người. - Cỏ cây bị xén/ - Các loại hoa, chặt bỏ, hoa lá cây, cỏ không rụng…. thải Rác hữu cơ được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường. Rác vô cơ Rác vô cơ là - Các loại vật liệu - Gạch/ đá, đồ những loại rác xây dựng không thẻ sành/ sứ vỡ hoặc dụng cụ chứa không thể sử sử dụng hoặc đã không còn giá rác và đưa đến dụng được nữa qua sử dụng và trị sử dụng. điểm tập kết để cũng không thể được bỏ đi. - Ly/ cốc/ bình xe chuyên tái chế được thủy tinh vỡ… dụng đến vận Thu gom vào 8 Phân loạirác Khái niệm Nguồn gốc Ví dụ Cách xử lý thải mà chỉ có thể - Các loại bao bì - Các loại vỏ sò/ chuyển, đưa đi xử lý bằng bọc bên ngoài hộp/ ốc, vỏ trứng… xử lý tại các cách mang ra chai thực phẩm. - Đồ da, đồ cao khu xử lý rác su, đồng hồ thải tập trung nilong được bỏ đi hỏng, băng đĩa theo quy định. sau khi con người nhạc, radio… dùng đựng thực không thể sử phẩm dụng. các khu rác thải - Các loại túi - Một số loại vật dụng/ thiết bị trong đời sống hàng ngày của con người. Rác tái chế Rác vô cơ là - Các loại giấy thải - Thùng carton, Cần được tách loại rác khó - Các loại hộp/ sách báo cũ. riêng, đựng phân chai/ vỏ lon thực - Hộp giấy, bì trong túi ny-lon hủy nhưng có phẩm bỏ đi thư, bưu thiếp hoặc túi vải để thể đưa vào tái đã qua sử dụng bán lại cho cơ chế để sử dụng - Các loại vỏ lon sở tái chế nhằm mục đích nước ngọt/ lon phục vụ cho bia/ vỏ hộp con người. trà…. - Các loại ghế nhựa, thau/ chậu nhựa, quần áo và vải cũ… (Nguồn: Nguyễn Trung Thắng và Cs, 2019) – Theo mức độ nguy hại: Chất thải được phân thành các loại sau: 9 + Chất thải nguy hại: Bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất có thể gây cháy nổ. + Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp. - Phương pháp thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon,…. * Thu gom Thu gom theo thành phần – Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy: Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost (tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy xử lý chế biến tập trung thành phân compost). – Thu gom rác khó phân hủy: + Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế. + Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định (Đặng Kim Chi, 2019). Thu gom theo thời gian và vị trí - Thu gom theo khối: trong hệ thống này, các xe thu gom chạy theo một quy trình đều đặn theo tần suất đã được thỏa ước, người dân sẽ mang rác đến đổ vào xe tại vị trí quy định theo tín hiệu do xe rác phát ra. - Thu gom bên lề đường: hệ thống thu gom này đòi hỏi một lịch trình tương đối chính xác. Rác thải được để trong sọt rác đặt bên lề đường, xe rác sẽ tới thu gom tại chỗ. * Vận chuyển Sử dụng xe ô tô chuyên dụng chở chất thải rắn sinh hoạt từ nơi tập kết đã quy định đến nơi xử lý, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. - Phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt + Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh 10 Rác thải được rải thành từng lớp, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng) với sơ đồ quy trình như sau: Hình 1.1: Sơ đ đ 1.1: ình nh Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác. Đây công nghệ đơn giản và chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo và đang phát triển nhưng tốn diện tích đất rất lớn. + Phương pháp thiêu đốt Quá trình dùng nhiệt độ cao (1.000-1.100C) để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển. Các nước phát triển còn sử dụng nhà máy đốt rác để phát điện, biến rác thành nhiên liệu có ích. Một số tỉnh thành ở nước ta đã áp dụng phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại. + Chế biến rác thải thành phân compost Chế biến rác hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost dùng trong nông nghiệp. Quy mô chế biến tập trung: Rác được phân loại, rác hữu cơ dễ phân hủy được tách ly, nghiền, ủ hiếu khí để tạo phân vi sinh. Thành lập nhà máy chế biến phân compost cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành tương đối cao. Quy mô hộ gia đình: Rác hữu cơ dễ phân hủy được phân loại riêng và ủ thành phân compost ngay trong sân vườn. Phân compost là chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không chứa các mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ rất cần cho cây trồng, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa duy trì độ phì cho đất. - Chất thải rắn sinh hoạt và các vấn đề môi trường + Ô nhiễm môi trường không khí do chất thải rắn sinh hoạt 11 Chất thải rắn sinh hoạt trong môi trường có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu, dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, chất thải rắn hữu cơ bị phân huỷ và sản sinh ra các chất khí (khí methan chiếm 63,8%, khí CO2 chiến 33,6% và một số khí khác). Trong đó, khí CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 ÷ 19%), đặc biệt là tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè sẽ cao hơn mùa đông. Bên cạnh đó, khi vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt sẽ phát sinh mùi do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân huỷ chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt gồm: khí amonia có mùi khai, hydrosulfur có mùi trứng thối, sulfur hữu cơ có mùi bắp cải thối rữa, amin có mùi cá ươn, diamin có mùi thịt thối, hay Cl2 hôi nồng… gây ô nhiễm đối với môi trường không khí xung quanh (Worldbank, 2018). + Tác động tiềm tàng của các chất khí phát sinh từ bãi rác như: Gây cháy nổ do sự tích tụ của các chất khí trong khu vực kín. Gây thiệt hại mùa màng và ảnh hưởng đến hệ thực vật do tác động đến lượng oxy trong đất. Một số loại khí như NH3, CO và các acid hữu cơ bay hơi, tuy phát sinh ít nhưng rất độc hại đối với thực vật, động vật và có khả năng hạn chế sự phát triển của thực vật. Gây khó chịu do mùi hôi thối từ các bãi rác, bãi chôn lấp sản sinh ra các khí NH3, H2S và CH4. Ô nhiễm tiếng ồn do vận hành các máy ép của hệ thống thu khí, các xe vận chuyển và các nhà máy xử lý rác. Gây hiệu ứng nhà kính do sự phát sinh của các chất khí thải CH4 và CO2. + Ô nhiễm môi trường nước do chất thải rắn sinh hoạt Đối với môi trường nước, chất thải rắn sinh hoạt không được thu gom theo quy định hoặc thải trực tiếp vào kênh rạch, sông hồ, gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông. Chất thải rắn hữu cơ phân huỷ trong nước sẽ gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước mặt và làm cho thuỷ sinh vật bị suy thoái. Chất thải rắn sinh hoạt phân huỷ và các chất ô nhiễm khác sẽ làm biến đổi màu của nước và tạo mùi khó chịu. Nước rò rỉ từ các bãi rác thải, bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh này đã gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm, đe doạ đến môi trường sống của các loài
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan