Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn và mức độ sẵn sàng chi trả cho thịt lợn an toàn của n...

Tài liệu Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn và mức độ sẵn sàng chi trả cho thịt lợn an toàn của người dân trên địa bàn thành phố huế

.PDF
136
5924
89

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NHU CAÀU TIEÂU DUØNG THÒT LÔÏN VAØ MÖÙC ÑOÄ SAÜN SAØNG CHI TRAÛCHO THÒT LÔÏN AN TOAØN CUÛA NGÖÔØI DAÂN TREÂN ÑÒA BAØN THAØNH PHOÁ HUEÁ Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hương Lớp: K42 - QTKDTM Niên khoá: 2008 - 2012 SVTH: Lê Thị Hương Giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Hòa Trang i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa Huế, tháng 05 năm 2012 Trong thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài “Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn và mức độ sẵn sàng chi trả cho thịt lợn an toàn của người dân trên địa bàn thành phố Huế”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của tất cả mọi người. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Minh Hòa - Giáo viên hướng dẫn, đã dành nhiều thời gian tâm huyết truyền đạt, chỉ dạy tận tình cho tôi những kiến thức bổ ích cũng như những thiếu sót trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn ban quản lý cùng tất cả các anh chị trong HTX TM – DV Thuận Thành, nơi tạo điều kiện để tôi thực tập tốt, nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập. SVTH: Lê Thị Hương Trang ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa Tôi cũng xin cảm ơn các phường, các tổ trưởng trên địa bàn thành phố Huế đã nhiệt tình cung cấp những số liệu hết sức bổ ích để tôi thực hiện tốt đề tài. Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người bạn, những người thân trong gia đình đã luôn luôn động viên, khuyến khích để tôi hoàn thành đề tài này. Do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nên đề tài không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong sự quan tâm, góp ý của quý thầy cô, quý cơ quan cũng như những ai quan tâm. Huế, ngày 03, tháng 05, năm 2012 Sinh viên thực hiện Lê Thị Hương Trang ii SVTH: Lê Thị Hương Trang iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................i 1.1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................3 1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3 1.4.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................3 1.4.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp ...............................................3 1.4.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu sơ cấp. ................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................11 1.1 Lý luận về nhu cầu ...............................................................................................11 1.1.1 Khái niệm nhu cầu .........................................................................................11 1.1.2 Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow ..................................................................11 1.2 Lý thuyết về người tiêu dùng và hành vi tiêu dùng .............................................13 1.2.1 Khái niệm người tiêu dùng ............................................................................13 1.2.2 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng....................................................13 1.2.3 Quá trình thông qua quyết định mua của người tiêu dùng ............................14 1.3 Một số vấn đề liên quan đến mặt hàng thịt lợn ....................................................16 1.3.1 Thực phẩm và an toàn thực phẩm .................................................................16 1.3.2 Các khái niệm liên quan thịt lợn....................................................................16 1.3.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt ở Việt Nam trong thời gian gần đây: ......18 1.4 Một số nghiên cứu liên quan đến thịt lợn ............................................................22 1.4.1 Nghiên cứu về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định khi mua thịt22 1.4.2 Nghiên cứu nhận thức của người dân về thịt chất lượng và đảm bảo an toàn23 1.4.3 Nghiên cứu về mức độ sẵn sàng chi trả:........................................................24 CHƯƠNG 2: NHU CẦU TIÊU DÙNG THỊT LỢN VÀ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CHI TRẢ CHO THỊT LỢN AN TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ .....................................................................................................25 SVTH: Lê Thị Hương Trang iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa 2.1 Tổng quan về thành phố Huế ...............................................................................25 2.1.1 Đặc điểm về dân số, lao động và giáo dục ....................................................25 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế hai năm 2010 và 2011.......................................26 2.1.3 Một số đặc điểm về sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn Tp Huế ..........29 2.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận về nhu cầu tiêu dùng thịt lợn và mức độ sẵn chi trả cho thịt lợn an toàn của người dân trên địa bàn Tp Huế.......................................30 2.2.1 Khái quát đặc điểm mẫu điều tra ...................................................................30 2.2.2 Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của người dân trên địa bàn Tp Huế ....................33 2.2.2.1 Thực trạng tiêu dùng thịt và thị lợn của người dân Tp Huế....................33 2.2.2.2 Đánh giá các nhân tố người tiêu dùng quan tâm khi mua thịt lợn ..........42 2.2.3 Đánh giá mức độ sẵn sàng chi trả của người dân cho thịt lợn an toàn ..........56 2.2.3.1 Đánh giá một số lo lắng của người dân về vấn đề an toàn của thit.........56 2.2.3.2 Đánh giá mức độ hiểu biết của người tiêu dùng đối với thịt an toàn:.....57 2.2.3.3 Thái độ của người tiêu dùng đối với thịt an toàn ....................................58 2.2.3.4 Mức độ sẵn sàng trả thêm tiền của người tiêu dùng đối với thịt an toàn 59 2.4 Đánh giá chung ....................................................................................................68 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚISẢN XUẤT THỊT LỢN....................................................................................................................70 3.1 Định hướng ..........................................................................................................70 3.2 Giải pháp đối với tiêu thụ thịt lợn an toàn trên địa bàn Tp Huế: .........................73 3.3 Giải pháp để HTX TM – DV Thuận Thành cung cấp thịt ra thị trường..............74 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................76 3.1 Kết luận ................................................................................................................76 3.2 Kiến nghị ..............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80 PHỤ LỤC SVTH: Lê Thị Hương Trang v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1: Tính mẫu điều tra ...............................................................................................6 Bảng 2: Bảng yêu cầu cảm quan của Thịt tươi..............................................................16 Bảng 3: Số lượng đầu lợn phân theo địa phương ..........................................................18 Bảng 4: Số lượng đầu lợn của Thừa Thiên Huế ............................................................29 Bảng 5: Tổng hợp đặc điểm mẫu điều tra .....................................................................32 Bảng 6: Thói quen tiêu dùng thịt lợn tại một số địa điểm của người dân .....................39 Bảng 7: Kiểm định KMO ..............................................................................................43 Bảng 8: Ma trận nhân tố xoay .......................................................................................43 Bảng 9: Cronbach’ Alpha của thang đo Độ tươi của thịt ..............................................44 Bảng 10: Cronbach’ Alpha của thang đo Vệ sinh và an toàn của thịt...........................44 Bảng 11: Cronbach’ Alpha của thang đo Mức độ tin tưởng người bán ........................45 Bảng 12: Cronbach’ Alpha của thang đo nhân tố Bằng chứng an toàn và chất lượng thịt ..................................................................................................................................45 Bảng 13: Kết quả đánh giá theo nhân tố Độ tươi của thịt .............................................48 Bảng 14: Kết quả đánh giá theo nhân tố Vệ sinh và an toàn của thịt............................49 Bảng 15: Kết quả đánh giá theo nhân tố Mức độ tin tưởng người bán .........................51 Bảng 16: Kết quả đánh giá theo nhân tố“bằng chứng an toàn và chất lượng thịt” .......54 Bảng 17: Bảng đánh giá trung bình các tiêu chí ở siêu thị và ở chợ .............................55 Bảng 18: Kết quả kiểm định Wilcoxon đối với các tiêu chí cho chợ và siêu thị ..........56 Bảng 19: Đánh giá hiểu biết của người tiêu dùng đối với thịt an toàn..........................58 Bảng 20: Mong muốn với thịt lợn an toàn ....................................................................58 Bảng 21: Kết quả kiểm định Fisher Exact mối liên hệ giữa giới tínhvà trả thêm mã hóa60 Bảng 22: Bảng Crosstab giới tính và mức độ sẵn sàng trả thêm mã hóa ......................62 Bảng 23: Kết quả kiểm định chi bình phương mối liên hệ giữa nghề nghiệpvà trả thêm mã hóa............................................................................................................................62 Bảng 24: Bảng Crosstab nghề nghiệp và trả thêm mã hóa............................................63 SVTH: Lê Thị Hương Trang vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa Bảng 25: Kết quả kiểm định Tau–b của Kendall mối liên hệ giữađộ tuổi và trả thêm .63 Bảng 26: Bảng Crosstab độ tuổi và trả thêm.................................................................64 Bảng 27: Kết quả kiểm định Tau-b của Kendall về mối liên hệ giữa học vẫnmã hóa và trả thêm ..........................................................................................................................64 Bảng 28: Bảng Crosstab học vẫn mã hóa và mức độ sẵn sàng trả thêm .......................65 Bảng 29: Bảng kết quả kiểm định Tau-b của Kendall về mối liên hệ giữa chi phí bình quân cho thực phẩm hàng tháng và trả thêm .................................................................65 Bảng 30: Bảng Crosstab chi phí thực phẩm bình quân hàng tháng và trả thêm ...........66 Bảng 31: Kết quả kiểm định chi bình phương biến đi siêu thị mã hóa và trả thêm ......67 Bảng 32: Bảng Crosstab giữa đi siêu thị và mức độ sẵn sàng trả thêm ........................67 SVTH: Lê Thị Hương Trang vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Biểu đồ Biểu đồ 1: Tháp nhu cầu của Maslow ...........................................................................12 Biểu đồ 2: Các loại thịt và mức độ thường xuyên mua .................................................34 Biểu đồ 3: Các loại thịt và mức độ yêu thích ................................................................36 Biểu đồ 4: Lý do cho loại thịt thích mua nhất ...............................................................36 Biểu đồ 5: Hỏi giá khi mua thịt lợn ..............................................................................37 Biểu đồ 6: Các loại thịt lợn và mức độ thường xuyên mua...........................................38 Biểu đồ 7: Lý do không mua thịt lợn thường xuyên ở siêu thị .....................................42 Biểu đồ 8: Đánh giá một số lo lắng của người dân về vấn đề an toàn của thit .............57 Biểu đồ 9: Mức độ sẵn sàng trả thêm cho thịt an toàn ..................................................59 Sơ đồ Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................................3 Sơ đồ 2: Mô hình hành vi người tiêu dùng....................................................................13 Sơ đồ 3: Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng ..............................................14 SVTH: Lê Thị Hương Trang viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tp, TP Thành phố Sl Số lượng Tl Tỷ lệ CN Công nghiệp TTCN Tiểu thủ công nghiệp GTSX Giá trị sản xuất HTX Hợp tác xã NQ Nghị quyết TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VN Việt Nam PTNT Phát triển nông thôn HCM Hồ Chí Minh UBNN Ủy ban nhân dân GDP Tổng sản phẩm trong nước DN Doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh KHCN Khoa học công nghệ TNHH Trách nhiệm hữu hạn HACCP Hazard Analysis Cristical Control Point (hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy cơ và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm tới hạn) GMP Good Manufacturing Practices (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) GAHP Good Animal Husbandry Practices (Thực hành chăn nuôi tốt ) SVTH: Lê Thị Hương Trang ix Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Thịt lợn là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và là nguyên liệu để chế biến các món ăn chính trong tất cả gia đình Việt. Nền kinh tế Việt Nam nói chung, ở Tp Huế nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc từ khi có chính sách đổi mới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập đầu người đang ngày càng tăng lên, nhu cầu của người tiêu dùng về thịt lợn đã có những sự thay đổi, thịt lợn tiêu thụ đầu người hàng năm đã và đang tăng lên (Minh Hòa 2010). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2010 và đầu năm 2011; cộng vào đó là tình hình sản xuất chăn nuôi không ổn định, không đều giữa các vùng đã xuất hiện sự thiếu hụt nguồn cung, dẫn đến giá thực phẩm tăng và đứng ở mức cao, sự thiếu nguồn cung thịt lợn cục bộ đưa đến sự chênh lệch giá khá lớn (8.000 đến 10.000đ/kg lợn hơi) tại một số vùng, nhất là giữa miền Bắc và miền Nam, đồng thời cần đến sự nhập khẩu của thịt từ các nước Thái Lan, Trung Quốc (Kính Tần 2010). Lợi dụng sự thiếu hụt nguồn thịt lợn, giá thịt lên cao, nhiều người sản xuất và kinh doanh mặt hàng này đã sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi và buôn bán thịt lợn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng và những người kinh doanh chân chính. Vấn đề về an toàn thực phẩm trong mấy năm gần đây đã trở thành chủ đề được đông đảo người dân quan tâm. Với mong muốn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt lợn cho người dân và đảm bảo an toàn thực phẩm, các cơ quan nhà nước và nhiều doanh nghiệp bắt tay vào xây dựng mô hình sản xuất thịt lợn an toàn sinh học, những nhà máy sản xuất thịtsạch(Thắng Văn 2011). Với công nghệ hiện đại, yêu cầu cao về kỹ thuật nên giá thịt sạch cao hơn thịt thường được bán trên thị trường, điều này dẫn đến việc tiêu thụ thịt lợn sạch đang rất giới hạn. Đầu tư vốn lớn để xây dựng những nhà máy này, nhưng chúng chỉ hoạt động được một phần công suất nên không mang lại lơi nhuận, nhiều công ty như nhà máy chế biến thực phẩm Đồng Nai, Phú Sơn rơi vào tình trạng khó khăn, sống nhờ SVTH: Lê Thị Hương Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa nguồn trợ cấp từ công ty mẹ. Thịt sạch thì không tìm được thị trường để tiêu thụ còn thịt bẩn thì vẫn đang được bán rộng rãi trên thị trường. Thành phố Huế được mệnh danh là thành phố du lịch và đất hiếu học, tại đây không chỉ có dân cư của thành phố sinh sống mà còn có một lượng lớn khách du lịch và sinh viên đến từ nhiều nơi, điều này làm nhu cầu về thịt lợn tăng cao. An toàn thực phẩm không còn mang tính địa phương vì nó ảnh hưởng đến uy tín của cả thành phố trong mắt du khách quốc tế. Tuy nhiên trên địa bàn chưa có cơ sở nào chế biến thịt lợn an toàn, đây là một vấn đề cần được quan tâm khi Tp Huế được định hướng trở thành thành phố du lịch và thành phốtrung ương trong những năm tới. Từ những vấn đề nêu trên, người nghiên cứu mạnh dạn đưa ra đề tài “Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn và mức độ sẵn sàng chi trả cho thịt lợn an toàncủa người dân trên địa bàn thành phố Huế”. Với mục đích đánh giá nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của người dân trên địa bàn thành phố Huế, đánh giá mức độ sẵn sàng chi trả của người dân đối với thịt an toàn, từ đó có sơ sở để đưa ra giải pháp cho thịt an toàn, mang lại lợi ích cả cho người tiêu dùng và người cung ứng mặt hàng thịt lợn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau: - Khảo sát thực trạng tiêu dùng thịt nói chung và thịt lợn - Đánh giá những yếu tố người tiêu dùng quan tâm khi mua thịt lợn - Đánh giá nhu cầu và mức độ sẵn sàng trả thêm tiền của người dân đối với thịt an toàn - Từ đó đề xuất một số giải pháp để thịt an toàn được cung cấp ra thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu người dân và đảm bảo lợi nhuận cho nhà cung cấp. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hộ gia đình, chọn những người thường mua thực phẩm cho gia đình để phỏng vấn, vì đề tài nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của người dân trên địa bàn thành phố Huế, những người thường mua thực phẩm là những người nắm rõ về tiêu thụ thịt của gia đình và có thể trả lời chính xác nhất. SVTH: Lê Thị Hương Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung phân tích và giải quyết những vấn đề về nhu cầu tiêu dùng và mức độ sẵn sàng chi trả cho thịt lợn an toàn của người dân Tp Huế. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Tp Huế. - Phạm vi về thời gian: Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012,… 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ sau: - Nghiên cứu tài liệu - Nghiên cứu thăm dò Bảng hỏi Điều tra thử: 30 mẫu nháp Nghiên cứu chính thức: - Chọn mẫu điều tra - Cỡ mẫu: 124 mẫu - Hình thức điều tra: phỏng vấn trực tiếp đại diện hộ dân Bảng hỏi Điều chỉnh chính thức Thu thập và xử lí dữ liệu: - Thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp Xử lí dữ liệu điều tra với phần mềm SPSS 16.0 + Thống kê mô tả Hoàn thành nghiên cứu + Phân tích nhân tố + Đánh giá độ tin cậy + Kiểm tra phân bố chuẩn + Kiểm định các mối liên hệ… Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu 1.4.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp - Thu thập dữ liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau: + Số liệu tổng hợp từ Tổng Cục Thống kê, các cơ quan hành chính: các phường SVTH: Lê Thị Hương Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa về số hộ dân, tổ dân phố… phục vụ công tác điều tra, phỏng vấn + Các báo cáo của các nghiên cứu trong nước và nước ngoàn về nhu cầu đối với thịt chất lượng và an toàn, sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe. - Xử lý số liệu thứ cấp + Phương pháp tổng hợp: tổng hợp số liệu và thông tin thu thập được, chọn lọc và thống kê những thông tin cần thiết. + Phương pháp so sánh: sau khi thu thập và chọn lọc thì tiến hành so sánh dữ liệu qua từng thời kỳ xem xu hướng biến động của các chỉ tiêu. 1.4.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu sơ cấp: trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính - Nghiên cứu tài liệu Trong các dự án phát triển nông thôn có các cuộc nghiên cứu về nhu cầu của các hộ dân đối với thịt và các sản phẩm nông nghiệp. Qua đó thấy rằng nhu cầu sử dụng thịt lợn của người dân ngày càng nâng cao, họ đòi hỏi chất lượng thịt ngày càng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh. Đồng thời cũng thể hiện mức độ sẵn sàng chi trả để có các đặc điểm thịt chất lượng cao. Ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu về nhu cầu tiêu dùng của người dân như nhu cầu đối với cá da trơn, nhu cầu tiêu dùng sữa. Tham khảo các tài liệu của nước ngoài có khá nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến việc tiêu dùng thịt và thịt lợn tại cả trên các nước phát triển và đang phát triển. - Nghiên cứu thăm dò Cuộc phỏng vấn thí điểm sơ bộ được tiến hành tại các hộ gia đình ở kiệt 59 An Dương Vương, Tp Huế. Kết quả của cuộc phỏng vấn này cùng với kết quả của nghiên cứu tài liệu là cơ sở để lập bảng hỏi điều tra cho giai đoạn tiếp theo. + Về thực trạng tiêu thụ thịt: Nhận biết được những loại thịt người dân hay sử dụng đó là thịt lợn, thịt bò, thịt gà và thịt vịt. Phần lớn người dân mua thịt ở chợ, các quán gần nhà và một số người mua ở gánh hàng rong, siêu thị là nơi thỉnh thoảng người dân vào mua thịt. Hầu như tất cả người dân đều mua thịt vào buổi sáng. SVTH: Lê Thị Hương Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa + Về các yếu tố ảnh hưởng đến mua thịt lợn: Phần lớn những người được hỏi thường xuyên mua thịt lợn ở người quen, họ tin tưởng vào chất lượng thịt của những người này. + Vấn đề về an toàn thực phẩm: Trong những năm gần đây tình hình về an toàn thực phẩm khiến người dân hết sức quan tâm, họ thấy lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải khi mua thịt lợn. Hầu hết cho rằng hiện nay vấn đề về an toàn thực phẩm là cần phải được coi trọng. Nghiên cứu định lượng - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Thiết kế bảng câu hỏi Bảng hỏi là công cụ chính của nghiên cứu để thu thập dữ liệu sơ cấp, được thiết kế dựa trên một cơ sở tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và cuộc nghiên cứu thăm dò người dân trên địa bàn được thực hiện trước đó. Bảng câu hỏi có 3 phần: Phần 1: Mã số phiếu và lời giới thiệu Phần 2: Đây là phần chính của bảng câu hỏi. Nội dung bao gồm các câu hỏi về thực trạng tiêu thụ thịt của người dân. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thịt của người dân, đánh giá của người dân về một số đặc điểm của thịt được bán ở chợ và trong siêu thị, đánh giá về thịt an toàn. Để đánh giá, sử dụng thang đo dạng likert 5 mức độ từ 1(rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý). Phần 3: Thông tin người trả lời (tên, địa chỉ, số điện thoại,…) Sau khi thiết kế xong bảng câu hỏi, điều tra thử với 30 người tiêu dùng để kiểm tra tính dễ trả lời, độ tin cậy của câu hỏi, sau đó điều chỉnh, loại bỏ hay bổ sung thêm câu hỏi. Bảng hỏi chính thức được sử dụng để điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp. Tính cỡ mẫu cần điều tra: công thức tính, sử dụng công thức tính của William, G.cochran (1977): = (1 − ) = 1,96 . 0,5.0,5 = 118 0,09 Trong đó n: là số mẫu cần điều tra dự tính; Z: giá trị tương ứng của miền thống kê, với mức ý nghĩa α=0,05 thì Z=1,96; e2 là độ lệch chuẩn cho phép e = 0,09;p(1-p) SVTH: Lê Thị Hương Trang 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa là tỷ lệ người đã từng mua thịt ở siêu thị và tỷ lệ người chưa từng mua thịt ở siêu thị. Cho p=q=0,5 để mẫu đảm bảo tính đại diện cao nhất (Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh 2001). Ta tính được cỡ mẫu là 118. Trong nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố gồm 14 biến, với điều kiện là số mẫu quan sát phải lớn hơn gấp 4 hoặc 5 lần số biến (cần 70 mẫu), như vậy 118 là đủ yêu cầu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2005). Để đảm bảo tính chặt chẽ, ta sử dụng thêm tỉ lệ hồi đáp để điều chỉnh cỡ mẫu (Mark Sauders et al 2010). Đề tài ước lượng tỉ lệ hồi đáp là 95%. Do đó với mẫu thực tế cần có là: n’ = n *100% 118*100 = = 124 re% 95 - Với n’: Kích thước mẫu điều chỉnh - re%: tỉ lệ hồi đáp ước tính - Như vậy, kích thước mẫu cần lấy là 124, Số phiếu phát ra: 124 Phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất nhiều giai đoạn. Việc chọn hộ gia đình được tiến hành theo các bước sau: Bước 1:Lập danh sách toàn bộ các phường, chọn ngẫu nhiên ra 6 phường, 3 phường ở bờ Bắc và 3 phường ở bờ Nam, tính số hộ cần điều tra trong mỗi phường.Trong mỗi phường chọn ra 1 tổ để điều tra. Trong mỗi tổ lập danh sách các hộ gia đình. Xác định số hộ cần điều tra trong mỗi tổ. Bước 2:Xác định bước nhảy k = số nhà có trong mỗi tổ/số hộ cần điều tra trong mỗi tổ Bước 3: Từ 1 đến k, ta chọn ngẫu nhiên một giá trị x làm đơn vị khảo sát đầu tiên tại mỗi tổ.Các giá trị tiếp theo sẽ là x+k, nếu gặp người không trả lời thì phỏng vấn hộ kế tiếp thay thế hộ này, các hộ được phỏng vấn sau không thay đổi. Cơ cấu chọn mẫu theo phường và tổ trên địa bàn Tp Huế: Bảng 1: Tính mẫu điều tra Phường Phước vĩnh Số hộ 7105 SVTH: Lê Thị Hương Tỷ lệ (%) Số hộ cần khảo sát 23 28 Tổ 4 Số hộ trong tổ Bước nhảy k 123 4 Trang 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa An cựu An đông 6638 4120 22 14 27 17 11 16 107 97 4 6 Thuận thành 3689 12 16 10 176 11 Thuận hóa 4056 13 16 22 80 8 Tây lộc 4814 16 20 23 140 7 Tổng 30422 100 - Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp 124 Sử dụng công cụ phần mềm spss 16.0 để phân tích dữ liệu thu thập được: Dữ liệu sơ cấp thu thập về sẽ được mã hoá, nhập và làm sạch để chuẩn bị cho các bước phân tích tiếp theo.  Phân tích thống kê mô tả: tiến hành phân tích thống kê mô tả cho các biến quan sát. Sử dụng bảng frequencyvới tần số và phần trăm. Xác định các nhân tố trong mô hình: sử dụng phân tích nhân tố: Phân tích nhân tố EFA là thủ thuật được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt các biến người tiêu dùng quan tâm khi mua thịt lợn. Phân tích các thành phần chính bằng Principal components cho phép rút gọn nhiều biến số ít nhiều có mối tương quan theo những đại lượng được thể hiện dưới dạng mối tương quan tuyến tính theo đường thẳng gọi là những nhân tố. Các điều kiện phân tích: + Kiểm định Bartles có mức ý nghĩa sig. < 0,05, biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số KMO ≥ 0,05 dữ liệu thích hợp để tiến hành phân tích nhân tố. + Eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố so với biến thiên toàn bộ những nhân tố. Eigenvalue >1 chứng tỏ nhân tố đó có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc và được giữ lại trong mô hình để phân tích, nhân tố có Eigenvalue <1 thì bị loại. + Tổng phương sai trích cho biết sự biến thiên dữ liệu dựa trên các nhân tố được rút ra, tổng phương sai trích phải ≥ 50%. Sử dụng ma trận rotated component Matrix, hệ số tải nhân tố >0,5 mỗi biến chỉ thuộc một nhân tố, trong một nhân tố phải có ít nhất 2 biến. SVTH: Lê Thị Hương Trang 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa Sau khi rút trích các nhân tố, và lưu lại thành các biến mới sẽ sử dụng các biến mới này thay cho tập hợp các biến gốc để đưa vào trong các phân tích tiếp theo.  Đánh giá độ tin cậy thang đo: Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha. Hệ số cronbach Alpha được sử dụng để loại bỏ các biến “ rác”, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Nghiên cứu này nếu có thang đo ≥0,6 là thang đo sử dụng được. Kiểm tra mối liên hệ Nghiên cứu có kiểm tra mối liên hệ giữa các biến thuộc về cá nhân với biến mức độ thường xuyên đi siêu thị, biến mức độ sẵn sàng chi trả thêm cho thị lợn an toàn; mối liên hệ giữa biến mức độ thường xuyên đi siêu thị với biến mức độ sẵn sàng chi trả thêm cho thịt an toàn. Giả thuyết: H0: Không có mối liên hệ giữa 2 biến độc lập H1: Có mối mối liên hệ giữa 2 biến độc lập Mức ý nghĩa kiểm định α - Nếu mức ý nghĩa quan sát <α: có đủ cơ sở thống kê để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhập H1 tức là có mối liên hệ giữa 2 biến độc lập đưa vào kiểm tra - Nếu mức ý nghĩa quan sát ≥α: chưa cơ sở thống kê để bác bỏ giả thuyết H0, tức là không có mối liên hệ giữa 2 biến độc lập đưa vào kiểm tra  Kiểm tra phân phối chuẩn: Kiểm tra phân phối chuẩn được sử dụng để kiểm tra các biến có phân phối chuẩn hay không, từ đó lựa chọn các kiểm định đưa vào để phân tích kiểm định tham SVTH: Lê Thị Hương Trang 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa số hay phi tham số. Dùng phép kiểm định Kolomogaro-Smirov để kiểm tra phân phối chuẩn: Giả thuyết: H0: Biến có phân phối chuẩn H1: Biến có phân phối khác phân phối chuẩn Mức ý nghĩa kiểm định α = 0,05 - Nếu mức ý nghĩa quan sát (2 phía)< 0,05 có đủ cơ sở thống kê để bác bỏ giải thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, tức là biến có phân phối khác phân phối chuẩn. - Nếu mức ý nghĩa quan sát ≥ 0,05 chưa có đủ cơ sở thống kê để bác bỏ H0, tức là biến có phân phối là phân phối chuẩn. Xem xét sự đánh giá khác nhau của người tiêu dùng đối với một số đặc điểm của chợ và siêu thị trong việc phân phối thịt Nếu các biến có phân phối chuẩn sử dụng Paired-samples T-test để kiểm tra xem người tiêu dùng có đánh giá giống nhau giữa chợ và siêu thị về các đặc điểm được đưa ra không. Nếu các biến không phân phối chuẩn sử dụng kiểm định dấu và hạng Wilcoxon. H0 cần kiểm định là trung bình của các nhó so sánh: không có sư khác biêt giữa trung bình đánh giá cho chợ và siêu thị. Giả thuyết: H0: µ1=µ2 H1: µ12+µ22≠0 Mức ý nghĩa kiểm định α = 0,05 - Nếu mức ý nghĩa quan sát< 0,05 có đủ cơ sở thống kê để bác bỏ giải thuyết H0, tức là có sự khác biệt giữa trung bình đánh giá cho chợ và siêu thị. - Nếu mức ý nghĩa quan sát ≥ 0,05 chưa có đủ cơ sở thống kê để bác bỏ H0, tức là không có sự khác biệt giữa trung bình đánh giá cho chợ và siêu thị.  Kiểm định về giá trị trung bình của tổng thể Nếu biến phân phối chuẩn sử dụng kiểm định One-sample-t-test Nếu biến không phân phối chuẩn sử dụng kiểm định dấu và hạng Wicoxon Giả thuyết: SVTH: Lê Thị Hương Trang 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa H0: µ = giá trị kiểm định H1: µ ≠ giá trị kiểm định Mức ý nghĩa kiểm định α = 0,05 - Nếu mức ý nghĩa quan sát < 0,05: có đủ cơ sở thống kê bác bỏ giả thuyết H0, tức là trung bình tổng thể khác giá trị kiểm định - Nếu mức ý nghĩa quan sát ≥ 0,05 chưa có đủ cơ sở thống kê bác bỏ giả thuyết H0, tức là trung bình tổng thể bằng giá trị kiểm định Kiểm định sự khác nhau về đánh giá các yếu tố người dân quan tâm khi mua thịt lợn giữa các nhóm đặc điểm cá nhân khác nhau Sử dụng kiểm định Mann-Whitney cho biến có 2 biểu hiện, kiểm định Kruskal-Wallis cho biến có từ 3 biểu hiện trở lên. Giả thuyết: - H0: Không có sự khác biệt khi đánh giá về các yếu tố người dân quan tâm khi mua thịt giữa các nhóm trong các biến thuộc về đặc điểm cá nhân - H1: Có sự khác biệt khi đánh giá về các yếu tố người dân quan tâm khi mua thịt giữa các nhóm trong các biến thuộc về đặc điểm cá nhân Mức ý nghĩa kiểm định α = 0,05 - Nếu mức ý nghĩa quan sát < 0,05có đủ cơ sở thống kê bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 - Nếu mức ý nghĩa quan sát ≥ 0,05 chưa có đủ cơ sở thống kê bác bỏ giả thuyết H0 SVTH: Lê Thị Hương Trang 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý luận về nhu cầu 1.1.1 Khái niệm nhu cầu Nhu cầu thị trường: Nhu cầu thị trường được nhiều người hiểu một cách đơn giản là sự đòi hỏi của con người về một vật phẩm nào đó. Nhưng thực ra đây là một thuật ngữ mà nội dung của nó hàm chứa 3 mức độ: nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thành toán. Nhu cầu tự nhiên: Là cảm giác thiếu hụt môt cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu tự nhiên được hình thành là do trạng thái ý thức của người ta về việc thấy thiếu một cái gì đó để phục vụ cho tiêu dùng. Mong muốn (hay ước muốn):Là nhu cầu tự nhiên có dạng đặc thù, đòi hỏi được đáp lại bằng một hình thức đặc thù phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của con người. Nhu cầu có khả năng thanh toán:Là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua sắm. 1.1.2 Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow Theo Maslow, về cơ bản, nhu cầu của con người được chi làm hai nhóm chính: Nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. - Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống…Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng thì họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. - Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều yếu tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng.. Lý thuyết động cơ của của A.Maslow giải thích sự thúc đẩy của nhu cầu tương ứng với những thời điểm khác nhau của những cá nhân khác nhau: SVTH: Lê Thị Hương Trang 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng