Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân phối thu nhập trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở phú yên...

Tài liệu Phân phối thu nhập trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở phú yên

.PDF
192
1
99

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ XUÂN HỘI PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở PHÚ YÊN Ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 9.31.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học:1. PGS.TS. Phí Mạnh Hồng 2. TS. Đinh Quang Ty Hà Nội, 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Võ Xuân Hội ii LỜI CẢM ƠN Tác giả trân trọng cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo Học viện Khoa học Xã hội, nhất là cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt là PGS.TS. Phí Mạnh Hồng và TS. Đinh Quang Ty, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Tác giả trân trọng cảm ơn Trường Đại học Xây dựng Miền Trung cơ quan tác giả đang công tác. Cảm ơn Cục thống kê tỉnh Phú Yên, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp, các Sở, Ban, Ngành và các đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện và có nhiều ý kiến tư vấn cho tác giả trong suốt quá trình thu thập thông tin, số liệu để hoàn thành luận án này. Đồng thời, tác giả cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẻ cùng tác giả những khó khăn, động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Trân trọng cảm ơn!. Tác giả iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA …………………………………………………………………..i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... x DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. xi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................. 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 11 1.2. Những khoảng trống trong các nghiên cứu trên và hướng nghiên cứu của luận án .......................................................................................................................... 19 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ...................................... 21 2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế ......................................... 21 2.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế.................................................................... 21 2.1.2. Các thước đo tăng trưởng kinh tế .................................................................... 22 2.1.3. Chất lượng tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 24 2.2. Phân phối thu nhập ............................................................................................. 26 2.2.1. Khái niệm về thu nhập, phân phối thu nhập và công bằng xã hội .................. 26 2.2.2. Các chủ thể của phân phối thu nhập ............................................................... 28 2.2.3. Các thước đo liên quan đến phân phối thu nhập ............................................. 30 2.3. Mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế ........................... 38 2.3.1. Các mô hình lý thuyết và thực tiễn về mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế ........................................................................................... 38 2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế ............................................................................................................... 46 iv 2.4. Kinh nghiệm một số địa phương về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập................................................................................... 49 2.4.1. Kinh nghiệm tỉnh Khánh Hòa về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập................................................................................... 49 2.4.2. Kinh nghiệm tỉnh Bình Định về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập................................................................................... 52 2.4.3. Kinh nghiệm tỉnh Ninh Thuận về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập................................................................................... 53 2.4.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Yên về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế ................................................................ 54 Tiểu kết Chương 2 ..................................................................................................... 55 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH PHÚ YÊN ......................................................................... 56 3.1. Một số chủ trương, chính sách của Trung ương và Địa phương ảnh hưởng đến phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Phú Yên ............................. 56 3.1.1. Một số chủ trương, chính sách của Trung ương ............................................. 56 3.1.2. Một số chủ trương, chính sách của tỉnh Phú Yên về phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế ................................................................................................... 59 3.2. Tăng trưởng kinh tế ở Phú Yên .......................................................................... 62 3.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Phú Yên ............................. 62 3.2.2. Khái quát tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020 ......... 63 3.3. Phân phối thu nhập trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Phú Yên qua một số thước đo ....................................................................................................... 68 3.3.1. Thu nhập bình quân đầu người một tháng ...................................................... 68 3.3.2. Phân phối thu nhập phân theo các nhóm dân cư ............................................. 69 3.3.3. Phân phối thu nhập trong doanh nghiệp phân theo huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Phú Yên ........................................................................................... 74 3.3.4. Phân phối thu nhập phân theo khu vực thành thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020 .................................................................. 75 v 3.3.5. Phân phối thu nhập theo ngành/khu vực sản xuất và giới tính ....................... 77 3.3.6. Phân phối thu nhập phân theo nguồn thu nhập ............................................... 79 3.4. Bất bình đẳng thu nhập ở tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020 qua hệ số GINI . 81 3.4.1. Hệ số bất bình đẳng thu nhập GINI ................................................................ 81 3.4.2. Phân phối thu nhập theo tiêu chuẩn “40” của Ngân hàng thế giới ................. 84 3.4.3. Tỷ lệ hộ nghèo ................................................................................................. 86 3.4.4. Đánh giá bất bình đẳng thông qua thước đo chi tiêu ...................................... 88 3.5. Mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020 ........................................................................................ 92 3.5.1. Tăng trưởng kinh tế nhanh quyết định việc nâng cao mức sống chung, giảm tỷ lệ nghèo song cũng làm thay đổi cơ cấu phân chia thu nhập ........................... 92 3.5.2. Phân phối thu nhập tương đối hài hoà, hợp lý góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững................................................................................ 95 3.6. Đánh giá chung về thực trạng phân phối thu nhập trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020 .......................................... 102 3.6.1. Những kết quả đạt được ................................................................................ 102 3.6.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................................. 108 3.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ...................................................... 114 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................... 120 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH PHÚ YÊN TRONG NHỮNG NĂM TỚI ....................................................................................... 122 4.1. Bối cảnh mới hiện nay và tác động của nó đến vấn đề phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế ................................................................................................. 122 4.2. Quan điểm về vấn đề phân phối thu nhập trong tăng trưởng kinh tế ............... 128 4.2.1. Các quan điểm chung .................................................................................... 128 4.2.2. Quan điểm cụ thể về phân phối thu nhập, về tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Phú Yên trong những năm tới ................................................................. 132 vi 4.3. Các giải pháp giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Phú Yên trong thời gian tới .......................................... 134 4.3.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ............................................... 134 4.3.2. Nhóm giải pháp về phân phối thu nhập theo hướng đảm bảo công bằng ........... 139 4.3.3. Nhóm giải pháp phân phối thu nhập nhằm giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập ................................................................................................................ 143 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .............................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 152 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 164 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (Association of 1 ASEAN 2 CBXH Công bằng xã hội 3 CNXH Chủ nghĩa xã hội 4 BBĐ Bất bình đẳng 5 BHXH Bảo hiểm xã hội 6 BHYT Bảo hiểm y tế 7 DTTS Dân tộc thiểu số 8 EU Liên minh Châu Âu (European Union) 9 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) 10 GDP Tổng sản phẩm trong nước (gross domestic product) 11 GRDP 12 GINI Hệ số bất bình đẳng thu nhập 13 HĐND Hội đồng nhân dân 14 KTTT Kinh tế thị trường 15 NHTG Ngân hàng thế giới (World bank) 16 N1 Nhóm 1: nhóm 20% dân số nghèo nhất theo ngũ vị phân 17 N5 Nhóm 5: nhóm 20% dân số giàu nhất theo ngũ vị phân 18 TTKT Tăng trưởng kinh tế 19 PPTN Phân phối thu nhập 20 UBND Uỷ ban nhân dân 21 UNDP Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (United Southeast Asian Nations) Tổng sản phẩm địa phương (Gross regional domestic product) Nations Development Programme) 22 XĐGN Xoá đói giảm nghèo viii 23 XH Xã hội 24 XHCN Xã hội chủ nghĩa 25 VASS Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (Vietnam academy of social sciences) 26 VHLSS Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ trọng đóng góp của các khu vực kinh tế trong cơ cấu tổng sản phẩm (GRDP) tỉnh Phú Yên theo giá so sánh 2010, giai đoạn năm 2008-2020 ........................................................................................ 64 Bảng 3.2: Thu nhập bình quân đầu người một tháng (giá so sánh 2010) phân theo 5 nhóm thu nhập ở tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020 ............................... 71 Bảng 3.3: Tỷ trọng thu nhập bình quân đầu người/tháng của các nhóm dân cư tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020 (giá so sánh 2010).................................... 72 Bảng 3.4: Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng của các nhóm dân cư tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020 .................................................................. 72 Bảng 3.5: Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa nhóm giàu nhất với nhóm nghèo nhất phân theo khu vực ......................................................... 73 Bảng 3.6: Thu nhập bình quân đầu người một tháng trong doanh nghiệp phân theo huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2012-2019 (giá so sánh 2010) .................................................................................................... 74 Bảng 3.7: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo so sánh phân theo nguồn thu ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2008-2020.......................................................... 80 Bảng 3.8: Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập các vùng ở Việt Nam và tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020 .................................................................. 82 Bảng 3.9: Tỷ trọng thu nhập bình quân người/tháng phân theo nguồn thu và tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên các giai đoạn ............................................... 98 Bảng 3.10: Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số nghèo nhất và hệ số bất bình đẳng thu nhập GINI tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020......................................... 98 x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Đường cong Lorenz điển hình .............................................................. 35 Biểu đồ 2.2: đường cong Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối .............................. 38 Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020 ... 65 Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng (%) đóng góp của các khu vực kinh tế trong cơ cấu GRDP tỉnh Phú Yên qua các giai đoạn ............................................................................... 67 Biểu đồ 3.3: Thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020 ................................................................................. 69 Biểu đồ 3.4: Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng (nghìn đồng) tính theo giá so sánh 2010, phân theo khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020 ................................................................................................. 76 Biểu đồ 3.5. Thu nhập bình quân đầu người/tháng (nghìn đồng) tính theo giá so sánh 2010 các khu vực ở tỉnh Phú Yên năm 2010 và 2020. ..................................... 77 Biểu đồ 3.6: Hệ số GINI Phú Yên và Việt Nam giai đoạn năm 2008-2020 ............. 81 Biểu đồ 3.7: Hệ số GINI phân theo khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Phú Yên và Việt Nam giai đoạn năm 2014-2018 ................................................................ 83 Biểu đồ 3.8: Hệ số GINI tỉnh Phú Yên năm 2014 và 2016 phân theo các ngành sản xuất ................................................................................................................... 84 Biểu đồ 3.9: Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số nghèo nhất trong tổng thu nhập ở tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020 .................................................................. 85 Biểu đồ 3.10: Cơ cấu chi tiêu bình quân một nhân khẩu một tháng phân theo khoản chi ..................................................................................................................... 92 Biểu đồ 3.11: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng và tốc độ tăng trưởng kinh tế Phú Yên các giai đoạn ........................................... 95 Biểu đồ 3.12: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng của các nhóm dân cư, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ trọng thu nhập của 40% dân số nghèo nhất và hệ số GINI tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 20082020. ................................................................................................................. 97 xi Biểu đồ 3.13: Tỷ trọng thu nhập bình quân đầu người/tháng phân theo nguồn thu và tốc độ tăng trưởng kinh tế Phú Yên các giai đoạn. .......................................... 99 Biểu đồ 3.14: Phân phối lại thu nhập-Tỷ lệ chi sự nghiệp bảo đảm xã hội trong tổng chi trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020. .............................. 100 Biểu đồ 3.15: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và hệ số bất bình đẳng thu nhập GINI tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020....................................... 105 xii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phân phối có vị trí quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội, có liên quan đến hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội của một đất nước. Phân phối nói chung và phân phối thu nhập (PPTN) nói riêng cũng có tác động trở lại đối với sản xuất. Nếu quan hệ phân phối được xử lý đúng đắn, lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất được đảm bảo một cách hài hòa, thì nó sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, khuyến khích tăng trưởng kinh tế (TTKT). Ngược lại, nếu các kết quả sản xuất được phân phối không hợp lý, lợi ích của cá nhân và các nhóm thành viên trong xã hội không được phân chia một cách thỏa đáng, hài hòa thì sản xuất sẽ bị kìm hãm, chủ sở hữu không tích cực bỏ vốn và các nguồn lực khác để đầu tư phát triển sản xuất, người lao động sẽ không tích cực làm việc, đời sống kinh tế xã hội trở nên bất ổn. Trong điều kiện kinh tế thị trường (KTTT) hiện đại, trong một thời gian dài, TTKT thường được xem là mục tiêu ưu tiên trong cuộc đua tranh phát triển của các quốc gia. Việc theo đuổi thái quá mục tiêu tăng trưởng đã khiến TTKT ở nhiều nước thường bị ngắt quãng, không duy trì được lâu dài do việc thúc đẩy tăng trưởng lại đi kèm với cái giá phải trả là sự tổn hại môi trường nghiêm trọng cũng như những bất ổn xã hội gia tăng. Điều này buộc người ta phải đi đến một cách tiếp cận phát triển mới, dựa trên việc nhấn mạnh chiến lược phát triển bền vững. Vì thế, đã có sự chuyển hướng rõ rệt trong các mục tiêu phát triển, theo đó, với các nước đang phát triển, sự quan tâm đặc biệt tới TTKT dần được mở rộng sang một hệ mục tiêu kinh tế-xã hội rộng lớn hơn như TTKT có hiệu quả, bảo vệ môi trường, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp bất bình đẳng xã hội, tạo lập hệ thống an sinh xã hội rộng khắp. Trong bối cảnh này, vấn đề PPTN luôn được xem là một khía cạnh cần lưu tâm trong các chiến lược thúc đẩy TTKT. Ở Việt Nam, trong những năm qua, vấn đề phân phối luôn được Đảng, nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), Việt Nam chủ trương thực hiện đa dạng các hình thức phân phối như phân phối theo kết quả lao động, theo hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp của vốn và các nguồn lực khác, phân 1 phối theo hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội … nhằm phát huy tốt nhất mọi nguồn lực, mọi tiềm năng của đất nước để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, gắn kết TTKT với công bằng xã hội (CBXH), trong đó công bằng trong PPTN là một vấn đề luôn được chú trọng. Phú Yên hiện nay, là một tỉnh thuần nông, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2020 đạt 1.942 ngàn đồng (tính theo giá so sánh 2010), bằng 76,22% so với mức thu nhập bình quân chung của cả nước, hơn 67% dân số sống ở khu vực nông thôn và miền núi, trong đó hộ dân tộc thiểu số khu vực miền núi chiếm 24%, số hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn năm 2016-2020) chiếm 2,96% (tương ứng 7.756 hộ nghèo, trong đó, khu vực nông thôn là 6.574 hộ (chiếm 84,76%), thành thị là 1.182 hộ (chiếm 15,24%), số hộ cận nghèo chiếm 8,57% (19.958 hộ cận nghèo, trong đó, khu vực nông thôn là 15.122 hộ (chiếm 75,77%), thành thị là 4.836 hộ, chiếm 24,23%), khoảng cách thu nhập giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất năm 2020 là 7,72 lần. Bên cạnh đó, PPTN theo các yếu tố nguồn lực đầu vào của tăng trưởng và phân phối lại còn không ít bất cập, hệ số GINI tỉnh Phú Yên bình quân giai đoạn năm 2008-2020 là 0,343 điểm, thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước cùng giai đoạn là 0,078 điểm, PPTN ở tỉnh Phú Yên thời gian qua được cho là tương đối bình đẳng, hệ số này có xu hướng tăng lên, điều này sẽ làm gia tăng tình trạng BBĐ thu nhập, tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh. Vấn đề đặt ra ở tỉnh Phú Yên hiện nay là, bên cạnh việc đẩy nhanh quá trình TTKT cả về số lượng lẫn chất lượng, tạo ra nhiều sản phẩm thặng dư, nâng cao mức sống của người dân, các vấn đề bất cập nảy sinh trong lĩnh vực phân phối cũng cần được xử lý một cách hiệu quả. Nói cách khác, giải quyết vấn đề PPTN một cách đúng đắn, hài hòa, hợp lý, đảm bảo duy trì bất bình đẳng (BBĐ) thu nhập trong phạm vi chấp nhận được giữa các thành viên trong xã hội, giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, miền, địa phương trong quá trình TTKT là hết sức cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 2 Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Phân phối thu nhập trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Phú Yên”, làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế Chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án: Trên cơ sở phân tích vấn đề PPTN trong quá trình TTKT ở tỉnh Phú Yên, luận án hướng đến việc phát hiện những khía cạnh bất cập cần giải quyết cũng như đề xuất các giải pháp nhằm xử lý hài hòa mối quan hệ giữa TTKT và PPTN theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững ở Phú Yên trong những năm tới. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề PPTN trong TTKT, mối quan hệ giữa PPTN và TTKT; Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng PPTN trong TTKT tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; Ba là, đưa ra những quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm thực hiện PPTN trong TTKT ở tỉnh Phú Yên đúng đắn, công bằng và hợp lý hơn trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án: Vấn đề phân phối thu nhập trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Phú Yên. Phạm vi nghiên cứu của luận án: - Nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng PPTN trong mối quan hệ với TTKT tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020, phân tích, đánh giá quá trình PPTN giữa khu vực thành thị với nông thôn, đồng bằng và miền núi, giữa các hộ dân tộc kinh và DTTS, PPTN giữa các ngành, PPTN ở tỉnh Phú Yên có so sánh với một số vùng khác và với cả nước. Bên cạnh đó, luận án còn đánh giá PPTN trong quá trình TTKT tỉnh Phú Yên thông qua các chỉ tiêu cụ thể như: thu nhập bình quân đầu người/tháng, thu nhập bình quân đầu người/tháng trong doanh nghiệp phân theo địa phương, PPTN theo ngành sản xuất và giới tính, PPTN theo các nhóm dân cư, PPTN theo nguồn thu nhập, đánh giá PPTN thông 3 qua hệ số BBĐ thu nhập GINI, tiêu chí “40W” của ngân hàng thế giới, tỷ trọng 40% dân số nghèo nhất tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo, BBĐ thông qua chi tiêu. - Không gian: luận án nghiên cứu vấn đề PPTN trong TTKT địa bàn tỉnh Phú Yên. - Thời gian: luận án phân tích vấn đề PPTN trong TTKT giai đoạn năm 2008-2020. Nguồn số liệu của luận án: Sử dụng số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên các năm, số liệu từ Tổng cục Thống kê, số liệu từ Báo cáo của ngân hàng thế giới, Báo cáo điều tra lao động, việc làm, mức sống của Tổng Cục thống kê, số liệu điều tra Mức sống hộ gia đình Việt Nam, số liệu từ các báo cáo, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp và số liệu từ báo cáo các sở, ngành ở tỉnh Phú Yên. Số liệu sơ cấp được thu thập từ cuộc khảo sát đánh giá của các nhà quản lý địa phương Phú Yên và các chuyên gia về vấn đề PPTN, TTKT trên địa bàn tỉnh giai đoạn năm 2008-2018. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Kinh tế chính trị. Phương pháp này đòi hỏi phải xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế trong mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau trong trạng thái phát triển không ngừng, gắn với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định ở tỉnh Phú Yên. Luận án xem xét quá trình PPTN trong TTKT có sự gắn kết chặt chẽ giữa cái chung (xét ở Việt Nam) và cái riêng, cái đặc thù trong PPTN ở tỉnh Phú Yên. Cơ sở lý thuyết của luận án được xây dựng trên nền tảng: (1) Quan điểm kinh tế chính trị của C. Mác về mối quan hệ giữa phân phối và các khâu còn lại của quá trình tái sản xuất xã hội; (2) Lý thuyết kinh tế học hiện đại về mối tương quan giữa PPTN và TTKT; (3) Lý thuyết kinh tế học phát triển về vấn đề PPTN và TTKT gắn với điều kiện của các nước đang phát triển; Câu hỏi nghiên cứu của luận án: 4 Câu hỏi 1: Tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Phú Yên những năm qua đã tạo ra những tiền đề gì cho phân phối thu nhập? Câu hỏi 2: Phân phối thu nhập trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Phú Yên diễn ra như thế nào? Những vấn đề nổi lên cần xử lý, giải quyết? Câu hỏi 3: Cần phải làm gì để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Phú Yên trong giai đoạn tới? 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp sau trong nghiên cứu như phương pháp định tính, phương pháp so sánh-đối chiếu, logic-lịch sử, phân tích-tổng hợp, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp điều tra khảo sát. Phương pháp điều tra khảo sát thu thập thông tin sơ cấp: Khảo sát bằng bảng hỏi, sử dụng câu hỏi đóng, đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu là các nhà quản lý địa phương (lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp, lãnh đạo các sở, ban, ngành) và các chuyên gia. Đối tượng khảo sát sẽ chọn một phương án trả lời phù hợp nhất trong các phương án có sẵn của bảng hỏi; nội dung câu hỏi khảo sát tập trung vào các vấn đề về PPTN, về tái PPTN, về TTKT, về chênh lệch thu nhập và BBĐ thu nhập trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2018; thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 8/2018 đến 9/2018; tổng số phiếu phát ra là 85 phiếu, tổng số phiếu hợp lệ thu về là 80 phiếu (trong đó: khảo sát chọn mẫu được tiến hành tại 70 /120 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Yên, với 70/70 phiếu thu về hợp lệ; và mẫu khảo sát tại Ủy ban nhân dân 7/9 huyện, thị xã, thành phố và tỉnh, và tại 03 Sở với tổng số phiếu thu về hợp lệ/số phiếu phát ra là 10/15 phiếu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án đã bổ sung và góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về PPTN trong TTKT. Hai là, luận án phân tích thực trạng PPTN trong TTKT ở Phú Yên. Làm rõ mối quan hệ giữa PPTN với TTKT, BBĐ thu nhập, mối tương quan giữa TTKT, PPTN, BBĐ thu nhập. 5 Ba là, luận án phân tích bối cảnh mới ảnh hưởng đến PPTN và TTKT ở Phú Yên, từ đó luận án đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu PPTN công bằng hơn và hợp lý hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hoá và hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận về PPTN, TTKT, mối quan hệ giữa PPTN và TTKT, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập, PPTN, TTKT. Về mặt thực tiễn: Luận án đã nghiên cứu thực trạng PPTN trong quá trình TTKT tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2008-2020, qua việc phân tích những mặt đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của quá trình PPTN trong TTKT, từ đó luận án đưa ra các quan điểm và giải pháp hướng đến PPTN một cách công bằng hơn, hợp lý hơn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học quan trọng nhằm tham mưu, đưa ra các khuyến nghị cho tỉnh Phú Yên cũng như các địa phương khác về các chính sách TTKT, PPTN, các chính sách xã hội nhằm giải quyết bài toán về TTKT, về PPTN. Đồng thời, luận án còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách, cũng như sinh viên tại các trường đại học, học viện và những ai quan tâm. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân phối thu nhập trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Chương 3: Thực trạng phân phối thu nhập trong tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Phú Yên. Chương 4: Quan điểm và giải pháp giải quyết vấn đề phân phối thu nhập trong tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Phú Yên những năm tới. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Hiện nay, trên thế giới cũng như trong nước, vấn đề PPTN trong quá trình TTKT, vấn đề BBĐ trong PPTN được nhiều nhà kinh tế, học giả quan tâm nghiên cứu, được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Tác giả xin tổng quan một số công trình tiêu biểu liên quan mật thiết đến vấn đề nghiên cứu của luận án như sau: 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Với tư cách là đại biểu mở đầu của trường phái kinh tế chính trị cổ điển, W. Petty (1623-1687) khi phân tích lý luận về tiền lương, đã cho rằng, tiền lương là một hiện tượng kinh tế mới. chưa từng xuất hiện trong xã hội phong kiến trước đó. Nó là khoản tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết cho người công nhân và không vượt quá mức này. Ông phản đối việc trả lương cao vì như thế người công nhân không muốn làm việc mà chỉ thích uống rượu. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chưa phát triển, năng suất lao động xã hội thấp, chỉ có giảm mức tiền lương của người công nhân xuống tối thiểu cần thiết mới đảm bảo lợi nhuận cho nhà tư bản. Như vậy, W. Petty là người đầu tiên đề cập đến quy luật sắt về tiền lương, ông thấy được mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tiền lương và lợi nhuận. Ông đã cố gắng giải thích các phạm trù về giá trị thặng dư, địa tô, lợi tức cho vay nhưng vẫn chưa làm rõ được bản chất của các phạm trù này. Chia sẻ tư tưởng về quy luật sắt về tiền lương của W. Petty, Quesney (1694-1774), với quan niệm nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất, chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động sản xuất, cho rằng cần phải để cho tiền lương bằng với mức sống tối thiểu, bởi vì cung lao động luôn lớn hơn cầu về lao động nên nhà tư bản có điều kiện trả lương ở mức tối thiểu. Cách nhìn của A. Smith (1723-1790) về hệ thống thu nhập trong CNTB có một bước tiến lớn khi ông cho rằng, trong xã hội tư sản có ba giai cấp cơ bản gắn với quyền sở hữu tư liệu sản xuất và thu nhập, đó là, giai cấp công nhân–thu nhập là tiền lương, giai cấp tư bản-thu nhập là lợi nhuận và giai cấp địa chủ - thu nhập là địa tô. Ông là người đầu tiên phân biệt sự khác nhau giữa các tầng lớp trong xã hội và khẳng định: những giai cấp 7 cơ bản gắn với sản xuất vật chất nhận được cái gọi là thu nhập ban đầu (tiền lương, lợi nhuận, địa tô) và các tầng lớp còn lại nhận thu nhập do phân phối lại. A. Smith cho rằng, trong chủ nghĩa tư bản, tiền lương cần phải đủ để người công nhân mua tư liệu sinh hoạt và phải cao hơn mức đó. Vì nếu tiền lương quá thấp, người công nhân sẽ bỏ việc và ra nước ngoài làm việc. Tiền lương cao sẽ kích thích tiến bộ kinh tế, làm tăng năng suất lao động xã hội. A. Smith cho rằng mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận và nó phù hợp với lợi ích xã hội. Về lý luận địa tô, A. Smith có nhiều mâu thuẫn và chịu ảnh hưởng nhiều từ chủ nghĩa trọng nông. Ông cho rằng địa tô là khoản khấu trừ đầu tiên vào sản phẩm của lao động và lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai. A. Smith đã sai lầm khi phủ nhận sự tồn tại của địa tô tuyệt đối. Theo ông, kinh doanh trên ruộng đất xấu mà phải nộp tô là trái với quy luật giá trị. Về sau, D. Ricardo (1772-1823) đã phát triển lý luận phân phối của Smith về phân phối lần đầu của ba giai cấp cơ bản trong xã hội trên cơ sở lý luận giá trị lao động. Ông cho rằng, nếu tiền lương tăng thì làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại, nhưng sự vận động này không ảnh hưởng đến địa tô. D. Ricardo coi lao động cũng như các hàng hoá khác có giá cả thị trường và giá cả tự nhiên. Giá cả thị trường của lao động là tiền lương, nó lên xuống xung quanh giá cả tự nhiên của lao động. Giá cả tự nhiên của lao động bằng với giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người công nhân và gia đình anh ta. Đồng thời, Ricardo cũng ủng hộ quy luật sắt về tiền lương của W. Petty khi khẳng định tiền lương phải ở mức tối thiểu và không được cao hơn mức đó. Vê lợi nhuận, ông cho rằng, người công nhân tạo ra giá trị lớn hơn tiền lương của mình, đó là lợi nhuận của nhà tư bản. Ông phát hiện ra mối quan hệ nghịch biến giữa tiền công và lợi nhuận, và sự đối lập lợi ích kinh tế giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trong lĩnh vực phân phối. Theo Ricardo, lợi nhuận là thu nhập của tư bản công nghiệp nhận được so với tư bản ứng trước. Ông cũng không nhận ra sự tồn tại của địa tô chênh lệch II. Như vậy, có thể khẳng định, các nhà kinh tế cổ điển cho rằng nguồn gốc thu nhập của các cá nhân sẽ phụ thuộc vào số lượng cũng như chất lượng của nhân tố sản xuất mà họ có thể cung cấp. Nói cách khác, trong nền KTTT, PPTN sẽ phụ thuộc vào việc phân phối các yếu tố nguồn lực đầu vào của sản xuất. Khi đề cập tới vấn đề PPTN, các nhà kinh tế học hiện đại chú ý nhiều hơn đến mối 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan