Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của công chức, viên chức tại...

Tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của công chức, viên chức tại chi cục thuế thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang

.PDF
140
505
102

Mô tả:

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của công chức, viên chức tại chi cục thuế thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––– LÊ ĐỨC HẠNH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––– LÊ ĐỨC HẠNH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN ĐỨC THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lê Đức Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài: "Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lòng trung thành của công chức, viên chức tại Chi cục thuế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang". Tôi xin trân trọng tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các Thầy, Cô giáo Khoa kinh tế, Khoa sau đại học - Trường Đại học kinh tế & Quản trị kinh doanhĐại học Thái Nguyên. Đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Văn Đức người đã trực tiếp định hướng và dìu dắt tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Nếu không có những giúp đỡ trên thì sự cố gắng của bản thân tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu sẽ không thu được kết quả như hiện nay. Luận văn này mới chỉ là kết quả bước đầu, bản thân tôi sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ công giúp đỡ của mọi người. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Tác giả luận văn Lê Đức Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................... 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ viii DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 2 4. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ............................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về lòng trung thành của công chức, viên chức .................... 4 1.1.1. Khái niệm về lòng trung thành của công chức, viên chức ...................... 4 1.1.2. Tầm quan trọng của lòng trung thành ................................................... 10 1.2. Những nhân tố tác động đến lòng trung thành của nhân viên ................. 14 1.2.1. Chế độ tiền lương và phúc lợi ............................................................... 14 1.2.2. Cơ hội phát triển, thăng tiến .................................................................. 16 1.2.3. Mối quan hệ với đồng nghiệp ............................................................... 17 1.2.4. Mối quan hệ với lãnh đạo...................................................................... 18 1.2.5. Môi trường làm việc tại đơn vị ............................................................. 18 1.2.6. Cảm nhận của nhân viên với công việc đảm nhận ................................ 19 1.2.7. Yếu tố về lòng trung thành của công chức, viên chức (biến phụ thuộc)..... 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 1.3. Các biện pháp nhằm giữ chân công chức, viên chức - Vai trò của công tác động viên kích thích trong việc tạo sự trung thành của công chức, viên chức................................................................................................ 20 1.3.1. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow .................................................... 20 1.3.2. Thuyết hai nhân tố của F. Herzberg ...................................................... 22 1.3.3. Thuyết mong đợi của Victor H. Vroom ................................................ 23 1.3.4. Thuyết về sự công bằng ........................................................................ 24 1.4. Các nghiên cứu trước đây về lòng trung thành của nhân viên và các yếu tố tác động đến lòng trung thành của nhân viên....................................... 25 1.5. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 27 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 28 2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 28 2.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................ 29 2.3. Nghiên cứu định lượng............................................................................. 30 2.4. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 31 2.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 31 2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp .......................................................................... 31 2.4.3. Diễn đạt và mã hóa thang đo ................................................................. 32 2.5. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 34 2.6. Chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................. 36 Chƣơng 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG........................ 37 3.1. Giới thiệu về Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang ......... 37 3.1.1. Đặc điểm chung..................................................................................... 38 3.1.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức...................................................................... 38 3.1.3. Chính sách nhân sự ............................................................................... 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các Đội Thuế ............................................... 41 3.2. Đánh giá sự khác biệt về lòng trung thành của nhân viên Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang theo các đặc tính cá nhân .......... 46 3.2.1. Khác biệt về giới tính ............................................................................ 46 3.2.2. Khác biệt về độ tuổi .............................................................................. 46 3.2.3. Khác biệt về trình độ chuyên môn ........................................................ 47 3.2.4 . Khác biệt về nghiệp vụ ......................................................................... 47 3.2.5. Khác biệt về định hướng chính trị......................................................... 48 3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của công chức, viên chức Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang ............................. 48 3.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo .......................................................... 48 3.3.3. Phân tích nhân tố (EFA) ........................................................................ 53 3.4. Phân tích thống kê mô tả cho các biến quan sát của từng nhân tố ............ 60 3.4.1. Nhân tố thứ nhất: “Lãnh đạo” - Mối quan hệ với lãnh đạo .................. 60 3.4.2. Nhân tố thứ hai: “Phát triển” – Cơ hội phát triển, thăng tiến ............... 60 3.4.3. Nhân tố thứ ba: “Đồng nghiệp” – Mối quan hệ với đồng nghiệp ......... 61 3.4.4. Nhân tố: “Lương/Phúc lợi” – Chế độ tiền lương và phúc lợi ............... 62 3.4.5. Nhân tố: “Công việc” - Cảm nhận về công việc đảm nhận .................. 63 3.4.6. Nhân tố: “Lòng trung thành” - Yếu tố trung thành của công chức, viên chức với Chi cục ...................................................................................... 64 3.4.7. Thống kê mô tả các yếu tố .................................................................... 65 3.5. Mô hình điều chỉnh .................................................................................. 65 3.6. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành ................ 67 3.7. Kiểm định sự khác biệt theo các đặc tính cá nhân đến lòng trung thành của công chức, viên chức ....................................................................... 73 3.7.1. Khác biệt về giới tính ............................................................................ 73 3.7.2. Khác biệt về độ tuổi .............................................................................. 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi 3.7.3. Khác nhau về Trình độ chuyên môn ..................................................... 75 3.7.4. Khác biệt về định hướng chính trị......................................................... 75 3.7.5. Khác biệt về Thang bậc nghiệp vụ quản lý ........................................... 76 3.8. Đánh giá kết quả sau phân tích ................................................................ 77 Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG........................ 80 4.1. Quan điểm và mục tiêu ............................................................................ 80 4.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 80 4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 81 4.2. Giải pháp để nâng cao lòng trung thành của công chức, viên chức đối với Chi cục ...................................................................................................... 84 4.2.1.Nâng cao sự hài lòng, thỏa mãn của công chức, viên chức trong việc tạo điều kiện thăng tiến, phát triển .................................................................. 84 4.2.2. Xây dựng một hệ thống lương thưởng cạnh tranh ................................ 85 4.2.3. Động viên, tăng cường sự hài lòng, thỏa mãn của công chức, viên chức với công việc đang đảm nhận ................................................................. 88 4.2.4. Nâng cao sự hài lòng và kết nối giữa công chức, viên chức với lãnh đạo .... 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ công chức DT : Dự toán NNT : Người nộp thuế NSNN : Ngân sách nhà nước TH : Thực hiện TNCN : Thu nhập cá nhân TP : Thành phố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các nhân tố duy trì và động viên .................................................... 22 Bảng 2.1: Thang đo các thành phần và mã hóa thang đo ............................... 32 Bảng 3.1: Kết quả quy hoạch dự nguồn lãnh đạo (2013) ............................... 40 Bảng 3.2: Đánh giá mức độ hoàn thành công việc ......................................... 40 Bảng 3.3: Báo cáo thực hiện thu Ngân sách Nhà nước từ 2011 đến 2013 ..... 44 Bảng 3.4: Cơ cấu về Giới tính ......................................................................... 46 Bảng 3.5: Cơ cấu về Độ tuổi ........................................................................... 46 Bảng 3.6: Cơ cấu về Trình độ chuyên môn .................................................... 47 Bảng 3.7: Cơ cấu Nghiệp vụ Quản lý Nhà nước ............................................ 47 Bảng 3.8: Chính trị .......................................................................................... 48 Bảng 3.9: Lương / Phúc lợi ............................................................................. 49 Bảng 3.10: Cơ hội thăng tiến phát triển .......................................................... 49 Bảng 3.11: Quan hệ đồng nghiệp .................................................................... 50 Bảng 3.12: Quan hệ với Lãnh đạo .................................................................. 50 Bảng 3.13: Môi trường làm việc tại đơn vị ..................................................... 51 Bảng 3.14: Cảm nhận về công việc................................................................. 51 Bảng 3.15: Các biến phụ thuộc khác (yếu tố ảnh hưởng khác) ...................... 52 Bảng 3.16: Kiểm định KMO and Bartlett's cho biến độc lập ......................... 54 Bảng 3.17: Bảng eigenvalues và phương sai trich đối với biến độc lập ......... 54 Bảng 3.18: Ma trận nhân tố xoay - Rotated Component Matrixa ................... 55 Bảng 3.19: Kiểm định KMO and Bartlett's cho biến phụ thuộc ..................... 59 Bảng 3.20: Tổng phương sai trích ................................................................... 59 Bảng 3.21: Ma trận nhân tố - Component Matrixa ......................................... 59 Bảng 3.22: Thống kê về yếu tố chỉ số “Lãnh đạo” ......................................... 60 Bảng 3.23: Thống kê về yếu tố chỉ số “Phát triển” ......................................... 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ix Bảng 3.24: Thống kê về yếu tố chỉ số “Đồng nghiệp” ................................... 61 Bảng 3.25: Thống kê về yếu tố chỉ số “Lương/Phúc lợi” ............................... 62 Bảng 3.26: Thống kê về yếu tố chỉ số “Công việc” ........................................ 63 Bảng 3.27: Thống kê về yếu tố chỉ số “Lòng trung thành” ............................ 64 Bảng 3.28: Bảng thống kê mô tả các nhân tố ................................................. 65 Bảng 3.29: Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình ....................................... 67 Bảng 3.30: Phân tích ANOVAa....................................................................... 67 Bảng 3.31: Kết quả hồi quy - Coefficientsa (sử dụng phương pháp Enter) .... 68 Bảng 3.32: Kết quả hồi quy - Coefficientsa (sau khi loại biến) ..................... 69 Bảng 3.33: Bảng xác định tầm quan trọng của các biến độc lập .................... 69 Bảng 3.34: Kiểm định mức độ trung thành giữa phái nam và phái nữ ........... 73 Bảng 3.35: Test of Homogeneity of Variances ............................................... 74 Bảng 3.36: ANOVA ........................................................................................ 74 Bảng 3.37: Test of Homogeneity of Variances ............................................... 75 Bảng 3.38: ANOVA ........................................................................................ 75 Bảng 3.39: Independent Samples Test ............................................................ 76 Bảng 3.40: Test of Homogeneity of Variances ............................................... 76 Bảng 3.41: ANOVA ........................................................................................ 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tháp nhu cầu Maslow ..................................................................... 21 Hình 1.2: Sơ đồ mô hình nghiên cứu tổng quát .............................................. 27 Hình 2.1: Lưu đồ thiết kế nghiên cứu ............................................................. 29 Hình 3.1: Mô hình hiệu chỉnh ......................................................................... 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong mỗi tổ chức kinh tế - xã hội hay đơn vị sự nghiệp, khi đơn vị đó gặp khó khăn không chỉ khách hàng mà ngay cả công chức, viên chức thường có xu hướng bỏ đi tìm đối tác mới, nơi làm việc mới. Vậy phải làm thế nào để giữ chân họ, khiến họ không ra đi vì luôn sẵn có lòng trung thành với tổ chức chứ không vì bị buộc phải ở lại? Lãnh đạo các đơn vị, tổ chức thường cố gắng xây dựng lòng trung thành của công chức, viên chức thông qua các chương trình giữ chân nhân viên của họ; những chương trình này cố gắng để có được lòng trung thành bằng việc đáp ứng các nhu cầu cá nhân và nhu cầu phát triển của công chức, viên chức. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của công chức, viên chức như: Sự thừa nhận của nhà lãnh đạo về tầm quan trọng của cuộc sống cá nhân và gia đình; Cơ hội phát triển cá nhân; Sự thoả mãn nhu cầu khách hàng; Truyền thống về lợi ích của công chức, viên chức; Kỹ năng của công chức, viên chức trong việc theo kịp với đòi hỏi của công việc…Tuy nhiên, những yếu tố này có thể chưa đủ để duy trì lòng trung thành của công chức, viên chức, bởi lòng trung thành còn có thể chịu sự tác động của các yếu tố khác như văn hóa của đơn vị, mục đích của đơn vị… Nói chung, để được lòng trung thành của công chức, viên chức không phải là điều dễ dàng và những tổ chức nào mà có tỷ lệ phần trăm công chức, viên chức bỏ việc hay nghỉ việc ít thì có thể nói rằng công tác quản trị nhân lực của tổ chức đó khá tốt. Họ đã biết kết hợp giữa lợi ích của công chức, viên chức cũng như của đơn vị. Không phải tổ chức nào cứ trả lương cao thì công chức, viên chức sẽ càng trung thành với đơn vị. Trên thực tế vẫn xảy ra nhiều trường hợp nhiều tổ chức trả lương thấp hơn ngoài thị trường hay thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhưng công chức, viên chức vẫn một lòng trung thành làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 việc cho đơn vị. Vậy, yếu tố nào sẽ quyết định lòng trung thành của một công chức, viên chức đối với một tổ chức? Tăng cường lòng trung thành của công chức, viên chức đối với đơn vị sẽ là một trong những yếu tố góp phần vào thành công của đơn vị, bất kể đó là một doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh hay một cơ quan nhà nước. Tác giả nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lòng trung thành của công chức, viên chức tại Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” nhằm đưa ra những gợi ý, đề xuất giúp cho Ban lãnh đạo Chi cục Thuế có những chính sách phù hợp để duy trì và tăng cường lòng trung thành của công chức, viên chức Chi cục. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu sự tác động và các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của công chức, viên chức Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang, từ đó đề xuất được các giải pháp nhằm tăng cường lòng trung thành của họ. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về lòng trung thành của người lao động. - Phân tích, đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của công chức, viên chức Chi cục thuế thành phố bắc Giang. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường lòng trung thành của công chức, viên chức đối với Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lòng trung thành và các yếu tố tác động đến lòng trung thành của công chức, viên chức Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, bao gồm công chức, viên chức làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 việc tại các bộ phận chức năng (hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ; kiểm tra thuế; kê khai thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Đội Thuế liên phường xã…). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của công chức, viên chức tại Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. - Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. - Thời gian: số liệu được nghiên cứu và phân tích qua 3 năm 2011, 2012, 2013. Số liệu điều tra vào tháng 10 năm 2013. 4. Đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về lòng trung thành của công chức, viên chức và các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của công chức, viên chức. Các giải pháp mà đề tài đưa ra sẽ góp phần giúp lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang điều chỉnh chính sách nhân sự cho phù hợp để giành được lòng trung thành của công chức, viên chức đầy đủ và lâu dài hơn. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 4 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về lòng trung thành của công chức, viên chức - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Phân tích các yếu tố tác động đến lòng trung thành của công chức, viên chức Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang - Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành của công chức, viên chức Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC 1.1. Cơ sở lý luận về công chức, viên chức 1.1.1. Cơ sở lý luận về công chức 1.1.1.1. Khái niệm về công chức Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (Luật số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008: Luật cán bộ, công chức) 1.1.1.2. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ - Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. - Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước. - Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. - Chấp hành quyết định của cấp trên và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. - Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ. Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ. 1.1.1.3. Quyền của cán bộ, công chức * Về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương - Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. - Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. * Quyền của công chức về nghỉ ngơi Công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 lương cho những ngày không nghỉ. * Các quyền khác của cán bộ, công chức Công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Cơ sở lý luận về viên chức 1.1.2.1. Khái niệm về viên chức Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (Luật số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010: Luật viên chức) 1.1.2.2. Nghĩa vụ chung của viên chức Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản được giao. - Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. Nghĩa vụ của viên chức quản lý: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao; Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách; Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách; Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách. 1.1.2.3. Quyền của viên chức * Về chức trách nhiệm vụ Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc. Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật. Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. * Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập. 1.2. Cơ sơ lý luận về lòng trung thành của công chức, viên chức 1.2.1. Khái niệm về lòng trung thành của công chức, viên chức (dưới đây gọi chung là nhân viên) Trung thành có thể là một yếu tố thành phần của cam kết tổ chức, cũng có thể là một khái niệm độc lập. Allen và Mayer (1990) chú trọng ba trạng thái tâm lý của nhân viên khi gắn kết với tổ chức. Nhân viên có thể trung thành với tổ chức, xuất phát từ tình cảm thực sự của họ; họ sẽ ở lại với tổ chức dù có nơi khác trả lương cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn; họ có thể trung thành với tổ chức chỉ vì họ không có cơ hội kiếm được công việc tốt hơn; và họ có thể trung thành với tổ chức vì những chuẩn mực đạo đức mà họ theo đuổi. Cook và Wall (1980) quan tâm đến các khía cạnh hành vi của nhân viên. Theo Mowday và các cộng sự (1979), trung thành là “ý định hoặc mong muốn duy trì là thành viên của tổ chức”. Định nghĩa nổi tiếng của Mowday về lòng trung thành tương tự như khái niệm “Duy trì” trong các nghiên cứu ở phạm vi quốc gia trong nhiều năm liền của Viện Aon Consulting: Nhân viên có ý định ở lại lâu dài cùng tổ chức/doanh nghiệp; sẽ ở lại cùng tổ chức/doanh nghiệp mặc dù có nơi khác có lời đề nghị lương bổng tương đối hấp dẫn hơn (Stum 1999; 2001). Theo Johnson (2005), nhân viên “trung thành với nghề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất