Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở việt nam tt...

Tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở việt nam tt

.PDF
27
209
119

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG CÔNG HIẾN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9.38.01.07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà nội, 2019 Công trình được hoàn thành tại: Học viện khoa học xa hội Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội vào hồi: ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện khoa học xã hội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Đặng Công Hiến (2013), Hoàn thiện pháp luật về vệ sinh ATTP trong hoạt động thương mại, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 17 (tháng 9/ 2013), Hà Nội. 2. Đặng Công Hiến (2016), Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATTP tại các chợ ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu thương mai, số 21 (tháng 6/2016), Hà Nội. 3. Đặng Công Hiến - Nguyễn Văn Hoàn (2016), Hoàn thiện chính sách quản lý ATTP trong hoạt động thương mại, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025, Hà Nội. 4. Đặng Công Hiến (2017), Pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại Việt Nam: Thành tựu và hạn chế, Tạp chí Thanh tra số 7/2017, Hà Nội. 5. Đặng Công Hiến (2017), Một số đánh giá về pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam, Tạp chí Công thương, số 9 (8/2017), Hà Nội. 6. Đặng Công Hiến (2017), Giải pháp nâng cao hiểu quả thực hiện pháp luật vể an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam, Tạp chí Công thương, số 12 (11/2017), Hà Nội. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn cho thấy, vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) trong hoạt động thương mại (HĐTM) là hết sức quan trọng. Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về vấn đề ATTP trong HĐTM. Tuy nhiên, cần có những phân tích, đánh giá các quy định pháp luật này để thấy được những ưu điểm, hạn chế cũng như đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện nó. Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm pháp luật về ATTP trong HĐTM thời gian qua diễn ra khá phức tạp, năng lực xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng còn hạn chế do nhiều lý do khác nhau. Vì vậy, hơn lúc nào hết cần có những đánh giá khách quan và sâu sắc về thực trạng thực hiện pháp luật về ATTP trong HĐTM hiện nay, chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam” là hết sức cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ vấn đề lý luận về pháp luật ATTP trong HĐTM, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về ATTP trong HĐTM ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả pháp luật về ATTP trong HĐTM ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: Làm rõ cơ sở lý luận về pháp luật ATTP trong HĐTM; Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật và 1 thực tiễn thực hiện pháp luật về ATTP trong HĐTM ở Việt Nam; Xây dựng những yêu cầu đặt ra cũng như giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP trong HĐTM ở Việt Nam 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Các quan điểm, lý luận khoa học về pháp luật nói chung và pháp luật về ATTP trong HĐTM nói riêng; Các quy định pháp luật về ATTP trong HĐTM của Việt Nam; Thực tiễn thực hiện pháp luật về ATTP trong HĐTM tại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án chủ yếu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến pháp luật về ATTP trong HĐTM ở Việt Nam. - Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2011- 2016. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ các chương của luận án. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp luật học so sánh, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê,… 2 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, giải quyết thỏa đáng những vấn đề mang tính lý luận của pháp luật về ATTP trong HĐTM bằng việc phân tích một cách có hệ thống các khái niệm liên quan, làm rõ nội dung và vai trò của pháp luật về ATTP trong HĐTM; Hai là, luận án rút ra những ưu điểm, hạn chế, thành công và bất cập của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về ATTP trong HĐTM ở Việt Nam. Đồng thời, chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó; Ba là, luận án đưa ra được các giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả pháp luật về ATTP trong HĐTM ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận quan trọng có liên quan đến pháp luật về ATTP trong HĐTM, vấn đề cần có sự nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu, đặc biệt là những giải pháp mà luận án đưa ra có ý nghĩa quan trọng trong việc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật về ATTP trong HĐTM của Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn đóng góp vào việc thực hiện có hiệu quả pháp luật về ATTP trong HĐTM ở nước ta hiện nay, góp phần vào công cuộc bảo đảm ATTP. 7. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm những nội dung chính như sau: 3 Chương1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu; Chương 2: Một số vấn đề lý luận về an toàn thực phẩm và pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại; Chương 3: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Việt Nam và thực tiễn thực hiện; Chương 4: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Các nghiên cứu về ATTP: Liên quan đến vấn đề ATTP, các công trình đã đề cập đến các khái niệm liên quan đến ATTP như: vệ sinh TP, ngộ độc thực phẩm (NĐTP), ô nhiễm TP, các yếu tố và nguyên nhân gây mất ATTP, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của bảo đảm ATTP đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đó là các công trình: “An toàn thực phẩm”, Trần Đáng (2008); Giáo trình “Vệ sinh ATTP”, Lê Thị Hồng Ánh (2017); Cuốn sách “ATTP nông sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản suất, phân phối và chính sách của nhà nước”, Phạm Vũ Hải-Đào Thế Anh (2016); Food Safety: Theory and Practice của Jones & Bartlett (2011); Food safety: The Science of 4 Keeping Food Safe (An toàn TP: Khoa học về giữ an toàn TP), của giáo sư Ian C.Shaw (2013). Các nghiên cứu về pháp luật ATTP nói chung, trong đó có nội dung về pháp luật ATTP trong HĐTM: Các công trình sau có thể kể đến là: “Các điều kiện cần và đủ nhằm bảo đảm ATTP trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Lê Doãn Diện (2009); “Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về ATTP”, Nguyễn Ngân Giang (2012); “Thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn TP ở Việt Nam hiện nay”, Nhâm Thúy Lan (2012); “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh ATTP trong HĐTM ở Việt Nam”, Đặng Công Hiến (2012); “Nutraceutical and Functional Food Regulations in the United States and Around the World, Debasis Bagchi (2008); “Food and Drug Regulation in an Era of Globalized Markets Paperback, Sam F Halabi (2015). “Food and Drug Regulation in an Era of Globalized Markets Paperback” Sam F Halabi (2015),… 1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Một số công trình có thể kể đến là: “Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; các rào cản kỹ thuật đối với hoạt động xuất khẩu; phân công quản lý nhà nước về ATTP”, Cục ATTP, Bộ Y tế (2009); “Chất lượng công tác quản lý ATTP- nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết”, Nguyễn Thị Thu Hằng (2014); “Thực hiện pháp luật về vệ sinh ATTP ở Việt Nam hiện nay”, Nhâm Thúy Lan (2012); “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh ATTP trong HĐTM ở Việt Nam, Đặng Công Hiến (2012); “Thi hành pháp luật về vệ sinh ATTP ở cấp phường trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Trần Mai Vân (2013); 5 “ATTP nông sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản suất, phân phối và chính sách của nhà nước” Phạm Vũ Hải Đào Thế Anh (2016); Báo cáo tổng hợp kết quản Dự án điều tra cơ bản về “Thực trạng thi hành pháp luật ATTP và vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo đảm thi hành”, Viện khoa học pháp lý (2016); “Báo cáo tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý ATTP giai đoạn 2011-2016”, Chính phủ (2017); “Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật ATTP giai đoạn 2011-2016”, Quốc hội (2017); “Food Law and Regulation for Non-Lawyers, A US Perspective, Marc Sanchez (2014); “EU Food Law Handbook”, Bernd Van Der Meulen (2014);… 1.1.3. Các đề xuất giải pháp hoàn thiện và thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Đề cập đến vấn đề này có môt số công trình đáng chú ý sau: “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vệ sinh ATTP, Hằng Nga (2008), Tạp Chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề 01/2008; “Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với vệ sinh an toàn TP, Trần Thu Hương (2010), Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 177 (tháng 10/2010); “Chất lượng công tác quản lý ATTP - nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết”, Nguyễn Thị Thu Hằng (2014), Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 9/2014; Luận văn thạc sỹ “Thực hiện pháp luật về vệ sinh ATTP ở Việt Nam hiện nay, của tác giả Nhâm Thúy Lan (2012); Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh ATTP trong HĐTM ở Việt Nam”, Đặng Công Hiến (2012); Luận văn thạc sỹ “Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn TP”, Nguyễn Ngân Giang (2012); “Quản lý nguy cơ ATTP ở Việt Nam, Cơ hội và thách thức”, Ngân 6 hàng thế giới, (2017); “ATTP nông sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản suất, phân phối và chính sách của nhà nước”, Phạm Vũ Hải - Đào Thế Anh (2016); Báo cáo tổng hợp kết quản Dự án điều tra cơ bản về “Thực trạng thi hành pháp luật ATTP và vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo đảm thi hành”, Viện Khoa học pháp lý (2016); Food and Drug Regulation in an Era of Globalized Markets Paperback”, Sam F Halabi (2015); “Foundations of EU Food Law and Policy: Ten Years of the European Food Safety Authority”, Alberto Alemanno, Simone Gabbi, (2014);… 1.1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu Những vấn đề đề mà luận án có thể kế thừa và phát triển: Về mặt lý luận, luận án kế thừa một số khái niệm được phân tích và trừu tượng hóa tại các công trình như: khái niệm về quản lý ATTP, khái niệm chất lượng TP, khái niệm ATTP… Về mặt thực tiễn, luận án có thể kế thừa một số kết quả điều tra, khảo sát và những đánh giá về thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về ATTP. Về mặt giải pháp và kiến nghị, luận án sẽ cân nhắc kế thừa một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ATTP nói chung và pháp luật về ATTP trong HĐTM nói riêng. Những vấn đề liên quan đến chủ đề luận án nhưng chưa được giải quyết thấu đáo hoặc chưa được đặt ra trong các công trình nghiên cứu đã công bố: Về mặt lý luận, một số vấn đề lý luận về pháp luật ATTP trong HĐTM chưa được đề cập, phân tích và làm rõ như: khái niệm “pháp luật ATTP trong HĐTM”, vai trò và nội dung của pháp luật về ATTP trong HĐTM. 7 Về thực tiễn, chưa có những tổng kết, đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam; đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về ATTP trong HĐTM một cách chung, chưa thể hiện rõ được tình hình vi phạm các quy định pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại diễn ra trên thực tế ở mức độ nào, có những tích cực và hạn chế gì? Về giải pháp, kiến nghị, bất cập lớn nhất của các nghiên cứu liên quan thể hiện ở tính đơn lẻ, thiếu đồng bộ giữa các giải pháp được đề xuất, chưa xây dựng được giải pháp mang tính tổng thể, lâu dài cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP trong HĐTM. 1.1.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Những vẫn đề đặt ra cần triển khai nghiên cứu trong luận án là: (1) Bổ sung một số khái niệm liên quan đến vấn đề pháp luật ATTP trong HĐTM; (2) Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về ATTP trong HĐTM hiện hành của Việt Nam; (3) Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về ATTP trong HĐTM ở Việt Nam thời gian qua; (4) Đưa ra những định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật về ATTP trong HĐTM ở Việt Nam; (5) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP trong HĐTM ở Việt Nam trong thời gian tới. 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu Các lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu trong luận án là: Lý thuyết “Kinh tế có điều tiết” của J.M.Keynes (18848 1946); Lý thuyết về mối quan hệ biện chứng và phổ biến giữa Nhà nước, người sản xuất, KD và người tiêu dùng TP; Lý thuyết về “Luật tự nhiên”, đại diện là Aristote (384-322 trước công nghuyên); Lý thuyết về “Quyền tự nhiên” của con người, Thomas Hobbes (1588-1679), Jonh Locke (1632-1704) và Thomas Paine (1731-1809); Lý thuyết “Công lý như là công bằng”, Jonhs Rawls (1922-2002). 1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu bao trùm của đề tài này đó là: HĐTM hàng TP diễn ra trên thị trường, thị trường đó vận hành theo cơ chế thị trường, quyền lợi của người tiêu dùng, lợi ích xã hội đang bị xâm phạm do những hành vi của các đối tượng vẫn hiện hữu trên thực tế và nhu cầu hoàn thiện pháp luật để hạn chế và triệt tiêu các hành vi này. Bên cạnh giả thuyết đó, luận án đặt ra một giả thuyết đặc thù là: mảng pháp luật về ATTP trong HĐTM của Việt Nam hiện nay chưa đủ, chưa toàn diện còn có những mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính thực tiễn và cần phải hoàn thiện nó trên những nguyên lý khoa học trong điều kiện hiện nay. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: (1) Quan niệm như thế nào về ATTP trong HĐTM? Bảo đảm ATTP trong HĐTM có ý nghĩa ra sao đối với đời sống kinh tế-xã hội Việt Nam hiện nay? (2) Quan niệm thế nào về pháp luật về ATTP trong HĐTM? Vai trò và nội dung của nó ra sao? (3) Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về ATTP trong HĐTM thế nào? (4) Những định hướng và giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật về ATTP trong HĐTM của Việt Nam? Cần có những 9 giải pháp gì để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP trong HĐTM ở Việt Nam hiện nay? 1.2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu Luận án kế thừa có chọn lọc, phát triển các luận điểm nghiên cứu, đồng thời phát hiện vấn đề nghiên cứu mới, xây dựng các luận điểm khoa học thuộc nội dung nghiên cứu luận án. Luận án tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu từ góc độ của khoa học pháp lý. Tuy nhiên, do đặc thù của đối tượng nghiên cứu nên góc độ tiếp cận liên ngành, đa ngành khoa học xã hội được khai thác tối đa. Góc độ nghiên cứu ứng dụng được luận án đặc biệt chú ý. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 của Luận án đã đạt được một số kết quả chính sau: (1) Khái quát được tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến chủ đề nghiên cứu; (2) Đánh giá khái quát các kết quả nghiên cứu có liên quan mà luận án kế thừa cũng như tiếp tục phát triển, tìm ra những vấn đề còn bỏ ngỏ mà luận án cần tiếp tục triển khai nghiên cứu. (3) Các lý thuyết nghiên cứu làm cơ sở cho hoạt động nghiên cứu được xác lập. Để nghiên cứu được thực hiện đúng hướng, các giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được luận án xác lập khi thực hiện chủ đề nghiên cứu: pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI 2.1. Khái quát về an toàn thực phẩm trong hoạt động thƣơng mại 2.1.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm Trong luận án, “an toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người” 10 (khoản 1, Điều 2 Luật ATTP năm 2010). Theo khái niệm này, ATTP được hiểu là việc thực hiện những cách thức, biện pháp để bảo đảm TP không gây hại đến sức khỏe, tính mạng của con người. 2.1.2. An toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại An toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng của con người trong hoạt động mua bán hàng hóa là thực phẩm và cung ứng dịch vụ liên quan đến thực phẩm. 2.2. Pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thƣơng mại 2.2.1. Khái niệm pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại là tập hợp những quy phạm do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động mua bán hàng hóa là thực phẩm và cung ứng dịch vụ liên quan đến thực phẩm. 2.2.2. Nội dung của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Pháp luật ATTP trong HĐTM có những nội dung chính sau: Các quy phạm về điều kiện kinh doanh; Các quy phạm về điều kiện bảo đảm ATTP; Các quy phạm về quảng cáo, ghi nhãn đối với hàng hóa TP; Các quy phạm về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ATTP; Các quy phạm về trách nhiệm pháp lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP. 2.2.3. Vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Việt Nam Pháp luật về ATTP trong HĐTM có những vai trò chính sau: (1) Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng và góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, ngăn chặn các hành vi có thể gây mất ATTP trong HĐTM; (2) Bảo đảm thực hiện 11 các quy chuẩn, tiêu chuẩn về ATTP; (3) Là cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ATTP nói chung và ATTP trong HĐTM nói riêng; (4) Đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra pháp luật ATTP trong HĐTM Việt Nam còn có vai trò tạo dựng môi trường pháp lý cho HĐTM hàng thực phẩm, thuận lợi hóa thương mại và góp phần giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của các ngành các cấp, mọi tổ chức, cá nhân trong công tác bảo đảm ATTP và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong chương này, luận án đã làm rõ các vấn đề sau: (1) Làm sáng tỏ một số và đưa ra một số khái niệm liên quan trực tiếp đến đề tài luận án đó là: ATTP trong hoạt động tương mại, Pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại (2) Làm rõ những nội dung chính của pháp luật về ATTP trong HĐTM, (3) Phân tích và chỉ rõ vai trò của pháp luật về ATTP trong HĐTM trong đời sống xã hội. CHƢƠNG 3: PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 3.1. Thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thƣơng mại ở Việt Nam 3.1.1. Về điều kiện kinh doanh thực phẩm Pháp luật Việt Nam quy định, kinh doanh TP là ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện (Luật số 03/2016/QH14 12 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư). 3.1.2. Về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm - Quy định về điều kiện chung bảo đảm ATTP trong HĐTM. Các cơ sở kinh doanh TP phải bảo đảm các điều kiện cơ bản sau: điều kiện đối với cơ sở, điều kiện về trang thiết bị, điều kiện đối với người thực hiện, điều kiện về bảo quản TP và điều kiện về vận chuyển TP. Những điều kiện này được quy định tại Điều 19, 20, 21, Luật ATTP năm 2010 và Chương II Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/09/2012 quy định về điều kiện chung bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh TP. - Quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh TP đối với một số trường hợp cụ thể. Pháp luật quy định một số điều kiện bảo đảm ATTP đối với một số cơ sở kinh doanh TP cụ thể đó là: Điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh TP nhỏ lẻ; Điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh TP tươi sống; Điều kiện đối với hoạt động kinh doanh TP đã qua chế biến. Những điều kiện này được quy định tại Điều, 27, 28, 29, 30 Luật ATTP năm 2010 và một số văn bản QPPL hướng dẫn thi hành như: Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 của Bộ Y; Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ; Thông tư số 33/2012/TT-NNPTNN ngày 20/07/2012 của Bộ NN&PTNT;... - Điều kiện bảo đảm ATTP trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng TP. Những điều kiện này được quy định tại Điều 38 và 41 Luật ATTP năm 2010. 13 3.1.3. Về quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa thực phẩm Việc quảng cáo TP được thực hiện theo các quy định ở Luật ATTP năm 2010, Luật Quảng cáo năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành hai Luật này như: Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ; Thông tư số 08/2013/TT-BYT ngày 13/03/2013 của Bộ Y tế; Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công Thương;… Việc ghi nhãn TP được thực hiện theo quy định của Luật ATTP năm 2010, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. 3.1.4. Về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với an toàn thực phẩm Trách nhiệm quản lý nhà nước ở trung ương được pháp luật quy định thuộc về Bộ Y tê, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương. Trách nhiệm cụ thể của các Bộ này được quy định tại Điều 62, Điều 63 và Điều 64, Luật ATTP năm 2010. 3.1.5. Về trách nhiệm pháp lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Theo pháp luật Việt Nam, chế tài xử lý đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về ATTP gồm: chế tài hành chính, chế tài hình sự và các biện pháp khắc phục. Quy định cụ thể về xử phạt hành chính, xử lý hình sự và các biện pháp khắc phục được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như: Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017); Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ; Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ; Nghị định 158/2013/NĐ-CP; Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/07/2014 của Chính phủ;… 14 3.1.6. Đánh giá thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam * Những thành tựu đạt được Một số thành tựu của pháp luật ATTP trong HĐTM có thể kể đến là: Pháp luật trong lĩnh vực này đã khá đầy đủ; Các quy định về điều kiện kinh doanh TP được quy định cụ thể và toàn diện; Hoạt động quảng cáo TP được quy định chặt chẽ, chi tiết và cụ thể; Quy định về ghi nhãn TP khá chi tiết, chặt chẽ; Các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP đã có một bước tiến vượt bậc trong việc phân công cụ thể cho từng bộ, ngành đối với hoạt động quản lý ATTP trên thị trường; Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP được các cơ quan, có thẩm quyền tích cực ban hành. *Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân - Những bất cập, hạn chế: Các văn bản hướng dẫn thi hành chậm; Các quy định pháp luật về ATTP trong HĐTM chưa được hệ thống hóa; Một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính khả thi; Một số các quy định chồng chéo, mâu thuẫn thiếu tính đồng bộ; Vẫn có sự chồng chéo cũng như một số vấn đề đang bị bỏ trống trong trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý; Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP còn thiếu. - Nguyên nhân hạn chế: Thứ nhất, năng lực đội ngũ soạn thảo văn bản còn hạn chế, lực lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật thiếu chuyên môn sâu về ATTP; Thứ hai, công tác phối hợp trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ATTP trong HĐTM chưa chặt chẽ và thường xuyên; Thứ ba, công tác nghiên cứu khoa học 15 phục vụ xây dựng pháp luật còn hạn chế; Thứ tư, do truyền thống, thói quen sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của kinh tế - xã hội Việt Nam. 3.2. Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt độngt thƣơng mại ở Việt Nam 3.2.1. Tình hình an toàn thực phẩm ở Việt Nam Tình hình ATTP ở Việt Nam thời gian qua hết sức phức tạp. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong giai đoạn 2011-2016, toàn quốc đã ghi nhận 1.007 vụ NĐTP với 30.395 người mắc và 164 người chết. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5.065,8 người mắc/năm và 27,3 người chết do NĐTP/năm. So với trung bình giai đoạn 2006-2010, giảm 22 vụ (11,6%), giảm 1.567 người mắc (23,6%), giảm 25 người chết (47,5%). 3.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam * Tình hình tuân thủ pháp luật ATTP của các cơ sở kinh doanh thực phẩm Theo Báo cáo của Chính phủ, trong giai đoạn 2011-2016 cả nước đã có đến 80,5% cơ sở chế biến, KD TP đã được cấp Giấy chức nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Số sản phẩm TP được cấp Giấy chứng nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận phù hợp quy định ATTP cũng tăng cao, số cơ sở cam kết bảo đảm ATTP với cơ quan quản lý cũng nhiều hơn so với giai đoạn trước. Số chợ đã quy hoạch khu vực bán TP tươi sống chiếm 64,76%, một số chợ đầu mối đã trang bị các thiết bị kiểm tra nhanh đối với TP. Các trung tâm thương mại, siêu thị đều đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo đảm ATTP. Tuy nhiên, số lượng cơ sở đủ điều kiện kinh doanh TP vẫn 16 chiếm tỷ lệ thấp, trung bình chỉ chiếm 33,6% trong tổng 408.821 cơ sở. Cả nước vẫn còn 1.164 chợ chưa triển khai quy hoạch khu vực KD TP tươi sống riêng, TP tươi sống được bày bán trên mặt bàn không có bảo quản trong điều kiện lạnh. Hầu hết các chợ đầu mối nông, lâm, thủy sản đều chưa được trang bị các thiết bị kiểm tra nhanh (các kit, test,..) các loại thực phẩm. Việc vận chuyển thịt gia súc, gia cầm tới các chợ truyền thống chủ yếu bằng các phương tiện thô sơ. Tình trạng vi phạm các quy định về ATTP của các cơ sở nhỏ lẻ, cơ sở KD thức ăn đường phố, các cơ sở chế biến quy mô nhỏ,... vẫn diễn biến phức tạp. Trong hoạt động xuất khẩu TP, các cơ sở đã cố gắng trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn về TP của các nước nhập khẩu cũng như các tiêu chuẩn của quốc tế về TP. Tuy nhiên, lượng hàng hóa TP xuất khẩu của Việt Nam vi phạm các quy định về ATTP còn cao. Việc thực hiện pháp luật về ATTP đối với hoạt động nhập khẩu thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật ATTP đối với hàng TP nhập khẩu qua đường tiều ngạch và nhập lậu diễn biến rất phức tạp. Trong giai đoạn 2011-2016, số hồ sơ được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TP là 14.978 hồ sơ. Tuy nhiên, vẫn còn có những vi phạm về quảng cáo TP. Về cơ bản, các cơ sở kinh doanh TP tuân thủ các quy định về ghi nhãn sản phẩm TP nhưng vẫn tồn tại hiện tượng in ấn nhãn mác gây hiểu nhầm hoặc đưa thông tin sai về sản phẩm. *Thực trạng thi hành pháp luật về ATTP trong HĐTM của các cơ quan nhà nước 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất