Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ thực tiễn tỉnh t...

Tài liệu Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ thực tiễn tỉnh thanh hóa

.PDF
116
1
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH: LUẬT KINH TẾ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA VŨ HOÀNG DUNG HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA VŨ HOÀNG DUNG NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ HƢƠNG LAN HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và có kế thừa các công trình nghiên cứu trƣớc đó có liên quan đến đề tài. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Vũ Hoàng Dung LỜI CẢM ƠN Trong hơn 2 năm học tập, nghiên cứu chƣơng trình cao học Luật Kinh tế tại Trƣờng Đại học Mở Hà Nội, chúng tôi đã tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức mới, những kinh nghiệm quý báu, là hành trang cho chúng tôi tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Luận văn này là một phần kết quả quan trọng trong quá trình đào tạo cao học. Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Mở, các Thầy, Cô giáo trong và ngoài Trƣờng Đại học Mở đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn TS. Phạm Thị Hƣơng Lan – ngƣời đã hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình làm Luận văn. Cô giáo đã cho tôi thêm nhiều kiến thức về khoa học, cách tiếp cận và nghiên cứu về pháp luật bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nói chung và pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp nói riêng cũng nhƣ giúp tôi rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan của UBND tỉnh Thanh Hóa giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trong suốt thời gian qua. Mặc dù tôi đã có cố gắng trong quá trình làm luận văn, song không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ quý báu của các Thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Hà Nội, tháng năm 2020 Tác giả luận văn Vũ Hoàng Dung DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân THĐ Thu hồi đất GPMB Giải phóng mặt bằng ĐNN Đất nông nghiệp QSDĐ Quyền sử dụng đất XHCN Xã hội chủ nghĩa PHỤ LỤC Thứ tự Tên biểu số Biểu số 1 Biểu số 01/GĐ-CHN: Bảng giá đất trồng cây hàng năm Biểu số 2 Biểu số 02/GĐ-CLN: Bảng giá đất trồng cây lâu năm Biểu số 3 Biểu số 03/GĐ-RSX: Bảng giá đất nuôi trồng thủy sản Biểu số 4 Biểu số 04/GĐ-NTS: Bảng giá đất làm muối Biểu số 5 Biểu số 05/GĐ-NTS: Bảng giá đất rừng sản xuất Biểu số 6 Biểu số 06/GĐ-NTS: Bảng giá đất rừng phòng hộ Biểu số 7 Biểu số 07/GĐ-NTS: Bảng giá đất rừng đặc dụng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .........................................................2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................5 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................6 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................6 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu .........................................7 7. Cơ cấu của luận văn ....................................................................................................7 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ...............................................................................................8 1.1. Quan niệm về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. ....................8 1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp. ...........................................................................8 1.1.2. Khái niệm về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. ..................9 1.1.3. Đặc điểm của việc bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp ....... 11 1.1.4. Ý nghĩa của việc bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp .......... 11 1.1.5. Phân biệt giữa hỗ trợ với bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp ........................................................................................................................................ 12 1.2. Pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. .................... 13 1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................... 13 1.2.2. Nguyên tắc của việc bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp .... 15 1.2.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp và những yêu cầu đặt ra. ................................................................. 19 1.2.4. Nội dung pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. 23 Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................................ 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH THANH HÓA ................................................................................................................... 28 2.1. Thực trạng pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. 28 2.1.1. Thực trạng pháp luật về phạm vi, điều kiện bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp ...................................................................................................... 28 2.1.2. Thực trạng pháp luật về giá đất nông nghiệp đƣợc bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. .............................................................................................. 32 2.1.3. Thực trạng pháp luật về phƣơng thức bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp ................................................................................................................... 34 2.1.4. Thực trạng pháp luật thủ tục bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp............................................................................................................................. 45 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa. .......................................................................................... 50 2.2.1. Tổng quan về bồi thƣờng thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. ................................................................................................................................ 50 2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.......................................................................... 51 2.2.3 Đánh giá việc áp dụng pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thanh Hóa. ......................................... 65 Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................................ 72 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP .......................................................... 74 3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp ................................................................................................................... 74 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. .................................................................................... 80 3.2.1. Thiết kế pháp luật về thu hồi đất, bồi thƣờng phải trên cơ sở nhận thức đầy đủ, toàn diện vai trò của đất đai ...................................................................................... 80 3.2.2. Nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm về thu hồi đất, bồi thƣờng cũng nhƣ đối với tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ........................................................................... 81 3.2.3. Nâng cao số lƣợng và năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ, ban, ngành ở địa phƣơng và các đơn vị tƣ vấn thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ ............................................................................. 83 3.2.4. Cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong thực tiễn thi hành pháp luật bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng ............................................................................ 83 3.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai ........... 84 3.2.6. Phối hợp xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ việc khiếu nại đông ngƣời, vƣợt cấp85 3.2.7. Giải pháp hỗ trợ, đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho các định viên làm công tác dịch vụ tƣ vấn, xác định giá đất ....................................... 86 3.2.8. Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ......................... 86 Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................................ 87 Kết luận.................................................................................................................91 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Đối với một nƣớc có xuất phát điểm là nông nghiệp nhƣ Việt Nam thì đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nguồn tƣ liệu sản xuất quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, việc sử dụng đất đai vào các mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để thực hiện mục tiêu phát triển đất nƣớc, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế làm giảm diện tích đất nông nghiệp là một điều không tránh khỏi. Hậu quả của việc thu hồi đất nông nghiệp, ngƣời dân không còn đất sản xuất là một vấn đề bức xúc hiện nay. Vì vậy, việc bồi thƣờng, hỗ trợ ngƣời dân khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách. Luật Đất đai mới đƣợc Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2014 đã có những đổi mới đáng kể trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng nhƣng vẫn còn nhiều vƣớng mắc: điều kiện hỗ trợ, bồi thƣờng về đất, giá trị đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất, chính sách hỗ trợ bồi thƣờng quy định vẫn chƣa thực sự thỏa đáng, chƣa đảm bảo cân bằng lợi ích giữa Nhà nƣớc, ngƣời sử dụng đất, nhà đầu tƣ. Từ đó dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Việc thực thi pháp luật của các cơ quan ban ngành còn nhiều lúng túng, bị động và cứng nhắc. Về đặc thù, tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nƣớc ta. Là một tỉnh có đủ ba vùng rõ rệt, vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Diện tích đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất (gần 80%) với hơn 70% dân số nông thôn, trong đó có gần 50% dân số làm nghề nông. Đất nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa; Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây 1 giáp tỉnh Hủa Phăn (nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hƣởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi nhƣ: đƣờng sắt xuyên Việt, đƣờng Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nƣớc sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lƣu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, căn cứ theo báo cáo số 12/BC- PTQĐSD ngày 10/7/2019 của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Thanh Hóa từ năm 2013 đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hồi 25.475 ha để thực hiện gần 300 dự án lớn nhỏ, trong đó có các dự án lớn nhƣ công trình Đại lộ Đông Tây thành phố Thanh Hóa, công trình đƣờng 39m đại lộ Võ Nguyên Giáp, khu kinh tế Nghi Sơn, Dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn .... Thanh Hóa là một tỉnh đang phát triển, thƣờng xuyên tiến hành các công tác thu hồi, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, đây là địa danh thuận lợi làm cơ sở để đánh giá, tổng kết chính xác những kết quả đạt đƣợc, những vƣớng mắc xảy ra khi áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Do tầm quan trọng, tính phức tạp và nhạy cảm của bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nên vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Trong nhiều chuyên đề nghiên cứu, trên các tạp chí, các báo cáo, bài viết, báo viết, báo điện tử đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến các nội dung xoay quanh vấn đề này: Có thể kể đến cuốn chuyện khảo “Pháp luật về định giá trong bồi thƣờng giải phóng mặt bằng ở Việt Nam”, PGS.TS Doãn Hồng Nhung (chủ biên), NXB. Tƣ pháp 2013; chuyên đề “Bình luận và góp ý đối với các quy định về đất, hỗ trợ và tái 2 định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi” PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến tổ chức tại Đại học Luật Hà nội; đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng (2013) “ Pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất – thực trạng và hƣớng hoàn thiện” của TS.Nguyễn Thị Nga, Đại học Luật Hà Nội. Ngoài ra còn có một số bài viết tiêu biểu nhƣ “Chính sách hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất” của TS. Trần Quang Huy – Tạp chí Luật học, số 10/2010; pháp luật về hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp, Ths. Lê Ngọc Thạch;…. Một số luận án, luận văn nghiên cứu xoay quanh vấn đề bồi thƣờng hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp trong thời gian gần đây: Đỗ Phƣơng Linh (2012), Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư người có đất bị thu hồi trong giải phóng mặt bằng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, luận văn thạc sĩ luật học, TS. Trần Quang Huy hƣớng dẫn. Trần Thị Phƣơng Liên (2013), Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp - Thực trạng và hướng hoàn thiện, luận văn thạc sĩ luật học, TS. Nguyễn Thị Nga hƣớng dẫn. Phạm Thu Thuỷ (2014), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam: luận án tiến sĩ luật học, do PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến, PGS. TS. Phạm Hữu Nghị hƣớng dẫn. Nguyễn Thị Thảo My (2014), Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang , luận văn thạc sỹ luật học, PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến hƣớng dẫn. Trần Thị Ngà (2014), Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp qua thực tiễn thi hành tại thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam, luận văn thạc sĩ luật học, PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến hƣớng dẫn. Phạm Thu Thuỷ (2014), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam: luận án tiến sĩ luật học; Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến, PGS. TS. Phạm Hữu Nghị. Tạ Văn Thắng (2015), Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội , luận văn thạc sĩ luật học Viện Đại học Mở Hà Nội do TS. Nguyễn Văn Phƣơng hƣớng dẫn. 3 Vũ Hải Anh (2015), Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ thực tiễn thực hiện tại Quận Long Biên, thành phố Hà Nội , luận văn thạc sĩ luật học Viện Đại học Mở Hà Nội do PGS.TS Phạm Hữu Nghị hƣớng dẫn. Vũ Thị Kiều Oanh (2016), Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, khóa luận tốt nghiệp do TS. Nguyễn Thị Dung hƣớng dẫn Nguyễn Tân Cảnh (2017), Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ luật học. Lê Thành Long (2017), Pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học Nguyễn Tất Đắc (2018), Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ luật học. Lê Phú Lƣợng (2018), Pháp luật về Hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ luật học. Một số tài liệu nghiên cứu nhƣ sau: Đào Trung Chính, Đặng Hùng Võ và Nguyễn Thanh Trà,“Đánh giá thực tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định của pháp luật”, Nghiên cứu này dựa trên số liệu điều tra trên địa bàn 3 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và 4 tỉnh: Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Long An, Bình Dƣơng với 3 đối tƣợng là: 1.445 hộ gia đình, 70 doanh nghiệp sử dụng đất và 224 cán bộ địa phƣơng; nhằm đánh giá việc thực hiện các quy định về: chuyển đổi đất đai, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ. Về thu hồi đất: cơ bản các hộ dân đánh giá đã thực hiện theo đúng trình tự, hợp lý và đảm bảo tính minh bạch; các doanh nghiệp cho rằng còn khó khăn trong tiếp cận đất đai do nhiều quy định chồng chéo. Về bồi thƣờng: nhiều ý kiến đề nghị khung giá đất đƣợc ban hành định kỳ 01- 03 năm một lần; phải xác định giá đất cụ thể để bồi thƣờng. Về hỗ trợ: cần giao đất sản xuất mới, tăng mức hỗ trợ ổn định đời sống, việc làm. Về tái định cƣ: cần tăng diện tích các căn hộ tái định cƣ, đất dịch vụ hoặc ƣu tiên đƣợc mua nhà, đất thuộc các dự án phát triển đô thị với giá ƣu đãi và đƣợc miễn thuế. Các đề xuất trên là cơ sở để hoàn thiện pháp luật về thu hồi, bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ (xem Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 3: 328336; www.hua.edu.vn. Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tìm hiểu, bình luận những quy định về đối tƣợng, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định 4 cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc ban hành trƣớc và sau khi Luật đất đai năm 2013 ra đời mà chƣa có công trình đề cập, nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định của Luật đất đai năm 2013 về bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trong bối cảnh hiện nay. Các nghiên cứu trên đã đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh về vấn đề pháp luật về bồi thƣờng hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất hoặc tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật về thực hiện bồi thƣờng để thực hiện các dự án. Tuy nhiên cho đến nay, chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về góc độ thực tiễn áp dụng, đặc biệt việc tập trung xem xét, nghiên cứu thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thanh Hóa thì chƣa có công trình nào nghiên cứu. Luận văn nghiên cứu và kế thừa các thành quả của các nhà nghiên cứu trƣớc nhƣng có sự tập trung về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp một cách chuyên sâu hơn qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thanh Hóa. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Đề tài nguyên cứu nhằm đạt đƣợc các mục đích sau: + Làm rõ một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, bản chất của bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. + Tìm hiểu, hệ thống hóa các quy định pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. + Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa. Qua đó đƣa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Tìm hiểu cơ sở thực tiễn, lý luận, khái niệm pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. + Trình bày các quy định chung về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. + Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, nguyên nhân hạn chế, tồn tại của pháp luật trong lĩnh vực này. 5 + Đƣa ra định hƣớng, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa theo luật Đất đai năm 2013. - Nghiên cứu khía cạnh pháp lý về vấn đề pháp luật bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp không nghiên cứu khía cạnh xã hội, kỹ thuật .... Phạm vi nghiên cứu: - Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc THĐ nông nghiệp và thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thời gian nghiên cứu là 5 năm từ năm 2015 đến 2020. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận: Cơ sở phƣơng pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin. -Phƣơng pháp nghiên cứu: Để giải quyết yêu cầu của đề tài, luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau: * Phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống đƣợc sử dụng để xem xét, đánh giá quá trình phát triển của pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp qua các thời kì (Sử dụng trong Chƣơng 1, Chƣơng 2) * Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp lập luận lôgic đƣợc sử dụng để nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp (Sử dụng trong Chƣơng 1) * Phƣơng pháp bình luận, phƣơng pháp đối chiếu, phƣơng pháp đánh giá … đƣợc sử dụng để tìm hiểu thực trạng pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thanh Hóa. (Sử dụng trong Chƣơng 2) * Phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp suy luận logic… đƣợc sử dụng để đƣa ra định hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi 6 thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thanh Hóa (Sử dụng tại Chƣơng 3) 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu Luận văn này cung cấp một cách trực diện những vấn đề lý luận về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp Luận văn là nguồn tƣ liệu tổng hợp về thực trạng thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa. Cung cấp thêm các luận cứ khoa học trong công tác bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới. Luận văn có giá trị tham khảo đối với sinh viên đại học, cao học luật và hành chính, có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu ở Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện, hoặc làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. Những đề xuất, giải pháp của luận văn là tƣ liệu tham khảo để các nhà hoạch định pháp luật tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH THANH HÓA CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 7 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Quan niệm về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. 1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp là thuật ngữ đƣợc dùng phổ biến trong các văn bản luật đất đai ở Việt Nam, đƣợc hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu nhƣ ngô, khoai, sắn và những loại cây đƣợc coi là lƣơng thực. Tuy nhiên, trên thực tế còn có nhiều loại cây lâu năm khác… Theo Từ điển Luật học của Bộ Tƣ pháp: “Đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất đƣợc xác định là tƣ liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt và chăn nuôi, nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt và chă nuôi, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, cung ứng sản phẩm cho các ngành côn nghiệp và dịch vụ [40, tr.237-238] Theo quy định tại Luật Đất đai năm 1993: “Đất nông nghiệp là đất đƣợc xác định chủ yếu sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp” Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003 thì khái niệm đất nông nghiệp không đƣợc đề cập đến mà chỉ đƣa ra thuật ngữ “Nhóm đất nông nghiệp” và đất đai đƣợc chia làm ba loại căn cứ vào mục đích sử dụng đất. Cụ thể, nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chƣa sử dụng [22, tr.6]. Cũng tƣơng tự Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 giải thích đất nông nghiệp đƣới dạng 3 nhóm đất. Theo đó, Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác đƣợc pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ƣơm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh (Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013) [23, tr.17]. 8 Về cơ bản cách hiểu đất nông nghiệp theo Luật Đất đai năm 2013 đã rất chi tiết, phân loại rõ ràng tránh cách hiểu hạn hẹp, không bao quát đƣợc hết các loại đất nông nghiệp, gây thiệt thòi cho ngƣời dân khi tiến hành bồi thƣờng cũng nhƣ giải quyết các chế độ chính sách, Luật Đất đai năm 2013 Luật hóa quy định về đất nông nghiệp khác. Theo đó, cách hiểu dất nông nghiệp khác không còn mang nặng ảnh hƣởng về mặt địa lý, đó không chỉ là các loại đất chỉ có ở nông thôn mà còn là đất có xây dựng công trình để trồng trọt, chăn nuôi, ở cả đô thị và nông thôn. Ngoài ra, theo Luật Đất đai năm 2013 đất xây dựng không để trồng trọt, chăn nuôi trong các trạm, trại nghiên cứu và cơ sở ƣơm tạo cây giống, con giống; nhà kho của dân để chứa nông sản, thuộc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp đồng thời thêm đất trồng hoa, cây cảnh cũng không còn đƣợc coi là đất nông nghiệp khác. Nhƣ vậy việc kết hợp sử dụng nhiều loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp nhƣ vậy là một nhu cầu tất yếu khách quan của mỗi hộ muốn nâng cao năng lực sản xuất, tận dụng quỹ đất để khai thác đất đai có hiệu quả, bên cạnh đó cũng thể hiện sự thể chế hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc trong việc khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình nông trang trại kết hợp với nông – lâm – ngƣ – diêm nghiệp. Do vậy tôi cho rằng việc phân loại đất nông nghiệp nhƣ quy định của luật đất đai hiện hành là hợp lý. Từ những phân tích trên, có thể hiểu một cách chung nhất: Đất nông nghiệp bao gồm tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho nục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, đất làm muối; nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp. 1.1.2. Khái niệm về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp . Khái niệm về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp có rất nhiều quan điểm: Quan điểm thứ nhất: Hiến pháp năm 1992 không quy định về vấn đề thu hồi đất, mà chỉ quy định về vấn đề trƣng mua hoặc trƣng dụng có bồi thƣờng tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức (Điều 23, Hiến pháp năm 1992). Trƣờng hợp trƣng 9 mua quyền sử dụng đất, Nhà nƣớc sẽ bù đắp tổn thất cho ngƣời sử dụng theo cơ chế bồi hoàn thỏa đáng [10]. Quan điểm thứ hai: “Bồi thƣờng” hay “đền bù” thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất, vấn đề cần định danh lại. Trƣớc hết cần thấy rằng: Thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai, là việc Nhà nƣớc bằng quyền lực của nhân dân giao phó (Nhà nƣớc CHXH chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân) và bằng ý chí của mình do pháp luật quy định, quyết định thu hồi đất của tổ chức, cá nhân vì lợi ích của toàn xã hội. Do vậy, trong trƣờng hợp này, pháp luật nên quy định là “đền bù thiệt hại” khi Nhà nƣớc thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng [28, tr.40]. Quan điểm thứ ba: “Thu hồi đất” và “Bồi thƣờng khi thu hồi đất” là những thuật ngữ luôn gắn liền với chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai và Nhà nƣớc là ngƣời đại diện. Điều này cần đƣợc xem xét ở hai khía cạnh; Quyền đại diện sở hữu của Nhà nƣớc đối với đất đai là cơ sở, là nền tảng pháp lý cho Nhà nƣớc thực hiện việc thu hồi đất; Bồi thƣờng là hệ quả tất yếu sau thu hồi, nếu ngƣời sử dụng đất đáp ứng đƣợc các điều kiện do pháp luật đất đai quy định. Mặt khác, “bồi thƣờng” là thuật ngữ phù hợp đặt trong bối cảnh Nhà nƣớc thu hồi đất với tƣ cách là chủ sở hữu đại diện đối với đất đai. [30, tr.33] Mặt khác, xét về mặt bản chất, thì “bồi thƣờng” hay “đền bù” hay “bồi hoàn” đều là sự bù đắp tƣơng xứng những thiệt hại đã gây ra. Đây là những thuật ngữ có nội hàm tƣơng đối đồng nhất. Thiết nghĩ, không nên bàn sâu về vấn đề thuật ngữ này, bởi vì không mang lại nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn, cũng nhƣ không làm thay đổi nội dung về trách nhiệm và nghĩa vụ lớn lao của Nhà nƣớc đối với ngƣời dân, khi Nhà nƣớc thực hiện việc thu hồi đất. Điều quan trọng là, khi Nhà nƣớc thu hồi đất, cần phải có cơ chế thực hiện một cách nghiêm túc sự bù đắp tƣơng xứng với những thiệt hại hữu hình và vô hình về vật chất và tinh thần cho ngƣời dân có đất bị thu hồi. Xuất phát từ các quan điểm trên, có thể đƣa ra khái niệm về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp nhƣ sau: Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là việc Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc 10 gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế phải bù đắp những tổn hại về đất và tài sản trên đất do hành vi thu hồi đất gây ra, cho người sử dụng đất tuân theo những quy định của pháp luật đất đai. 1.1.3. Đặc điểm của việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Thứ nhất, cơ sở làm phát sinh việc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp, đó là khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hay vì mục tiêu phát triển kinh tế. Pháp luật bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp phải giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa lợi ích “công” của nhà Nhà nƣớc, của xã hội và lợi ích “tƣ” của ngƣời sử dụng đất trong thu hồi đất. Điều này thể hiện khi thu hồi đất để sử dụng cho mục đích chung thì Nhà nƣớc phải chú trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi, dựa trên cơ sở quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản đƣợc pháp luật bảo hộ, hơn thế nữa đất nông nghiệp còn đƣợc coi là tƣ liệu sản xuất đặc thù của ngƣời nông dân. Thứ hai, về đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp chỉ những ngƣời có quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp tức là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới đƣợc bồi thƣờng. Thứ ba, về phạm vi bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp không chỉ đƣợc bồi thƣờng các thiệt hại vật chất thực tế, mà ngƣời nông dân phải gánh chịu khi Nhà nƣớc thu hồi đất, mà còn phải tính đến những tổn hại phi vật chất ở thời điểm thu hồi và trong tƣơng lai mà ngƣời nông dân phải đối mặt. Bởi lẽ, đối tƣợng bị thu hồi đất nông nghiệp có điều kiện sống và công việc để mƣu sinh mang đặc thù riêng, khác với các chủ thể sử dụng đất khác, đất bị thu hồi chính là tƣ liệu sản xuất chính không gì thay thế đƣợc của một nghề nghiệp đƣợc coi là duy nhất đối với ngƣời nông dân. Do vậy Nhà nƣớc cần xem xét, giải quyết các vấn đề mang tính xã hội nhƣ đƣợc hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, chuyển đổi việc làm thông qua đào tạo nghề mới. 1.1.4. Ý nghĩa của việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Một là: Đảm bảo bồi thường những tổn thất cho người có đất bị thu hồi 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất