Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số v...

Tài liệu Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ngãi

.PDF
112
1
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÊN ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN: LƯU THỊ MAI HƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 60380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH HUYỀN HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan về số liệu và nội dung được đưa ra nghiên cứu trong Luận văn của cá nhân tôi là trung thực, chưa được bất cứ cá nhân nào sử dụng để bảo vệ học hàm, học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này được cảm ơn tại “Lời cảm ơn” và các thông tin trích dẫn trong Luận văn này được chỉ rõ về nguồn gốc và được phép công bố. Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2021 Học viên thực hiện Lưu Thị Mai Hương 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ: "Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ngãi”, tôi đã cố gắng khắc phục khó khăn về thời gian và không gian để nghiên cứu và hoàn thiện. Bên cạnh đó, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo Khoa sau Đại học và Khoa Luật - Trường Đại học Mở Hà Nội, Ban Lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo giảng dạy tôi trong thời kỳ là sinh viên của Trường ĐH Luật Hà Nội; nguyên các bạn sinh viên khoá 20, Trường Đại học Luật Hà Nội, đến nay tôi đã hoàn thành được Luận văn theo đúng kế hoạch đặt ra. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến giáo viên hướng dẫn - TS Nguyễn Thanh Huyền đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện Luận văn. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo Khoa sau Đại học và Khoa Luật – Trường Đại học Mở Hà Nội và Ban Lãnh đạo nhà trường; các thầy cô giáo trường Đại học Luật đã từng giảng dạy tôi khi còn là sinh viên của Trường ĐH Luật Hà Nội; nguyên các bạn sinh viên cùng khoá 20 - Trường Đại học Luật Hà Nội đang công tác tại các Bộ, ngành đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình viết luận văn thạc sĩ. Trân trọng cảm ơn Tỉnh Uỷ, Uỷ ban Nhân dân - Hội đồng nhân dân, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi đã tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu và nghiên cứu về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; cảm ơn các đồng chí phòng Chính sách Dân tộc đã giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp thông tin về nội dung chính sách dân tộc, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của Luận văn. Trong luận văn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót; cá nhân tôi bày tỏ sự mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu đến từ các thầy cô, Hội đồng thẩm định và các bạn sinh viên Lớp 18M để Luận văn được hoàn thiện hơn nữa, giúp cho Luận văn có ý nghĩa thiết thực được áp dụng trong thực tiễn cuộc sống. Trân trọng cảm ơn! 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DTTS Dân tộc thiểu số UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc NĐ Nghị định SXNN Sản xuất nông nghiệp FAO Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc TW Trung ương CP Chính phủ CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCN Giấy chứng nhận KT-XH Kinh tế, xã hội CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa 4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................................... 2 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................... 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................................... 4 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................................ 7 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..........................................................................................10 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài...........................................................................................12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................................13 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................................13 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ........................................................................................14 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................................................14 Chương 1 ..................................................................................................................................................15 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊP ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIẾU SỐ VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ .........................................................................................15 1.1. Cơ sở lý luận về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các DTTS .......................................15 1.1.1. Tổng quát chung về đồng bào DTTS và cơ chế đặc thù của pháp luật do Nhà nước ban hành về đất ở, đất SXNN đối với đồng bào DTTS .......................................................................................... 15 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.... 16 1.1.3. Ý nghĩa, vai trò về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ............ 24 1.1.4. Tính đặc thù của chính sách đất đai đối với đồng bào các dân tộc thiểu số - cơ sở chính trị để hình thành khung pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số 27 1.2. Các quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các DTTS ................. 31 1.2.1. Khái niệm, đặc trưng của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số .................................................................................................................................................... 31 1.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số............................................................................................................................................... 34 1.2.3. Nội dung các quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số .................................................................................................................................................... 37 1.2.4. Các nhân tố tác động lên các quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số .................................................................................................................. 40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..........................................................................................................................43 Chương 2 ..................................................................................................................................................44 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI .....44 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam ...................................................................................................................................... 44 2.1.1. Thực trạng quy định của pháp luật về đối tượng và định mức giao đất ở, đất SXNN đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ........................................................................................................................... 44 5 2.1.2. Thực trạng quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy trình thủ tục giao đất, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ............................................. 46 2.1.3. Thực trạng quy định về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở và chuyển đổi mục đích sử dụng liên quan đến đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào các dân tộc thiểu số............................................................................................................................................... 53 2.1.4. Thực trạng quy định về xử lý vi phạm liên quan đến đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào các dân tộc thiểu số............................................................................................................................................... 55 2.1.5. Thực trạng quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ......................................................................................................................... 64 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................................................................... 73 2.2.1. Khái lược về các dân tộc thiểu số đang cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và chính sách đất đai đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ............................................ 73 2.2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về đất ở đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .................................................................................................................. 76 2.2.3. Thực tiễn thực hiện quy định về đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .................................................................................................................. 84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................................87 Chương 3 ..................................................................................................................................................89 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM .........................................................................................................................................................89 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ........................................................................................................................................................ 89 3.1.1. Cần có cơ chế hành lang pháp lý ban hành để đảm bảo quyền tiếp cận và sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào các dân tộc thiểu số .................................................................... 89 3.1.2. Tôn trọng giá trị truyền thống và đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng chính sách đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho phù hợp .............................................................................. 91 3.1.3. Các chính sách phải đồng bộ, được đánh giá hiệu quả thường xuyên ...................................... 95 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ............................................................................................................................... 96 3.2.1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất ở đối với đồng bào các dân tộc thiểu số 96 3.2.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.................................................................................................................................. 97 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về đất ở, đất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................................................................................................ 99 3.3.1. Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý đất đai và quản lý Nhà nước về công tác Dân tộc............................................................................................................................................................ 99 3.3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số ................. 99 3.3.3. Các địa phương cần chủ động giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào theo đặc thù địa bàn .............................................................................................................................................................. 100 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................................................104 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................109 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất quan trọng trong môi trường sống, sinh hoạt của người và động vật; là địa bàn phân khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng... Các quy định về đất đai đã và đang được cụ thể hoá trong nhiều chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; trong đó bao gồm các chính sách, quy định của pháp luật về đất đai đối với đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thiểu số là một cấu phần quan trọng của dân tộc Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2018, ĐBDTTS chiếm 14,6% dân số của cả nước, họ cư trú chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế, giao thông đặc biệt khó khăn [26]…, có vị trí địa lý chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, biên giới, hải đảo và môi trường. Diện tích đất tại các khu vực đó chủ yếu là đất lâm nghiệp, còn diện tích đất nông nghiệp và đất ở thì rất hạn chế. Về đặc điểm cơ cấu nền kinh tế sản xuất của nước ta cơ bản vẫn là một nước sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó 70% dân số là nông dân, có 90% lao động người dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông [31]. Vì thế đất đai luôn là tư liệu phục vụ cho SXNN quan trọng đối với đời sống của người dân tại khu vực nông thôn và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam. Công tác dân tộc của Nhà nước ta 90 năm qua đã được Đảng và Nhà nước chú trọng ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến vùng đồng bào DTTS; được triển khai từng bước có hiệu quả, trong đó có các quy định về đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào DTTS theo nguyên tắc: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ trên tinh thần tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng có lợi, hướng tới mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc [7], [21] như nội dung văn kiện Đại hội Đảng các thời kỳ đã nêu. Các chủ trương lớn của Đảng như Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 27-11-1989 “Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi” của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12-3-2004 “Về công tác dân tộc” của Ban Chấp hành Trung ương; Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 8-5-2009 “Về lãnh đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam” của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 20-10-2015 “Về tăng cường và đổi mới 7 công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số” của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI)… đều khẳng định hai nguyên tắc: dân tộc tự quyết và dân tộc bình đẳng; đồng bào các dân tộc thiểu số được quyền tự quyết về mọi mặt liên quan đến đời sống, văn hoá, kinh tế, chính trị của mình; Đảng cộng sản Việt Nam thừa nhận các dân tộc được quyền tự do hoàn toàn. Hiến pháp năm 2013 của Quốc hội khoá 13 nêu rõ “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (Khoản 4, Điều 5) và giao cho “ Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số” (Khoản 2, Điều 75). Luật Đất đai năm 2013 do Quốc hội khoá 13 ban hành đã quy định về “Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số” tại Điều 27 như sau: Nhà nước ban hành các chính sách quy định về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng; có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn bằng việc có đất để sản xuất nông nghiệp. Nghị quyết 39/2021/QH15 của Quốc hội thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 nhằm bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và các văn bản khác quy định về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Hầu hết đối với các chính sách dân tộc trên đều hướng đến thực hiện tốt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt chú trọng đến công tác giải quyết về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào. Quảng Ngãi là tỉnh nằm ở khu vực miền Trung, chiếm đông dân số là dân tộc thiểu số, gồm 29 dân tộc thiểu số, chiếm 14,9% dân số toàn tỉnh; đa phần họ sinh 8 sống và cứ trú theo nhóm, bộ tộc, làng, buôn làng ở miền núi và vùng cao. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 4 khóa XX về tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi; hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khoá XII, kỳ họp thứ 22 thông qua Nghị quyết số 50/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do Uỷ ban nhân dân tỉnh trình tại Tờ trình số 143/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2020; theo đó tại khoản 3, mục II, Điều 1 của Nghị quyết nêu rõ “Sớm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.”. Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều chương trình, chính sách cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có các chính sách đất đai, phát triển đất sản xuất nông nghiệp, ổn định đất ở cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, chúng ta thấy các chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước, các văn bản triển khai tổ chức thực hiện của cấp uỷ, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua đều hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống kinh tế, sản xuất, tinh thần, văn hoá, xã hội của đồng bào DTTS; góp phần thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Kết quả đem lại là sự thay đổi về nhận thức và các mặt trong đời sống, kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội của đồng bào DTTS; qua đó đã củng cố thêm niềm tin của đồng bào các DTTS đối với Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng… tại nhiều khu tái định cư, nhiều vùng miền núi, vùng biên giới vẫn còn tồn tại; các hộ gia đình người dân tộc thiểu số vẫn đang gặp khó khăn trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai; đại đa số đồng bào vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách trợ giúp của Đảng, Nhà nước và của cộng đồng; chưa có ý thức, trách nhiệm chủ động vươn lên thoát nghèo để làm giàu cho bản thân, cho gia đình và đất nước. Mặt khác, các chính sách đất đai của Chính phủ và tỉnh vẫn chưa thực sự hiệu quả; trách nhiệm của cơ quan quản 9 lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương còn yếu và thiếu nên vẫn để xảy ra tình trạng bất cập trong quy hoạch, quản lý quy hoạch; trong giao đất, giao rừng vẫn xảy ra tại vùng đồng bào DTTS; từ đó đời sống đồng bào DTTS chưa thực sự được đảm bảo quyền tiếp cận đất đai từ các quy định của pháp luật và của chính sách Nhà nước về đất đai [37]. Nhận thức được vai trò quan trọng của đất đai đối với việc đảm bảo sinh kế và sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, học viên đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn Thạc sĩ. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu khung pháp lý hiện hành về đất ở và đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số, bằng việc chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật mang tính chất dài hơi, đi sâu vào đời sống thực tiễn của người dân, để đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói riêng và trên cả nước nói chung thực sự được hưởng lợi, phát triển đi lên cùng đất nước từ những chính sách này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn nghiên cứu trên cơ sở tham khảo các đề tài, các công trình nghiên cứu sau: - Đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Huy (1998), Ủy ban Dân tộc về các quan hệ đất đai và những mâu thuẫn ruộng đất ở vùng nông thôn và vùng núi phía Bắc hiện nay. Đề tài đã khái quát những mâu thuẫn trong quan hệ đất đai của một bộ phận người DTTS khu vực miền núi phía Bắc như: tranh chấp giao đất, giao rừng; mâu thuẫn giữa quy định pháp luật về đất đai và tập quán sử dụng đất của đồng bào. Từ đó, tác giả kiến nghị việc Nhà nước cần có những chính sách phù hợp hơn trong giải quyết mâu thuẫn quan hệ đất đai của các DTTS ở đây. - Báo cáo nghiên cứu của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Ủy ban dân tộc (2017) với tên gọi: “Tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam” đã chỉ ra rằng người DTTS tại nhiều khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa của Việt Nam đang đối mặt với một trong những vấn đề ảnh 10 hưởng đến sinh kế của họ, đó là tình trạng thiếu đất ở và thiếu đất sản xuất nhất, là hai địa bàn Hà Tĩnh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Chính sách quy hoạch đất đai, cải tạo đất và tái định cư được xác định là những vấn đề nổi cộm cần khắc phục trong thời gian tới. - Báo cáo nghiên cứu của tác giả Lương Thị Thu Hằng và cộng sự (2015) nghiên cứu về luật tục của các dân tộc thiểu số và chính sách đất rừng ở Việt Nam đã khẳng định, những chính sách về đất rừng dành cho đồng bào DTTS là chưa thực sự phù hợp, khái niệm “rừng cộng đồng” theo tập quán của đồng bào cần được phát huy để bảo vệ, phát triển rừng. - Luận án tiến sĩ ngành Quản lý tài nguyên và môi trường của tác giả Nguyễn Từ Đức (2018) nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp trong việc giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, trong đó Luận án khẳng định nêu cao trách nhiệm của nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động giao đất lâm nghiệp. - Luận văn thạc sỹ Quản lý công của tác giả Đinh Thị Giang (2017) đánh giá việc thực hiện chính sách dân tộc của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, trong đó đánh giá việc quy định các cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước về đất đai dành cho các DTTS trên địa bàn huyện Sơn Hà. - Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Lê Xuân Trình (2015) đề cấp đến Quyền của người dân tộc thiểu số trong luật pháp quốc tế và Việt Nam, nêu rõ vai trò tích cực của quốc gia trong việc bảo vệ quyền của người DTTS, trong đó có đề cập dung chính sách về đất đai. - Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ 2011, 18a 240-250. Các tác giả đã điều tra 240 hộ gia đình người Khơ Me, người Chăm và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của họ, trong đó có yếu tố khó khăn trong tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của nhà nước về đất sản xuất. Từ đó đề xuất giải pháp thay đổi phương thức tiếp cận chính sách. - Đề tài nghiên cứu cấp quốc gia của tác giả PGS. TS. Trần Đức Hiệp là Chủ nhiệm Đề tài; Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan chủ trì 11 nhiệm vụ nghiên cứu về “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về đất đai ở vùng DTTS và miền núi (mã số CTDT.39.18/16-20)”. Đề tài đã xác định 05 vấn đề cơ bản và 08 vấn đề cấp bách về đất đai vùng DTTS và miền núi; 05 xu hướng diễn biến. Qua đó, đã đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể mang tính đặc thù giải quyết các vấn đề cơ bản và cấp bách về đất đai vùng DTTS và miền núi đến năm 2030 cho 04 vùng địa lý: Trung du, miền núi phía Bắc; Bắc và Nam trung bộ; Tây Nguyên và Nam bộ. - Đề tài Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng Luật Dân tộc của tác giả TS. Nguyễn Văn Hiển Viện trưởng, Viện Khoa học Pháp lý 2016. Từ kết quả khảo lược trên đây, có thể thấy rằng mặc dù đã có nhiều nghiên cứu khác nhau liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam song các nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận từ khía cạnh kinh tế hoặc khía cạnh xã hội của các quy định chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách đất đai. Còn dưới khía cạnh pháp lý thì chỉ có một số ít công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách đất đai. Hiện nay khu vực đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa có bất kỳ một luận văn thạc sĩ luật học nào nghiên cứu về pháp luật đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói riêng. Đây chính là cơ sở để đảm bảo tính mới của đề tài so với các công trình nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam trong thời gian qua. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý thuyết, thực tiễn và cơ chế điều chỉnh pháp luật hiện nay về đất ở, đất SXNN đối với đồng bào DTTS. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý vững chắc, tạo tiền đề cho việc ban hành và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn tiến hành những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận, phương thức, nội dung điều chỉnh pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam. 12 - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về đất ở, đất SXNN đối với đồng bào các DTTS từ thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua. - Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các DTTS ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: là các quan điểm, lý thuyết, các quy định pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các DTTS; tình hình thực tiễn thực hiện các quy định này trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Luận văn nghiên cứu và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các DTTS đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Không nghiên cứu thực tiễn thực hiện tại các địa phương khác. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các DTTS giai đoạn Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đai năm 2013 được ban hành cho đến nay. - Về nội dung: Luận văn tập trung vào một số vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Các nội dung khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc nói chung và chính sách đất đai nói riêng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, diễn dịch, quy nạp, so sánh, đối chiếu, thống kê, khảo sát; tiếp cận lịch sử… để hoàn thành các nội dung nghiên cứu của đề tài về cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. 13 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Về ý nghĩa lý luận, luận văn là dự án nghiên cứu khoa học về pháp lý mang tính hệ thống lý luận về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào các DTTS, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho đồng bào các DTTS nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn là tài liệu tham khảo cho các học sinh, sinh viên và các cá nhân muốn nghiên cứu về các quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất hoặc đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trong nghiên cứu, học tập và làm việc. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được trình bày như sau: -Phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; -Nội dung chính kết cấu làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào các dân tộc thiểu số và tình hình thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊP ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIẾU SỐ VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Cơ sở lý luận về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các DTTS 1.1.1. Tổng quát chung về đồng bào DTTS và cơ chế đặc thù của pháp luật do Nhà nước ban hành về đất ở, đất SXNN đối với đồng bào DTTS Đồng bào các DTTS là những người dân sinh sống tại đất nước Việt Nam, thuộc thành phần dân tộc có số dân ít người, chiếm tỷ lệ tương đối thấp và thấp so với dân số của cả nước. Phần lớn, họ đều sinh sống ở vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng biên giới hải đảo, có ngôn ngữ riêng, có phong tục tập quán riêng của dân tộc mình. Nước ta có 53 dân tộc thiểu số, đến thời điểm hiện nay dân số của một số dân tộc ngày càng phát triển và tăng lên đáng kể như dân tộc Tày, Thái, Mường… về cơ bản họ có trình độ văn hóa, kinh tế phát triển tương đối mạnh, họ không sinh sống theo khu vực, cụm, bản mà sinh sống tản ra, hoà nhập với dân tộc Kinh là dân tộc đa số. Mỗi dân tộc thiểu số đều có bản sắc riêng về truyền thống, văn hóa, trang phục, chữ viết, tiếng nói, các ngày lễ quan trọng, truyền thống trong sản xuất chăn nuôi trồng trọt được hình thành và tạo dựng lên bởi quan điểm, quan niệm từ lịch sử cha ông của các DTTS để lại, tạo sự phong phú, đa dạng các sắc tộc trên đất nước Việt Nam. Về đất đai, nước ta có 3 loại đất chính: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, mỗi loại đất đều được chia thành nhiều loại đất khác nhau. Khu vực, địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS cơ bản đều ở những nơi riêng biệt, địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, đất đai chủ yếu là đất Lâm nghiệp tại các vùng núi sâu phù hợp phát triển được các ngành nông lâm, ngư nghiệp; còn đất ở, đất sản xuất nông nghiệp hầu như rất ít; đời sống đồng bào DTTS luôn thiếu đất ở để phục vụ cho sự an cư và thiếu đất SXNN có chất lượng tốt để tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế. Vì vậy, nhằm giúp cho đồng bào DTTS là người dân của quốc gia mình đang sinh sống tại các vùng kinh tế khó khăn có điều kiện sinh sống tốt hơn, tham gia sản xuất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm lựa chọn 15 giao 2 loại đất là đất ở, đất SXNN cho đồng bào để đồng bào ổn định đời sống, tăng gia lao động sản xuất, góp phần bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, tạo sự bình đẳng và phát triển đồng đều với dân tộc đa số. Các loại đất khác thuộc về nhóm đất phi nông nghiệp và đất nhóm đất chưa sử dụng là nhóm đất phục vụ để xây dựng trụ sở cơ quan, các công trình, phục vụ quốc phòng, an ninh; phục vụ sản xuất và kinh doanh phi nông nghiệp, công cộng; xây dựng các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất trên các sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng… và nhóm đất là quỹ đất của Nhà nước chưa được sử dụng và chưa xác định mục đích sử dụng đất thì Nhà nước sẽ không tiến hành giao cho đồng bào DTTS vì không phù hợp với mục đích sử dụng đất của các chủ thể là người DTTS. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số 1.1.2.1. Khái niệm Thứ nhất, khái niệm đất ở Đất đai là một thể diện tích rộng lớn được phân bổ theo vùng miền, theo từng quốc gia; bao gồm nhiều chất hỗn hợp, duy trì và sinh tồn theo các quy luật sống trên bề mặt trái đất; là 1 bộ phận, khu vực tồn tại trên bề mặt trái đất đóng vai trò quan trọng và rộng lớn của địa quyền để con người sản xuất ra lương thực thực phẩm, định cư sinh sống và sử dụng trên bề mặt trái đất ở quá khứ, hiện tại để lại (Hội nghị Quốc tế về Môi trường, Rio De Janero, 2013). Trên lãnh thổ Việt Nam, đất đai được chia thành 3 loại đất chính theo các tiêu chí khác nhau: đất ở, đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường định nghĩa: Đất ở là đất để con người tiến hành xây dựng nhà ở nhằm phục vụ cho đời sống, sinh hoạt của mình; diện tích đất mà con người sử dụng làm vườn, là đát ao gắn liền với nhà ở trong cùng một khuôn viên, thuộc nhà riêng, khu dân cư được Nhà nước công nhận là đất ở; “Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị” (Điểm a, khoản 2, Điều 8, Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT). Đất ở tại nông thôn là khu vực đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính đã được Nhà nước công nhận do UBND cấp xã quản lý. Đất ở tại đô thị là khu vực đất thuộc phạm vi địa giới hành chính đã được 16 Nhà nước công nhận do UBND cấp phường, thị trấn và cấp xã quản lý (đối với cấp xã quản lý là các khu vực đất ở được đô thị mới theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đưa vào diện khu vực phát triển về đất ở của xã trên địa bàn các quận, thành phố, thị xã nhưng đến thời điểm triển khai việc thống kê, kiểm kê đất ở vẫn do cấp xã quản lý). Theo khoản 1 Điều 144 Luật Đất đai năm 2013 định nghĩa: Đất ở tại các khu đô thị bao gồm các diện tích đất để con người tiến hành xây dựng nhà ở, tiến hành xây dựng các công trình phục vụ đời sống, sinh hoạt của con người; các diện tích đất của vườn, ao cùng trong một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Theo Bộ Xây dựng, Quy định pháp luật về đất hỗn hợp tại Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng thì diện tích đất được sử dụng hỗn hợp là diện tích đất được con người dùng để tiến hành xây dựng nhà, xây dựng các công trình hỗn hợp hoặc được con người sử dụng vào các mục đích khác nhau nhưng khoảng diện tích đất này đã được xác định trong đồ án quy hoạch. Theo âm Hán – Việt hoặc theo cách hiểu phổ biến củ người dân hiện nay, đất ở được hiểu là “đất thổ cư” là loại đất do hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ đời sống sinh hoạt dân cư; đất vườn, ao và nhà ở trên cùng một thửa đất thuộc khu dân cư có thời hạn sử dụng đảm bảo lâu dài; là loại đất có giá trị nhất trong các loại đất và được Nhà nước công nhận là đất ở. Tại Điểm d, Khoản 1, Điều 57, Luật đất đai thì đất ở là loại đất có thể được chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cho phép theo vị trí quy hoạch là đất ở trong khu vực đô thị và đất ở vùng nông thôn. Từ các nhận định và phân tích trên, Luận văn có thể đưa ra khái niệm: Đất ở là diện tích đất phục vụ cho mục đích của con người, được sử dụng trong việc xây dựng các công trình về nhà ở nhằm phục vụ đời sống, sinh hoạt thiết yếu của người dân gồm vườn, ao, chuồng, trại, nhà ở trên cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đã được Nhà nước quy hoạch, ban hành tại các văn bản có hiệu lực ở thời điểm hiện tại được gọi là đất ở. 17 Thứ hai, khái niệm đất sản xuất nông nghiệp Ngược lại với đất ở, đất sản xuất nông nghiệp hay còn gọi là đất nông nghiệp được Luật Đất đai năm 2013 quy định tại Điều 3: Đất nông nghiệp là một diện tích đất tổng thể bao gồm các loại đất được xác định là khu đất được Nhà nước giao cho người dân sử dụng vào mục đích làm tư liệu sản xuất chủ yếu, phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, gieo trồng, trồng rừng và nghiên cứu các công trình tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung ứng các sản phẩm cho ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Đất nông nghiệp được hiểu là diện tích đất được dùng để SXNN và phục vụ dịch vụ nông nghiệp trong tổng diện tích đất tự nhiên của quốc gia. Theo tiêu chuẩn FAO – Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc, đất nông nghiệp bao gồm loại đất được canh tác, trồng cây hàng năm, loại đất được sử dụng trong nông nghiệp nhưng đang bị bỏ hoang, đất trồng cây ăn trái, trồng cây lâu năm, cánh đồng, thửa ruộng, đồng cỏ tự nhiên… phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thả gia súc [37]. Theo điều 10 của Luật đất đai năm 2013 quy định Đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm, lâu năm, trồng lúa, trồng rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng); nuôi trồng thủy sản; làm muối và các loại đất khác được con người sử dụng vào mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm hoặc dùng để tiến hành xây dựng nhà kính, các loại nhà, lán, trại phục vụ cho trồng trọt bằng hình thức không trực tiếp hoặc trực tiếp trên đất… được Nhà nước cho phép tại các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm thi hành và thực hiện. Như vậy có thể thấy, đất nông nghiệp là loại đất được con người sử dụng làm tư liệu để SXNN, là tài liệu lao động kiêm đối tượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho ngành nông – lâm nghiệp và không thể thay thế được trong ngành nông – lâm nghiệp. Từ kết quả phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm về đất sản xuất nông nghiệp như sau: Đất sản xuất nông nghiệp là diện tích đất tổng hợp các loại đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, canh tác, phát triển nông nghiệp và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc xây dựng các công trình, dự án phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đối với người dân, nhất là đồng bào DTTS có mức sống và trình độ nhận 18 thức còn hạn chế, chưa ngang bằng với các khu vực, vùng, miền khác trên cả nước; bản thân cộng đồng người DTTS đã và đang tồn tại những phong tục, tập quán khác biệt liên quan đến việc sở hữu và sử dụng đất ở, đất SXNN của cá nhân, hộ gia đình. Nhưng tựu chung lại, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an cư lạc nghiệp, đảm bảo đời sống và sản xuất của đồng bào; việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất cho người DTTS do các cấp chính quyền thực hiện cần có các quy định, chính sách cụ thể, phù hợp với đặc điểm, tình hình khu vực, vùng, miền và phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Qua phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số như sau: Đất ở, đất SXNN của đồng bào DTTS là các loại đất được pháp luật quy định phục vụ nhu cầu ổn định đời sống, tăng gia SXNN, phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội vùng DTTS và miền núi nhằm hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững quốc gia. 1.1.2.2. Đặc điểm Đất ở, đất SXNN là các loại đất gắn bó chặt chẽ với đời sống và nhu cầu sản xuất của cộng đồng các DTTS qua những nội dung chính sau: Một là, đất ở, đất SXNN gắn bó chặt chẽ với đời sống và sản xuất của đồng bào các DTTS. Với đất ở: Một trong những tập quán sinh sống còn lạc hậu của người DTTS là du canh du cư, khiến đời sống của cá nhân và gia đình họ không ổn định về nơi cư trú, kinh tế thu nhập bấp bênh, nghèo nàn, chất lượng sống và thể chất của con người kém. Để người DTTS thoát nghèo, thay đổi tư duy sinh sống và canh tác, việc ổn định đời sống tại một địa bàn cư trú cố định là yếu tố tiên quyết quyết định mọi mặt đời sống của họ; là cơ sở để Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương thuận lợi trong việc quản lý dân cư và giải quyết các chính sách về đất ở đối với từng bộ tộc, bộ lạc, tộc người DTTS. Mặt khác, phần lớn các gia đình DTTS đều nằm trong danh sách các hộ nghèo tại địa phương, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, phần lớn họ đều gặp cảnh mất mùa, làm ăn không thu được lợi nhuận, hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất thấp, đời sống sinh hoạt kém vệ sinh, xuất hiện dịch 19 bệnh, bệnh tật, thiên tai do thiên nhiên đem lại đã làm mất đất; nhiều hộ gia đình phải đảm bảo cuộc sống sinh nhai của mình bằng việc sang nhượng, cầm cố, thế chấp đất ở, nhà ở, đất sản xuất và không có khả năng trả nợ, chuộc lại; gia đình họ đã trở thành hộ gia đình không có đất ở, đất sản xuất. Chính vì vậy, việc giải quyết đất ở là yếu tố, điều kiện, vấn đề tiên quyết để người DTTS nước ta an cư lạc nghiệp. Với đất nông nghiệp: Quốc gia có nền nông nghiệp phục vụ sản xuất ra nhiều sản phẩm đa dạng, lương thực thực phẩm phong phú, phù hợp với thổ nhưỡng, hoa màu, khí hậu, thời tiết từng vùng và địa phương, được sinh sôi, nảy nở, đem lại lợi ích giá trị sản phẩm chất lượng cao là một quốc gia vững bền. Nền kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhiều sản phẩm là ngành mũi nhọn chủ lực đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế và được đánh giá cao; góp phần nâng cao đời sống, sinh hoạt của bà con nông dân, tăng năng suất gieo trồng, chăn nuôi; đảm bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên xanh không bị ô nhiễm, làm giàu cho bản thân, gia đình và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Theo trang thông tin điện tử Tổng hợp Ban Nội chính Trung ương nhận định: Nước ta có “khoảng 70% dân số là nông dân, 90% lao động người dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông, vì thế đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của đồng bào ở nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.”.[22]. Vì vậy, để duy trì giữ gìn diện tích đất sản xuất nông nghiệp có chất lượng tốt cho các thế hệ bà con nông dân vùng đồng bào DTTS hôm nay và mai sau là rất quan trọng, đòi hỏi các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương phải có sự quy hoạch phân bổ hợp lý, cân bằng giữa các loại đất, dạng đất để vừa phát triển đô thị, vừa phát triển nông lâm nghiệp, vừa kêu gọi đầu tư, vừa phát triển kinh tế vững bền, đáp ứng được nhu cầu đời sống của người dân nói chung và phù hợp với quan điểm, quan niệm, phong tục tập quán trong sinh hoạt và trong sản xuất theo từng bộ tộc, bộ lạc người DTTS nói riêng. Sự quy hoạch, phân bổ đảm bảo cân bằng, hợp lý đó phải được thể hiện qua các quy định của pháp luật mang tính quyết đáp dài hơi, có giá trị khung pháp lý đến tận người dân, trường tồn lâu bền từ đời này sang đời khác mà không phải thay đổi nhiều cho dù thế giới hay tình hình đất nước có thay đổi và phát triển theo bất cứ hướng nào. Và giả thiết nếu có sự thay đổi thì Nhà 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất