Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam...

Tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam

.PDF
222
338
139

Mô tả:

ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu, thực hiện luận án này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của Công ty CP Sông Đà 909 (cơ quan cũ) và Báo Nhân Dân Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam (cơ quan mới), xin chân thành cảm ơn quý vị. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã cho phép tôi thực hiện luận án này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan Đăng Tuất, TS Đinh Tiến Dũng đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, thực hiện luận án này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh, của các cán bộ và nhân viên của Viện đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc đến quý vị. Tôi cũng đồng thời nhận được sự giúp đỡ và những góp ý chân thành, sâu sắc của các nhà khoa học của Khoa Kinh tế, Trường Đại học Xây dựng, Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ VLXD, Trung Tâm Thông tin, Vụ Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn và tri ân sâu sắc sự giúp đỡ của các nhà khoa học của Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công thương, Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, Báo Nhân Dân, các doanh nghiệp, doanh nhân trong ngành XD đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị, Em đồng nghiệp, đồng môn, đồng hương, đồng chí những người bạn chân thành, bằng cách này hay cách khác đã hết lòng ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án này. Cuối cùng, xin tri ân và khắc ghi sự giúp đỡ âm thầm, hiệu quả mà bền bỉ của gia đình tôi. Bằng sự giúp đỡ đó mà tôi có được thành quả hôm nay. Tác giả luận án PHAN VĂN HÙNG iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................................................. ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ........................................................... 8 1.1.1.Các công trình nghiên cứu trong nước ..........................................................8 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................10 1.1.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả ..........12 1.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 13 1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .....................................................................13 1.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu ...................................................14 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG ......... 18 2.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ............................................................. 18 2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ................................................................18 2.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ ....................................................22 2.1.3. Phân loại công nghiệp hỗ trợ ......................................................................24 2.1.4. Vai trò của công nghiệp hỗ trợ ...................................................................25 2.2. Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD.......... 28 2.2.1. Nội dung phát triển CNHT ngành xây dựng dân dụng ...............................28 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD ...............................31 2.3. Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNHT ngành XDDD trên thế giới và bài học cho Việt Nam ............................................................................... 52 iv 2.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản [8,9,10,11] ......................................................52 2.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ....................................................................58 2.3.3. Một số bài họccho Việt Nam ......................................................................72 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM ............................................. 78 3.1. Bối cảnh phát triển CNHT ngành XDDD ở VN giai đoạn 2009 -2013 ..... 78 3.2.Thực trạng ngành XDDDvà một số DN CNHT ngành XDDD ở VN ........ 80 3.2.1. Thực trạng ngành XDDD ở Việt Nam........................................................80 3.2.2. Thực trạng một số DN CNHT ngành XDDD giai đoạn 2009 -2013 ..........83 3.3. Thực trạng phát triển CNHT ngành XDDDVN ......................................... 99 3.3.1. Cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD .....................................................99 3.3.2. Tốc độ phát triển CNHT ngành XDDD ....................................................102 3.3.3. Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) .......................................................105 3.3.4. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệpVLXD .....................................................108 3.3.5. Phát triển hệ thống tài chính lành mạnh trong các DN CNHT ngành XDDD 110 3.4. Phân tích kết quả điều tra về nhân tố ảnh hưởng phát triển bền vững CNHT ngành XDDD .......................................................................................... 114 3.4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo tính nhất quán bên trong- Hệ số Cronbach’s Alpha ...............................................................................................114 3.4.2.Phân tích nhân tố........................................................................................115 3.4.3. Phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD ......................................................................................................116 3.4.4. Phân tích tương quan giữa các nhân tố .....................................................126 3.4.5. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phát triển bền vững CNHT ngành XDDD ......................................................................................................127 3.5. Đánh giá chung về phát triển CNHT ngành XDDD................................. 129 3.5.1. Những kết quả đạt được ............................................................................129 3.5.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân.........................................................131 v CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM ........................................................... 134 4.1. Quan điểm và định hướng phát triển CNHT ngành XDDD ................... 134 4.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển ngành CN VLXD ...........................134 Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam 4.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển ngành Tư vấn- Thiết kế -Giám sát XD .136 4.2. Giải pháp phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam........................... 137 4.2.1. Giải pháp đối với Chính Phủ ....................................................................137 4.2.2 Giải pháp chung đối với các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD ............143 4.3. Giải pháp cụ thể đối với một số DN CNHT ngành XDDD hiện nay....... 149 4.3.1. Ngành xi măng ..........................................................................................149 4.3.2. Ngành kính xây dựng ................................................................................150 4.3.3. Ngành vật liệu xây ....................................................................................151 4.3.4. Ngành vật liệu lợp.....................................................................................152 4.3.5. Ngành ốp lát ..............................................................................................153 4.3.6. Ngành tư vấn – thiết kế - giám sát XDDD ...............................................154 4.4. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, Hội, Hiệp hội có liên quan .................. 155 4.4.1. Bộ xây dựng ..............................................................................................155 4.4.2. Bộ Tài nguyên và môi trường ...................................................................155 4.4.3. Bộ Công thương ........................................................................................156 4.4.4. Bộ Giao thông vận tải ...............................................................................156 4.4.5. Bộ Giáo dục và Đào tạo ............................................................................156 4.4.6. Bộ khoa học và Công nghệ .......................................................................157 4.4.7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư .............................................................................157 4.4.8. Các Hội, Hiệp hội ngành nghề liên quan đến VLXD ...............................157 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNHT: Công nghiệp hỗ trợ CN: Công nghiệp CP: Chính phủ CSPT: Chính sách phát triển CSHT: Cơ sở hạ tầng DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa DN: Doanh nghiệp ĐKTN: Điều kiện tự nhiên KHCN: Khoa học công nghệ NNL: Nguồn nhân lực NK: Nhập khẩu MT: Môi trường PTBV: Phát triển bền vững QHLK: Quan hệ liên kết TNKS: Tài nguyên khoáng sản TCSTK: Tổng công suất thiết kế TT: Thị trường TĐ ĐQG: Tập đoàn Đa Quốc Gia VLXD: Vật liệu xây dựng VN: Việt Nam VNXK: Việt Nam xuất khẩu XM: Xi măng XK: Xuất khẩu XDDD: Xây dựng dân dụng vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Vị trí khảo sát và số phiếu khảo sát ..........................................................14 Bảng 1.2: Doanh nghiệp được khảo sát ....................................................................14 Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu xi măng đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội .....85 Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu Kính XD đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội ...87 Bảng 3.3: Tổng hợp vật liệu xây qua các năm ..........................................................89 Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu vật liệu xây đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội ....89 Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu tấm lợp xi măng phân theo vùng ..................................92 Bảng 3.6: Kim ngạch xuất khẩu đá ốp lát toàn cầu...................................................94 Bảng 3.7: Kim ngạch xuất khẩu vật liệu ốp lát .........................................................95 Bảng 3.8: Dự báo nhu cầu VL ốp lát đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội ....95 Bảng 3.9: Chỉ số giá VLXD chủ yếu năm 2010 .....................................................104 Bảng 3.10: Cơ cấu GDP và Cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng ................................105 Bảng 3.11: Tăng trưởng GDP và Tăng trưởng vốn đầu tư xây dựng .....................106 Bảng 3.12: Qui mô vốn chủ sở hữu của các DN CNHT ngành XDDD .................110 Bảng 3.13: Doanh thu của các DN CNHT ngành XDDD ......................................111 Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu tài chính của DN CNHT ngành XDDD ......................112 Bảng 3.15: Minh họa kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến..............114 Bảng 3.16: Kết quả kiểm định KMO ( Biến quan sát) ............................................115 Bảng 3.17: Kết quả kiểm định KMO (Biến phụ thuộc) ..........................................116 Bảng 3.18: Đánh giá về thị trường sản phẩm VLXD .............................................116 Bảng 3.19: Đánh giá về nguồn nhân lực .................................................................117 Bảng 3.20: Đánh giá về cơ sở hạ tầng.....................................................................118 Bảng 3.21: Đánh giá về nguồn vốn .........................................................................119 Bảng 3.22:Đánh giá về khoa học công nghệ ...........................................................120 Bảng 3.23: Đánh giá về chính sách .........................................................................121 Bảng 3.24: Đánh giá về quan hệ liên kết ................................................................122 Bảng 3.25: Đánh giá về Điều kiện tự nhiên ............................................................123 Bảng 3.26: Đánh giá về Chính trị - Văn hóa ...........................................................124 viii Bảng 3.27: Phân tích tương quan ............................................................................126 Bảng 3.28: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy .....................................................127 Bảng 3.29: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của một số nước năm 2010 ...............129 Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam Bảng 3.30: Cơ cấu lao động việc làm cả nước theo nhóm ngành kinh tế ...............130 ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ, biểu đồ: Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................5 Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam Biểu đồ 3.1: Sản xuất và tiêu thụ xi măng ................................................................84 Biểu đồ 3.2: Sản lượng kính thủy tinh được sản xuất qua các năm ..........................86 Biểu đồ 3.3: Sản lượng và mức tăng trưởng vật liệu lợp ..........................................91 Biểu đồ 3.4: Các cấp độ phát triển của các DN CNHT ngành XDDD .....................99 Biểu đồ 3.5: Mức độ đầu tư cho ngành XD giai đoạn 2009 -2013 .........................102 Biều đồ 3.6: Tốc độ phát triển bình quân ngành XD ..............................................103 Biểu đồ 3.7: Tốc độ phát triển của DN CNHT ngành XDDD ...............................103 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ tăng GDP/ Tỷ lệ tăng lao động ngành XD ................................105 Biểu đồ 3.9: Tốc độ tăng GDP Việt Nam ...............................................................107 Biểu đồ 3.10: Tỷ trọng giá trị SP VLXD công nghệ cao/Tổng giá trị SP VLXD ..109 Biểu đồ 3.11: Thu nhập của lao động trong ngành xây dựng .................................112 Biểu đồ 3.12: Phân phối phần dư ............................................................................128 Hình vẽ: Hình 2.1: Cấu trúc cấp độ hỗ trợ cùng với công nghệ tương ứng sản xuất VLXD ..29 Hình 2.2: Các cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD .............................................32 Hình 2.3: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn........................................40 Hình 2.4: Ba trụ cột của phát triển bền vững ............................................................40 Hình 2.5. Tổng đầu tư chi cho ngành XD kiến thiết và các nguồn thucủa CP .........53 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay các nhà sản xuất lớn trên thế giới, các tập đoàn đa quốc gia chỉ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam nắm giữ các hoạt động như nghiên cứu và triển khai, xúc tiến thương mại, phát triển sản phẩm, còn các công đoạn sản xuất, những phần công việc trước đây vẫn nằm trong dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, hầu hết được giao cho các doanh nghiệp bên ngoài. Như vậy, các sản phẩm công nghiệp không còn được sản xuất tại một không gian, địa điểm, mà được phân chia thành nhiều công đoạn, ở các địa điểm, các quốc gia khác nhau. Thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ là cách tiếp cận sản xuất công nghiệp trong bối cảnh mới này. Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển. Sau 20 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy vậy, tỷ lệ gia tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp lại đang có dấu hiệu đi xuống. Theo Bộ Công Thương (2013), năm 1995 VA/GO toàn ngành công nghiệp là 42,5%; đến năm 2000 tỷ lệ này chỉ còn 38,45%; năm 2005 còn 29,63%; năm 2007 đạt 26,3%; năm 2010 đạt 23,4%; năm 2013 đạt 21,7%. Một trong những lý do quan trọng của tình trạng này, là sự yếu kém của các ngành CNHT. Đến năm 2011 ở Việt Nam đã xuất hiện thuật ngữ “Công nghiệp hỗ trợ” do Chính phủ đưa ra, đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Đã có nhiều chuyển biến đáng kể trong nhận thức cũng như trong hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Cấp độ khoa học công nghệ và tốc độ phát triển của các ngành đã tăng nhanh. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, sự trợ giúp của Chính phủ, các cơ quan chức năng có liên quan, nhưng trình độ phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn thấp xa so với kỳ vọng và so với yêu cầu. Việc tìm ra nguyên nhân đích thực của tình trạng này, từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp 2 phát triển hợp lý công nghiệp hỗ trợ vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơ bản để công nghiệp Việt Nam phát triển. Trong điều kiện toàn cầu hóa và khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, xuất hiện hàng loạt các yếu tố đòi hỏi phải tính đến, để bảo đảm tính hợp lý, phát Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam triển bền vững công nghiệp hỗ trợ. Trong đó có yếu tố liên kết khu vực và toàn cầu là hết sức cần thiết. Về lý thuyết, cho đến nay những vấn đề này vẫn chưa được giải quyết rõ ràng, về thực tế hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về phát triển công nghiệp hỗ trợở những nước đang trong quá trình công nghiệp hóa như Việt Nam. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cần phải phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập có hiệu quả vào đời sống kinh tế quốc tế. Trước những bối cảnh đó, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là những ngành đòi hỏi phải sử dụng khoa học và công nghệ cao đang là thách thức lớn đặt ra cho Việt Nam. Nhằm cụ thể và thực tiễn hóa các nội dung nghiên cứu, đề tài được giới hạn vào công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng, như là một trường hợp nghiên cứu điển hình. Xây dựng dân dụng là ngành có tính đại diện cao cho một quốc gia đang phát triển có dân số đông, nhu cầu nhà ở là hết sức cần thiết. Cùng với việc nâng cao trình độ khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển bền vững...nền công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ là yếu tố mạnh nhất để thúc đẩy và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài một cách bền vững. Trước thực tế đó, đề tài “ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận án là trên cơ sở khoa học và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển CNHT ngành XDDD Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Lý luận những vấn đề cơ bản về CNHT, trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ được các khía cạnh về phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam. 3 (2) Nghiên cứu các kinh nghiệm nước ngoài về phát triển CNHT XDDD để áp dụng thực tiễn ở Việt Nam. (3) Nghiên cứu mô hình và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam (4) Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam giai đoạn 2009 -2013. (5) Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD Việt Nam. (6) Đề xuất những giải pháp để phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề về phát triển CNHT ngành XDDD Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu là các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD trên địa bàn cả nước: DN sản xuất xi măng, DN sản xuất vật liệu xây, DN sản xuất vật liệu lợp, DN sản xuất vật liệu ốp lát, DN kính xây dựng, Tư vấn – thiết kế và Giám sát. - Phạm vi thời gian Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2000-2013 Số liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu khảo sát của 300 DN CNHT ngành XDDD và phỏng vấn sâu 20 cán bộ lãnh đạo ngành XDDDtrên cả nước trong giai đoạn 2010 -2012. Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất đến năm 2020. - Phạm vi nội dung Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD Một số giải pháp cơ bản giúp phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam. 4 4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả xác định những mục tiêu nghiên cứu và được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu như sau: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam (1) Dựa trên những tổng quan nghiên cứu nào để tìm (khoảng trống) hướng nghiên cứu của tác giả? (2) Dựa trên cơ sở lý thuyết nào để xây dựng cơ sở lý luận về phát triển CNHT ngành XDDD? (3) Lựa chọn mô hình/ khung phân tích nào để đánh giá sự phát triển bền vững CNHT ngành XDDD? (4) Áp dụng những nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNHT XDDD vào điều kiện thực tế ở Việt Nam? (5) Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD VN qua khung phát triển và hệ thống các chỉ tiêu như thế nào? (6) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD ? (7) Qua thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD ở VN đã có những thuận lợi, gặp những khó khăn gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng? (8) Cần có những giải pháp gì để phát triển CNHT ngành XDDD ở VN đến năm 2020? 5 Cơ sở lý luận về CNHT Phát triển CNHT ngành XDDD Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD Các nhân tố gián tiếp Các nhân tố trực tiếp Các chỉ tiêu theo chiều rộng Cấp độ phát triển Các nhân tố tác động đến PT CNHT ngành XDDD Tốc độ Phát triển Các chỉ tiêu theo chiều sâu Tăng TFP Tỷ trọng giá trị SP công nghệ cao Lành mạnh hóa hệ thống tài chính DN Phát triển BV CNHT ngành XDDD dựa trên 3 trụ cột chính Kinh tế Môi trường Xã hội Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam Giải pháp phát triển CNHT ngành XDDD ở VN Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu 6 5. Đóng góp mới của luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: Thứ nhất: Trên cơ sở lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ (CNHT), tác giả đưa ra Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam quan điểm về CNHT ngành XDDD là bao gồm tất cả các ngành sản xuất vật liệu xây dựng và tư vấn, thiết kế, giám sát xây dựng; quan điểm về phát triển CNHT ngành XDDD (phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều sâu và phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều rộng). Thứ hai: Tác giả đưa ra hai nhóm chỉ tiêu để đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD đó là: Phát triển theo chiều rộng (Cấp độ phát triển của các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD; Tốc độ phát triển doanh nghiệp CNHT ngành XDDD trong một thời gian nhất định) và chỉ tiêu phát triển theo chiều sâu (Tăng năng suất các yếu tố tổng hợp(TFP); Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng; Mức độ phát triển bền vững CNHT ngành XDDD; Mức độ phát triển hệ thống tài chính lành mạnh trong các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD). Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án: Thứ nhất: Qua phân tích, đánh giá cho thấy TFP ngành XD: giai đoạn đoạn 2001-2005 là 4,33%, giai đoạn 2006 -2008 chiếm 3,73%; giai đoạn 2008 -2010 chiếm 3,74%; giai đoạn 2010-2013 chiếm 4,47%. Kết quả này cho thấy mức độ tác động của các yếu tố lao động, vốn đầu tư trong xây dựng có xu hướng giảm dần. Thứ hai: Kết quả điều tra, khảo sát về cấp độ phát triển khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD: Doanh nghiệp đánh giá các cấp độ tăng lên, chủ yếu ở cấp độ 3,4,5 ( bao gồm công đoạn gia công + lắp ráp+ chế tạo + thiết kế) và cán bộ lãnh đạo ngành XDDD đánh giá các cấp độ chủ yếu ở cấp độ 1,2,3 (bao gồm gia công thô + gia công chính + lắp ráp một phần). Thứ ba: Hàm hồi quy biểu diễn các tác động của các nhân tố phát triển bền vững CNHT ngành XDDD: 7 PTBV CNHT ngành XDDD = 0.372*Vốn + 0.371*KHCN + 0.352* Thị trường + 0.318* Chính sách phát triển + 0.308* Nguồn nhân lực + 0.304* Cơ sở hạ tầng+ 0.241* Chính trị văn hóa+ 0.208* Điều kiện tự nhiên+ 0.201* Quan hệ liên kết. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam Kết quả này cho thấy phát triển bền vững CNHT ngành XDDD chịu tác động lớn của mức vốn đầu tư, khoa học và công nghệ. Các yếu tố điều kiện tự nhiên, quan hệ liên kết có tác động nhỏ nhất. 6. Kết cấu của luận án Tên luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam. Bố cục luận án: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục phụ lục thì luận án gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ và phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng. Chương 3: Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam. Chương 4: Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam. CHƯƠNG 1 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1.Các công trình nghiên cứu trong nước - Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về “Hỗ trợ phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ”[ 47]. Các dự án sản xuất sản phẩm CNHT được khuyến khích phát triển thị trường, khuyến khích về hạ tầng cơ sở, khuyến khích về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực...,khả năng cung ứng tại VN về nguyên liệu và linh kiện phục vụ cho các lĩnh vực CNHT chỉ đạt mức 28,7%, trong khi của Thái Lan là 53%, Trung Quốc là 59,7%. Để phát triển CNHT ở trong nước cần có sự nỗ lực hơn nữa từ: Chính sách phát triển một số ngành CNHT. Bộ Công thương phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội liên quan rà soát lại các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hơn nữa trong việc vay vốn, thuê mặt bằng sản xuất, nhập khẩu vật tư, nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được. DN VN hiện có hai hạn chế đó là: Vẫn còn quen với môi trường bao cấp, coi đây là việc của Nhà Nước, phải có hỗ trợ ở hầu hết các mặt từ vốn, sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, trong khi các DN có yêu cầu lại ngại đầu tư, ham nhập ngoại, vì giá rẻ, không phải đầu tư...Nghị quyết này đã được triển khai vào tháng 10 năm 2012 do Bộ Công Thương chủ trì hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc thực hiện một số dự án về phát triển CNHT, cụm CNHT tại Hải Phòng, Vũng Tàu, vườn ươm công nghệ CNHT tại Cần Thơ. - Hoàng Văn Châu, “Chính sáchphát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam” [15]. CNHT được xem là giải pháp thiết thực để thực hiện theo hướng chủ động của hoạt động kinh tế tránh nhập siêu, CNHT phát triển sẽ giúp DN lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Bên cạnh đó phát triển CNHT còn tạo cơ hội cho DN nhỏ và vừa phát 9 triển mạnh mẽ tạo nên mạng sản xuất kinh doanh đa dạng và rộng khắp. Đây chính là nền tảng để phát triển một nền CN tự chủ, hiện đại. Song tác giả chỉ nêu ra những chính sách phát triển CNHT cho VN một cách khái quát, chưa đi vào phân tích cụ thể các chính sách phát triển CNHT ngành XDDD ở VN. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam - Nguyễn Kế Tuấn,“Phát triển công nghiệp phụ trợ trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam”[23] đã đề cập tổng quát: Khái niệm, vai trò, các nhân tố tác động đến phát triển CNHT, đề xuất một số chính sách chủ yếu về phát triển CNHT, đặc biệt là quan điểm để lựa chọn xây dựng chính sách phát triển CNHT cho VN. - Trần Văn Thọ, trong“Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hoá Việt Nam”[40] đã phân tích con đường phát triển CN ở VN theo hướng toàn cầu hoá, thông qua phát triển CNHT như là lĩnh vực của hệ thống DN nhỏ và vừa (DNNVV). - Phan Đăng Tuất với bài viết“Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản – Con đường nào cho Việt Nam”, trong “Kế hoạch hành động về phát triển CNHT Việt Nam” tại diễn đàn liên kết hội nhập cùng phát triển năm 2008 và trong “CNHT, vấn đề trọng đại”[33] đăng trên Báo Công Thương số Tết 2009, đã khẳng định các vai trò quan trọng của CNHT đối với nền kinh tế, yêu cầu về DNNVV và sự hợp tác với Nhật Bản trong phát triển CNHT ở Việt Nam. - Chính Phủ đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”, do Bộ Công nghiệp (cũ) soạn thảo[49]. Trong quy hoạch này, lần đầu tiên khái niệm CNHT được chính thức hoá ở VN. Theo quy hoạch này, kế hoạch và các giải pháp phát triển CNHT: Tạo dựng môi trường đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, liên kết doanh nghiệp đã được đề xuất cho 5 ngành CN ưu tiên: Điện tử tin học, dệt may, da giày, sản xuất lắp ráp ô tô, Cơ khí chế tạo. - Ohno, “Xây dựng các ngành CNHT ở Việt Nam”[31], đã trình bày các kết quả khảo sát về thực trạng các ngành CNHT trong chương 1 “CNHT Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản”. 10 - Trương Thị Chí Bình “Phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam”[35]. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngành CNHT nói chung và ngành CNHT ngành điện tử gia dụng nói riêng. Thực trạng và triển vọng phát triển ngành CNHT điện tử gia dụng ở VN cũng như đã đưa ra giải pháp phát triển CNHT Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam ngành điện tử gia dụng ở VN. Phạm vi nghiên cứu luận án chỉ dừng lại ở ngành CNHT điện tử gia dụng và các ngành như cơ khí, nhựa, xe máy, ô tô. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài - Mirian Picinini Méxas , Osvaldo Luiz Gonçalves Quelhas, Helder Gomes Costa, “Prioritization of enterprise resource planning systems criteria: Focusing on construction industry” [65]. Nhóm tác giả sử dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning). Đầu tiên, dựa trên việc xem xét các tài liệu liên quan đến việc thực hiện và áp dụng các mô hình đa tiêu chuẩn đánh giá của các hệ thống ERP, tập hợp các tiêu chí lựa chọn được đề xuất cho các ứng dụng ERP cho các công ty trong ngành XDDD ở Brazil, nơi có sự thiếu hụt của loại hệ thống này. Sau khi xác nhận của các tiêu chí này bởi một nhóm các thành viên công nghệ thông tin, các chuyên gia trong ngành XDDD, 79 người trả lời chủ yếu từ ngành CNXD và công nghệ thông tin tham gia vào một nghiên cứu thực địa để kiểm tra nhận thức của họ về tầm quan trọng của các tiêu chí này. Nghiên cứu cho thấy rằng, các tiêu chí kinh doanh và phần mềm tài chính là quan trọng nhất đối với người trả lời. Ngoài ra, tầm quan trọng của từng nhóm tiêu chí cũng được đánh giá và để hỗ trợ các nhà sản xuất quyết định khi lựa chọn hệ thống ERP. - I.M. Horta, A.S. Camanho, “Company failure prediction in the construction industry”[61]. Bài viết này đề xuất mô hình mới để dự đoán sự thất bại của công ty trong ngành công nghiệp xây dựng. Mô hình bao gồm ba khía cạnh sáng tạo lớn. Việc sử dụng các biến chiến lược phản ánh đặc trưng quan trọng của các công ty XD, đó là lý do quan trọng để giải thích sự thất bại của công ty. Đề xuất mô hình đã được thực nghiệm sử dụng tất cả các nhà thầu ở Bồ Đào Nha hoạt động trong năm 2009. - Zahir Irani, Muhammad Mustafa Kamal “Intelligent Systems Research in the Construction Industry”[74]. Với sự phức tạp ngày càng tăng của các vấn đề 11 trong ngành công nghiệp xây dựng. Do đó, mục đích nghiên cứu của bài viết này là để phân tích hệ thống thông minh trong CNXD nhằm tìm kiếm giải pháp thích hợp. Vì vậy, để theo dõi các ứng dụng của hệ thống thông minh để nghiên cứu trong ngành CNXD, một cách tiếp cận hồ sơ được sử dụng để phân tích 514 ấn phẩm Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam được chiết xuất từ các cơ sở dữ liệu Scopus. Giá trị chính và độc đáo của bài viết này nhằm phân tích và biên soạn tài liệu xuất bản hiện có bằng cách kiểm tra các biến (ấn phẩm hàng năm, vị trí địa lý của mỗi ấn phẩm…). Những đóng góp của bài viết này cung cấp một sự so sánh giữa hai thập kỷ và cung cấp cái nhìn sâu vào các xu hướng sử dụng các loại hệ thống thông minh khác nhau trong ngành CNXD. Các phân tích trong bài viết đã xác định được nghiên cứu hệ thống thông minh đã đóng góp vào sự phát triển và tích lũy của cải tiến trí tuệ đối với các khu vực hệ thống thông minh trong ngành CNXD. - C.M Tam , Vivian W.Y Tam , W.S Tsui, “Green construction assessment forenvironmental management in the construction industry of Hong Kong”[58]. Đánh giá môi trường (EA), một công cụ để xem xét, theo dõi, kiểm tra và đánh giá hiệu quả môi trường cho ngành CNXD đã được ủng hộ. Mặc dù có rất nhiều các công cụ đánh giá môi trường, hầu hết trong số họ không được thiết kế XD. Bài viết này đề xuất một hệ thống gọi là “Đánh giá công trình xanh”(GCA) cho XD. Hai loại chỉ số môi trường được chấp nhận: Chỉ số hoạt động quản lý (MPIs) và các chỉ số hiệu suất hoạt động (OPIS). Sử dụng một hệ thống quyết định đa tiêu chuẩn, hệ thống phi kết cấu mờ hỗ trợ quyết định (NSFDSS), các trọng số cho mỗi tiêu chí và ít yếu tố này được phát triển, sản xuất là một thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động môi trường đối với hoạt động XD. -Nannan Wang, “The role of the construction industry in China's sustainable urban development”[67]. Ngành XD là một ngành tiêu hao năng lượng lớn và lượng carbon phát thải lớn. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã có chính sách phát triển bền vững cho ngành XD. Nhưng trong những năm gần đây, ngành CNXDTrung Quốc đã dường như đáp ứng chậm hơn so với các ngành khác. Kết quả là ngành CNXD Trung Quốc bị cạnh tranh thấp trên thị trường, thiếu kỹ năng 12 toàn cầu và thiếu sáng kiến hướng tới đổi mới công nghệ. Nghiên cứu này xem xét vai trò của ngành CNXD phát triển đô thị bền vững của Trung Quốc. Các tác động xã hội, kinh tế và môi trường của ngành XD ở Trung Quốc, kết quả cho thấy rằng việc XD ở Trung Quốc đóng cả hai vai trò tích cực và tiêu cực trong phát triển đô Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam thị bền vững của Trung Quốc. Gợi ý bao gồm thiết lập các biện pháp tiêu chuẩn, đổi mới kỹ thuật và khuyến khích sự hợp tác giữa các ngành CNXD và giáo dục…sẽ góp phần vào sự phát triển tương lai của ngành CNXD ở Trung Quốc. - Năm 1990, “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ” đã được M. Porter nhắc đến trong lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”(The competitive advantage of nations, Harvard business review 1990)[73].Trong đó, cụm từ này đã được phân tích như là một trong năm yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Nhưng các nghiên cứu về CNHT nhiều nhất vẫn là ở các quốc gia Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản, nơi ra đời khái niệm CNHT. Tình hình thuê ngoài và các nhà cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản đã được phân tích trong “Chi nhánh các nhà lắp ráp Nhật Bản ở châu Á” (Japanese-Affiliated Manufactures in Asia), JETRO thực hiện năm 2003 và “Báo cáo khảo sát các bộ phận ở nước ngoài của các công ty lắp ráp Nhật Bản” (Survey report on overseas business operations by Japanese manufacturing companies) do ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) xuất bản năm 2004. Báo cáo chỉ ra rằng, chi nhánh các tập đoàn Nhật Bản ở Châu Á, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã sử dụng hệ thống thầu phụ được hình thành với vai trò mạnh mẽ của các DN sản xuất linh kiện có vốn đầu tư từ Nhật Bản. 1.1.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả - Một số nghiên cứu đề cập đến phát triển CNHTcụ thể cho mỗi ngành như: Điện tử; Dệt may; Da giày…nhưng chưa có nghiên cứu nào cho phát triển CNHT ngành XDDD. - Một số nghiên cứu chỉ xem xét phát triển CNHT trên góc độ năng lực cạnh tranh khoa học và công nghệ, nhưng chưa đề cập đến các cấp độ khoa học và công nghệ hiện tại trong các DN CNHT.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan