Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch sinh thái biển đảo cù lao chàm tỉnh quảng nam...

Tài liệu Phát triển du lịch sinh thái biển đảo cù lao chàm tỉnh quảng nam

.PDF
90
605
97

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN XUÂN MỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM – TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN XUÂN MỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM – TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Du lịch Mã ngành: (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH HOÈ Hà Nội, 2012 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 4 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 5 2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 7 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: .......................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 8 5.1 Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra ..................................... 8 5.2 Phương pháp thống kê .................................................................... 8 5.3 Phương pháp đánh giá nhanh ........................................................ 9 5.4 Phương pháp phân tích ................................................................... 9 5.5 Phương pháp chuyên gia ................................................................ 9 6. Bố cục luận văn......................................................................................... 9 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI BIỂN ĐẢO ........... 10 VÀ DU LỊCH SINH THÁI BIỂN ĐẢO TẠI VIỆT NAM .......................... 10 1.1. Khái niệm về DLST ............................................................................ 10 1.2. Những nguyên tắc cơ bản của DLST ................................................. 11 1.2.1. Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu ....... 11 1.2.2. Bảo vệ môi trường và duy trì HST ........................................... 11 1.3. 1.2.3. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng ...................... 12 1.2.4. Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa ........ phương ................................................................................................ 12 Phương pháp đánh giá DLST của một điểm du lịch ........................ 13 1.3.1. Phương pháp điều tra xã hội học ............................................ 13 1.3.2. Phương pháp quan sát các dấu hiệu đặc trưng tại thực địa ... 13 1.3.3. Phương pháp đánh giá độ hấp dẫn DLST (chỉ số TAM) ........ 14 1.4. 1.3.4. Phương pháp tính sức chứa xã hội và sức chứa sinh thái ...... 15 Một số kinh nghiệm về phát triển DLST của một số nước trên thế giới, ở Việt Nam và bài học vận dụng cho Cù Lao Chàm ................ 17 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển DLST của một số nước trên thế giới . 17 1.4.2. Một số kinh nghiệm phát triển DLST biển đảo ở Việt Nam .... 23 1 1.4.3. Bài học vận dụng cho DLST biển đảo Cù Lao Chàm ............. 27 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM ................................................................................. 28 2.1. Khái quát về Cù Lao Chàm ............................................................... 28 2.1.1. Vị trí địa lý Cù Lao Chàm ........................................................ 28 2.1.2. Tiềm năng phát triển DLST biển đảo Cù Lao Chàm .............. 29 2.2. 2.1.3. Tài nguyên DLST biển đảo của Cù Lao Chàm ....................... 31 Thực trạng phát triển DLST biển đảo ở Cù Lao Chàm ................... 31 2.2.1. Thực trạng tài nguyên du lịch sinh thái .................................. 32 2.2.2. Thực trạng cơ cấu khách du lịch ............................................ 40 2.2.3. Thực trạng hoạt động du lịch và cơ sở vật chất ...................... 40 2.3. 2.2.4. Thực trạng công tác quản lý .................................................... 43 Đánh giá sự phát triển DLST biển đảo ở Cù Lao Chàm .................. 46 2.3.1. Đánh giá sự phát triển DLST biển đảo Cù Lao Chàm dựa trên đánh giá độ hấp dẫn của Cù Lao Chàm .................................. 46 2.3.2. Nhận xét thành công, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt .... 47 2.3.2.1. Thành công và nguyên nhân ..................................... 47 2.3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................... 49 Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN 50 DU LỊCH SINH THÁI BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM ................................ 50 3.1. Định hướng phát triển DLST biển đảo Cù Lao Chàm đến hết năm 2020 ..................................................................................................... 50 3.2. 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam .............. 50 3.1.2. Định hướng phát triển DLST biển đảo Cù Lao Chàm đến 2020 ......................................................................................... 55 Đề xuất giải pháp phát triển DLST Cù Lao Chàm ........................... 57 3.2.1. Giải pháp quy hoạch tuyến điểm DLST biển đảo Cù Lao Chàm........................................................................................ 57 3.2.2. Giải pháp quy hoạch tổ chức và cung cấp dịch vụ lưu trú...... 58 3.2.3. Giải pháp quản lý vận tải du khách......................................... 59 3.2.4. Giải pháp phân vùng chức năng để bảo vệ và phát triển ........ 60 3.2.5. Chính sánh phân bổ nguồn lợi thu từ hoạt động DLST cho cộng đồng địa phương ............................................................. 62 2 3.2.6. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương63 3.2.7. Giải pháp thị trường khách và tiếp thị xanh cho DLST biển đảo Cù Lao Chàm .................................................................... 63 3.2.8. Giải pháp cơ chế, chính sách .................................................. 65 3.2.9. Giải pháp thu hút tài trợ .......................................................... 66 3.2.10. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch .............................. 66 KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 71 PHỤ LỤC...................................................................................................... 74 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT: BVMT = Bảo vệ môi trường DLST = Du lịch sinh thái HST = Hệ sinh thái IUCN = Hiệp hội quốc tế bảo tồn thiên nhiên KBTB = Khu bảo tồn biển NXB = Nhà xuất bản PTDLBV = Phát triển du lịch bền vững UNWTO = Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc UNESCO = Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc UBND = Ủy ban Nhân dân VHDH = Viện Hải Dương Học 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất và đóng góp lớn nhất cho phát triển bền vững và xoá đói giảm nghèo. Năm 2007 tổng lượng du khách quốc tế đạt mức 900 triệu người, và Tổ chức Du lịch thế giới Liên hiệp quốc dự đoán rằng con số này sẽ tăng lên 1,6 tỷ du khách vào năm 2020. Để giảm thiểu tác hại tiêu cực của quá trình phát triển này, đã đến lúc nên biế n “tính bền vững” từ lời nói thành hành động cụ thể, và đây là đòi hỏi cấp bách với tất cả những người làm du lịch. Các tiêu chuẩn toàn cầu về du lịch bền vững sẽ là điểm tham chiếu cho toàn bộ ngành du lịch và là bước quan trọng trong việc tạo ra tính bền vững, một tiêu chí không thể tách rời trong phát triển du lịch” - Francesco Frangialli, Tổng thư kí của UNWTO.[1] Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn về nhiều mặt do đó các nước trên thế giới đã xích lại gần nhau và cùng bắt tay hành động để khôi phục nền kinh tế. Mặc dù nền kinh tế thế giới đang trong quá trình hồi phục nhưng một số ngành kinh tế của các vẫn chưa thoát ra khỏi sự khủng hoảng, trong đó có du lịch. “Theo số liệu mới nhất của UNWTO, tính đến cuối tháng 4/2010, chỉ có một số rất ít quốc gia trên thế giới có được tỉ lệ tăng trưởng ở mức hai con số về du lịch. Việt Nam đứng thứ tư với mức tăng trưởng ấn tượng trên 30%, chỉ sau Sri Lanka, Arập Xêút và Israel. Về số lượng du khách, nước Pháp vẫn dẫn đầu trong số 10 quốc gia thu hút khách thăm viếng nhiều nhất. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong tháng 4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 432.600 lượt, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 4 tháng năm 2010 ước đạt 1,8 triệu lượt, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009”.[2] [1]. [2 ] Trần Nguyên Hương và Trịnh Thị Thêm, Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu, http://www.thiennhien.net/2009/04/13/tieu-chuan-du-lich-ben-vung-toan-cau, cập nhật 13.4.2009. TTXVN/Vietnam+, Việt Nam xếp thứ 4 thế giới về tăng trưởng du lịch, 5 Do DLST ở Việt Nam còn non trẻ vẫn còn gặp nhiều bất cập từ nhận thức chưa đầy đủ của người dân địa phương nơi có khu DLST, từ khách tham quan du lịch cho tới sự quan tâm và các chính sách về bảo tồn, sử dụng và quản lý các tài nguyên DLST. Vì vậy, việc có những tác động chưa tích cực tới tài nguyên môi trường DLST, tới việc bảo tồn nguyên vẹn các giá trị vật thể và phi vật thể là không thể tránh khỏi. “Thị trường khách của loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam còn rất hạn chế. Phần lớn khách du lịch quốc tế đến các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là từ các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc, còn khách nội địa là sinh viên, học sinh và cán bộ nghiên cứu. Trong số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hàng năm chỉ có khoảng 5-8% tham gia vào các tour du lịch sinh thái tự nhiên và khoảng 40-45% tham gia vào các tour du lịch tham quan - sinh thái nhân văn. Còn đối với thị trường khách du lịch nội địa tỷ lệ này thấp hơn”.[3] Việc phát triển DLST biển đảo Cù Lao Chàm của tỉnh Quảng Nam không nằm ngoài những tác động nêu trên. Đặc biệt, ngày 26 tháng 5 năm 2009, UNESCO đã công nhận Cù Lao Chàm là khu dự trữ sinh quyển Thế giới. Do đó, cần có những chiến lược phát triển du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm một cách bền vững nhằm phát huy lợi thế của Cù Lao Chàm mà vẫn bảo tồn được những giá trị mang tính chất toàn cầu của một khu dự trữ sinh quyển Thế giới. Đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về phát triển DLST ở Cù Lao Chàm được công bố. Nếu có chính sách phát triển DLST bền vững và thực hiện thành công thì phát triển DLST chính là động cơ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá của người dân cư; ổn định an ninh chính trị tại cộng đồng địa phương nói riêng và xã hội nói chung. http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Viet-Nam-xep-thu-4-the-gioi-ve-tang-truong-dulich/20105/1518.vnplus, truy cập 08.4.2011. [3] Lê Văn Minh (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch), Du lịch sinh thái – tiềm năng và thế mạnh của du lịch Việt Nam, http://www.itdr.org.vn/details_news-x-13.vdl, cập nhật 21.11.2008. 6 Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Thủ tướng ký quyết định phê duyệt số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011, đã xác định: “Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương. Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa phương và đô thị du lịch”[12, điều1] . Trong thực tế, phát triển DLST ở biển đảo chưa được đề cập đầy đủ. Mặt khác, DLST biển đảo khá khác biệt so với DLST trong đất liền – các khu DLST ven các vườn quốc gia. Sự khác biệt chính là ở vị trí địa lý, môi trường sinh thái trên cạn và môi trường sinh thái dưới nước dẫn đến hệ sinh thái trong các môi trường này khác nhau. Hơn thế nữa DSLT Cù Lao Chàm còn khác biệt với DLST ở các nơi khác do HST nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu bảo tồn biển của thế giới. Những cơ sở phân tích trên chính là lý do để “Phát triển DLST biển đảo Cù Lao Chàm – tỉnh Quảng Nam” được lựa chọn làm đề tài cho luận văn này. 2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Giới hạn tại Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng với các số liệu từ năm 2004 đến năm 2010; đề xuất giải pháp cho thời gian từ 2011 đến 2020. Về nội dung: Những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái theo hướng bền vững trong mối liên hệ với việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng, tiềm năng 7 từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp để phát triển du lịch sinh thái hữu hiệu đối với phạm vi nghiên cứu. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu: Góp phần bảo tồn các giá trị sinh thái của môi trường du lịch, phát huy các giá trị văn hoá bản địa và đem lại các lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển DLST biển đảo Cù Lao Chàm. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hoá những khái niệm và vấn đề lý luận về phát triển du lịch sinh thái; Thu thập và phân tích thông tin, tài liệu về lọai hình DLST trên thế giới và ở Việt Nam để rút ra các bài học vận dụng cho Cù Lao Chàm. - Phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển DLST biển đảo Cù Lao Chàm theo hướng bền vững. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra thông qua các hoạt động: khảo sát thực tế, quan sát, miêu tả, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn nhanh, ghi chép, chụp ảnh tại thực địa, gặp và trao đổi với cơ quan quản lý tại địa phương, thu thập thông tin tờ rơi tập gấp và phỏng vấn nhanh. 5.2 Phương pháp thống kê Các số liệu, sơ đồ, báo cáo, thông tin khái quát ban đầu liên quan trực tiếp và gián tiếp tới vấn đề nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau đã được thu thập và thống kê. Các tài liệu đã được chọn lọc cho phù hợp với nội dung đề tài của luận văn. Phương pháp này đã giúp thống kê hóa dữ liệu theo trình tự phù hợp cho từng nội dung nhằm tránh thiếu sót thông tin. Kết hợp dữ liệu thống kê với thực tế giúp đưa ra các nhận định sát thực đối với đối tượng nghiên cứu. 8 5.3 Phương pháp đánh giá nhanh Phương pháp này được sử dụng như là một công cụ bổ trợ cho các phương pháp khác để đánh giá nhanh các vấn đề dựa trên các hiện tượng tự nhiên tại thực địa nhằm lý giải hiện tượng tự nhiên hoặc để đưa ra nhận định đối với vấn đề. 5.4 Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích đã được dùng để phân tích các vấn đề cốt lõi, phân tích các yếu tố cơ bản, những nguyên nhân hay cả các thành công và thất bại. Trên cơ sở phân tích đó đề xuất các giải pháp phù hợp và khả khi. 5.5 Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia đã được sử dụng với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đã đưa ra những phân tích, đánh giá và nhận định cũng như việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tham vấn các giải pháp đã làm sáng tỏ vấn đề cần giải quyết, từ đó củng cố thêm tính chính thống và cơ sở vững chắc cho các nội dung lập luận của đề tài. 6. Bố cục luận văn Luận văn được trình bày theo bố cục gồm ba chương: Chương 1. Tổng quan về DLST biển đảo và DLST biển đảo Việt Nam Chương 2. Thực trạng phát triển DLST biển đảo ở Cù Lao Chàm Chương 3. Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển DLST biển đảo ở Cù Lao Chàm. 9 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI BIỂN ĐẢO VÀ DU LỊCH SINH THÁI BIỂN ĐẢO TẠI VIỆT NAM 1.1. Khái niệm về DLST Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về DLST. "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có HST tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo, 1991). Khái niệm du lịch sinh thái của Việt Nam: Mặc dù quan niệm về DLST còn có nhiều tranh luận và vẫn chưa tìm ra được một khái niệm chung nhất trên thế giới thì tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã có nhiều nỗ lực phối hợp với các cơ quan, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia các nhà khoa học để xác định một khái niệm về DLST mang tính thực tiễn phù hợp với Việt Nam. Tại Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” từ ngày 7 – 9/9/1999 đã xác định: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [4; tr.11]. Định nghĩa này coi “văn hóa bản địa” cũng là đối tượng DLST khiến cho DLST mất bản sắc Thiên nhiên của nó và gây rối rắm cho công tác quản lí điều hành DLST, từ đó một bộ phận nhà kinh doanh du lịch coi sinh thái nhân văn (sinh thái nhân tạo) một lĩnh vực của du lịch trên cơ sở cộng đồng, du lịch làng bản, du lịch homestay cũng là DLST. Nhìn chung, các khái niệm DLST trên đều có một số điểm giống và khác nhau. Sự kết hợp giữa hai khái niệm dưới đây được sử dụng cho đề tài: “DLST là du lịch đến các khu còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hoá mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các HST. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ cho việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương”. (Wood,1991) [4; tr. 8-9] 10 Khái niệm này đã chỉ rõ ra được DLST là đến với các khu tài nguyên thiên nhiên còn tương đối hoang sơ. Trong khái niệm DLST của Wood đã đề cập tới một cách rõ ràng, gắn giữa việc bảo tồn và lợi ích của cộng đồng. Như vậy cộng đồng địa phương sẽ tham gia tích cực hơn vào các hoạt động DLST. Cũng tương đồng với Wood, Hiệp hội DLST Hoa Kỳ còn đưa ra một khái niệm gọn hơn : “DLST là loại hình DL tại các HST tự nhiên còn hoang sơ, doanh thu đóng góp cho bảo tồn và phúc lợi của cộng đồng địa phương”[2]. DLST có nghĩa là “không để lại cái gì trừ dấu chân, không lấy đi cái gì trừ các tấm ảnh”. Quan điểm về DLST trong luận văn này là dựa theo khái niệm của Wood và của Hiệp hội DLST Hoa Kỳ đã nói trên. 1.2. Những nguyên tắc cơ bản của DLST Hoạt động DLST cần tuân theo 4 nguyên tắc cơ bản: Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn; Bảo vệ môi trường và duy trì HST; Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng;Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. 1.2.1. Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Du khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải có sự hiểu biết cao hơn về các giá của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái của khu vực và văn hoá bản địa. Với sự hiểu biết đó, thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi, được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hoá khu vực. 1.2.2. Bảo vệ môi trường và duy trì HST Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến môi trường và tự nhiên. Nếu như đối với những loại hình du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì HST chưa 11 phải là những ưu tiên hàng đầu thì ngược lại, DLST coi đây là một trong những nguyên tác cơ bản, quan trọng cần tuân thủ, bởi vì: - Việc bảo vệ môi trường và duy trì HST chính là mục tiêu của hoạt động DLST. - DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và các HST tự nhiên điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái các HST đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động DLST. Với nguyên tắc này, mọi hoạt động DLST sẽ phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu tác động đến môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển của các HST. 1.2.3. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của HST ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục văn hóa truyền thống của một cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi HST đó. Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trức tiếp đến DLST. 1.2.4. Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST. Nếu như các loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các công ty điều hành thì ngược lại, DLST sẽ dành một phần đáng kể từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương. Ngoài ra, DLST luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương, như đảm nhận vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho 12 khách, thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Kết quả là cuộc sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST. Sức ép của cộng đồng đối với môi trường vốn đã tồn tại từ bao đời nay sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương sẽ là người chủ thực sự, những người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa của nới diễn ra hoạt động DLST”[4; tr. 19-21]. 1.3. Phương pháp đánh giá DLST của một điểm du lịch 1.3.1. Phương pháp điều tra xã hội học Đối với phương pháp điều tra xã hội, các kỹ thuật phỏng vấn không chính thức, bán chính thức, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm đã được sử dụng. Các bảng câu hỏi cho các đối tượng khác nhau như khách du lịch, người dân địa phương, công ty du lịch, nhà quản lý và chuyên gia đã được xây dựng sẵn và sử dụng tronng các cuộc phỏng vấn (xem các phụ lục số 7, 8, 9 và 10). Các nội dung phỏng vấn bao hàm các nội dung chủ yếu về quy hoạch và phát triển DLST tại địa phương, đóng góp của hoạt động du lịch đối với cộng đồng địa phương song song với việc tham gia của cộng đồng địa phương. 1.3.2. Phương pháp quan sát các dấu hiệu đặc trưng tại thực địa Phương pháp quan sát các dấu hiệu đặc trưng tại thực địa là một trong những phương pháp quan trọng đã được lựa chọn áp dụng nhằm ghi nhận các dấu hiệu đặc trưng của môi trường sinh thái bằng việc đi thực tế đến những đối tượng nghiên cứu. Các dấu hiệu đặc trưng đã được phân tích để xác định vấn đề và từ đó dự đoán các nguyên nhân đồng thời đưa ra ra hướng giải quyết vấn đề. Các dấu hiệu đặc trưng tập trung về môi trường sinh thái như các hoạt động phát triển DLST, sự thay đổi số lượng các loài sinh thái, mật độ giàu có của các loại sinh thái, so sánh sự tác động hiện nay và trước đây dựa trên các dấu hiệu, các vấn đề về dấu hiệu sinh thái trên cạn, việc biến đổi khí hậu tác động đến môi trường sinh thái. Phương pháp này cũng đã được PGS.TS Nguyễn Đình Hòe hướng dẫn để đánh giá nhanh dựa và các dấu hiệu 13 đặc trưng ghi nhận được tại thực địa. Phương pháp quan sát các dấu hiệu đặc trưng tại các đối tượng đã giúp củng cố lại các thông tin cũng như tính xác thực của thông tin. 1.3.3. Phương pháp đánh giá độ hấp dẫn DLST (chỉ số TAM) Áp dụng công thức tính sau để đánh giá độ hấp dẫn DLST: TAM (Tourists’Attractive Measure): TAM = 1/10 (A-B) TAM biến thiên từ 0.0 (không hấp dẫn) đến 1.0 (cực kỳ hấp dẫn) A cho biết mức độ hấp dẫn tăng dần B cho biết mức độ hấp dẫn giảm dần. Phương pháp tính TAM do PGS-TS. Nguyễn Đình Hòe hướng dẫn. Phương pháp này có áp dụng bảng cho điểm được đề xuất bởi Lea, J. (1988) khi viết về du lịch và sự phát triển du lịch trong thế giới thứ ba[16]. Phương pháp này đã được áp dụng dựa trên các tiêu chí cho trước. Tuy nhiên các tiêu chí đã được cân nhắc điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thực tế. Vì vậy tiêu chí Hệ sinh thái đa dạng, hoang sơ và độc đáo đã thay thế cho tiêu chí “Kinh tế thịnh vượng”. Việc cho điểm các tiêu chí được căn cứ trên sự cảm nhận khi đi thực tế cũng như trao đổi với người dân địa phương, khách du lịch, các đơn vị tổ chức các chương trình du lịch cho du khách. Việc đánh giá độ hấp dẫn DLST của địa bàn nghiên cứu cho thấy đâu là các yếu tố hấp dẫn du khách, đâu là các yếu tố giảm sự hấp dẫn đối với du khách. Dựa trên những tiêu chí đánh giá và các nhà quản lý có thể có những hoạch định và chính sách để củng cố các yếu tố hấp dẫn và kiểm soát tốt hơn các yếu tố kém hấp dẫn. Trên thực tế nếu một điểm du lịch chỉ đơn thuần có giá trị sinh thái nhưng các tiêu chí khác như phương tiện để tiếp cận không có, đi lại quá khó khăn, quá mất thời gian, thời tiết không thuận lợi, không có dịch vụ cơ bản hoặc an ninh an toàn bất ổn thì chắc chắn khách du lịch sẽ không đến tham quan, trừ một số ít trường hợp có mục đích đặc biệt. Chỉ số TAM có thể sử dụng để so sánh khi đánh giá chỉ số TAM của các tài nguyên DLST khác để quy hoạch phát triển DLST. 14 Các tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn của DLST: Tăng hấp dẫn: A = 10 điểm STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Tiêu chí Hệ sinh thái đa dạng, hoang sơ và độc đáo Phong cảnh đẹp Thời tiết trong lành Không quá xa Đi lại rẻ Dịch vụ tốt Ổn định chính trị Gần gũi về văn hóa, lịch sử với du khách 9 Mới lạ 10 Ăn ở rẻ Tổng Điểm 0.0 – 1.0 0.0 – 1.0 0.0 – 1.0 0.0 – 1.0 0.0 – 1.0 0.0 – 1.0 0.0 – 1.0 0.0 – 1.0 0.0 – 1.0 0.0 – 1.0 0.0 – 10 Giảm hấp dẫn: B = 10 điểm STT Tiêu chí Điểm 1 Hệ sinh thái không đa dạng và ít giá trị 0.0 – 1.0 2 Lạm phát cao 0.0 – 1.0 3 Đồng tiền mạnh 0.0 – 1.0 4 Tỷ lệ tội phạm cao 0.0 – 1.0 5 Khủng bố 0.0 – 1.0 6 Thiên tai, sự cố MT 0.0 – 1.0 7 Mất ổn định chính trị 0.0 – 1.0 8 Chính quyền thiếu sự ủng hộ của dân chúng 0.0 – 1.0 9 Kinh tế yếu kém 0.0 – 1.0 10 Nhiều phiền toái tại điểm du lịch 0.0 – 1.0 0.0 – 10 Tổng Xem kết quả tính độ hấp dẫn DLST Cù Lao Chàm tại phụ lục 5. 1.3.4. Phương pháp tính sức chứa xã hội và sức chứa sinh thái 15 Với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn về tài liệu tính sức chứa xã hội và sức chứa sinh thái[4], hai công thức sau đã được được sử dụng: Công thức tính sức chứa xã hội: Cxh = P. r Trong đó P: dân số địa phương của điểm DL r: tỷ lệ giữa số DK/ 1 người dân địa phương khi chỉ số bực mình Doxey Irridex (DI) = 0.50 Công thức tính sức chứa sinh thái Cst (ngày): C st max=(A/a).(T/t)= AT/at Trong đó: A: Yếu tố sinh thái nhạy cảm nhất (nhỏ nhất) có thể là diện tích sử dụng công cộng, diện tích bãi biển, độ dài đường mòn hiking, diện tích cắm trại, a: tiêu chuẩn của yếu tố sinh thái nhạy cảm cho 1 du khách theo phân hạng tiêu chuẩn; T: thời gian mở cửa điểm của điểm du lịch tính bằng số giờ/ngày t: thời gian dành cho 1 (1 nhóm ) du khách sử dụng yếu tố sinh thái nhạy cảm nói trên tính theo số giờ/ngày. Việc tính sức chứa nhằm xác định số lượng khách tối đa có thể tham quan trong một khoảng thời gian nhất định. Giúp tránh quá tải về sức chứa đối với điểm DLST. Từ kết quả tính sức chứa sẽ giúp cho các nhà quản lý có những chính sách quy hoạch và phát triển phù hợp cơ sở hạ tầng, các dịch vụ bổ sung và có biện pháp điều tiết khách phù hợp giúp giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường. Kết quả tính sức chứa của Cù Lao Chàm và sức chứa sinh thái điển hình đối với Bãi Hương được trình bầy tại phần phục lục 6 của đề tài. [4 ] GTZ. Tourism intechnical Co- Operation. A guide to the conception, planning and implementation of project - accompanying measures in regional rural development and nature concervation.Eschborn, German, 1999. 16 Kết quả tính sức chứa sẽ giúp các nhà quản lý có những chính sách quy hoạch và phát triển phù hợp cơ sở hạ tầng, các dịch vụ bổ sung và có biện pháp điều tiết khách phù hợp giúp giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường. 1.4. Một số kinh nghiệm về phát triển DLST của một số nước trên thế giới, ở Việt Nam và bài học vận dụng cho Cù Lao Chàm 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển DLST của một số nước trên thế giới: Phát triển du lịch đã để lại nhiều bài học quý về phát triển và bảo tồn các giá trị sinh thái của môi trường ở các nước. Dưới đây là một số ví dụ về những biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch mà nhiều nơi trên thế giới đã thực hiện và thu được kết quả tốt: Bảo vệ môi trường bằng cách tạo việc làm cho cộng đồng của Trường Eco - Escuela de Espanol tại Tây Ban Nha: Trường Eco - Escuela de Espanol, dạy tiếng Tây Ban Nha, được thành lập năm 1996 là một phần trong dự án bảo tồn quốc tế ở khu làng San Andes (Guatemala) là một ví dụ. Trường học thuộc sở hữu của cộng đồng địa phương, nằm trong khu bảo tồn sinh quyển May, bao gồm khóa học ngoại ngữ và cơ hội ở nhà dân, DLST cộng đồng. Trường đón 1.800 du khách DLST mỗi năm, chủ yếu là từ Mỹ và châu Âu, tạo việc làm cho 100 cư dân, mà 60% trong số đó là những người trước đây làm nghề khai thác gỗ trái phép, săn bắn, đốt nương, làm rẫy. Báo cáo giám sát năm 2000 cho thấy trong số các gia đình được hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh này phần lớn đã giảm hoạt động săn bắn và đốt nương làm rẫy. Thêm nữa, những hộ gia đình trong làng phần lớn được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngôi trường khiến cho áp lực của cộng đồng đối với việc săn bắn động vật ở đây đã giảm hẳn. Lồng ghép hoạt động DLST với giáo dục môi trường của Indonesia: Quan sát loài vượn hoang dã và bán hoang dã trong môi trường sống là cơ hội giáo dục môi trường có ý nghĩa cho nhiều khách du lịch nội địa. Tại khu quan sát vượn lớn Bohorok (Indonesia), nhà ga ở Bohorok đã chuyển thành trung tâm quan sát, do vậy đã tạo cơ hội bảo tồn bền vững cho HST 17 nhiệt đới. Thông qua việc quan sát vườn, khách du lịch được trải nghiệm đời sống hoang dã và HST rừng mưa nhiệt đới. Điều này làm tăng nhận thức của du khách đối với bảo tồn rừng nhiệt đới. Hơn nữa, hoạt động du lịch đóng góp nguồn thu cho dân cư địa phương, qua đó thúc đẩy khai thác rừng bền vững như là sự thay thế thực sự cho việc khai thác gỗ và săn bắn, buôn bán động vật hoang dã. Xây dựng các quy định trong hoạt động DLST của Hawai: Các quy định điều chỉnh góp phần làm giảm tác động tiêu cực, kiểm soát các hoạt động của khách du lịch và sự di chuyển của khách trong khu bảo vệ có thể làm giảm tác động tới HST và duy trì sự sống trong khu vực, Chiến lược này đã được sử dụng tại đảo Galapagos. Tại đó, số lượng tàu tham quan tới hòn đảo xa được hạn chế và chỉ có một số lượng đảo nhất định được dành cho khách du lịch đã góp phần làm giảm tác động tới HST và động thực vật tại đây. Tại Hawai, các quy định và điều luật đã được xây dựng, quy định việc bảo vệ rừng mưa nhiệt đới trên đảo và bảo vệ các loài động vật bản địa. Trong đó, việc bảo vệ rạn san hô quanh đảo và HST biển phụ thuộc vào rạn san hô để sinh tồn có ý nghĩa quyết định đến hoạt động du lịch ở nơi đây. Hãng điều hành tour Discovery Initatives là thành viên của "Sáng kiến phát triển bền vững của các hãng điều hành tour", hàng năm đã đóng góp 45.000 USD cho quỹ Orangutan. Khoản tiền này thu được từ phí tham quan vườn quốc gia Tanjing Putting (Indonesia) sau đó tài trợ trực tiếp cho nhân viên và người bảo vệ rừng, những nỗ lực tái định cư cho người dân đia phương. Quần đảo Scheylles ở Ấn Độ Dương áp dụng mức thuế 90USD đối với du khách; khoản thu này dùng cho hoạt động bảo vệ môi trường và cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch. Khu West Virgina (Mỹ), đánh thuế vào hoạt động làm bè đối với du khách tham gia vào chương trình du lịch. Phí thu được dành cho hoạt động nghiên cứu tác động môi trường của hoạt động đóng bè. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất