Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch văn hóa huyện côn đảo, tỉnh bà rịa – vũng tàu...

Tài liệu Phát triển du lịch văn hóa huyện côn đảo, tỉnh bà rịa – vũng tàu

.PDF
119
7
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THANH THẢO UYÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THANH THẢO UYÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THÚY ANH Hà Nội – 2012 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................7 2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................8 3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu đề tài .........................................................................8 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 9 4.1. Về nội dung ......................................................................................................9 4.2. Phạm vi lãnh thổ ...............................................................................................9 4.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................10 5.1. Phương pháp thu thập, xử lý và lựa chọn thông tin .........................................10 5.2. Phương pháp bản đồ .......................................................................................10 5.3. Phương pháp khảo sát thực địa .......................................................................10 5.4. Phương pháp chuyên gia .................................................................................10 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn .................................................10 7. Cấu trúc của luận văn: gồm 3 chương ................................................................10 Chương 1 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA HUYỆN CÔN ĐẢO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 1.1. Khái quát về Côn Đảo .................................................................................11 1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................11 1.1.2. Lịch sử hình thành .......................................................................................13 1.1.3. Dân số và lao động ......................................................................................16 1.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .............................................................17 1.1.5. Đầu tư xây dựng cơ bản ..............................................................................19 1.1.6. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ....................................................................19 1.1.7. Y tế - chăm sóc sức khỏe - giáo dục ............................................................20 1.1.8. Văn hóa thông tin - thể dục thể thao - phát thanh truyền hình ......................21 1 1.2. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa huyện Côn Đảo .................................23 1.2.1. Khái niệm du lịch văn hóa ...........................................................................23 1.2.2. Khái niệm tài nguyên du lịch .......................................................................24 1.2.1.1. Tài nguyên tự nhiên ..................................................................................24 1.2.1.2. Tài nguyên nhân văn .................................................................................28 1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn, hạn chế của tài nguyên du lịch ......................43 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................44 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 2.1. Các nguồn lực phát triển du lịch văn hóa huyện Côn Đảo .........................46 2.1.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng.................................................................................46 2.1.1.1. Hệ thống giao thông vận tải ......................................................................46 2.1.1.2. Hệ thống thông tin liên lạc – viễn thông quốc tế .......................................47 2.1.1.3. Năng lượng và tình hình cung cấp năng lượng ..........................................47 2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.................................................................................48 2.1.2.1. Cơ sở lưu trú .............................................................................................48 2.1.2.2. Cơ sở kinh doanh ăn uống.........................................................................48 2.1.2.3. Dịch vụ vui chơi giải trí ............................................................................49 2.1. 3. Lao động du lịch .........................................................................................49 2.1.3.1. Số lượng lao động du lịch .........................................................................49 2.1.3.2. Chất lượng lao động du lịch ......................................................................50 2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của nguồn lực phát triển du lịch .....................51 2.2. Thực trạng du lịch văn hóa của huyện Côn Đảo .........................................52 2.2.1. Số lượng du khách .......................................................................................52 2.2.2. Doanh thu du lịch ........................................................................................52 2.2.3. Tình hình đầu tư phát triển du lịch ...............................................................54 2.2.4. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch ..................................55 2.2.5. Sản phẩm du lịch đang được khai thác .........................................................56 2 2.2.6. Du lịch tâm linh ở Côn Đảo .........................................................................65 2.2.7. Mạng lưới các tuyến, điểm du lịch sinh thái .................................................66 2.2.8. Văn hoá ẩm thực đặc sắc của huyện Côn Đảo ..............................................68 2.2.9. Sản phẩm quà lưu niệm................................................................................69 2.2.10. Những thành tựu và hạn chế trong phát triển du lịch văn hoá của huyện Côn Đảo…………………………………………………………………………………69 2.3. Thực trạng giữ gìn và tôn tạo di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo .............70 2.3.1. Khái quát chung về khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo .........................70 2.3.2. Công tác quản lý, bảo tồn - bảo tàng và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo ..............................................................................................72 2.3.2.1. Công tác bảo tồn .......................................................................................72 2.3.2.2. Công tác bảo tàng .....................................................................................75 2.3.2.3. Phát huy tác dụng di tích ...........................................................................78 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................79 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 3.1. Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ......................................................................81 3.2. Các định hướng phát triển ...........................................................................82 3.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa..........................................82 3.2.2. Định hướng đầu tư phát triển loại hình du lịch văn hóa ................................82 3.2.3. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực ............................................................83 3.2.4. Định hướng quảng cáo, tiếp thị ....................................................................83 3.3. Các chỉ tiêu dự báo .......................................................................................83 3.3.1. Dự báo số lượng du khách ...........................................................................83 3.3.2. Dự báo doanh thu du lịch .............................................................................84 3 3.3.3. Dự báo đầu tư phát triển du lịch văn hóa......................................................84 3.3.4. Dự báo lao động du lịch ...............................................................................84 3.4. Tổ chức quy hoạch du lịch ...........................................................................85 3.4.1. Quy hoạch các điểm du lịch mới ..................................................................85 3.4.2. Nâng cao chất lượng các điểm du lịch hiện có .............................................85 3.4.3. Thiết kế thêm các tuyến du lịch văn hóa mới ...............................................86 3.5. Các giải pháp ................................................................................................86 3.5.1. Giải pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch .................86 3.5.2. Giải pháp tuyển chọn và thu hút lao động có chất lượng cao ........................87 3.5.3. Giải pháp thu hút đầu tư vốn và công nghệ phát triển du lịch văn hóa ..........87 3.5.4. Giải pháp quảng cáo và tiếp thị du lịch ........................................................87 3.5.5. Giải pháp bảo tồn bền vững tài nguyên du lịch văn hóa ...............................88 3.5.6. Giải pháp đề xuất các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư cho ngành du lịch Côn Đảo........................................................................................................................88 3.5.7. Giải pháp bảo đảm, giữ gìn trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch .............................................................................................89 3.6. Ý kiến đề xuất để nâng cao, giữ gìn và tôn tạo khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo ............................................................................................. 89 3.7. Kiến nghị .............................................................................................. 91 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................92 KẾT LUẬN ...........................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................96 PHỤ LỤC 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm BGTVT : Bộ giao thông vận tải THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy Ban nhân dân TLKHP : Tài liệu khoa học phụ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 5 DANH SÁCH BẢNG BIỂU  Trang Bảng 1.1: Lực lượng lao động trên toàn huyện giai đoạn 2006-2011 .................... 17 Bảng 2.1: Tình hình nhân lực tại các cơ sở kinh doanh du lịch năm 2011 ............. 49 Bảng 2.2: Doanh thu du lịch ở Côn Đảo giai đoạn 2006 – 2011 ............................ 53 Bảng 2.3: Thống kê lượng khách du lịch đến Côn Đảo giai đoạn 2006-2011 ........ 79 Bảng 3.1: Dự báo số lượng du khách đến Côn Đảo năm 2020 .............................. 83 Bảng 3.2: Dự báo doanh thu du lịch Côn Đảo giai đoạn từ 2000-2020.................. 84 Bảng 3.3: Dự báo lượng lao động du lịch năm 2020 ............................................. 84 Biểu đồ 1.1: Lực lượng lao động trên toàn huyện giai đoạn 2006-2011 ................ 17 Biểu đồ 1.2: Cơ cấu kinh tế ở Côn Đảo năm 2010, 2011....................................... 18 Biểu đồ 2.1: Số lượt khách tham quan Côn Đảo giai đoạn 2006-2011 .................. 53 Biểu đồ 2.2: Tổng doanh thu du lịch ..................................................................... 53 Biểu đồ 2.3: Thống kê số lượng đoàn khách đến du lịch Côn Đảo giai đoạn 2006-2011......................................................................... 79 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch ....................................................... 24 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hệ thống nhà tù Côn Đảo thời kỳ thực dân Pháp (1862 – 1954) . 38 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hệ thống nhà tù Côn Đảo thời Mỹ - Ngụy (1954 – 1975) ........... 40 6 MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài: “Côn Lôn đi dễ khó về Già đi bỏ xác, trai về nắm xương” Nhắc đến Côn Đảo không ai không khỏi rùng mình với sự đày đọa của chốn ngục tù một thời được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, một thời của quá khứ đau thương nhưng oai hùng. Để rồi khi đặt chân đến Côn Đảo ta sẽ được tận mắt chứng kiến và cảm nhận về “lịch sử oai hùng” của dân tộc, cảm phục tinh thần sắt đá, ý chí kiên cường, bất khuất của những con người cộng sản yêu nước quên thân mình “sống vì Đảng, chết không rời Đảng”. Côn Đảo – một địa danh người Việt Nam cũng như nhiều người nước ngoài biết đến, bởi nơi đây là một di tích lịch sử của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ XIII, khi Marco Polo tạm trú tại đây và bắt đầu từ triều Nguyễn đến khi Pháp tuyên bố áp đặt sự thống trị của mình đối với hòn đảo này (1861). Suốt một chặng đường lịch sử hơn 100 năm, Côn Đảo được mệnh danh là nhà tù khắc nghiệt nhất ở Việt Nam với hàng vạn chiến sĩ cách mạng bị giam cầm và hy sinh oanh liệt. Đối với những người cách mạng, nơi đây được gọi là trường học để rèn luyện ý chí và quyết tâm cách mạng theo mục tiêu đã định. Từ sau ngày đất nước thống nhất, Côn Đảo đã chuyển sang một trang lịch sử mới. Từng bước, Côn Đảo trở thành một trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử, trung tâm du lịch sinh thái, hàng năm đón tiếp và phục vụ hàng vạn khách du lịch trong nước và quốc tế. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” và Côn Đảo được xác định là một trong những trung tâm du lịch trong tương lai. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2011 đã khẳng định: “Phát triển du lịch bền vững 7 gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, để tìm hiểu tiềm năng, hiện trạng và đưa ra những giải pháp phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn huyện Côn Đảo ngày càng tốt hơn, tôi đã chọn đề tài “Phát triển du lịch văn hóa huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Việc chọn đề tài này nghiên cứu nhằm đạt mục đích sau: Thông qua quá trình tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch văn hoá của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và tình hình hoạt động cụ thể của huyện Côn Đảo nói riêng từ đó có thể đánh giá tài nguyên du lịch, nhận định đúng đắn những thuận lợi và khó khăn mà ngành du lịch mang lại để có thể đưa ra các giải pháp, điều chỉnh nhằm xây dựng các dự án tối ưu cho ngành du lịch văn hoá của huyện mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời giữ gìn và bảo vệ những giá trị đích thực của nền văn hoá huyện nhà. Sau quá trình nghiên cứu, xem xét và đánh giá thực trạng của ngành du lịch văn hoá của huyện từ đó sẽ có những định hướng mới, xây dựng hệ thống tuyến điểm mới, sinh động, hấp dẫn thu hút du khách. Ngoài ra, việc nghiên cứu tình hình, thực trạng và tiềm năng về du lịch văn hoá của huyện sẽ đưa ra các đề xuất, kiến nghị, định hướng quy hoạch du lịch hợp lý, đạt lợi ích tốt nhất. 3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu đề tài: Qua tìm hiểu thực tế từ Ban quản lý di tích Côn Đảo thì có khá nhiều đề tài viết về Côn Đảo, tuy nhiên chưa có công trình khoa học nghiên cứu Côn Đảo chuyên sâu từ góc nhìn du lịch, mà đặc biệt là du lịch văn hóa. - Lê Hữu Phước (1992), Lịch sử nhà tù Côn Đảo 1862 - 1930, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. - Nguyễn Đình Thống (1994), Đấu tranh chính trị của các chiến sĩ cách mạng trong nhà tù Côn Đảo 1955-1975, Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử. 8 - Trịnh Công Lý (2006), Đấu tranh của những người Cộng sản ở nhà tù Côn Đảo 1930 – 1945 Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Luận án tiến sĩ khoa học Lịch sử. - NCS. Bùi Văn Toản (2012), Quá trình tổ chức và rèn luyện lực lượng đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng ở nhà tù Côn Đảo 1957-1975, Luận án tiến sĩ Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. - Lê Thị Lợi (2009), Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ. - Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ. - Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển Côn Đảo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng chính phủ. - Một số sách và bài báo đã viết về Côn Đảo đã được ghi chú trong phần tài liệu tham khảo. 4. Phạm vi nghiên cứu: 4.1. Về nội dung: Cùng với sự phát triển của ngành du lịch trong cả nước từ đó ta có thể đưa ra các thế mạnh, tiềm năng để phát triển ngành du lịch riêng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như của Côn Đảo. Xây dựng những định hướng tối ưu để phát triển ngành công nghiệp không khói, một ngành mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đồng thời có thể giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá của huyện, của tỉnh cũng như của cả nước. 4.2. Phạm vi lãnh thổ: Giới hạn trên địa bàn huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 4.3. Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhất là giai đoạn từ năm 2006-2011. Đưa ra những định hướng phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn du lịch văn hoá của huyện đến 2020. 9 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp thu thập, xử lý và lựa chọn thông tin: Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn: sách, báo, các thông tin các ban ngành của huyện, của tỉnh liên quan đến đề tài từ đó đảm bảo việc xây dựng đề tài chính xác và hợp lý, đạt hiệu quả cao. 5.2. Phương pháp bản đồ: Việc sử dụng bản đồ giúp ta có cái nhìn toàn diện, cụ thể đến các tiềm năng, hiện trạng của ngành du lịch văn hoá của toàn huyện thông qua đó cho ta thấy được một cách bao quát hơn, cụ thể hơn nhằm đưa ra các định hướng, giải pháp để phát triển tối ưu các thế mạnh của huyện. 5.3. Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp này thông qua quan sát, số liệu thu thập được từ đó có thể nhìn chung thực trạng của ngành du lịch của huyện đồng thời thông qua đó có thể đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển du lịch của toàn huyện. 5.4. Phương pháp chuyên gia: Việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc xây dựng đề tài là điều rất thiết thực vì nguồn tài liệu thu thập được từ nhiều nơi, có những chỗ mâu thuẩn, trùng lắp chính vì thế mà cần có những định hướng đúng đắn để có thể có những định hướng phát triển và các quyết định mang tính khả thi. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn - Làm rõ du lịch văn hóa có tiềm năng to lớn và lợi thế so sánh cao trong quá trình phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế, phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn các di sản văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái. - Kết quả nghiên cứu của luận văn là tư liệu tham khảo cho việc xây dựng kế hoạch phát triển du lịch, phát triển văn hóa ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 7. Cấu trúc của luận văn: gồm 3 chương 10 Chương 1 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA HUYỆN CÔN ĐẢO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU  1.1. Khái quát về Côn Đảo: 1.1.1. Vị trí địa lý: Côn Đảo là một quần đảo nằm ở Đông Nam nước ta. Cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách Sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo có cùng một kinh độ với TPHCM (106036’ kinh Đông) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8036’ vĩ Bắc). Sử sách nước ta xưa nay gọi là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Côn Lôn (gọi tắt là Côn Đảo), cả quần đảo này cũng gọi chung là địa danh ấy. Người ta cũng thường gặp những biến dạng gần gũi như: Côn Lôn, Côn Sơn, Côn Nôn. Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Côn Lôn lớn (Phú Hải), hòn Côn Lôn nhỏ (Phú Sơn), hòn Bảy Cạnh (Phú Tường), hòn Cau (Phú Lệ), hòn Bông Lan (Phú Phong), hòn Vung (Phú Vinh), hòn Trọc (Phú Nghĩa), hòn Trứng (Phú Thọ), hòn Tài lớn (Phú Bình), hòn Tài nhỏ (Phú An), hòn Trác lớn (Phú Hưng), hòn Trác nhỏ (Phú Thịnh), hòn Tre lớn (Phú Hòa), hòn Tre nhỏ (Phú Hội), hòn Anh (hòn Trứng lớn), hòn Em (hòn Trứng nhỏ) [2, tr.13] 1. Côn Lôn tức Côn Đảo (còn gọi là Phú Hải) là đảo lớn nhất có hình dạng như con Gấu lớn quay lưng về đất liền, chân hướng ra biển Đông, có chiều dài khoảng 15km, chiều ngang chỗ rộng nhất khoảng 9km, chỗ hẹp nhất khoảng 1km. Diện tích 51.520km2, chiếm 2/3 tổng diện tích của cả quần đảo. 2. Hòn Côn Lôn Nhỏ - tức Hòn Bà (còn gọi là Phú Sơn). Diện tích 5,450km2 tiếp giáp với hòn Côn Lôn về phía Tây Nam bởi một khe nước khoảng 20m còn được gọi là Họng Đầm (hay Cửa Tử), giữa 2 đảo là một vũng đầm còn gọi là Vịnh Tây Nam, nơi đây khá sâu và khuất gió rất thuận lợi cho tàu thuyền tránh sóng. Một cảng cá vừa được xây dựng nơi đây được gọi là cảng Bến Đầm. 11 Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 18 (năm 1784) Nguyễn Ánh giam cầm người vợ trẻ của mình là thứ phi Hoàng Phi Yến (tức Lê Thị Răm) trong một hang đá trên hòn đảo này, kể từ đó hòn Côn Lôn nhỏ được gọi là Hòn Bà. 3. Hòn Bảy Cạnh (hay Phú Cường) cách Côn Lôn 7km về phía Đông Nam, có diện tích khoảng 5,500km2. Ở đây có ngọn hải đăng xây dựng từ năm 1883. Hiện nay ngọn hải đăng này vẫn hoạt động với tầm bán kính 72km để hướng dẫn tàu thuyền đi lại gần vùng biển Côn Đảo. 4. Hòn Cau (hay Phú Lệ) có diện tích 1,800km2 nằm cách Côn Lôn 12km về phía Đông. Nơi đây thực dân Pháp cho xây dựng nhà ngục để giam tù chính trị. Vào khoảng thời gian 1930-1931, đồng chí Phạm Văn Đồng từng bị đầy ải ra ngục này. 5. Hòn Bông Lan (hay Phú Phong), có diện tích 0,200km2, với hình dạng như miếng bánh Bông Lan, nằm kề bên hòn Bảy Cạnh. 6. Hòn Vung (hay Phú Vinh) diện tích 0,150km2 có hình dạng như chiếc vung nồi úp chụp lên mặt biển xanh, nằm kế bên Hòn Bà. 7. Hòn Trọc (hay Phú Nghĩa) có diện tích 4,400km2 nằm về phía Tây Nam của hòn Côn Lôn. Đây cũng là nơi khai thác nguồn ngọc trai quý giá nên còn gọi là Hòn Trai. 8. Hòn Trứng (hay Phú Thọ), có diện tích 0,100km2 với hình dạng như một quả trứng khổng lồ, nằm ở hướng Đông Bắc của hòn Côn Lôn. Đây cũng là nơi xây tổ của loài chim biển. 9. Hòn Tài Lớn (hay Phú Bình), diện tích 0,380km2. 10. Hòn Tài Nhỏ (hay Phú An), có diện tích 0,100km2. 11. Hòn Trác Lớn (hay Phú Hưng), diện tích 0,250km2. 12. Hòn Trác Nhỏ (hay Phú Thịnh), diện tích 0,100km2. Bốn hòn đảo này là một chuỗi đảo liên tiếp nối với hòn Bông Lan trải từ Đông Bắc xuống Tây Nam che chắn bên ngoài hòn Côn Lôn. 13. Hòn Tre Lớn (hay Phú Hòa), diện tích 0,750km2. 14. Hòn Tre Nhỏ (hay Phú Hội), diện tích 0,250km2. 12 Hai hòn đảo này nằm về phía Tây và Tây Bắc của hòn Côn Lôn, ở đây có tre mọc thành rừng dày đặc. Năm 1930-1931 thực dân Pháp đã dùng hòn Tre Lớn làm nơi lưu đầy tù chính trị như ở Hòn Cau. Nơi đây đồng chí Lê Duẩn bị thực dân Pháp đày ải làm khổ sai một thời gian. 15. Hòn Anh (hay Hòn Trứng Lớn). 16. Hòn Em (hay Hòn Trứng Nhỏ) Hai hòn đảo nằm về phía Tây Nam của hòn Côn Lôn, khoảng cách gần 25 hải lý. Nằm trên con đường giao lưu Đông và Tây. Từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương hoặc xuống lục địa Châu Úc phải xem Côn Đảo như một chiếc cầu nối trên đại dương. 1.1.2. Lịch sử hình thành: Côn Đảo trước năm 1861: Do vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu – Á. Côn Đảo được người phương Tây biết đến từ rất sớm. Từ thế kỷ XIII (năm 1294) đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý tên Marco Polo, gồm 14 chiếc trên đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn chìm mất 8 chiếc số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo. Thế kỷ XV – XVI có rất nhiều đoàn du hành của Châu Âu ghé viếng Côn Đảo. Cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII tư bản Anh, Pháp đã bắt đầu nhòm ngó các nước Đông Dương. Nhiều lần các công ty Đông - Ấn của Anh, Pháp cho người tới Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt với âm mưu xâm lược. Năm 1702 đời chúa Nguyễn Phúc Chu, năm thứ 12, công ty Đông - Ấn của Anh ngang nhiên đổ quân lên Côn Đảo xây dựng pháo đài và cột cờ. Sau 3 năm (ngày 3-2-1705) xảy ra cuộc nổi dậy của người Mã Lai MACATXA (lính đánh thuê của chính quyền Anh) do chính quyền nhà Nguyễn chủ trương tổ chức và chỉ huy nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của xứ Đàng Trong, đoàn quân Anh rời bỏ Côn Đảo. Ngày 28-1-1783 Pigneau de Bohaine (Bá Đa Lộc) trong chuyến đem hoàng tử Cảnh và vương ấn của Chúa Nguyễn Ánh về Pháp, tự đứng ra đại diện cho Nguyễn 13 Ánh ký với Bá tước Montomorin đại diện cho vua Loui 16 ký hiệp ước Versailles. Đó là văn kiện bán nước đầu tiên của nhà Nguyễn nhường cho Pháp chủ quyền cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn để đổi lại Pháp giúp cho Nguyễn Ánh 4 tàu chiến, 1200 lính, 200 pháo thủ, 250 người lính Phi để chống lại quân Tây Sơn. Nhưng nội tình Pháp lúc bấy giờ đang bị khủng hoảng rất nghiêm trọng nên triều đình Pháp không thể thực hiện được những cam kết, Hiệp ước Versailles về mặt pháp lý cũng như trên thực tế không có giá trị gì. Ngày 1-9-1858 Pháp tấn công Đà Nẵng chiếm đóng bán đảo Sơn Trà, chuẩn bị đánh Huế. Tháng 2-1859 sau những trận đẫm máu ở Vũng Tàu (10-2-1859), Cần Giờ (112-1859) giặc Pháp hạ thành Gia Định (17-2-1859) Tháng 4-1861, Pháp đánh chiếm Định Tường, chính trong thời gian này Pháp khẩn trương đặt vấn đề chiếm đóng Côn Đảo vì sợ Anh nhảy vào hớt tay trên vị trí chiến lược quan trọng này. Ngày 28-11-1861, vào lúc 10 giờ sáng Bonard thủy sư đô đốc Pháp hạ lệnh xâm chiếm Côn Đảo. Nhân danh nước Pháp đặt ách thống trị lên quần đảo Côn Lôn bằng một biên bản: "Tuyên cáo xâm lược" • Baûn “Tuyeân caùo xaâm löôïc” cuûa Thöïc daân Phaùp 14 Côn Đảo giai đoạn 1862 – 1975: Ngày 14-1-1862 chiếc tàu chở hàng (Nievre) chở một số nhân viên ra đảo, họ có nhiệm vụ tìm vị trí thuận lợi dựng tạm ngọn hải đăng Côn Đảo nhằm chống chế nếu có nước nào phản kháng hành động xâm lược. Nhà tù Côn Đảo – nhà tù đầu tiên thực dân Pháp thiết lập trong quá trình xâm lược Việt Nam. Ngày 1-2-1862 Bornard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và từ đó biến Côn Đảo núi non hùng vĩ, biển trời trong lành thành "Địa Ngục Trần Gian". Quần đảo Côn Lôn trước khi thuộc Pháp thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh Vĩnh Long quản hạt. Ngày 16-5-1882 Tổng thống Pháp Guiuyn Gơrevi ký sắc lệnh công nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ. Tháng 9-1954, Ngụy quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục chế độ lao tù của thực dân Pháp đã đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn. Tháng 3-1955, Thiếu tá Aloise Alanck, đại diện Chính phủ Pháp ký biên bản bàn giao quần đảo và đề lao Côn Lôn cho Thiếu tá Bạch Văn Bốn đại diện Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó Bạch Văn Bốn bàn giao cho Trần Văn Thiều quản lý. Danh xưng quần đảo và đề lao vẫn được duy trì như dưới chế độ thực dân Pháp. Ngày 22-10-1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh 143/ NV đổi quần đảo Côn Nôn thành tỉnh Côn Sơn, một tỉnh không có dân cư, chỉ có người tù và bộ máy trị tù. Ngày 24-4-1965, Ngụy quyền Sài Gòn đổi tỉnh Côn Sơn thành cơ sở hành chính Côn Sơn, trực thuộc bộ nội vụ và chức tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái viên hành chánh. Sau Hiệp định Paris (27-1-1973) Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh lạc hướng dư luận quốc tế, lại đổi tên quần đảo này một lần nữa. Cái tên Phú Hải xa lạ (thị trấn Phú Hải tỉnh Gia Định) được nhắc đến trong văn thư từ của Mỹ Ngụy từ ngày 1-11-1974 và cũng là ngày các hòn đảo cũng như các trại tù đều có ghép chữ "Phú". Ngày 1-5-1975, Côn Đảo hoàn toàn giải phóng, thoát khỏi cảnh "Địa Ngục Trần Gian" trải qua 113 năm. 15 Tháng 5-1975, Côn Đảo được gọi là tỉnh Côn Sơn. Tháng 1-1977, Côn Đảo được đổi là huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang, sau thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 5-1979, quận Côn Đảo - Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Tháng 10-1991 đến nay: huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thị trấn Côn Đảo nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ 106036’10’’ kinh độ Đông và 8040’57’’ vĩ độ Bắc. Cao độ trung bình khoảng 3m so với mặt nước biển. Chiều dài từ 8 đến 10km và chiều rộng từ 2 đến 3km. Một mặt trông ra vịnh Đông Nam. Ba mặt còn lại vây quanh là núi, chính nơi đây tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả quần đảo. 1.1.3. Dân số và lao động: Dân số của toàn huyện gần 6.402 người (số liệu năm 2010), đạt 103,3% kế hoạch năm, tăng 3,84% so với năm 2009; tỷ lệ tăng tự nhiên 0,86%; tỷ lệ tăng cơ học 4,28%, tập trung sinh sống và làm việc ở hòn Chính của đảo. Tốc độ tăng dân số khá cao khoảng 10%/năm . Trước năm 1975 Côn Đảo chỉ là nơi sinh sống của các gia đình công chức chính quyền Sài Gòn, làm nhiện vụ cai quản tù binh và tù chính trị. Từ sau ngày giải phóng đến nay dân số trên đảo được phát triển do dân cư nhiều địa phương di cư đến tuy nhiên cơ cấu dân tộc không phức tạp, đại đa số là người Kinh, ngoài ra còn một số là người dân tộc Khơ Me. Về tôn giáo trên đảo có đạo Phật, Thiên Chúa…Tình hình tôn giáo và dân tộc trong thời gian qua diễn ra khá tốt. Đồng bào dân tộc và đồng bào có đạo đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động do huyện phát động. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo thực hiện tốt quy định về Pháp lệnh tôn giáo – tín ngưỡng và phù hợp với thực tế địa phương. Huyện đã tiến hành xây dựng 5 nhà vệ sinh cho các hộ dân tộc, hỗ trợ đồ dùng học tập cho con em người dân tộc nhân dịp khai giảng năm học mới. 16 Bảng1.1: Lượng lao động trên toàn huyện giai đoạn 2006 - 2011 CHỈ TIÊU Số người trong ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Ngàn người 3.864 3.992 4.340 4.410 4.675 4.919 Ngàn người 2.526 2.176 2.348 2.423 2.675 2.815 15.11 15.23 15.41 15.81 16.23 16.92 độ tuổi LĐ Số LĐ tham gia trong nền KTQD Tỷ lệ số LĐ % được đào tạo Nguồn: BQL các khu Du lịch Côn Đảo 1.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:  Về chỉ tiêu kinh tế: Năm 2010, tổng giá trị gia tăng (theo giá cố định) thực hiện được 78,70 tỷ đồng, đạt 102,71% kế hoạch năm, tăng 17,45% so với năm trước, theo giá hiện hành thực hiện được 131,16 tỷ đồng, đạt 107,69% kế hoạch năm, tăng 22,4% so với năm trước. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện là: Dịch vụ - Du lịch: 79,96%, Công nghiệp - Xây dựng: 11,38%, Nông – Lâm – Thủy sản: 8,66%. 17 Năm 2011, tổng giá trị gia tăng (theo giá cố định) dự kiến là 92,87 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước, theo giá hiện hành dự kiến là 157,72 tỷ đồng, tăng 20,25% so với năm trước. GDP bình quân đầu người là 1.225 USD. Cơ cấu kinh tế năm 2011 là: khu vực Dịch vụ - Du lịch: 82,75%, khu vực Công nghiệp - Xây dựng: 9,85%, khu vực Nông - Lâm - Thủy sản: 7,4%. Biểu đồ1.2: Cơ cấu kinh tế ở Côn Đảo năm 2010, 2011 Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % 82.75 7.4 9.85  Nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản: Nông nghiệp: Ước thực hiện được 18,96 tỷ đồng, đạt 111,5% kế hoạch năm, tăng 19,02% so với năm trước. Trong đó, trồng trọt: 3,2 tỷ đồng, tăng 44,14% so với năm trước; chăn nuôi: 15,76 tỷ đồng, tăng 14,95% so với năm trước. Tổng đàn trâu bò 420 con, đàn heo 2.800 con, đàn gia cầm: 6.584 con. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan