Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế...

Tài liệu Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
116
31
123

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu là vấn đề được đề cập từ khi Việt Nam bắt đầu tiến hành đổi mới và mở cửa kinh tế năm 1986. Tuy vậy phải đến những năm đầu thế kỷ 21, khi toàn cầu hóa trở nên sâu rộng, Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển sản xuất hàng hóa nói chung và sản xuất nông sản Ế xuất khẩu nói riêng trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển U dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và việc làm trong nông thôn. Chiến lược phát ́H triển kinh tế- xã hội của đất nước giai đoạn 2011-2020, Đảng ta đã xác định: "Khai TÊ thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nhân. "Đại hội Đảng bộ H tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015 đưa ra chỉ tiêu phấn đấu IN đến 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 650-700 triệu USD, gắn với giải K pháp“ Chủ động lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Xây dựng chiến lựơc ̣C xuất khẩu các sản phẩm chủ lực. Tập trung sản phẩm đang có sức cạnh tranh, có O thị trường tiêu thụ, nhất là các sản phẩm xuất khẩu…” [13] ̣I H Phong Điền là huyện nằm phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, lao động nông nghiệp chiếm 70%. Qua 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt Đ A trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sản xuất nông nghiệp của huyện có bước phát triển và mang tính toàn diện; tiềm năng, lợị thế của của các vùng được khai thác, đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây, con hướng vào xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu trên địa bàn của huyện đang đứng trước những 1 khó khăn, thách thức. Quy mô sản xuất nông sản xuất khẩu còn nhỏ, chưa tạo ra khối lượng hàng hóa lớn. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và trình độ thâm canh có mặt còn hạn chế; chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu có mặt chưa đáp ứng với yêu cầu của thị trường thế giới, chưa có sự gắn kết giữa khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu thô là chủ yếu. Việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để sản xuất nông sản xuất khẩu và công tác bảo vệ môi trường có mặt còn bất cập. Ế Từ thực tiễn phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu trong những năm qua trên U địa bàn của huyện, đang đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm và sự cần thiết phải có ́H các công trình nghiên cứu nhằm đánh giá một cách nghiêm túc những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và đặc biệt tìm ra các nguyên nhân để có các giải TÊ pháp tích cực nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường nông sản của thế giới. Qua nghiên cứu, tìm H hiểu đến nay đã nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực xuất khẩu nông sản trên IN phạm vi của tỉnh và cả nước như "Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam: Lí luận K và thực tiễn" của Tiến sĩ Trịnh Thị Ái Hoa; Bài viết: "Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững" của tác giả Ngô Đức Thanh đăng trên Tạp chí Cộng sản số O ̣C 19 (211) năm 2010. Riêng đối với địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất nông sản xuất ̣I H khẩu; với lí do đó bản thân chọn Đề tài: “Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu Đ A ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài : 2.1. Mục tiêu Đánh giá thực trạng sản xuất nông sản xuất khẩu của hộ gia đình và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của huyện trên lĩnh vực nông nghiệp. 2 2.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa các vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu. - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất phương hướng và giải pháp để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ế 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu U * Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất nông sản xuất khẩu của các hộ TÊ * Phạm vi và nội dung nghiên cứu: ́H gia đình và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế +Về nội dung: Nghiên cứu hộ gia đình, các doanh nghiệp sản xuất một số mặt H hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu: sắn, cao su, gỗ nguyên liệu và nuôi tôm xuất IN khẩu. Đề tài không đi sâu nghiên cứu những vấn đề kỹ thuật trong sản xuất nông K nghiệp và hạch toán chi tiết mang tính quản trị mà tập trung nghiên cứu quá trình tổ ̣C chức sản xuất, quản lí và những nhân tố tác động đến phát triển sản xuất nông sản O xuất khẩu trên địa bàn huyện. ̣I H +Về thời gian: Thực trạng sản xuất nông sản xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010; phương hướng, giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu đến năm Đ A 2015, định hướng đến 2020. +Về không gian: Nghiên cứu hoạt động phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng. - Phương pháp duy vật lịch sử. - Ngoài phương pháp chung, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích; tổng hợp phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp và số liệu thứ 3 cấp và phương pháp chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến của những người trực tiếp quản lí ở các doanh nghiệp, các hộ gia đình, các cơ quan quản lí Nhà nước có liên quan như: Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Phòng Tài chính- Kế hoạch, Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện. Tiến hành điều tra lấy ý kiến của các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chuyên gia trên lĩnh vực nông nghiệp để thu thập số liệu sơ cấp. 5. Ý nghĩa của đề tài Ế - Đề tài hoàn thành là nguồn tài liệu tham khảo cho các sinh viên và những U người quan tâm đến việc nghiên cứu sản xuất nông sản xuất khẩu. ́H - Qua khảo sát, phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế về sản xuất nông TÊ sản xuất khẩu trên địa bàn huyện, đề tài góp phần tìm thêm các giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu có hiệu quả và bền vững. H 6. Kết cấu đề tài IN Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương, 20 bảng , 05 phụ lục và 98 K trang. ̣C Chương 1: Lí luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu . O Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu ở huyện Phong ̣I H Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu Đ A ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4 CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN XUẤT KHẨU 1.1. Những vấn đề chung về phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu 1.1.1. Khái niệm - Nông sản: Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ quan niệm về nông Ế nghiệp.Theo Tiến sĩ Nguyễn Từ: nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả ba nhóm U ngành: nông nghiệp thuần túy, lâm nghiệp và ngư nghiệp, là ngành có vai trò rất ́H quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường sinh thái . Vậy khái niệm nông sản được hiểu như thế nào?, theo Từ điển kinh tế học hiện TÊ đại của David W.Pearce, nông sản được định nghĩa là sản vật, sản phẩm nông nghiệp nói chung. Khái niệm này phân biệt với khái niệm nông phẩm là sản phẩm H nông nghiệp đã chế biến thành các mặt hàng [15]. IN - Sản xuất nông sản: Sản xuất theo nghĩa chung nhất đó chính là sự kết hợp K sức lao động với tư liệu sản xuất (bao gồm: đối tượng lao động như đất đai, nguyên liệu gỗ, tinh bột sắn để sản xuất ethanol, chế biến thực phẩm …; và công cụ lao O ̣C động như: máy làm đất, máy xay tinh bột sắn, xay gỗ dăm…) nhằm tạo ra những ̣I H sản phẩm có ích theo ý định sản xuất của con người. Vậy, sản xuất nông sản là quá trình con người tác động vào các đối tượng tự Đ A nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm cây, con có ích cho con người. - Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu: Phát triển sản xuất nông sản là quá trình con người tác động vào các đối tượng tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm nông sản tăng về quy mô, số lượng, thay đổi về cơ cấu và nâng cao về chất lượng, gía trị sản phẩm làm ra trong một thời gian được xác định. Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu là khái niệm khá rộng, đó là sự gia tăng về quy mô, sản lượng nông sản một cách ổn định, gắn với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xuất khẩu một cách hợp lí, đảm bảo nâng 5 cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, đáp ứng hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Trong những thập kỷ gần đây, vấn đề phát triển bền vững được nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó, vấn đề khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí, có hiệu quả và công tác bảo vệ môi trường sinh thái được quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu theo hướng bền vững là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng , đảm bảo sự ổn định và phát triển lâu dài. Ế Theo PGS.TS. Trần Văn Chử, trong cuốn "Tăng trưởng kinh tế và công bằng U xã hội trong cơ chế thị trường ở Việt Nam" cho rằng: " Phát triển bền vững là sự ́H phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi TÊ trường, sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu quả về môi trường" [2]. H Từ lí thuyết chung về phát triển bền vững, chúng ta có thể đưa ra khái niệm IN phát triển sản xuất nông sản bền vững như sau: đó chính là quá trình sản xuất ra với K số lượng ngày càng lớn và không ngừng nâng cao về chất lượng sản phẩm từ nông nghiệp, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài O ̣C nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường, sinh thái. ̣I H Phát triển nông sản xuất khẩu bền vững ở nước ta hiện nay bên cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ được môi trường, sinh thái còn Đ A phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xã hội cho người nông dân và phát triển nông thôn. - Nông sản xuất khẩu: Từ điển kinh tế học hiện đại, David W.Pearce định nghĩa: nông sản xuất khẩu (agricultural export) là các sản phẩm nông nghiệp được làm ra để xuất khẩu chứ không phải cho mục đích tự cung tự cấp hay cho thị trường trong nước [15]. Dựa theo Điều 28, mục 1, chương 2 luật Thương mại Việt Nam, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa khác: xuất khẩu nông sản là việc nông sản được đưa ra 6 khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở các khái niệm đã nêu chúng ta có thể hiểu nông sản xuất khẩu là những sản phẩm được sản xuất ra trên lĩnh vực nông nghiệp mục đích để trao đổi trên thị trường quốc tế. 1.1.2. Đặc điểm sản xuất nông sản xuất khẩu Sản xuất nông sản xuất khẩu là những hoạt động thuộc ngành nông nghiệp, ngành Ế sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, chính vì vậy mà đặc điểm tự nhiên của sản xuất U nông sản xuất khẩu không có sự khác biệt sản xuất nông nghiệp nói chung. ́H 1.1.2.1. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh TÊ tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao thông ... đất đai là cơ sở làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ thống đường giao thông v.v... để H con người điều khiển máy móc, các phương tiện vận tải hoạt động. Trong sản xuất nông IN nghiệp nói chung và sản xuất nông sản xuất khẩu nói riêng, đất đai là tư liệu sản xuất chủ K yếu không thể thay thế. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng thêm theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất ruộng đất là chưa có giới hạn, nghĩa là O ̣C con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của ̣I H loài người về nông sản phẩm. Đối với sản xuất nông sản xuất khẩu, trên cơ sở xác định những điều kiện thuận lợi Đ A hoặc khó khăn của đất đaị trí tọa lạc, cần có chính sách, kế hoạch khai thác, sử dụng đất đai đúng mục đích, có hiệu quả; hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí đầu vào thấp, tạo năng lực cạnh tranh trên thị trường . Từ đặc điểm này, chúng ta có thể khẳng định đất đai là tài sản quan trọng đối với quốc gia, là một loại hàng hóa đặc biệt, không thể thay thế được. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải biết quản lí, khai thác sử dụng nhằm lại hiệu quả cao nhất. 7 1.1.2.2. Đối tượng của sản xuất nông sản xuất khẩu là cơ thể sống - những cây trồng, vật nuôi Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng - loại cây xanh là những sinh vật Ế có khả năng hấp thu và tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời để biến từ chất vô cơ thành U chất hữu cơ, tạo nguồn thức ăn cơ bản cho con người và vật nuôi. Các điều kiện tự nhiên thiếu đối với quá trình sản xuất trong nông nghiệp. ́H như: ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa, không khí là những điều kiện thiết yếu không thể TÊ Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt nếu chúng ta sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình H sản xuất sau. Ví dụ: sau thu hoạch chúng ta giữ lại một phần lúa, lạc làm giống để tiếp IN tục sản xuất... K Để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích O ̣C hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phương. Tuy nhiên, do đặc tính tự nhiên của cây ̣I H trồng chúng ta không thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian một cách chủ quan vượt quá thời gian sinh trưởng, tồn tại của nó. Đ A 1.1.2.3. Sản xuất nông sản xuất khẩu có tính thời vụ và khu vực rõ rệt. - Thứ nhất: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có 2 mùa nắng mưa rõ rệt. vì vậy điều kiện khí hậu là căn cứ quan trọng để bố trí sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ: vụ mùa và vụ chiêm. Do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên quá trình sản xuất, buôn bán nông sản ở Việt Nam cũng mang tính thời vụ. Đây chính là nét đặc thù điển hình của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông sản nói riêng, bởi vì một mặt quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế gắn với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. 8 Tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với quá trình sản xuất nông sản. Lợi thế tự nhiên đã ưu ái rất lớn cho con người, nếu biết lợi dụng hợp lí, có thể sản xuất ra những nông sản với chi phí thấp, chất lượng sản phẩm cao. Từ đó tạo nên cung theo mùa, có nghĩa là khi chính vụ thì lượng cung hàng nông sản dồi dào, chủng loại đa dạng, chất lượng tốt, giá bán rẻ (cung >cầu) nhưng khi trái vụ nông sản lại trở nên khan hiếm, số lượng ít, chất lượng không cao và lúc đó giá lại cao (cung - Xem thêm -

Tài liệu liên quan